Thành tựu trong phát triển nông nghiệp sạch ở Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 33 - 41)

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội được ghi trong Chiến lược phát triển KT - XH đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 (Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22-12-2012) và quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Những năm qua phát triển NNS Thành phố đã có những bước phát triển khá mạnh, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH ở Thành phố Hà Nội, cụ thể:

Thứ nhất, nông nghiệp sạch ở Thành phố Hà Nội có sự gia tăng khá nhanh về quy mô, số lượng và giá trị sản xuất

Cùng với sự phát triển chung của nông nghiệp Thủ đô, những năm qua NNS của Hà nội đã có bước phát triển và đạt được nhiều kết quả tốt. Năm 2016, toàn Thành phố có 112 doanh nghiệp trong nước kinh doanh NNS (tăng 52 doanh nghiệp so với năm 2011), giá trị sản xuất đạt 8.231 tỷ đồng, chiếm 51,1% giá trị sản xuất NNS toàn Thành phố. Có 34.255 hộ, HTX, tổ hợp sản xuất tham gia sản xuất NNS với quy mô sản xuất nhỏ là chủ yếu. Giá trị sản xuất đạt 4.855 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,2 % giá trị sản xuất NNS. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 18 doanh nghiệp (tăng 6 doanh nghiệp so với năm 2012), với quy mô lớn đầu tư cả trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi [51, tr.23]. Giá trị sản xuất NNS toàn Thành phố liên tục tăng trong những năm qua, năm 2016 đạt 16.030 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,5% giá trị toàn ngành nông nghiệp của Thành phố [57, tr.3].

Kết quả sản xuất nông nghiệp sạch của Hà Nội (2011 – 2016)

Năm 2011 20112 2013 2014 2015 2016

Giá trị sản xuất

(Tỷ đồng) 7.658 9.146 11.327 12.861 14.581 16.030 Tốc độ tăng trưởng

năm sau so với năm trước (%)

- 19,4 23,8 13,5 13,4 9,93

Bình quân (%) 16,01

Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, tháng 12/2016

Qua bảng trên cho thấy giá trị sản xuất ngành NNS có sự gia tăng liên tục qua các năm, trong 5 năm qua giá trị sản xuất toàn ngành tăng gấp hơn hai lần (từ 7.658 tỷ đồng năm 2011 lên 14.581 tỷ đồng năm 2015). Tốc độ tăng trưởng bình quân của NNS tăng khá cao, tăng nhanh hơn mức tăng bình quân của ngành nông nghiệp của Thành phố (giai đoạn 2012 - 2016 NNS tăng bình quân là 16,01%, trong khi bình quân ngành nông nghiệp chỉ tăng 2,4%) [14, tr.272].

Số lượng các cơ sở sản xuất, dự án mô hình NNS có sự gia tăng mạnh mẽ, năm 2011 toàn Thành phố có 34 dự án NNS các loại [50, tr.12], đến năm 2016 tăng lên 47 dự án (tăng 38,2%) [51, tr.16], tập trung vào các lĩnh vực trồng RAT, lúa hàng hóa chất lượng cao, cây ăn quả, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm,…

Tính đến năm 2015 ngành nông nghiệp Hà Nội đã lập 31 dự xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích 2.081 ha; trong đó có 10/31 dự án đã được phê duyệt đầu tư và đang thi công; rà soát, định vị được thêm 500 ha RAT để tập trung quản lý, chỉ đạo; nâng tổng diện tích RAT lên 5.100 ha đạt 100% kế hoạch giao; đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP trong sản xuất rau đạt 5.100 ha; với diện tích RAT trên, Hà Nội được đánh giá là một trong những địa phương có diện tích sản xuất RAT lớn nhất cả nước, giá trị sản xuất đạt 300 - 500 triệu đồng/ha/năm; trong đó, có 1.200 ha đạt 1 tỷ đồng/ha/năm [51, tr.5]. Xây dựng được 17 mô hình điểm sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo hướng an toàn tại 17 xã, HTX của 8 huyện ngoại

thành, gồm các huyện: Ứng Hòa, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Đông Anh, Ba Vì, Phúc Thọ, Quốc Oai trong vụ mùa năm 2015 với tổng diện tích 450ha; năng suất lúa hàng hóa chất lượng cao bình quân đạt: 5,2 - 5,4 tấn/ha. Tổng sản lượng đạt 2.443 tấn; giá trị sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao đạt 23,125 tỷ đồng [51, tr.6].

Thực hiện Đề án cây ăn quả giá trị kinh tế cao, Thành phố xây dựng mô hình trồng cây ăn quả Diện tích cây ăn quả chất lượng cao Thành phố đã tăng diện tích cây ăn quả từ 13.500 ha năm 2011 lên 15.700 ha năm 2016 (tăng 16,3%), nhiều mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP được xây dựng. Năm 2016, đã xây dựng thêm được 3 mô hình phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao với diện tích 37 ha ở 2 huyện: Chương Mỹ, Hoài Đức; hiệu quả kinh tế đạt 540 triệu đồng/ha/năm. Diện tích chè an toàn ổn định, phấn đấu đạt 3.500 ha năm 2017 ( tăng 500ha so với năm 2015); năng suất chè an toàn trong mô hình thâm canh VietGAP đạt 1,75 tấn/ha/năm[57, tr.4].

Trong lĩnh vực chăn nuôi đạt được nhiều thành tựu to lớn. Với phương châm hướng tới một nền NNS cho Thành phố, tại các vùng chăn nuôi, xã chăn nuôi trọng điểm, các trang trại quy mô lớn ngoài khu vực dân cư đã quán triệt và thực hiện nghiêm các quy trình sản xuất NNS như: VietGAP, Lifsap, GAHP,… Năm 2016, toàn Thành phố có 15 vùng chăn nuôi, trong đó, đã phát triển được 7 vùng chăn nuôi đạt tiêu chuẩn NNS (tăng 4 vùng so với năm 2012) gồm: 1 vùng chăn nuôi bò sữa, 2 vùng chăn nuôi lợn, 4 vùng chăn nuôi gia cầm; 28 xã chăn nuôi đạt tiêu chuẩn NNS trong tổng số 76 xã chăn nuôi trọng điểm; 1.126 trại trong tổng số 3.357 trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư được chứng nhận đạt tiêu chuẩn NNS. Sản xuất thủy sản cũng đạt được những thành tựu đáng kể, theo kế hoạch đến năm 2017 đạt 21.200 ha [56,tr.6]. Nhiều giống vật nuôi mới đang được đưa vào thử nghiệm, phát triển trong thời gian tới.

Hà Nội tiếp tục đầu tư, mở rộng, tăng thêm nhiều dự án NNS mới, theo kế hoạch năm 2017 thành lập thêm 6 dự án sản xuất RAT, nâng tổng số dự án RAT toàn Thành phố lên 37 dự án, trồng thêm 550 ha cây ăn quả chất lượng

cao, 200 ha chè an toàn [57, tr.14]. Trong lĩnh vực chăn nuôi, ngành nông nghiệp Thành phố cũng chủ động trong việc mở rộng số vùng chăn nuôi, tổng số trang trại, tổng số đàn theo tiêu chuẩn và quy trình NNS.

Quy mô và số lượng các dự án đầu tư vào NNS ở Thành phố có sự gia tăng. Quy mô tăng từ 12,3tỷ đồng/dự án (năm 2012) lên 18,1 tỷ đồng/dự án (năm 2016). Trong đó có nhiều dự án đầu tư có quy mô khá lớn và đã đi vào hoạt động có hiệu quả, tiêu biểu như: Văn Đức - Gia Lâm chuyên sản xuất RAT (250 ha); HTX Cổ Đông - Sơn Tây chuyên chăn nuôi lợn (tổng số đàn lợn 140.000 con) [51, tr.34]. Nhiều Đề án có quy mô đầu vốn đầu tư lớn sẽ được triển khai trong thời gian tới như: Đề án phát triển RAT (3.359 tỷ đồng), Đề án phát triển lúa chất lượng cao (2.348 tỷ đồng) [phụ lục 6].

Thứ hai, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp sạch có bước phát triển khá toàn diện

* Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh nông sản:

Sản phẩm của NNS ngày càng tăng về số và chất lượng, các sản phẩm NNS sản xuất ra cho đến khi đến tay người tiêu dùng, bảo đảm tiêu chuẩn VSATTP, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Thực hiện chủ trương của Thành phố, để bảm bảo chất lượng, NNS áp dụng và phổ biến quy trình sản xuất sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GAHP, VietGAHP, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Sản xuất lúa hành hóa chất lượng cao, hiệu quả kinh tế đạt 10,89 tỷ đồng, tăng hơn so với sản xuất lúa thường (lúa khang dân 18) là: 5,95 tỷ đồng [50, tr.5]. Sản xuất RAT VietGAP năm 2013 đạt 150 ha, đến năm 2016 đạt 224 ha (tăng 16,4%/năm) và sản xuất rau hữu cơ trên 40 ha; giá trị sản xuất rau đạt 300-500 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 1.200 ha đạt 1 tỷ đồng/ha/năm [57, tr.3]. Năm 2016 cây ăn quả trồng theo quy trình VietGAP đạt 63ha (nhãn, cam Canh, buởi Diễn), tăng 43 ha so với năm 2011; sản xuất được 20 ha chè theo VietGAP, hiệu quả kinh tế đạt 207,75 triệu đồng ha/năm [57, tr.4]. Trong chăn nuôi, khi thực hiện Dự án Cạnh ngành chăn nuôi thực phẩm (Lifsap) về khuyến khích thực hành chăn

nuôi tốt trong các vùng ưu tiên và Thực hành sản xuất chăn nuôi tốt (GAHP), Hà Nội đã xây dựng được 4 vùng chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP, gồm 1.200 hộ chăn nuôi thuộc 60 nhóm GAHP của 13 xã trên địa bàn các huyện [56, tr8]. Đề cao việc sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói trước khi đưa ra thị trường, đã có 96% các sản phẩm NNS được sơ chế, 48% được chế biến, 87% được đóng gói, bảo quản khi đưa ra thị trường tiêu thụ [51, tr.9].

Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2015 trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Kết quả đã tiến hành kiểm tra 88 tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Làm tốt công tác kiểm tra hoạt động kinh doanh vận chuyển sản phẩm động vật thủy sản, kiểm soát giết mổ năm 2015: đã kiểm tra 20 tổ chức, cá nhân và xử phạt vi phạm hành chính số tiền là 25.750.000 đồng đối với 12 tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, buộc tiêu hủy hàng hóa với trị giá 24.666.000 đồng [51, tr.26]. Đảm bảo các sản phẩm NNS của Thành phố đến tay người tiêu dùng chất lượng, an toàn.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đã làm tốt công tác sơ chế biến, bảo quản nông sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ; đã có 96% các sản phẩm NNS được sơ chế, 48% được chế biến, 87% được đóng gói, bảo quản khi đưa ra thị trường tiêu thụ [49, tr.11]. Phát triển các chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng thực phẩm sạch. Thắt chặt, kiểm tra thường xuyên đối với các cơ sở sản xuất về chất lượng, đảm bảo VSATTP. Kiểm tra và xử lý kịp thời các cơ sở sản xuất vi phạm như: không đúng tiêu chuẩn VSATTP, kinh doanh thuốc thú y chăn nuôi, kinh doanh phân bón, giống vật nuôi, cây trồng,… Xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm năm 2016, các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp đã xây dựng được 48 chuỗi tiêu thụ RAT theo liên kết dọc, RAT có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc cung cấp cho thị trường mỗi năm 20.000 tấn rau, củ, quả các loại và xây dựng được 21chuỗi sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn Thành phố [57, tr.10] như: Lợn thịt hữu cơ Bảo Châu,

Thực phẩm A-Z, thực phẩm Mr Sạch, thịt lợn sinh học Yummyvn, gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, chăn nuôi tiêu thụ trứng vịt Liên Châu, trứng gà Tiên Viên, trứng 729, thực phẩm GreenFood Hà Nội, thực phẩm sạch 3F, sữa bò tươi; chuỗi liên kết từ sản xuất tiêu thụ rau hữu cơ; liên kết từ sản xuất tiêu thụ thịt lợn hương chăn nuôi bằng thức ăn sinh học thảo dược; chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao,... Hàng ngày, các chuỗi cung cấp cho thị trường 25,4 tấn thịt lợn; 0,35 tấn thịt bò; 13,3 tấn gia cầm; 296.000 quả trứng gia cầm và khoảng 78 tấn sữa đảm bảo VSATTP [56, tr.7].

Hà Nội đã có chuyển biến tích cực trong việc thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Qua đó, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Hà Nội đã được gắn nhãn tem rau an toàn hoặc đăng ký độc quyền thương hiệu. Nhiều sản phẩm gây dựng được thương hiệu, có sức cạnh tranh trên thị trường như: nhãn hiệu “Gạo Bồ Nâu”, “Gạo Thủ Đô" Thanh Văn (Thanh Oai); RAT Văn Đức (Gia Lâm), Vân Nội (Đông Anh); vịt cỏ Vân Đình (ứng Hòa), trứng vịt Liễu Châu (Thanh Oai),… Các sản phẩm NNS của Thành phố đã bắt đầu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: thịt bò, thịt lợn, thanh long,… giá trị xuất khẩu các sản phẩm NNS của Thành phố năm 2016 ước đạt 18,5 triệu USD [49, tr.27].

* Ứng dụng KH- CN trong phát triển NNS có bước phát triển mới:

Việc ứng dụng các thành tựu KH - CN vào sản xuất nông nghiệp của Hà Nội cũng có những chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã áp dụng quy trình đầu tư bổ sung các loại máy móc để cơ giới hóa trồng trọt. Tổng diện tích được cơ giới hóa trong sản xuất NNS của Hà Nội đến nay đạt khoảng 63.378 ha, trong đó có 4.800 máy làm đất, đạt tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất chiếm 80,2%; sử dụng máy móc trong thu hoạch va sơ chế lên tới 75%, sử dụng máy móc, các chất vi sinh sau thu hoạch, thu gom, xử lý chất thải đạt 79% [57, tr.16].

Ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học, nghiên cứu khảo nghiệm trong lai tạo, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, xây dựng mô hình NNS đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Đưa nhanh ứng dụng công nghệ vào sản xuất tạo ra các giống gia cầm, gia súc, lúa, ngô chất lượng cao, cây ăn quả đặc sản, rau an toàn,…88% giống cây trồng, 95% giống vật nuôi được nghiên cứu, lai tạo trước khi đưa vào sản xuất tại các vùng, các dự án, các cơ sở NNS [50, tr.65]. Nghiên cứu xây dựng vùng nông sản hàng hóa chất lượng cao; áp dụng các kỹ thuật lai tạo các loại gia súc, gia cầm, thủy sản; nghiên cứu cấy ghép, ứng dụng các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đẩy mạnh áp dụng mô hình IPM, sử dụng thuốc sinh học và phân bón vô cơ trên lúa, rau, hoa, cây ăn quả; xây dựng nhiều mô hình GAP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ứng dụng KH - CN vào sản xuất NNS, đặc biệt là ứn dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra ngày càng nhiều các nông sản sạch, an toàn cho Thành phố. Đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng nhà kính, đầu tư công nghệ tưới tiêu của Israel, các dự án dầu tư, hợp tác với nước ngoài. Thành phố đưa vào phát triển nhiều giống vật nuôi có giá trị, chất lượng như: bò cái sinh sản Laisind Braman, bò thịt BBB, Kober,… nhiều giống cây trồng mới như: lúa Bắc thơm số 7, Nếp vàng 1, ngô lai HN8,… Tại các khu vực sản xuất NNS, tỷ lệ sử dụng các chế phẩm sinh học là 98% trong trồng trọt, 100% các hộ, trang trại, cơ sở cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi [51, tr.20].

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cơ khí, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học vào bảo quản, chế biến theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, quy mô công nghiệp và trang trại, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung vào những nông sản chính, có sản lượng lớn, chủ đạo trong cơ cấu cây trồng, vật nuôi của Thành phố, chú ý vùng sản xuất tập trung và hướng vào xuất khẩu. Nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ phù hợp để phòng ngừa ô nhiễm môi trường, xử lý vùng ô nhiễm tồn dư.

Thứ ba, cơ cấu NNS có sự chuyển dịch tương đối hợp lý những năm qua, ngày càng gắn với thị trường

Cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ của ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giảm tỷ trọng các ngành trồng trọt. NNS của Thành phố cũng có sự thay đổi về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung phát triển mạnh các sản phẩm mà Hà Nội có lợi thế. Một số sản phẩm có tốc độ phát triển khá nhanh về cả sản lượng và tỷ trọng như: chăn nuôi lợn theo vùng trọng điểm, năm 2015 đạt 193.546 con, năm 2016 đạt 227.330 con, với tốc độ tăng trung bình đạt khoảng 17,4%/năm; vùng chăn nuôi bò thịt trọng điểm, năm 2015 đạt 24. 213 con, năm 2016 dạt 26.759 con, với tốc độ tăng trung bình đạt khoảng 10,5%/năm. Sản xuất RAT năm 2015 đạt 5.100 ha, năm 2016 đạt 5.500 ha, tăng 7,8%/năm. Cơ cấu giống lúa thay đổi theo hướng tăng diện tích lúa có giá trị, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 33 - 41)