Nguyên nhân của thành tựu

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 45 - 50)

* Nguyên nhân khách quan:

Một là, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có lợi cho sản xuất, phát triển nông nghiệp sạch

Các nguồn lực về tự nhiên, KT - XH có tác động trực tiếp và gián tiếp đến phát triển NNS. Quá trình sản xuất NNS không thể thiếu, vì nó là nhân tố trọng quá trình sản xuất nông nghiệp, NNS. Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hà Nội là vùng đất trù phú, đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa,… thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung, phát triển NNS nói riêng. Hơn nữa, với vai trò là Thủ đô của cả nước, Thành phố có nhiều điều kiện về KT - XH thuận lợi cho phát

triển NNS. Thành phố Hà Nội là trung tâm KT - XH của cả nước có điều kiện về nguồn vốn dồi dào, nguồn nhân lực chất lượng, cơ sở hạ tầng (nhất là hệ thống giao thông), cơ chế, chính sách khá đồng bộ, thị trường tiêu thụ rộng lớn; là những điều kiện thuận lợi cho phát triển NNS của Thành phố.

Hai là, nhu cầu của thị trường về sản phẩm nông nghiệp sạch

Sản phẩm của NNS là thiết yếu, nhu cầu không thể thiếu với đời sống của con người và ngày càng đòi hỏi nhu cầu cao hơn về số lượng, chất lượng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, dân số ngày một tăng, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp do xu thế tất yếu của quá trình CNH, HĐH. Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, bệnh tật phát sinh từ nguồn lương thực, thực phẩm không an toàn ngày càng nhiều. Điều đó tạo đông lực cho NNS Hà Nội phát triển và ngày càng được coi trọng.

Mặt khác, xu thế hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi nền nông nghiệp cả nước nói chung, nông nghiệp Hà Nội nói riêng không ngừng đầu tư, nâng cao về chất lượng; trong đó, vấn đề sản xuất nông phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu. Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nông phẩm của thị trường nước ngoài, nhất là các thị trường có tiềm năng nhưng “khó tính” như: Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu,… Có thể coi, phát triển NNS là chìa khóa thành công cho xuất khẩu nông sản của cả nước và Thành phố Hà Nội trong tương lai.

Ba là, xu thế mở cửa, hội nhập đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho NNS ở Thành phố Hà Nội phát triển

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tích cực đàm phán, ký kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, các diễn đàn kinh tế, tổ chức thương mại, tổ chức kinh tế; các hiệp định, diễn đàn, tổ chức này tạo ra nhiều cơ hội cho NNS Việt Nam nói chung, sự phát triển của NNS ở Thành phố Hà Nội nói riêng. Tạo điều kiện cho Thành phố Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển NNS, hợp tác chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ

nông sản. Đồng thời đòi hỏi phát triển NNS ở Thành phố Hà Nội phải không ngừng đổi mới nâng cao trình độ, công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Đặc biệt, với việc ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)… đã và đang đặt ra nhiều thời cơ và thách thức cho phát triển NNS trong thời gian tiếp theo. Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng cần nắm chắc cơ hội cho quá trình phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi phát triển NNS của Thành phố.

* Nguyên nhân chủ quan:

Một là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền

Thành Ủy, UBND, các cơ quan chuyên môn trong thời gian qua đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời trong vấn đề phát triển NNS trên địa bàn Thành phố. Xây dựng nhiều chính sách, nhiều đề án nhằm đẩy mạnh phát triển NNS ở Thành phố hơn nữa. Ban hành nhiều chính sách thuận lợi nhằm thu hút vốn, lao động, công nghệ… vào phát triển NNS Thành phố Hà Nội, thực hiện đề án “Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội”, qua đó tạo môi trường minh bạch, rõ ràng, thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh, sản xuất. Các cấp ban ngành thường xuyên quan tâm, chủ động đánh giá tác động các thủ tục hành chính theo chỉ đạo của UBND Thành phố.

Nguồn kinh phí để phát triển NNS được lồng ghép thông qua nhiều chương trình, đề án của Thành phố. Những chính sách có tác động trực tiếp hiện nay chủ yếu thông qua thực hiện các chương trình khuyến nông, xây dựng nông thôn mới, khuyến công, xúc tiến thương mại, đầu tư hạ tầng cho làng nghề.v.v. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước chủ yếu từ kinh phí khuyến công, khuyến nông các chương trình đề án của các hội, hiệp hội…

Trong giai đoạn 2011-2016, các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố đã chủ động triển khai nhiều gói tín dụng nhằm hỗ trợ cho các dự án, cơ sở, các hộ phát triển NNS. Trong đó, bước đầu quan tâm hơn đến việc

hỗ trợ, cho vay trong trường hợp không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ. Hiện nay, Hà Nội bắt đầu triển khai thực hiện cho vay vốn ưu đãi từ gói 50.000 tỷ đồng của Chính phủ về ưu đãi phát triển nông nghiệp áp dụng trên cả nước.

Hai là, vai trò của UBND Thành phố Hà Nội trong quy hoạch và phát triển nông nghiệp sạch

Cơ quan đã tham mưu cho lãnh đạo và chính quyền Thành phố kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp của Thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Nhờ quy hoạch đã hình thành nhiều vùng, nhiều dự án, nhiều mô hình nông nghiệp phát triển theo hướng sạch, an toàn. Thời gian qua đã quy hoạch các vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; vùng sản xuất RAT; cây ăn quả giá trị kinh tế cao; vùng sản xuất chè an toàn; vùng chăn nuôi trọng điểm, vùng chăn nuôi tập trung xa khu vực dân cư. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các dự án “Phát triển chăn nuôi tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường”; dự án “Phòng và chống dịch bệnh đảm bảo vệ sinh môi trường”.

Các địa phương đã chỉ đạo xây dựng, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như: vùng sản xuất lúa lai tập trung (Phúc Thọ, Đan Phượng, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa...); vùng rau (Phúc Thọ, Thanh Trì, Thường Tín, Đông Anh, Mê Linh); cây ăn quả (Ba Vì, Sóc Sơn, Hoài Đức, Nam Từ Liêm).v.v.

Các hình thức chăn nuôi tập trung quy mô lớn từng bước phát triển. Trên địa bàn Thành phố đã xây dựng 7 khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với quy mô từ 3 ha/khu trở lên tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Ứng Hòa; trong đó 6 khu đang đi vào sản xuất, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, đang xây dựng vùng chăn nuôi gà đồi tại Ba Vì. Đến nay, toàn Thành phố có 196 trang trại chăn nuôi theo tiêu chí mới trong đó có 106 trang trại chăn nuôi lợn với 220.272 con, 90 trang trại chăn nuôi gia cầm với 1,1 triệu con [56, tr.6].

Các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm đều có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Có 10 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, quy mô từ 10 ha trở lên ở các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, tổng diện tích 21.000ha [56, tr.34]. Cơ sở hạ tầng tại các nơi này về cơ bản đã được đầu tư, xây dựng, hoàn thiện, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và NNS của Thành phố.

Đó là những vùng sản xuất với trình độ chuyên canh, thâm canh cao, kỹ thuật canh tác, trồng trọt tiến bộ với cơ cấu giống mới đã tạo ra khối lượng nông sản dồi dào với chất lượng ngày càng cao, đảm bảo cho NNS phát triển, mở rộng.

Ba là, sự quan tâm đầu tư, phát triển nông nghiệp sạch của các tổ chức, cá nhân

Nhận thức được lợi thế của Thành phố, nhiều cá nhân, hộ gia đình doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tích cực đầu tư, sản xuất NNS. Những cơ sở sản xuất có lãi đã tiếp tục đầu tư mở rộng, nhiều mô hình liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp với hộ gia đình và người dân được hình thành.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ngày càng được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp phát triển đạt năng suất, sản lượng, chất lượng cao, tạo sự yên tâm cho các tổ chức, cá nhân phát triển NNS hiệu quả. Năng lực sản xuất NNS ngày càng được nâng cao. Một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư phát triển, tăng năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Bốn là, sự năng động tích cực của chính quyền, các cơ sở, doanh nghiệp, trong đầu tư sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước

Chính quyền cùng các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội tích cực chủ động trong tiêu thụ, tìm đầu ra cho các sản phẩm NNS của Thành phố.

Thời gian qua, Hà Nội đã xây dựng khá vững chắc thị trường tại chỗ, thị trường lân cận cho các sản phẩm NNS của Thành phố; cùng với đó Hà Nội có những sản phẩm NNS tiêu thụ trên thị trường cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Các hộ, cơ sở, doanh nghiệp đã chủ động khai thác tốt thị trường tiêu thụ không chỉ trong Thành phố và còn từ các địa phương lân cận, cũng như thị trường trong cả nước. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn thể hiện sự nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Tích cực đầu tư, áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, các sản phẩm NNS sản xuất ra đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP SẠCH ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 45 - 50)