lý nhà nước, các cấp của Thành phố trong phát triển nông nghiệp sạch
Đây là giải pháp có vai trò quan trọng, có ý nghĩa rất lớn tới quá trình định hướng và phát triển NNS của Thành phố Hà Nội. Phát triển NNS có tầm quan trọng đặc biệt, luôn được ưu tiên trong chiến lược phát triển KT- XH của
Thành phố. UBND Thành phố luôn đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy, đảm bảo cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và của NNS trên địa bàn Thành phố nói riêng. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp hiệu quả của các cấp, ban, ngành nhằm đảm bảo cho NNS của Thành phố phát triển được bền vững. Sự hỗ trợ của Thành phố, phối hợp của các cấp, ban, ngành cho phát triển NNS thể hiện ở các nội dung cụ thể sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của mọi chủ thể về phát triển nông nghiệp sạch ở Thành phố Hà Nội.
Nông nghiệp là ngành gắn bó với người dân Hà Nội từ lâu đời với những truyền thống, kinh nghiệm sản xuất đặc trưng của người dân Đồng bằng Sông Hồng. Sản xuất nông nghiệp của Thành phố thời gian qua có những thay đổi theo hướng tiến bộ, ngày càng hiện đại hơn, cùng với nó là thói quen, tập tục sản xuất cũ vẫn còn trong tư duy của người dân. Thực tế cho thấy, quan niệm của nhân dân về sản xuất, phát triển NNS còn mới mẻ, chưa được áp dụng một cách phổ biến trong quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân Thành phố thời gian qua. Để NNS ngày càng phát triển hơn nữa, trở thành xu thế phổ biến ở Thành phố Hà Nội thời gian tới UBND Thành phố, các cấp, ban, ngành không ngừng phát huy vai trò trong nâng cao nhận thức của mọi chủ thể về sản xuất, phát triển NNS.
UBND Thành phố Hà Nội tuyên truyền đến mọi người dân vai trò, tác dụng, sự cần thiết phải phát triển NNS ở Hà Nội hiện nay, bằng nhiều hình thức tuyên truyền qua văn bản, hoạt động thực tiễn, phương tiện thông tin đại chúng (các chương trình tuyên truyền về NNS trên truyền hình: nông nghiệp sạch - con đường nông sản Việt),... Các cơ quan, các ban, các ngành tổ chức tập huấn cho người dân ở các địa phương trong Thành phố các nội dung sản xuất NNS. Vận động nhân dân tích cực sản xuất nông nghiệp theo quy trình sản xuất sạch (VietGAP, GlobalGAP, Lifsap...), tích cực sử dụng các loại chế phẩm sinh học, không sử dụng hoặc sử dụng hóa chất đúng tiêu chuẩn trong sản xuất. Triển
khai các mô hình NNS tại các địa phương, hướng tới nhân rộng, phổ biến ra các địa phương khác nhằm phát triển NNS rộng rãi trên toàn Thành phố.
Thứ hai, UBND Thành phố Hà Nội đóng vai trò chủ chốt trong việc xâv dựng chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch phát triển nông nghiệp sạch trên địa bàn Thành phố.
Nông nghiệp là ngành có nhiều tính chất phức tạp. Việc xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đối với sản xuất nông nghiệp của Thành phố là vấn đề lớn, đòi hỏi phải có sự tham gia xây dựng và phản biện của rất nhiều cơ quan. Việc phát triển NNS lại đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu an sinh xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, mỗi cá nhân riêng lẻ lại theo đuổi những mục tiêu khác nhau, nên việc đạt được sự đồng thuận lợi ích là rất khó khăn. Khi đó, không một cá nhân nào có thể đứng lên giải quyết được các mâu thuẫn nói trên. Vì vậy, UBND Thành phố với tư cách của một chủ thể quản lý vĩ mô sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng và đưa ra các chiến lược phát triển, vạch ra những bước đi cụ thể cho từng giai đoạn phát triển.
Thứ ba, nâng cao vai trò của UBND Thành phố Hà Nội trong việc ban hành các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo tổ chức thực hiện đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các văn bản liên quan đến sự phát triển nông nghiệp sạch.
Các văn bản liên quan đến phát triển NNS ở Hà Nội trong những năm qua vừa thiếu, vừa yếu, chưa có văn bản tổng quát riêng về phát triển NNS. Điều này dẫn đến tình trạng chồng chéo theo chức năng quản lý của các sở, ngành có liên quan. Do vậy, việc nâng cao chất lượng ban hành các văn bản sẽ có ý nghĩa quan trọng, tạo hành lang pháp lý, cơ sở cho hoạt động liên quan tới định hướng phát triển NNS. Muốn vậy, cần đổi mới trước hết nhận thức về vị trí vai trò của phát triển NNS đối với nhiệm vụ CNH, HĐH và xây dựng
KT- XH trên địa bàn Thành phố. Thực tế có không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ chú trọng kết quả sản xuất nông nghiệp nói chung, còn các mảng chuyên sâu của nông nghiệp, yêu cầu thực tế chưa được quan tâm; do đó NNS không được chú ý, không được coi trọng phát triển đúng mức. Vì vậy, cần có một cuộc cách mạng thực sự từ tư duy đến hành động; nhất là phải có sự nhận thức thống nhất về vị trí, vai trò của phát triển nông nghiệp bền vững, mà người nông dân vừa là chủ thể, vừa là người được hưởng lợi trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phải xác định đây là bộ phận cấu thành trong chiến lược phát triển KT - XH của Thành phố. Giải quyết tốt, có hiệu quả điều đó sẽ nâng cao vai trò của UBND Thành phố Hà Nội trong việc ban hành các văn bản đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, NNS; đồng thời, góp phần quan trọng thúc đẩy ổn định chính trị, KT- XH và an ninh - quốc phòng, là yếu tố tối cần thiết bảo đảm sự phát triển của Thành phố.
Thứ tư, nâng cao vai trò của chính quyền Thành phố Hà Nội trong việc làm cầu nối liên kết "bốn nhà ”.
Đối với phát triển NNS, việc liên kết “bốn nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) có ý nghĩ rất quan trọng trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hiện nay, là mô hình cho hiện tại và tương lai
trong phát triển nông nghiệp. Đảng ta đã xác định: “Thực hiện tốt việc gắn
kết chặt chẽ bốn nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp)” [18, tr.196]. Chủ trương của Chính phủ về liên kết “bốn nhà” đã được Thành phố Hà Nội triển khai từ nhiều năm, nhưng kết quả còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế đó là các chính sách liên quan chưa đồng bộ và thiếu những cơ sở pháp lý để ràng buộc các “nhà”. Thực tế mới chỉ có sự liên kết của hai nhà: nhà nông và nhà doanh nghiệp, còn nhà nước mà trực tiếp là UBND các cấp và nhà khoa học chưa tham gia nhiều, mới chỉ dừng lại ở các chính sách hỗ trợ. Chính vì vậy, thời gian tới, cần đánh giá lại sự liên kết của “bốn nhà” dựa trên những cơ sở thực tiễn nhất
định; đặc biệt, cần phải nâng cao vai trò của UBND các cấp. UBND các cấp phải thể hiện sự hỗ trợ của mình thông qua các dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà doanh nghiệp thu mua, dự trữ, tiêu thụ nông sản theo nhu cầu thị trường, nhằm ổn định giá và tăng khả năng cạnh tranh của thị trường. Đồng thời, chính quyền các cấp phải thể hiện vai trò định hướng và là trung tâm liên kết “bốn nhà” nói trên.
Thứ năm, ban hành và cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của UBND Thành phố Hà Nội đối với lĩnh vực nông nghiệp, làm cho mọi người dân có cơ hội tiếp cận các nguồn lực, chủ động tham gia phát triển nông nghiệp sạch.
Trong những năm qua, mặc dù Thành phố Hà Nội đã ban hành hàng loạt chính sách (chính sách đất đai, chính sách vốn, chính sách thuế, chính sách giá cả, chính sách đầu tư…) hỗ trợ phát triển đối với nông nghiệp. Tuy nhiên, rất ít người nông dân có thể hiểu được cặn kẽ những chính sách đó, đặc biệt là các chính sách liên quan tới định hướng phát triển NNS. Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đôi khi còn rơi vào tình trạng giấy tờ, không thực tiễn. Việc cụ thể hóa chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất NNS là một giải pháp có tính cấp thiết đang đặt ra cho Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, chính quyền Thành phố cần phải thể hiện rõ vai trò của mình trong việc hỗ trợ sự phát triển của các HTX nông nghiệp; định hướng, nâng cao tính chủ động của người dân trong việc xây dựng và phát triển NNS trên địa bàn.
Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, giám sát các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp sạch của Thành phố
Để NNS của Hà Nội phát triển bền vững, công tác kiểm tra, giám sát là yêu cầu không thể thiếu. Cần nêu cao vai trò của UBND Thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ban, ngành trong kiểm tra, giám sát với tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng sản phẩm NNS. Đặc biệt,
trong quá trình sản xuất phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy trình sản xuất sạch, an toàn đối với những khu vực, dự án sản xuất NNS. Hiện nay công các kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng vẫn còn lỏng lẻo, dẫn đến chất lượng sản xuất NNS còn bị ảnh hưởng, kết quả chưa cao, ranh giới giữa sản xuất sạch và không sạch đôi khi là rất nhỏ. Điều này ảnh hưởng đến lòng tin của người tiêu dùng đến các sản phẩm NNS của Thành phố. UBND Thành phố cần ban hành các chủ trương kịp thời, đồng thời phối hợp tốt với các cơ quan, ban, ngành có chế tài xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm các quy định về sản xuất sạch, an toàn, tạo lòng tin cho người tiêu dùng đối với các sản phẩm NNS.