Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển nông nghiệp sạch ở Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 53 - 58)

ở Thành phố Hà Nội

Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế luận văn chỉ ra một số vấn đề đang đặt ra trong phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội hiện nay đó là:

Thứ nhất, tiềm năng phát triển nông nghiệp sạch rất lớn nhưng chưa được khai thác hiệu quả.

Như đã phân tích ở trên, Hà Nội là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành NNS tiêu biểu như tiềm năng về vị trí thuận lợi, vai trò Thủ đô, cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nhưng thực tế hiện nay, NNS ở Thành phố Hà Nội các dự án có quy mô nhỏ, tốc độ và chất lượng phát triển còn hạn chế, vai trò của NNS đối với sự phát triển của nông nghiệp nói riêng, KT-XH của Thành phố nói chung còn thấp. Hiện nay, NNS được coi là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh phát triển NNS thời gian tới cao hơn nữa.

Sản xuất NNS là xu hướng chung của cả quốc gia cũng như của các địa phương trong cả nước nói chung. Tuy nhiên, chuyển từ sản xuất nông nghiệp theo tư duy điện khí hóa, hóa học hóa sang nền nông nghiệp sạch là cả một quá trình khó khăn từ nhận thức của người sản xuất đến phương thức sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Khi giá bán các nông phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn sạch với giá những sản phẩm như vậy, nhưng được sản xuất theo phương thức truyền thống không chênh lệch nhiều, thì việc thay đổi cách nghĩ, cách làm nông nghiệp theo hướng sản xuất NNS để bảo vệ sức khỏe cho mình, cho người tiêu dùng và giữ gìn môt trường sống cho cộng đồng là không hề đơn giản và cũng không thể có được trong một sớm, một chiều. Để khắc phục được các vần đề trên cần khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của Thành phố để phát triển NNS. Nhưng thực tế, thời gian qua Thành phố Hà Nội chưa làm tốt vấn đề trên, làm cho kết quả sản xuất NNS phát triển chưa được theo kỳ vọng.

Thứ hai, mâu thuẫn giữa yêu cầu khai thác tối đa nguồn lực cho phát triển NNS với cơ chế, chính sách chưa đồng bộ của Thành phố cũng như từng địa phương.

Trong sản xuất NNS các yếu tố: đất đai, vốn, thị trường, khoa học công nghệ, chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực,... đều được khai thác, sử dụng dưới sự chi phối, điều tiết của các chính sách vĩ mô và đều có tác động trực tiếp

đến quy mô, tính chất, hiệu quả sản xuất kinh doanh NNS. Muốn khai thác hiệu quả các nguồn lực cho phát triển NNS cần có cơ chế, chính sách đồng bộ từ Thành phố đến các địa phương; tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập cần giải quyết.

Thực tế cho thấy, ruộng đất ở mọi vùng, miền và trong mọi thời điểm, đều mang tính lịch sử - xã hội (các mối quan hệ về đất đai thường rất phức tạp); vốn cho sản xuất kinh doanh chưa bao giờ đủ cho mọi ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh; thị trường thì không thể không cạnh tranh (thương trường như chiến trường, chiến tranh thịt bò, chiến tranh cà chua...), điều đó đặt ra yêu cầu các chính sách vĩ mô, năng lực nhận thức và vận dụng các quy luật tự nhiên, xã hội, kinh tế thị trường của các cấp, các ngành không ngừng được bổ sung, hoàn thiện và nâng cao. Cơ chế, chính sách cho phát triển NNS của Thành phố cũng như các địa phương phải được đồng bộ và nhất quán.

Thứ ba, mâu thuẫn giữa lợi ích của người sản xuất với lợi ích người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp sạch, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của người sản xuất kinh doanh nông phẩm sạch trong cơ chế thị trường.

Sản xuất NNS càng ngày phải đòi hỏi đầu tư nhiều hơn nữa về vốn, kỹ thuật sản xuất, nhân lực chất lượng cao,… do đó, các sản phẩm NNS khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường, giá cả thường cao hơn các sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo phương pháp thông thường. Trong khi đó người dân, nhất là đại đa số người dân lại quan tâm nhiều đến giá cả, họ sẽ lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo phương pháp thông thường với giá cả rẻ hơn. Bản thân người tiêu dùng vẫn chưa thực sự tin tưởng các sản phẩm NNS, do quá trình kiểm soát sản xuất và tiêu thụ còn chưa tốt, nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc vẫn được bày bán cùng các sản phẩm NNS.

Trong kinh tế thị trường, lợi nhuận là mục tiêu các chủ thể kinh tế hướng tới và nó không có giới hạn. Nhiều người nông dân Hà Nội đã từng bước hình thành và phát triển tư duy sản xuất hàng hóa; cũng đã biết đến triết lý: Bán cái gì xã hội cần chứ không phải bán cái gì người sản xuất có;

cũng đã quan tâm nhiều đến cung - cầu, giá cả, doanh thu, lợi nhuận, tích lũy tái sản xuất mở rộng,... Nhưng khi nông sản làm ra chưa sạch vẫn tiêu thụ được, nhất là khi giá sản phẩm NNS thường cao hơn các sản phẩm nông nghiệp thông thường, thì việc tiêu thụ sản phẩm NNS gặp nhiều khó khăn. Vì lợi ích trước mắt, vì tư duy và tập quán của một nền kinh tế hiện vật còn ảnh hưởng nhiều đến người nông dân, nên việc tổ chức sản xuất, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương thức canh tác mới vào sản xuất, quản lý khâu tiêu thụ của NNS trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng còn nhiều việc phải làm, mong muốn thực sự có một nền NNS trên địa bàn Hà Nội là vấn đề cần có sự chung tay của cả hệ thống chính quyền đến người dân.

** * * *

Trong chương 2, tác giả tập trung phân tích làm rõ những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội. Đồng thời chỉ ra thành tựu sản xuất NNS trong những năm gần đây đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Mặc dù vậy, sự phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thành phố, như chưa khai thác hết những thuận lợi về tự nhiên, lao động,… sẵn có. Tốc độ phát triển NNS còn chậm so với nhu cầu phát triển. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng, tỷ lệ qua chế biến còn thấp, chưa có nhiều mặt hàng chủ lực mang thương hiệu của Thành phố vươn ra và chiếm lĩnh được thị trường nước ngoài. Tác động của NNS tới sự phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn ở mức độ hạn chế. Từ sự phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, tác giả đã chỉ ra những vấn đề cần tập trung giải quyết. Việc xác định chính xác những mâu thuẫn đang đặt ra là cơ sở cần thiết để xây dựng chủ trương và các biện pháp phù hợp đẩy mạnh phát triển NNS Thành phố Nà Nội thời gian tới. Muốn nông sản vươn xa hơn, với số lượng nhiều hơn trong kinh tế thị trường, trong những năm tới Thành phố Hà Nội cần tiến hành nhiều giải pháp với

những phương hướng cụ thể, cùng sự đồng tâm, quyết tâm cao của các các lực lượng liên quan đến sản xuất và kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 53 - 58)