Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp sạch ở Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 25 - 33)

phố Hà Nội

* Điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý: Hà Nội có diện tích khoảng 335.901ha [14, tr.13], nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng; phía bắc tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp Hoà Bình và Phú Thọ. Nằm trên hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và trong khu vực tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc. Với vị trí trên, thuận lợi cho NNS ở Thành phố Hà Nội có điều kiện tiếp thu KH - CN, lao động,thuận lợi về giao thông, thị trường tiêu thụ nông sản rộng lớn và có lợi thế cho xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, do vị trí địa lý của Hà Nội gần các tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển như Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,… đây là những địa phương rất chú trọng phát triển NNS, lại có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi ngành nông nghiệp phát triển. Do đó, sản phẩm NNS ở Thành phố Hà Nội phải cạnh tranh khốc liệt về cả chủng loại, số lượng, chất lượng, mẫu mã, cũng như giá thành với các địa phương trên.

Về thời tiết - khí hậu: Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm bốn mùa rõ rệt; lượng mưa trung bình hàng năm 1300 - 1700 mm [14, tr.22] (khoảng 114 ngày mưa), nhiệt độ trung bình 24,90 C; số giờ nắng trong năm 1.310 giờ; độ ẩm trung bình 80 - 82% [14, tr.18] nên có lợi thế phát triển một nền nông nghiệp toàn diện, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, rau màu vụ đông, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung và NNS sạch nói riêng.

Nhưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng là điều kiện cho dịch bệnh nảy sinh và tàn phá mùa màng, nếu không kịp thời phòng ngừa, làm vệ sinh đồng ruộng, chuồng trại thì dịch bệnh đồng loạt rất dễ xảy ra. Đặc biệt, hàng năm Hà Nội chịu ảnh hưởng của khá nhiều cơn bão, tình trạng sương muối vào mùa đông… là những tác nhân làm giảm năng suất, chất lượng sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng.

Về địa hình, thổ nhưỡng: Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ), chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông. Địa hình tạo điều kiện phát triển NNS toàn diện và vững chắc với nhiều sản phẩm phong phú bao gồm cây lương thực như: lúa, ngô, khoai, cây công nghiệp và cây ăn quả như: vải thiều, nhãn, táo, cam, quýt, chuối,... Khu vực đồi núi của Hà Nội rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn các loại gia súc, gia cầm: trâu, bò, lợn, gà…

Trong tổng số 335.901 ha diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp là 197.648 ha, chiếm 58,8% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 131.975 ha chiếm 39,3% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 6.278 ha, chiếm 1,9% diện tích tự nhiên [14, tr.11-12]. Đất canh tác của Thành phố Hà Nội nhìn chung màu mỡ, tưới tiêu chủ động, thuận lợi cho cây trồng phát triển một cách tự nhiên, không cần sự can thiệp nhiều của các loại hóa chất vô cơ, thuận lợi cho sản xuất và tạo ra các nông sản sạch. Tuy nhiên, do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi dần sang đất đô thị và phát triển công nghiệp. Về lâu dài

ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và NNS của Thành phố.

Về thủy văn: Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: Sông Đà và sông Hồng. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam). Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu, Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi. Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều hồ lớn: Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn,... cũng rất thuận lợi cho phát triển thủy sản và thủy lợi, cung cấp nước tưới cho phát triển NNS. Tuy nhiên, hiện nay nhiều sông, hồ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới việc cung cấp nước tưới, môi trường phát triển NNS của Thành phố.

* Về lao động:

Hà Nội là Thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, có dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào. Theo số liệu thống kê, năm 2015 dân số Hà Nội là 7.462.800 người [14, tr.28], trong đó dân số thành thị là 3. 629.500 người (chiếm 49,1%), số dân nông thôn là 3.761.400 người (chiếm 50,9%) [14, tr.31]. Dân số Hà Nội chiếm hơn 8% dân số cả nước, đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tạo điều kiện cung ứng nguồn nhân lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đó là điều kiện quan trọng để cung cấp nguồn lao động dồi dào cho phát triển NNS. Năm 2015 Hà Nội có khoảng 5,1 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 68,2% dân số [14, tr.32]. Chất lượng lao động cao nhất cả nước, lao dộng qua đào tạo năm 2015 chiếm tới 55% lực lượng lao động [14, tr.34]. Với dân số đông, chất lượng lao động cao, người lao động có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển NNS nhanh hơn.

Tuy nhiên, Hà Nội là địa phương đất chật, người đông (mật độ dân số 2.222 người/km2) [14, tr.29], bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp (0,026ha/người) [14, tr.11]; ruộng đất phân tán, manh mún. Điều này làm cho sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, phát triển NNS hạn chế. Chất lượng

nguồn nhân lực của Thành phố mặc dù ngày càng được nâng cao, nhưng so với nhu cầu phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay thì vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là lao động phục vụ phát triển NNS còn thiếu và yếu.

* Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:

Về giao thông, Hà Nội có hệ thống hạ tầng giao thông khá hoàn chỉnh bậc nhất cả nước, bao gồm: hệ đường bộ ( tiêu biểu là quốc lộ: 1A, 2, 5, 21, 32); đường thuỷ với 400 km đường sông cho tầu thuyền 500 tấn chạy qua lại dễ dàng, hệ thống bến bãi; đường sắt tuyến Bắc -Nam chạy nối liền tuyến đương sắt quốc tế, đường hàng không (sân bay Nội Bài hiện đại). Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc vận chuyển các sản phẩm NNS từ nơi sản xuất tới nơi chế biến và tới nơi tiêu thụ; tăng cường luân chuyển nông sản sạch từ Hà Nội đi cả nước và nước ngoài thuận lợi.

Về điện: Điện là nguồn năng lượng rất quan trọng phục vụ cho sản xuất và đời sống. Chính vì vậy, những năm qua Hà Nội luôn chú trọng đầu tư phát triển mạng lưới điện. Thành phố đã thực hiện đúng mục tiêu do Chính phủ đặt ra chung cho cả nước là đến năm 2000 lưới điện phải phủ đến 100% số xã và 80% hộ dân. Đến nay Hà Nội đã có điện lưới quốc gia đến 100% số xã, phường, thị trấn, hộ dân đã có điện sử dụng [14, tr.269]. Điện năng đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ sản xuất của các cơ sở sản xuất nông nghiệp và NNS.

Về bưu chính, viễn thông: Hà Nội có 100% số xã, phường được phủ sóng điện thoại. Hiện Thành phố đã xây xong 4268 trạm bưu điện [14, tr.380], đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thông tin từ nông thôn đến thành thị, từ trong nước đến quốc tế. Mạng Internet ngày càng được củng cố mở rộng, tin học được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và quản lý. Đây chính là điều kiện để người dân tiếp cận thông tin, học hỏi kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất NNS nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.

trình thủy lợi đã đảm bảo cấp nước tưới chủ động cho 112.715 ha, bằng 90% diện tích yêu cầu tưới, đảm bảo tiêu thoát nước cho 212.889 ha bằng 100% diện tích khu vực sản xuất nông nghiệp và dân cư nông thôn. Định hướng đến năm 2030, Thành phố sẽ phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo cấp nước theo yêu cầu phát triển nông nghiệp với loại hình ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp đô thị sinh thái; phát triển hệ thống tưới hiện đại, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện năng; đồng thời, phát triển hệ thống thủy lợi khớp nối với hệ thống thoát nước đô thị đảm bảo tiêu thoát nước cho 335.901ha diện tích tự nhiên của Thành phố [51, tr.74]. Đảm bảo cung cấp đủ nước tưới và tiêu thoát nước kịp thời cho sản xuất NNS.

Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng kinh tế, kỹ thuật nông thôn đầu tư còn chưa đồng đều giữa các địa phương và một số nơi. Điều này cũng ảnh hưởng tói quá trình sản xuất NNS của Thành phố.

* Quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa ở Hà Nội:

CNH, HĐH và đô thị hóa tác động cả tích cực và tiêu cực đến phát triển NNS của Thành phố; trong đó có việc thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp, đòi hỏi phải đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung, nông nghiệp nói riêng trên địa bàn Hà Nội, sao cho vừa đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực, thỏa mãn nhu cầu thị trường về các sản phẩm nông nghiệp, tạo được nhiều việc làm cho lao động “ly nông”, vừa nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Theo đó, phải đẩy manh sự phát triển của nông nghiệp từ chiều rộng sang chiều sâu mà phát triển NNS là hướng đi xuyên suốt và giữ vai trò quan trọng.

* Cơ chế chính sách:

Cơ chế chính sách cho phát triển NNS có vai trò rất quan trọng, nhận thức được điều này, trong thời gian qua Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng xây dựng và hoàn chỉnh. Triển khai đồng bộ các chính sách nhằm khuyến khích NNS phát triển như: chính sách về vốn, tín dụng, chính sách đất đai, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung… Chính điều này đã có tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp nói chung, NNS nói riêng.

Sự quan tâm định hướng phát triển và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân của Thành phố Hà Nội thực sự là điều kiện thuận lợi để nông nghiệp Hà Nội có thể phát triển theo hướng NNS.

* Thị trường tiêu thụ NNS:

Hiện nay, trên bình diện cả nước cũng như ở Hà Nội, thị trường đầu ra cho NNS là một thách thức không nhỏ, giá cả và sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm NNS vẫn còn nhiều khó khăn. Nếu không gắn với thị trường, không giải quyết được đầu ra thì sản xuất nông nghiệp và NNS không thể phát triển được. Thị trường đầu ra cho NNS của Thành phố Hà Nội bao gồm: Thị trường địa phương (Thành phố), thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

Thị trường trong Thành phố, trong nước: Thị trường trong Thành phố với số dân khoảng 7,5 triệu và một lượng lớn lao động, học sinh, sinh viên, người nước ngoài đang sống, làm việc, học tập ở Thành phố và mức sống ngày được nâng cao, đây sẽ thị trường tiêu thụ tại chỗ khá lớn đối với các sản phẩm NNS. Thị trường trong nước còn nhiều tiềm năng cần khai thác, đặc biệt là thị trường ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng lân cận gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên,... Tuy vậy, phải thấy rằng, một số mặt hàng NNS chủ yếu của Thành phố ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh quyết liệt trên thị trường trong nước và các tỉnh lân cận.

Thị trường nước ngoài: Xu thế mở cửa hội nhập hiện nay đã tạo ra triển vọng lớn cho xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, NNS của Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Các thị trường hướng tới xuất khẩu có yêu cầu rất cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, các sản phẩm NNS cũng là một lợi thế. Do đó, Thành phố Hà Nội cần tập trung khai thác hiệu quả các thị trường xuất khẩu nông nghiệp, NNS sau đây: Thị trường các nước Châu Á, trong đó chú trọng các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật; Tây Âu, Mỹ,… Yêu

cầu bức bách đặt ra là phải nâng cao chất lượng, giá trị hàng nông sản xuất khẩu, cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị trường.

* Xu thế hội nhập quốc tế:

Việt Nam đang mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ hợp tác với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đối thoại, tham gia vào các diễn đàn, tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế như: ASEAN, WTO, APEC, ASEM, TPP,… Đây là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng mở rộng quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, NNS. Đặc biệt, xu thế hội nhập quốc tế góp phần cho NNS của Thành phố phát triển một số mặt như: mở rộng thị trường, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm…

Bên cạnh đó, truyền thống, phong tục, tập quán kinh nghiệm phát triển nông nghiệp từ lâu đời vẫn còn gìn giữ nhiều mặt tích cực như: liên kết trong sản xuất, thâm canh, tăng vụ,… cũng là một nhân tố tác động đến quá trình phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội.

Tóm lại, qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng nêu trên cho thấy Hà Nội có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển NNS, đặc biệt là điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng KT-XH. Nếu cạnh tranh và mở rộng được thị trường, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn lao động, nguồn nhân lực có chất lượng thì NNS Hà Nội sẽ phát triển nhanh và đạt được nhiều kết quả hơn trong thời gian tới.

** * * *

Phát triển NNS là một vấn đề lớn, luôn thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Phát triển NNS là một quá trình lâu dài, có những cơ hội thuận lợi đan xen với nhiều khó khăn, thách thức không thể xem nhẹ. Quá trình phát triển đòi hỏi chúng ta phải sử dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến và một số phương pháp khác để thực hiện các hoạt động sản xuất, bảo quản, cải tiến, nâng cao giá trị sử dụng và giá trị các sản phẩm NNS, nhằm tạo ra những sản phẩm phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất

khẩu. Việc nhận thức rõ đặc trưng, tiêu chí của NNS có ý nghĩa hết sức quan trọng, phát triển NNS là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, đồng thời mang tính cấp bách hiện nay.

Nội dung phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội hiện nay tập trung vào phát triển về quy mô, số lượng các cơ sở sản xuất, mô hình NNS; nâng cao chất lượng (bao gồm: chất lượng nông sản NNS, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh) các cơ sở sản xuất; cũng như sự điều chỉnh cơ cấu NNS của Thành phố một cách hợp lý.

NNS được nhiều địa phương rất chú trọng phát triển, kết quả phụ thuộc rất lớn vào nguồn lực và thế mạnh ở các địa phương. Quá trình phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội phải có sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với sự phát triển của ngành NNS; tận dụng thế mạnh về tự nhiên, KT - XH của Thành phố; xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, cơ chế chính sách thuận lợi để kêu gọi đầu tư từ nước ngoài; đẩy mạnh liên doanh liên kết, tích cực tìm kiếm thị trường đầu ra cho nông sản của Thành phố. Quá trình phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội phải nhận thức và đánh giá toàn diện, đầy đủ những tác động đó để khai thác mặt tích cực, thuận lợi,

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w