Hoàn thiện quy hoạch gắn với thực hiện đồng bộ các biện pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển các vùng sản xuất nông

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 69 - 73)

thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp sạch tập trung ở Hà Nội

Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng, vừa có ý nghĩa cấp thiết, vừa mang tính cơ bản lâu dài. Quy hoạch là quá trình tổng kết kinh nghiệm và vận dụng lý luận vào thực tiễn sản xuất kinh doanh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn; ảnh hưởng năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm. Công tác quy hoạch phát triển KT - XH nói chung và công tác quy hoạch phát triển vùng NNS ở Thành phố Hà Nội nói riêng đã và đang đặt ra những vấn đề mới, cấp thiết cần được quan tâm giải quyết. Thông qua quy hoạch sẽ khai thác tối ưu các nguồn lực và tạo thêm những động lực mới cho phát triển NNS, đề ra những giải pháp phù hợp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý, thúc đẩy NNS phát triển. Một số biện pháp cụ thể trong thời gian tới cần thực hiện đó là:

Thứ nhất, xây dựng quy hoạch tổng thể của cả Thành phố cũng như đối với từng vùng, từng ngành dựa trên lợi thế, năng lực sản xuất của từng ngành, trên địa bàn từng huyện, xã của Hà Nội.

Đối với trồng trọt

chuyên canh, vùng đa canh, hoặc kết hợp chuyên canh một loại cây trồng chủ lực với đa canh nhiều loại cây trồng khác. Vùng chuyên canh chỉ nên áp dụng với những loại cây trồng có thị trường tiêu thụ lớn, ổn định; sản phẩm dễ bảo quản thời gian dài như: lúa hàng hóa, khoai tây, tỏi, bí xanh, ớt, đậu tương... Các loại rau xanh, hoa tươi chỉ nên tổ chức thành vùng chuyên canh khi có thị trường tiêu thụ ổn định, còn lại sẽ là những vùng đa canh cây trồng theo hướng xen canh, rải vụ, tăng vụ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Những năm tới, NNS trong lĩnh vực trồng trọt ở Hà Nội tập trung vào:

Cây lúa (sản xuất lúa hàng hóa chất lượng, năng suất cao): Lúa vẫn là cây trồng chính của Thành phố Hà Nội, với diện tích khoảng 100.000 ha, diện tích gieo trồng cả năm đạt 196.000 ha, riêng lúa chất lượng cao đạt 60,000 ha [57, tr.8]. Phấn đấu phát triển, nâng diện tích lúa hàng hóa tập trung có chất lượng, năng suất cao từ mức 46,5% (năm 2015) lên 66% (năm 2020) tại 8 huyện trọng điểm sản xuất lúa của Hà Nội là: Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thường Tín. Đưa vào sản xuất một số giống lúa chất lượng cao như: Bắc thơm số 7, Nàng Xuân, T10, HN6, JO2,... Đây là các giống lúa ngắn ngày, chất lượng tốt. Tiếp tục triển khai mô hình điểm lúa hàng hóa an toàn VietGAP tại 7 xã của 4 huyện: Tam Hưng, Thanh Văn, Thanh Thùy (Thanh Oai), Thanh Xuân, Minh Trí (Sóc Sơn), Tốt Động (Chương Mỹ) và Hát Môn (Phúc Thọ) [57, tr.9].

Sản xuất rau an toàn: Phấn đấu đến năm 2020 diện tích sản xuất RAT tập trung ở Thành phố Hà Nội đạt 8.100 ha, phấn đấu diện tích sản xuất RAT trên toàn Thành phố đạt 16.276,7 ha ( bao gồm cả diện tích RAT sản xuất tự phát của nông dân). Những vùng sản xuất RAT trọng điểm như: Văn Đức - Gia Lâm (250 ha), Duyên Hà - Thanh Trì (57 ha), Vân Côn - Hoài Đức (40ha) [50, tr.30].

Tại các vùng sản xuất RAT, nông dân được đào tạo, huấn luyện về sản xuất thông qua nhiều hình thức như lớp huấn luyện IPM, lớp tập huấn ngắn hạn nhằm nâng cao kỹ thuật sản xuất RAT, lớp đào tạo sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP (cho các vùng VietGAP)… Ở các vùng sản xuất tập trung,

nông dân được thử nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả cao vào sản xuất.

Cây ăn quả: Hiện nay, diện tích cây ăn quả của Thành phố Hà Nội là 15.700 ha, phấn đấu 2020 là 17.000 ha. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao với diện tích 63 ha được triển khai thực hiện ở 3 huyện: Thanh Oai, Quốc Oai, Phúc Thọ (trong đó: 18 ha thâm canh cam Canh theo VietGAP, 25 ha thâm canh nhãn chín muộn theo VietGAP và 20 ha bưởi diễn thâm canh theo VietGAP) [53, tr.4].

Cây chè: Thời gian tới tiếp tục triển khai thực hiện sản xuất và tiêu thụ chè an toàn chất lượng cao với diện tích 29 ha được triển khai thực hiện ở 3 huyện: Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn. Trong đó, có mô hình thâm canh sản xuất chè theo VietGAP 20ha, năng suất bình quân đạt 2,1 tấn chè búp khô/năm, giá trị sản xuất ước đạt 290 triệu đồng/ha/năm, cao hơn sản xuất chè thông thường 175 triệu đồng/ha [54, tr.3].

Hoa - cây cảnh: Hà Nội tiếp tục triển khai các nội dung của Đề án sản xuất hoa, cây cảnh và đã xây dựng được 7 mô hình kỹ thuật trong bảo quản hoa. Duy trì, phát triển 3 đơn vị thực hiện mô hình và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận đó là: hợp tác xã hoa Đan Hoài - Flora Việt Nam chuyên về hoa lan, hợp tác xã dịch vụ hoa Văn Quán - Mê Linh chuyên về hoa hồng, công ty hoa tươi Hà Nội, Tây Tựu - Từ Liêm, chuyên về hoa lily.

Đối với chăn nuôi

Quyết định số 1835/QĐ-UBND ngày 25/02/2013 của UBND Thành phố đã đưa ra quy hoạch rất rõ ràng về phát triển chăn nuôi đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó, nhấn mạnh đến phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Đây là những nơi quá trình sản xuất có điều kiện áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, áp dụng ác quy trình sản xuất VietGAP, Lifsap, hữu cơ...Đáp ứng yêu cầu sản xuất NNS trong chăn nuôi. Đến năm 2020, mức tăng trưởng số lượng trại chăn nuôi xa khu dân cư hàng năm đạt trên 4%/năm; đưa tỷ trọng sản phẩm

hàng hóa chăn nuôi trang trại tập trung trong Thành phố đạt trên 70% vào năm 2020 trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi [50, tr.68].

Chăn nuôi lợn: Lựa chọn giống lợn lai 3 máu, 4 máu với các công thức lai tạo như: Lợn nái lai Yorshire - Landrat phối giống với lợn đực Duroc, Piertain, có trọng lượng cai sữa từ 14 kg/con trở lên để tạo đàn lợn có tỷ lệ nạc: 55 - 59% và để thay thế dần giống lợn lai kinh tế ( lai F1) có tỷ lệ nạc thấp. Hiện nay chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng được tập trung ở những xã phát triển thuần nông, có điều kiện về đất đai để xây dựng chuồng trại, hệ thống cung cấp giống, thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng các quy trình sản xuất NNS. Năm 2016 toàn Thành phố có 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm [48, tr.6], phấn đấu 2020 có 17 xã [50, tr.69].

Chăn nuôi bò: Có thể phát triển ở các địa phương có đất bãi, ven đê, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò toàn Thành phố đạt 170 nghìn con,đàn bò cái sinh sản được thụ tinh nhân tạo: 55% (trong đó lai tạo giống bò cao sản: 45%). Phát triển đàn bò sữa tại các xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài, Tòng Bạt, Minh Châu, Ba Trại (huyện Ba Vì), Phù Đổng, Trung Màu, Dương Hà, Đặng Xá (huyện Gia Lâm), Phượng Cách (Quốc Oai), Vĩnh Ngọc, Tàm Xá (Đông Anh), Phương Đình (Đan Phượng), Xuân Phú (Phúc Thọ). Phấn đấu vẫn duy trì 15 xã chăn nuôi trọng điểm bò sữa, 19 xã chăn nuôi trọng điểm bò thịt [50, tr.70].

Chăn nuôi gia cầm: Phát triển đàn gia cầm lấy thịt, lấy trứng, khuyến khích phát triển gà nuôi theo hai hướng: Nuôi theo phương pháp công nghiệp và nuôi thả vườn bán thâm canh. Ưu tiên phát triển chăn nuôi gia cầm có quy mô lớn theo hương trang trại tại các xã thuộc huyên Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn,... Năm 2016 toàn Thành phố có 29 xã nuôi gia cầm trọng điểm [48, tr.6], dự kiến năm 2020 có 31 xã, tỷ lệ sử dụng giống gia cầm tiến bộ kỹ thuật đạt 90% [50, tr.69].

Hai là, Thành phố cần đầu tư thích đáng cho công tác khảo sát, quy hoạch phát triển nông nghiệp sạch.

Thành phố, trước hết là Ủy ban nhân dân Thành phố cần dành một nguồn lực thỏa đáng đầu tư cho công tác khảo sát, quy hoạch phát triển NNS. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của Thành phố đã có những đóng góp nhất định cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc dành nguồn vốn đầu tư cho công tác khảo sát, quy hoạch phát triển nông nghiệp nói chung, NNS nói riêng còn thấp so với yêu cầu, đặc biệt đối với những khảo sát, quy hoạch có tính chất phức tạp, phạm vi quy hoạch rộng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Bên cạnh việc đầu tư về nguồn vốn, việc xây dựng một đội ngũ nhân lực có chất lượng cao cho hoạt động khảo sát, quy hoạch sản xuất NNS đang là vấn đề khó khăn đối với việc xây dựng phát triển NNS bền vững. Hiện tại, chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học làm công tác quy hoạch nông nghiệp vừa thiếu, vừa yếu. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác quy hoạch đang là vấn đề có tính chiến lược đối với việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch. Ngoài ra, việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác quy hoạch cũng góp phần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 69 - 73)