Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong phát triển nông nghiệp sạch

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 80 - 84)

tiến trong phát triển nông nghiệp sạch

Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế giới đòi hỏi các nước phải kịp thời nắm bắt, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu mở cửa, hội nhập. NNS muốn khẳng định được vị trí của mình phải tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, đây là giải pháp cơ bản, vừa mang tính cấp bách, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài, là yếu tố quyết định trong cạnh tranh và hội nhập trong điều kiện hiện nay. Để triển khai và ứng dụng rộng rãi thành tựu của cách mạng KH - CN vào phát triển NNS, Hà Nội cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thứ nhất, cần xây dựng và thực hiện tốt các chương trình ứng dụng tiến bộ KH - CN trong sản xuất nông nghiệp sạch.

Để thực hiện có hiệu quả cách mạng KH - CN trong nông nghiệp, Thành phố Hà Nội cần phải xây dựng được một hệ thống các chương trình ứng dụng tiến bộ KH - CN, bao gồm các lĩnh vực: chăn nuôi, trồng trọt và một số chương trình khác có liên quan. Các chương trình này vừa phản ánh những yêu cầu cơ

bản, cấp bách của sản xuất, vừa góp phần tác động vào từng yếu tố cho đến toàn bộ lực lượng sản xuất nông nghiệp nói chung. Trong kế hoạch thực hiện các chương trình, cần xác định mục tiêu cụ thể và thời gian cụ thể, những biện pháp cụ thể về khoa học - kỹ thuật - công nghệ, những đảm bảo về vật chất và tài chính, trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia chương trình. Với cách làm trên, phương thức hoạt động ứng dụng KH - CN trong nông nghiệp theo chương trình sẽ có ý nghĩa lớn vì nó là phương thức vừa đảm bảo tính kế hoạch chặt chẽ, vừa linh hoạt, cho phép tập hợp những khả năng hiện có vào các hướng trọng điểm, các mục tiêu trọng điểm trong tùng thời kỳ do yêu cầu thực tiễn của nông nghiệp Thành phố đặt ra.

Trong tổ chức thực hiện chương trình, phải căn cứ vào mục tiêu của chương trình để xác định trách nhiệm, quyền hạn cần thiết, giải quyết các biện pháp và phương tiện cần thiết, chỉ định cơ quan chủ trì và người chủ trì thích hợp nhất. Bên cạch việc xác định trách nhiệm rõ ràng, cần làm tốt sự kết hợp thực hiện chương trình với các cơ quan khoa học khác, với các cơ quan kinh tế và cơ quan khoa học - kỹ thuật ở từng ngành và với các cơ sở hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị này là tỷ trọng KH - CN góp phần vào việc phát triển LLSX và nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên trên địa bàn Thành phố.

Trước mắt, Thành phố Hà Nội cần ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao KH - CN trong phát triển NNS vào một số lĩnh vực sau:

Một là, xây dựng và đẩy manh ứng dụng quy trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, theo tiêu chuẩn VietGAP; sử dụng các loại giống mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế canh tranh, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hai là, ứng dụng sản phẩm của công nghệ sinh học như các chế phẩm vi sinh có hiệu quả cao trong phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật;

công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón và ứng dụng những biện pháp không độc khác đối với môi trường.

Ba là, tập trung phổ biến, ứng dụng công nghệ thiết bị bảo quản, đóng gói các loại nông sản vừa nâng cao chất lượng nông sản vừa không gây hại cho môi trường.

Bốn là, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia nghiên cứu, ứng dụng KH - CN vào lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nông thôn (trước hết là nghiên cứu sản xuất giống, công nghệ sau thu hoạch, chế biến, bảo quản,...).

Thứ hai, đẩy mạnh việc bồi dưỡng kiến thức khoa học - kỹ thuật cho người lao động nông nghiệp sạch.

Đây là vấn đề quan trọng có ảnh hường đến việc áp dụng các tiến bộ KH - CN vào sản xuất, cần coi trọng bồi dưỡng theo hai hướng: một mặt, thông qua các hình thức thích hợp như phổ biến kỹ thuật mới, mô hình trình diễn, tham quan, hình thức khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong phát triển NNS, hướng này tập trung vào người lao động hiện tại. Mặt khác, thông qua việc dạy các kiến thức khoa học - kỹ thuật nông nghiệp cơ bản, định hướng nghề cho học sinh trong các trường phổ thông. Hướng này dành cho người lao động nông nghiệp trong tương lai.

Thứ ba, mở rộng và tăng cường chất lượng công tác thông tin KH - CN.

Làm tốt việc tuyên truyền, phổ biển các kiến thức KH - CN trong phát triển NNS đến quần chúng lao động ở nông thôn. Đồng thời, tăng cường hơn nữa mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về KH - CN với ngành nông nghiệp, giữa nhà khoa học và nhà nông để tranh thủ sự hỗ trợ đối với các dự án đầu tư phát triển tiềm lực KH - CN; xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật; các dự án thuộc chương trình phát triển nông thôn và các dự án thuộc chương trình hợp tác quốc tế. Đưa Quỹ phát triển KH - CN Thành phố

Hà Nội vào hoạt động có hiệu quả để chủ động hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động KH - CN trong phát triển NNS của Thành phố. Tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học và bảo tàng khoa học của Thành phố để tạo tiền đề nâng tầm quy hoạch khu vực khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học thành đô thị khoa học và giáo dục của quốc gia, nhằm tạo hiệu quả số nhân từ việc quy tụ đội ngũ các nhà khoa học và trí thức phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nói chung và phát triển NNS của Thành phố nói riêng.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt phù hợp với từng vùng sinh thái, đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa về sinh học và phát triển bền vững.

Cần ưu tiên đối với giống cây trồng, vật nuôi chủ lực theo định hướng của ngành nông nghiệp Thành phố. Thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đối với sản phẩm nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu nông sản và nhân rộng các mô hình, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng, nuôi dưỡng gia súc, gia cầm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hình thành trung tâm kỹ thuật nông nghiệp cao ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học và công nghệ thông tin, áp dụng công cụ sản xuất mới, bảo quản chế biến nông sản. Tập trung đầu tư các mô hình áp dụng công nghệ cao cho các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh tại các địa phương trong Thành phố như: ứng dụng công nghệ giống, kỹ thuật canh tác, quản lý dịch hại và nâng cao trình độ quản lý nhằm tiến đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất một số loại cây trồng, vật nuôi như: bò thịt, bò sữa, rau, hoa quả, cây cảnh, v.v.

Thứ năm, ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch cho từng loại sản phẩm.

Ứng dụng những công nghệ, phương pháp chế biến hiện đại và phù hợp yêu cầu của thực tế. Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án

hỗ trợ phát triển sản xuất sơ chế, tiêu thụ rau quả an toàn theo Quyết định 107/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ thực hiện quy trình VietGAP đối với rau, quả; Đề án giảm tổn thất sau thu hoạch theo Nghị Quyết 48/NQ-CP ngày 23-9-2009 của Chính phủ. Tập trung phổ biến cho người dân cách thu hoạch sản phẩm đúng lúc, đúng kỹ thuật, sơ chế chọn lọc phân loại sản phẩm, bảo quản phù hợp với yêu cầu từng loại sản phấm và yêu cầu về thời gian lưu giữ, vận chuyển. Rà soát và tổ chức thực hiện các quy định về tiêu chuẩn liên quan đến sản xuất nông nghiệp để quản lý và kiểm tra toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm từ khâu giống, kỹ thuật thâm canh, đến bảo quản, chế biến, vật tư đưa vào phục vụ sản xuất, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thành phố cần sớm thành lập và tổ chức triển khai hoạt động của Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 80 - 84)