Phát triển NN Sở Thành phố Hà Nội phải huy động sự tham gia của các lực lượng, các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 62 - 64)

của các lực lượng, các thành phần kinh tế

Đây là quan điểm phản ánh chủ trương phát triển nông nghiệp nói chung và NNS nói riêng của Thành phố. Phát triển NNS sẽ là xu hướng phổ

biến trong sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội trong thời gian tới, khi nó trở thành xu hướng phổ biến cần phải có sự tham gia của mọi lực lượng, mọi thành phần kinh tế. Trong phát triển NNS cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân,… góp phần xây dựng nền NNS của Thành phố phát triển hiệu quả, bền vững.

Huy động mọi thành phần kinh tế vào sản xuất nông nghiệp, NNS; nhất là từ phía các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Đại hội XII của Đảng cho rằng: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp” [23, tr.20]. Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có độ rủi ro cao cho nên chưa hấp dẫn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này. Thành phố Hà Nội cần tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách để lôi kéo nhà đầu tư, các doanh nghiệp vào phát triên NNS. Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, vì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đem những công nghệ tiên tiến, trình độ sản xuất cao, lượng vốn lớn vào để đầu tư sản xuất, thuận lợi cho phát triển NNS.

Để thực hiện được quan điểm trên cần làm tốt các yêu cầu sau:

Một là, làm tốt công tác tuyên truyền đến mọi chủ thể tham gia sản xuất NNS ở Thành phố. Bằng nhiều hình thức, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các chủ thể sản xuất kinh doanh nông nghiệp về chủ trương phát triển nền nông nghiệp sạch của Thành phố hiện nay và trong tương lai. Nâng cao nhận thức của những người sản xuất hàng hoá trên địa bàn nông thôn về sự cần thiết phát triển NNS. Sự cần thiết này bắt nguồn từ chính lợi ích của họ cũng như lợi ích của cộng đồng. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục cùng với việc cung cấp các thông tin cập nhật nhu cầu của thị trường về mặt hàng nông sản, cả về số lượng, chất lượng và chủng loại, mẫu mã… nhằm tạo bước chuyển tiếp theo trong tư duy phát triển nông nghiệp sạch, bền vững, và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Hai là, Thành phố Hà Nội phải làm tốt liên kết “bốn nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) trong sản xuất nông nghiệp. Coi liên kết “bốn nhà” trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản ở nước ta hiện nay là mô hình cho hiện tại và tương lai trong phát triển nông nghiệp. Đây cũng là giải pháp để huy động được mọi lực lượng, nhiều thành phần kinh tế tham gia

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 62 - 64)