1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre

96 568 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Tuy nhiên, các cơ sở chế biến các sản phẩm từ quả dừa nói chung và các cơ sở chế biến cơm dừa nạo sấy nói riêng ở Bến Tre cũng như trên cả nước chủ yếu là các cơ sở sản xuất thủ công, nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-o0o -

TRẦN THỊ TUYẾN

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CƠM DỪA NẠO SẤY CÔNG TY TNHH PHƯỚC SANG – BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGÔ THỊ NGA

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ DỪA TỈNH BẾN TRE 4

1.1 Giới thiệu về quả dừa và các vấn đề môi trường của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa 4

1.1.1 Thành phần của quả dừa và các ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa 4

1.1.2 Các vấn đề môi trường của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa 5

1.2 Hiện trạng ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre 13

1.2.1 Hiện trạng trồng dừa Bến Tre 13

1.2.2 Hiện trạng sản xuất và chế biến dừa 15

1.2.3 Hiện trạng tiêu thụ dừa và các sản phẩm dừa của Bến Tre 17

1.3 Chương trình phát triển ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre đến năm 2020 19

1.3.1 Mục tiêu của chương trình 19

1.3.2 Nội dung của chương trình 20

1.4 Tình hình áp dụng SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre 23

1.4.1 Một số hoạt động SXSH trong thời gian qua 23

1.4.2 Đánh giá kết quả đạt được trong thời gian qua tại Bến Tre 25

CHƯƠNG II: SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 28

2.1 Các cách tiếp cận trong quản lý môi trường 28

2.1.1 Các cách tiếp cận trong quản lý môi trường 28

2.1.2 Lợi ích của SXSH 32

2.2 Các cách tiếp cận về SXSH/Giảm thiểu chất thải 32

2.2.1 Sự thay đổi về kết quả thực hiện các bước kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm 32

2.2.2 Các kỹ thuật SXSH 33

Trang 3

2.3 Phương pháp kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE 33

2.3.1 Lý do lựa chọn phương pháp DESIRE 33

2.3.2 Phương pháp kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE 34

CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SXSH TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT CƠM DỪA NẠO SẤY – CÔNG TY TNHH PHƯỚC SANG 38

3.1 Giới thiệu về Công ty và hiện trạng môi trường trước khi đánh giá SXSH 38

3.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Phước sang 38

3.1.2 Các thiết bị, máy móc chính của Nhà máy 38

3.1.3 Các thông tin về sản xuất, kinh doanh 39

3.1.4 Hiện trạng môi trường của Nhà máy 40

3.2 Thực hiện đánh giá SXSH tại Công ty 45

3.2.1 Bắt đầu 45

3.2.2 Phân tích các bước công nghệ 48

3.2.3 Đề xuất các cơ hội SXSH 52

3.2.4 Lựa chọn các giải pháp SXSH 59

CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ DỪA BẾN TRE 79

4.1 Cơ hội tiềm năng SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa Bến Tre 79

4.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng SXSH vào ngành ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa Bến Tre 81

4.2.1 Thuận lợi 81

4.2.2 Khó khăn, hạn chế 82

4.3 Một số giải pháp thúc đẩy SXSH trong ngành ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa Bến Tre thời gian tới 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Nhà máy

chế biến cơm dừa nạo sấy – Công ty TNHH Phước Sang – Bến Tre” do PGS.TS

Ngô Thị Nga hướng dẫn là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đều được chỉ rõ nguồn gốc, đã được công bố theo đúng quy định hoặc đã được sự cho phép của các tác giả Các kết quả nghiên cứu trong luận văn không giống với bất cứ luận văn nào trước đây

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Thị Tuyến

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thị Nga đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Xin cảm ơn các thầy cô trong Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, dạy dỗ, tạo điều kiện và đóng góp nhiều ý kiến cũng như kinh nghiệm trong thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp Bến Tre và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Phước Sang đã tạo điều kiện cho tôi điều tra, khảo sát để có dữ liệu viết luận văn

Xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến đồng nghiệp trong Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và có những ý kiến góp ý giúp tôi hoàn thiện luận văn Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên, cổ vũ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn Mặc dù đã có nhiều cố gắng đế hoàn thiện luận văn, tuy nhiên, không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2013

HỌC VIÊN

Trần Thị Tuyến

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- APCC : Cộng đồng Dừa Châu Á – Thái Bình Dương

- BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa

- BTNMT :Bộ Tài nguyên và Môi trường

- COD : Nhu cầu oxy hóa học

- CPI : Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

- DESIRE : Mô hình trình diễn giảm thiểu chất thải trong các ngành

công nghiệp vừa và nhỏ

- DN : Doanh nghiệp

- DNTN : Doanh nghiệp tư nhân

- EU : Liên minh Châu Âu

- HT : Hệ thống

- ISO 14000 : Tiêu chuẩn về quản lý môi trường

- KH : Kế hoạch

- LHQ : Liên hợp quốc

- NSCL : Năng suất chất lượng

- QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

- TTKC&TVPTCN : Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp

- UBND : Ủy ban nhân dân

- UNEP : Chương trình Môi trường Liên hợp quốc

- UNIDO : Tổ chức Công nghiệp Liên hợp quốc

- USD : Đôla Mỹ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Chất lượng nước thải các doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa 6

Bảng 1.2 Chất lượng môi trường khí các doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa 6

Bảng 1.3 Chất lượng nước thải tại công đoạn tách và ép sản phẩm thạch dừa 7

Bảng 1.4 Tính toán tải lượng ô nhiễm không khí do đốt gáo dừa 8

Bảng 1.5 Chất lượng nước thải sản xuất chỉ xơ dừa 9

Bảng 1.6 Chất lượng không khí trong xưởng sản xuất 10

Bảng 1.7 Chất lượng nước thải nhà máy cơm dừa nạo sấy 11

Bảng 1.8 Kết quả đo đạc khí thải lò hơi đốt trấu 11

Bảng 1.9 Tình hình ô nhiễm môi trường không khí gần khu vực sản xuất (huyện Mỏ Cày) 12

Bảng 1.10 Diện tích và sản lượng dừa Bến Tre qua các năm 14

Bảng 1.11 Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa tỉnh Bến Tre từ 2007 – 2011 18

Bảng 3.1 Danh mục các thiết bị, máy móc chính của Nhà máy 39

Bảng 3.2 Sản lượng, tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng đầu vào năm 2012 40

Bảng 3.3 Định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng cho 01 tấn sản phẩm 40

Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý 44

Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lượng khí thải 45

tại ống khói thoát khí thải lò hơi 45

Bảng 3.6 Danh sách đội SXSH 46

Bảng 3.7 So sánh mức độ tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng đầu vào 47

Bảng 3.8 Cân bằng vật liệu (tính cho 1.000kg thành phẩm) 49

Bảng 3.9 Định giá dòng thải (tính cho 1.000kg thành phẩm) 50

Bảng 3.10 Phân tích các nguyên nhân gây ra chất thải 51

Bảng 3.11 Các cơ hội SXSH đề xuất 52

Bảng 3.12 Phân loại khả năng thực hiện cơ hội SXSH 56

Bảng 3.13 Kết quả sàng lọc các cơ hội SXSH 59

Bảng 3.14 Kết quả đánh giá tính khả thi về kỹ thuật của các giải pháp SXSH 60

Trang 8

Bảng 3.15 Đánh giá tính khả thi kinh tế các giải pháp SXSH 70 Bảng 3.16 Phân tích tính khả thi về mặt môi trường 72 Bảng 3.17 Kết quả lựa chọn các giải pháp SXSH 76

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Hình ảnh quả dừa và các thành phần của nó 4

Hình 1.2 Thành phần và các sản phẩm từ quả dừa 5

Hình 1.3 Diện tích trồng dừa Bến Tre qua các năm 14

Hình 1.4 Sản lượng dừa Bến Tre qua các năm 14

Hình 1.5 Giá trị kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bến Tre từ 2007 - 2011 18

Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát một quá trình sản xuất công nghiệp 28

Hình 2.2 Lịch sử tiếp cận SXSH 30

Hình 2.3 Sơ đồ các cách tiếp cận trong quản lý môi trường 31

Hình 2.5 Các cách thực hiện giảm thiểu ô nhiễm 32

Hình 2.6 Sơ đồ các kỹ thuật sản xuất sạch hơn 33

Hình 2.7 Sơ đồ thực hiện kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE 36

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất 42

Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải 43

Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ sản xuất cơm dừa nạo sấy kèm dòng thải 48

Hình 3.4 Tỷ lệ các nhóm giải pháp SXSH đề xuất 59

Trang 10

MỞ ĐẦU

Trước đây, lối suy nghĩ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường vẫn tập trung sử dụng các phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến nguồn gốc phát sinh của chúng Do vậy, chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng nhưng ô nhiễm ngày càng nặng gây nên những hậu quả nặng nề về mặt kinh tế

và mất uy tín trên thị trường cho các doanh nghiệp Vì vậy mà, các doanh nghiệp ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận SXSH

Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong “Tuyên ngôn Quốc

tế về sản xuất sạch hơn” (International Declaration on Cleaner Production) của UNEP Ngày 22 tháng 9 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Tuấn Nhạ thay mặt Chính phủ Việt Nam đã ký vào “Tuyên ngôn Quốc

tế về Sản xuất sạch hơn” [20]

Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò cấp thiết của SXSH trong công nghiệp, ngày 07 tháng 9 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1419/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” Quyết định này đã nêu ra những chỉ tiêu, lộ trình cụ thể và những dự án mà các Bộ, ngành địa phương cần phải làm để thúc đấy các doanh nghiệp mở rộng SXSH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và đảm bảo phát triển bền vững [9]

“Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2012 có nội dung “Khuyến khích áp dụng áp dụng mô hình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000, sản xuất sạch hơn, kiểm toán chất thải, đánh giá vòng đời sản phẩm, các mô hình quản lý môi trường tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh” [10]

Cây dừa được trồng tại 93 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, phân bố ở 200Bắc và Nam bán cầu với diện tích hơn 12 triệu ha (APCC, 2005), trong đó, trên

Trang 11

80% diện tích trồng dừa thuộc các nước Đông Nam Á và Nam Á Quốc gia trồng nhiều dừa nhất là Indonesia với diện tích 3,8 triệu ha, kế đến là Philippin với 3,1 triệu ha và xếp thứ ba là Ấn Độ với 1,84 triệu ha [4]

Ở Việt Nam, cây dừa được trồng từ rất lâu đời ở khắp các miền nhưng tập trung chủ yếu với miền Nam đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Theo số liệu thống kê của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thì tổng diện tích trồng dừa của nước ta năm 2008 là 135.000 ha Trong đó, Bến Tre là tỉnh đứng đầu về diện tích trồng dừa với diện tích 50.640 ha (tính đến tháng 9/2010) [5]

Cùng với sự phát triển, gia tăng về diện tích và sản lượng dừa thì ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa trong đó có ngành sản xuất cơm dừa nạo sấy cũng ngày càng được quan tâm phát triển Tuy nhiên, các cơ sở chế biến các sản phẩm từ quả dừa nói chung và các cơ sở chế biến cơm dừa nạo sấy nói riêng ở Bến Tre cũng như trên cả nước chủ yếu là các cơ sở sản xuất thủ công, nhỏ lẻ và đang gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất

Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Nhà

máy chế biến cơm dừa nạo sấy – Công ty TNHH Phước Sang – Bến Tre” được lựa

chọn sẽ đưa ra các giải pháp SXSH nhằm góp phần giúp cơ sở sản xuất các sản phẩm từ quả dừa giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý môi trường, cải thiện hiện trạng môi trường

- Nghiên cứu tiềm năng áp dụng SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa ở Bến Tre

Trang 12

Nội dung của đề tài:

- Tổng quan ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thu thập số liệu

Trang 13

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGÀNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TỪ QUẢ DỪA

TỈNH BẾN TRE 1.1 Giới thiệu về quả dừa và các vấn đề môi trường của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa [5]

1.1.1 Thành phần của quả dừa và các ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa

Quả dừa có khối lượng trung bình 1,2kg/quả, bao gồm lớp vỏ xơ bên ngoài sau đến lớp vỏ cứng (gáo dừa), tiếp theo là lớp vỏ nâu bao quanh lớp cơm dừa và nước dừa Tỷ lệ các thành phần trong quả dừa được tính bằng phần trăm khối lượng như sau:

- Xơ dừa: 35% - Cơm dừa: 28%

- Gáo dừa: 12% - Nước dừa: 25%

Hình 1.1 Hình ảnh quả dừa và các thành phần của nó

Các thành phần này của quả dừa được sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất ra các loại sản phẩm khác nhau, hình thành một chuỗi sản phẩm có giá trị cao trong thị trường trong và ngoài nước

Các sản phẩm điển hình gồm có:

- Kẹo, bánh được chế biến từ nước cốt dừa do ép cơm dừa

- Thạch dừa từ nước dừa

- Cơm dừa nạo sấy được chế biến từ cơm dừa tươi

- Chỉ dừa để tết thừng, làm thảm, đệm, được làm từ xơ dừa

Trang 14

- Than thiêu kết, than hoạt tính hoặc các mặt hành thủ công, mỹ nghệ được sản xuất từ gáo dừa

Thành phần và sản phẩm từ quả dừa đợc mô tả tóm tắt trên hình 1.2

Hình 1.2 Thành phần và các sản phẩm từ quả dừa

1.1.2 Các vấn đề môi trường của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa

Ngành sản xuất kẹo dừa

Quả dừa

Vỏ dừa Nước dừa Vỏ nâu Cơm dừa

Xơ dừa Gáo dừa

Nước giải khát

Cơm dừa sấy khô

Kẹo, bánh

Trang 15

dụng một lượng lớn nhân công (đặc biệt thường là nhân công nữ) trong quá trình sản xuất đặc biệt là khâu bao gói kẹo bằng tay nên lượng nước thải sinh hoạt cũng khá lớn

Kết quả phân tích nước thải tại một trong những doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa

ở Việt Nam

Bảng 1.1 Chất lượng nước thải các doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT,

Bảng 1.2 Chất lượng môi trường khí các doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 19:2009/BTNMT,

Trang 16

Các chất rắn khác như bao bì, vỏ kẹo hỏng… thường được thu gom như rác thải sinh hoạt

Ngành sản xuất thạch dừa

- Nước thải:

Nước thải sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ các hoạt động vệ sinh của công nhân viên tại cơ sở Thành phần chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ phân hủy thông thường nước thải sinh hoạt được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải riêng bằng bể tự hoại

Nước thải sản xuất: phát sinh từ công đoạn tách và ép sản phẩm thạch dừa với lưu lượng khoảng 3m3/mẻ (một mẻ là 6m3 nước dừa) Nước thải có thành phần ô nhiễm chủ yếu là BOD, COD, SS và pH thấp

Bảng 1.3 Chất lượng nước thải tại công đoạn tách và ép sản phẩm thạch dừa

TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN 40:2011/BTNMT,

- Khí thải:

Nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu trong cơ sở sản xuất thạch dừa là khói thải từ

lò nấu nước dừa Nhiên liệu nấu thưởng sử dụng là gáo dừa Thành phần khí thải chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx Một cơ sở sản xuất thạch dừa sử dụng gáo dừa làm

Trang 17

nhiên liệu với lượng khoảng 4.200 kg/tháng thì tải lượng ô nhiễm thải vào môi trường ước tính như sau:

Bảng 1.4 Tính toán tải lƣợng ô nhiễm không khí do đốt gáo dừa

TT Chất gây ô nhiễm Hệ số ô nhiễm

(g/tấn nhiên liệu)

Tải lƣợng ô nhiễm (kg/năm)

Rác thải sinh hoạt: bao gồm rác thải sinh hoạt Ở các cơ sở nhỏ với khoảng 10 –

20 lao động/cơ sở thì rác thải có khối lượng bé không đáng kể

Chất thải rắn sản xuất: chủ yếu phát sinh từ các nguồn thải do thải bỏ giấy báo bọc khay thạch dừa trong quá trình lên men và thạch giống sau khi châm giống Hầu hết các loại chất thải rắn sản xuất của các cơ sở này đều được thu gom bán cho các nhu cầu khác Các loại chất thải rắn khác không tận dụng được và chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý mỗi ngày bởi Công ty Môi trường công ích trong khu vực

Ngành sản xuất chỉ xơ dừa:

- Nước thải:

Nước thải sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ các hoạt động vệ sinh của công nhân viên tại nhà máy Thành phần chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ phân hủy Nước thải sinh hoạt được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải riêng bằng bể tự hoại

Nước thải sản xuất: nước thải sản xuất tại các cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa có đặc điểm là phát sinh gián đoạn và được chia thành hai dòng thải:

Dòng thải 1: trong công đoạn ngâm vỏ dừa, nước được tưới lên vỏ dừa, phần nước không ngấm vào vỏ dừa sẽ qua các khe giữa các vỏ dừa, chảy xuống nền, được thu gom theo các rãnh dẫn nước thải và chảy tràn ra ngoài

Trang 18

Dòng thải 2: trong công đoạn ngâm vỏ dừa, sau khi tưới, vỏ dừa sẽ được để ngấm nước từ 1 đến 2 ngày Lượng nước rỉ ra từ vỏ dừa lúc này chứa nhiều dịch đen, có hàm lượng COD cao

Lượng nước trên nếu không được xử lý có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt Vì vậy, các cơ sở sản xuất cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải

Kết quả phân tích nước thải tại một trong những doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam

Bảng 1.5 Chất lượng nước thải sản xuất chỉ xơ dừa

Khí thải của các cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa bao gồm:

Nguồn phát sinh khí thải, gây tác động tới khu vực bên ngoài nhà máy: khói thải

từ quá trình đốt củi/trấu cung cấp nhiệt cho lò sấy, theo ống khói lò sấy, phát tán vào môi trường Thành phần khói thải chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx và có nhiệt độ cao, gây ô nhiễm môi trường

Nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà máy: nguồn ô nhiễm không khí chủ yếu

là bụi mụn dừa từ các công đoạn đập và tước trong quá trình sản xuất chỉ rối, công đoạn bung xơ và rắc xơ trong quá trình sản xuất tấm băng dừa, quá trình sản xuất mụn block và từ công đoạn phơi mụn dừa Hàm lượng bụi mụn dừa cao nhất tại phân xưởng sản xuất mụn block

Ngoài ra một số cơ sở sản xuất tấm băng dừa có sử dụng keo dính latex sẽ có còn phát sinh mùi keo latex và hơi keo latex Tuy hàm lượng latex chỉ cao trong thời gian rất ngắn (do bị phát tán tự nhiên vào môi trường), nhưng do thành phần

Trang 19

keo latex chủ yếu là mủ cao su, lưu huỳnh, NH3 gây mùi khó chịu và độc cho người tiếp xúc Vì vậy nên có giải pháp phù hợp cho công đoạn sản xuất này

Dưới đây là kết quả phân tích môi trường khí của một cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa tại Bến Tre

Bảng 1.6 Chất lượng không khí trong xưởng sản xuất

TT Thông số Đơn vị Vị trí lấy mẫu Kết quả TCVS 3733/2002/QĐ-BYT

3 NH3 mg/m3 Khu phun keo 0,32 25

4 SO2 mg/m3 Khu phun keo 0,26 40

- Chất thải rắn:

Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu bao gồm: mụn dừa, xơ dừa phát sinh chủ yếu ở công đoạn sản xuất mụn block, công đoạn cắt biên tấm băng dừa và công đoạn cắt sản phẩm định hình Lượng mụn dừa sinh ra gấp khoảng 1,5 đến 2 lần lượng chỉ, hiện nay được coi như nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất mụn block xuất khẩu hay sản xuất đất sạch, phân bón cây cảnh

Ngành sản xuất cơm dừa nạo sấy:

- Nước thải:

Nước thải sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ hoạt động vệ sinh của công nhân viên tại nhà máy Thành phần chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ phân hủy Nước thải sinh hoạt được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải riêng bằng bể tự hoại Nước thải sản xuất: phát sinh từ các khu vực của phân xưởng chế biến với thành phần chủ yếu là BOD, COD, SS, chlorine dư, dầu mỡ, coliform Chất lượng cửa nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong sản xuất

Kết quả phân tích nước thải tại một cơ sở sản xuất ở Việt Nam được trình bày trong bảng 1.7

Trang 20

Bảng 1.7 Chất lượng nước thải nhà máy cơm dừa nạo sấy

Bảng 1.8 Kết quả đo đạc khí thải lò hơi đốt trấu

Trang 21

Các loai chất thải rắn khác không tận dụng được và chất thải sinh hoạt được thu gom và xử lý mỗi ngày bởi Công ty Môi trường công ích trong khu vực

Ngành sản xuất than dừa thiêu kết

- Nước thải:

Nước thải sinh hoạt: chủ yếu phát sinh từ các hoạt động vệ sinh của công nhân viên tại cơ sở sản xuất Thường lượng nước này ít và đặc tính ô nhiễm không cao và được thải trực tiếp ra môi trường

Nước thải sản xuất phát sinh tại khâu sàng nước để tách bụi than khỏi than thành phẩm Thêm vào đó có một lượng nước dùng xử lý khói thải bằng các phương pháp sục khói lò thiêu kết qua bể nước; do đó nước này sẽ có lẫn dầu dừa và các chất ô nhiễm khác Định kỳ nước sản xuất được thải trực tiếp ra môi trường không qua xử

lý nên có nguy cơ gây ô nhiễm nước mặt cao

- Khí thải:

Khí thải của các cơ sở than thiêu kết là các loại khí phát sinh trong quá trình thiêu kết gáo dừa bao gồm thành phần chủ yếu là CO2, CO, THC, nhủ dầu và bụi tro bay

Ngoài ra còn có một nguồn ô nhiễm rất lớn khác là bụi phát sinh trong khâu nghiền và sàng than Thêm vào đó do than phơi tự nhiên nên phát sinh nhiều bụi khi

có gió

Bảng 1.9 Tình hình ô nhiễm môi trường không khí gần khu vực sản xuất

(huyện Mỏ Cày) Các chỉ

Trang 22

Chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất chủ yếu bao gồm: mụn dừa, xơ dừa phát sinh chủ yếu ở công đoạn sơ chế nguyên liệu Lượng chất thải này khá nhỏ và được thu hồi bán

Các chất thải rắn khác như vỏ bao bì hỏng, than bụi quá mịn, rác thải được đổ

bỏ xung quanh khu vực sản xuất

1.2 Hiện trạng ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre

1.2.1 Hiện trạng trồng dừa Bến Tre

Bến Tre là tỉnh có quy mô dừa lớn nhất cả nước và được trồng tập trung thành vùng nguyên liệu lớn cho ngành chế biến các sản phẩm dừa Trước năm 2005, diện tích dừa ổn định trong khoảng 37.000 – 38.000 ha Sau năm 2005, diện tích dừa tăng nhanh đột biến và đạt đến 55.870 ha vào năm 2011 (chiếm 31,14% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh) với sản lượng hơn 428 triệu trái/năm Với 163.082 hộ trồng dừa từ 0,5 đến 1 ha và 8.466 hộ trồng trên 1 ha Diện tích trồng xen cũng còn rất thấp, do vậy, khi giá trái dừa biến động đã ảnh hướng lớn đến thu nhập của người trồng dừa [12]

Khoảng 12,5% diện tích dừa Bến Tre trồng các giống dừa thuộc nhóm cho trái tươi (dừa uống nước) phổ biến như các giống Xiêm xanh, Xiêm vàng, Xiêm đỏ, Xiêm lục, dừa Tam Quan, dừa Dứa Khoảng 87,5% diện tích còn lại trồng các giống dừa cho chế biến công nghiệp hoặc đa dụng như nhóm dừa Ta (Ta xanh, Ta vàng,

Ta đỏ), dừa Dâu (Dâu xanh, Dâu vàng, Dâu đỏ), giống lai PB121, JVA 2, và giống lai khác Các vùng trồng dừa tươi phân bố xen kẽ với vùng dừa chế biến công nghiệp, và ở huyện nào cũng có [12]

Năng suất dừa Bến Tre thuộc vào nhóm cao 9.703 trái/ha/năm, cao hơn so với năng suất dừa Ấn Độ và Sri Lanka Sản lượng gia tăng khá nhanh, năm 2011 đạt

428 triệu trái dừa [12]

Trang 23

Bảng 1.10 Diện tích và sản lƣợng dừa Bến Tre qua các năm [8]

Hình 1.3 Diện tích trồng dừa Bến Tre qua các năm

Hình 1.4 Sản lƣợng dừa Bến Tre qua các năm

Trang 24

Về ứng dụng kỹ thuật, chủ yếu là bón phân, bồi bùn hàng năm; việc chọn giống

và ứng dụng các kỹ thuật khác vẫn còn hạn chế Thành quả đáng chú ý nhất là ứng dụng công nghệ sinh học (ong ký sinh) phòng trừ bọ cánh và phát triển các loại hình canh tác tổng hợp trong vườn dừa (dừa xen ca cao, chanh, cây có múi, măng cụt, nuôi tôm cá trong mương dừa)… [12]

Khẳng định vị trí vai trò quan trọng của cây dừa và ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bến Tre trong hiện tại và tương lai, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp để hổ trợ người trồng dừa, ngành nông nghiệp cũng đã có những chương trình, dự án, mô hình,… nhằm tăng thu nhập trên diện tích trồng dừa, từ đó làm cơ sở phát triển ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa theo hướng bền vững

Xét về triển vọng phát triển, Bến Tre vẫn còn quỹ đất tiềm năng để phát triển vùng chuyên canh dừa trên nền đất chuyển đổi từ cây trồng khác, ví dụ như đất trồng mía, trồng lúa năng suất thấp hoặc đất lúa nhỏ lẻ Quỹ đất tiềm năng có không dưới 10 ngàn ha Về năng suất, Bến Tre vẫn có khả năng nâng cao năng suất dừa từ 20-30% trên diện rộng nếu được đầu tư trồng mới với các giống dừa có năng suất cao, có áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân và bảo vệ thực vật tốt

1.2.2 Hiện trạng sản xuất và chế biến dừa [12]

Ngành công nghiệp chế biến dừa ở Bến Tre tuy mới hình thành không lâu, nhưng đã có sự phát triển nhanh khá chắc chắn và phong phú về mặt hàng Công nghiệp chế biến dừa đã tiêu thụ 85,74% tổng lượng dừa thu hoạch trên địa bàn tỉnh

và chiếm tỷ trọng khá lớn so với ngành công nghiệp chế biến, được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Theo số liệu tổng họp thống kê và điều tra thực trạng ngành chế biến dừa giai đoạn 2005-2010 và năm 2011 như sau:

- Số lượng doanh nghiệp và cơ sở chế biến dừa trong những năm qua tăng nhanh đáng kể, từ 1.399 cơ sở và doanh nghiệp năm 2005, lên hơn 1.600 đơn vị năm

2011, giai đoạn 2005 - 2010 tăng bình quân 13,68%/năm chiếm 12,96% số cơ sở ngành công nghiệp chế biến

Trang 25

- Lao động tham gia trong các doanh nghiệp và cơ sở chế biến dừa của tỉnh ngày càng gia tăng, giai đoạn 2005-2010 tăng bình quân 7,51%/năm Từ 15.414 người năm 2005, lên 22.142 người năm 2010, chiếm 36,01% tổng lao động của ngành công nghiệp chế biến

- Sản phẩm của ngành chế biến dừa Từ nguyên liệu của cây dừa Bến Tre hiện nay

đã sản xuất được 29 loại sản phẩm Phần lớn các sản phẩm của ngành chế biến dừa có giá trị gia tăng cao: cơm dừa nạo sấy, bột sữa dừa, than hoạt tính, các sản phẩm từ chỉ xơ dừa, thạch dừa

- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến dừa tăng đều và giữ vững tỷ trọng cao trong cơ cấu chung của ngành công nghiệp tỉnh Bến Tre Năm 2006 giá trị sản xuất ngành chế biến dừa là 480 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,91% trong tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, đến năm 2010 giá trị sản xuất các sản phẩm từ dừa 820 tỷ đồng, chiếm 24,58% so với giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp, tăng trưởng bình quân 13,52%/năm (giá cố định 1994)

- Các sản phẩm dừa chủ yếu được sản xuất từ trái dừa Có thể chia thành 04 nhóm chính:

+ Nhóm 1, các sản phẩm được chế biến từ vỏ dừa, bao gồm xơ dừa và mụn dừa Từ

xơ dừa sản xuất ra chỉ xơ dừa, thảm xơ dừa, đệm xơ dừa, dây thừng và lưới xơ dừa Mụn dừa được làm khô (phơi hoặc sấy) và gia công ép bánh với nhiều kích cỡ khác nhau (làm giảm thể tích phục vụ vận chuyển)

+ Nhóm 2, các sản phẩm được chế biến từ gáo dừa Gáo dừa được sản xuất thành than thiêu kết, sau đó được xay nghiền với nhiều kích cỡ khác nhau và xuất khẩu Một phần nhỏ gáo dừa được sản xuất thành các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

+ Nhóm 3, các sản phẩm được chế biến từ cơm dừa, như là: cơm dừa nạo sấy, dầu dừa, sữa dừa (số lượng ít), bột sữa dừa (số lượng ít) và một phần được dùng để chế biến bánh kẹo

+ Nhóm 4, các sản phẩm được chế biến từ nước dừa, như là: thạch dừa thô, thành dừa thành phẩm, thạch dừa dưỡng da (ít) và một phần nhỏ sản xuất nước màu dừa

Trang 26

Ngoài ra, còn có một số sản phẩm được sản xuất từ các bộ phận khác của cây dừa như là: giỏ cọng dừa, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ nan dừa, thân cây dừa,… mặc dù giá trị sản xuất không cao nhưng nó góp phần quan trọng để tạo việc làm, tăng nhu nhập cho nhiều người lao động tại địa phương

1.2.3 Hiện trạng tiêu thụ dừa và các sản phẩm dừa của Bến Tre

Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm dừa Bến Tre cũng khá phong phú, trong

đó chú yếu là xuất khẩu

Thị trường Châu Á giữ vị trí quan trọng vừa là thị trường trực tiếp vừa là thị trường trung gian, sản phẩm dừa của Bến Tre xuất khẩu vào thị trường Châu Á tập trung ở các nước khu vực Đông Bắc Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Hông Kông, Hàn Quốc và một số nước khác như: Thái Lan, Srilanka, Malaysia, Singapore Trong đó Trung Quốc là thị trường truyền thống có điều kiện tự nhiên thuận lợi, là thị trường dễ tính không yêu cầu chất lượng hàng hóa cao, mẫu mã đẹp, giá cả dễ thỏa thuận, chi phí vận chuyển thấp, có thể áp dụng phương thức mua bán linh hoạt Trong nhiều năm qua Bến Tre đã xuất khẩu sang Trung Quốc phần lớn các sản phẩm dừa, là thị trường trung gian chuyên mua nguyên liệu dừa của Bến Tre để sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng trong nước và tái xuất khẩu Những năm gần đây tỉnh Bến Tre đã ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, các doanh nghiệp đã mạnh dạng đầu tư vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao để xuất khẩu sang các thị trường khác, nên hàng xuất khẩu của Bến Tre vào thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm dần, năm 2000 chiếm tỷ trọng 66%, năm 2005 giảm còn 35 % và đến năm 2010 giảm còn 24 % kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh [18]

Thị trường Châu Âu tập trung vào thị trường chung EU bao gồm 27 nước thành viên, cácnước nhập khẩu sản phẩm dừa của Bến Tre là: Đức, Pháp, Nga, Hà Lan, Tây Ban Nha và một số nước khác, thị trường nầy có sức mua lớn; năm 2000 chiếm

tỷ trọng 02%, năm 2005 chiếm tỷ trọng 20 %, nhưng sau đó giảm dần đến năm

2010 còn 14 % kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh; do nhu cầu thị trường EU đòi hỏi chất lượng hàng hóa cao, theo tiêu chuẩn quốc tế, bao bì mẫu mã đẹp, nhất là

Trang 27

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất nghiêm ngặt nên lượng hàng xuất khẩu vào thị trường nầy gặp khó khăn Thị trường Châu Mỹ tập trung vào các nước khu vực Bắc Mỹ như: Hoa Kỳ, Canada và một số nước khác như: Argentina, Braxin, Mexico; là thị trường lớn có nhiều tiềm năng đang có xu hướng tăng nhanh, năm

2000 chiếm tỷ trọng 01%, năm 2005 chiếm tỷ trọng 06 % sau đó tăng nhanh đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 14 % kim ngạch xuất khẩu của tỉnh [18]

Kim ngạch xuất khẩu từ 51,439 triệu USD (năm 2006) và tăng lên 72,331 triệu USD năm 2010, bình quân tăng 10,15%/năm (chiếm tỷ trọng 27,77% kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh năm 2010) và tăng đột biến lên 146,743 triệu USD, chiếm

tỷ trọng 39,1% kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh năm 2011 [12]

Bảng 1.11 Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa tỉnh Bến Tre từ

2007 – 2011 [8]

ĐVT: 1.000 USD

Tổng 141.354,09 184.317,98 188.351,50 260.476,00 375.299,25 Ngành sản xuất các

sản phẩm từ quả dừa 58.849,61 80.386,27 67.311,18 72.330,95 146.742,69

Hình 1.5 Giá trị kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bến Tre từ 2007 - 2011

Trang 28

Thị trường xuất khẩu các sản phẩm dừa tăng khá nhanh, từ 48 nước và vùng lãnh thổ năm 2005, đến năm 2010 sản phẩm dừa của Bến Tre đã xuất khẩu sang 65 nước và vùng lãnh thổ; cơ cấu thị trường có sự chuyển dịch phù hợp theo định hướng của chương trình phát triển xuất khẩu của tỉnh và phát triển theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế [12]

Thị trường tiêu dùng trong nước chủ yếu là các loại bánh, kẹo dừa (chiếm 1/3 tổng sản lượng), thạch dừa (chiếm 10% tổng sản lượng)

1.3 Chương trình phát triển ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre đến năm 2020 [11]

1.3.1 Mục tiêu của chương trình

Mục tiêu chung

- Triển khai đồng bộ các hoạt động của chương trình đi vào chiều sâu tao bước chuyển biến đột phá nâng cao hiêu quả chuỗi giá trị ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tập trung hợp lý ở cả lĩnh vực là: trồng dừa, chế biến, tiêu thụ gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

- Thông qua các hoạt động chương trình đạt được mục tiêu về gia tăng đóng góp của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa vào phát triển kinh tế - Xã hội

và cho riêng từng lĩnh vực: trồng dừa, chế biến, tiêu thụ góp phần thúc đẩy phát triển ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa nhanh và bền vững

- Giá trị sản xuất của ngành chế biến dừa tăng bình quân 15.01 %/năm

- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dừa tăng bình quân 20,11%/năm đạt 212 triệu USD năm 2015

Trang 29

- Xây dựng được các thương hiệu dừa có uy tín, tạo thế cho sản phẩm dừa Bến Tre tiếp tục giữ vững và phát triển trên các thị trường thế giới Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dừa tăng bình quân 13,25%/năm, dự kiến đạt 395 tỷ USD năm

2020

1.3.2 Nội dung của chương trình

Định hướng nội dung hoạt động

- Phát triển và ổn định vùng dừa theo hướng tối ưu hóa khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn dừa (trồng xen, nuôi xen) tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, đồng thời cung ứng ổn định nguồn nguyên liệu dừa cho công nghiệp chế biến:

+ Về diện tích, căn cứ vào hiện trạng, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phân bố diện tích trồng dừa, tiếp tục cần điều tra, nghiên cứu sâu thêm về thực tế sản xuất,

về thổ nhưỡng, dự báo tác động về biến dổi khí hậu, để xác định rõ vùng đất cần đưa cây dừa vào thay thế những cây trồng khác, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của tỉnh; xác định những cây trồng vật nuôi xen trong vườn dừa phù hợp ở từng vùng, để khuyến cáo, hướng dẫn cho nông dân sản xuất

+ Về hệ thống canh tác, tập trung phát triển hệ thống canh tác tổng hợp vườn dừa (dừa xen ca cao, chanh, cây có múi, măng cụt, nuôi tôm cá trong mương dừa, nuôi ong mật trong vười dừa…) Nhân rộng những mô hình trồng xen, nuôi xen hợp lý, có hiệu quả trong vườn dừa Xây dựng mô hình vườn xanh, nhà đẹp kết hợp tham quan, du lịch góp phần xây dựng mô hình kiểu mẫu nông thôn mới, hình thành vùng

chuyên canh để hợp tác trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ

Trang 30

Về quy mô sản xuất, chủ yếu vẫn là nông hộ; hỗ trợ tốt các cơ sở thu mua, chế biến và tích cực phát triển lĩnh vực dịch vụ du lịch tại các địa bàn có tiềm năng + Về giống, chọn và phổ biến giống cho các vườn dừa mới (kể cả nhóm dừa uống nước) kết họp quản lý chặt chẽ về giống dừa Loại bỏ các giống kém chất lượng, tạo

ra những vườn dừa thuần giống thông qua dự án “Thiết lập và Bình tuyển cây dừa

mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà, giai đoạn 2013-2015”

+ Về kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vườn dừa như kỹ thuật chăm sóc, cơ giới hóa bồi bùn, bón phân, khuyến cáo nông dân tưới nước cho dừa trong mùa khô hạn; Nhân rộng mô hình nuôi ong ký sinh tại hộ gia đình

Về kết cấu hạ tầng thủy lợi, kiểm soát tốt nguồn nước và các công trình đầu mối nhằm phát triển nuôi tôm cá trong vườn dừa và tạo điều kiện phát triển các cây trồng xen trong vườn

- Phát triển chiều sâu công nghiệp chế biến dừa tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao gắn với đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao năng lực và giá trị sản xuất của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa:

+ Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến dừa theo hướng thu hút thêm đầu tư mới

và khuyến khích các DN đầu tư mở rộng sử dụng công nghệ hiện đại, làm ra các sản phẩm có giá trị cao Tăng nhanh những sản phẩm chất lượng cao đã có như: cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, than hoạt tính, các loại bánh kẹo

+ Khuyến khích sản xuất các sản phẩm mới, chất lựợng cao, có triển vọng về thị trường như: Dầu dừa sạch, sữa nước dừa đóng lon/hộp, Dầu VCO (Virgin coconut oil), mỹ phẩm từ dừa, các loại thực phẩm và thực phẩm chức năng, dược phẩm… + Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nghiên cứu, thiết kế mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng giá trị gia tăng của sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế

+ Hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp để làm ra các sản phẩm thị trường có nhu cầu, hoặc làm nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm tinh như, các loại hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ xơ dừa, than thiêu kết, thạch dừa thô, nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng

Trang 31

- Phát triển gắn kết thị trường nội địa với thị trường thế giới; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; từng bước hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô; phát triển mạnh thương hiệu dừa Bến Tre:

+ Tiếp tục khai thác và phát triển thị trường nội địa, góp phần tích cực tiếp cận người tiêu dùng tại thị trường trong nước, quảng bá tới người tiêu dùng trong và ngoài nước những sản phẩm dừa, cụ thể:

Tổ chức Fetival và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thị, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua tổ chức hội chợ tại tỉnh; tham gia hội chợ trong nước; thiết lập các kênh phân phối trong nước; tham gia các showroom, giao thương với các doanh nghiệp trong nước

Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm dừa; cẩm nang ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa… Xuất bản ấn phẩm phổ biến kết quả điều tra, khảo sát

+ Phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng, củng cố thị trường truyền thống, tập

trung xuất khẩu vào thị trường mục tiêu, mở rộng thị trường tiềm năng, thâm nhập

thị trường mới, tập trung triển khai:

Thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm của sản phẩm dừa

Tổ chức, khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm thương mại tại nước ngoài: lựa chọn những hội chợ chuyên ngành, có uy tín, phù hợp với sản phẩm, năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Phối hợp tổ chức các hoạt động giao dịch thương mại, nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại

Tập huấn cho doanh nghiệp về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường, ứng dụng thương mại điện tử, xây dựng và quảng bá thương hiệu

+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu để nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp

và giá trị niềm tin đối với khách hàng

Một số Dự án, chương trình ưu tiên

Lĩnh vực Nông nghiệp:

- Dự án Cải tạo vườn dừa kém hiệu quả, giai đoạn 2013-2016

Trang 32

- Dự án Thiết lập vườn dừa giống và bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà

- Dự án phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa

- Dự án trồng xen ca cao trong vườn dừa

Lĩnh vực Khoa học Công nghệ:

- Hỗ trợ DN ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa xây dựng các dự án nâng cao năng suất và chất lượng

- Dự án đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất chất lượng tổ chức

cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về NSCL

- Hỗ trợ DN ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ

- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

- Hỗ trợ doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Lĩnh vực Công thương:

- Đầu tư nhà máy sản xuất sữa dừa (14.000 tấn/năm) và nước dừa đóng hộp (14 triệu lít nước dừa/năm)

- Dự án Sữa dừa và cơm dừa béo thấp

- Đầu tư duy trì công suất các cơ sở chế biến cơm dừa nạo sấy hiện có

- Đầu tư nhà máy sản xuất mụn dừa

1.4 Tình hình áp dụng SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một trong năm tỉnh mục tiêu (Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Bến Tre) được Hợp phần SXSH trong công nghiệp (CPI) – Bộ Công thương lựa chọn tham gia vào việc thực hiện các mô hình trình diễn SXSH Từ năm

2008 đến năm 2011, tỉnh đã có rất nhiều hoạt động nhằm áp dụng SXSH trong công nghiệp

1.4.1 Một số hoạt động SXSH trong thời gian qua [13]

Các hoạt động truyền thông và dự án trình diễn tại Bến Tre

Trong thời gian qua, Bến Tre đã thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm

Trang 33

nâng cao nhận thức cộng đồng như là: Xây dựng 08 phim về sản xuất sạch hơn và phát sóng trên đài truyền hình Bến Tre; In ấn 01 tờ rơi (8.000 bản) tuyên truyền về SXSH phát rộng rãi cho các doanh nghiệp; Hỗ trợ khoảng 20 bài báo tuyên truyền

về SXSH trên báo địa phương (Báo Đồng Khởi); Xây dựng trang Web về SXSH tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp

Tổ chức 10 hội thảo, tập huấn về SXSH cho khoảng gần 1.000 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất, các cán bộ của các cơ quan đơn vị có liên quan trong và ngoài tỉnh, học viên và giảng viên của 02 trường cao đẳng và tổ chức các chuyến thăm quan thực tế tại tỉnh nhằm nâng cao nhận thức

về áp dụng sản xuất sạch hơn/ bảo vệ môi trường, trang bị những kiến thức, kỹ năng

cơ bản về áp dụng SXSH trong công nghiệp

Từ năm 2007 đến nay, có 06 dự án trình diễn về SXSH được thực hiện tại các đơn vị trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa như là: DNTN Thiên Long (sản xuất bánh, kẹo dừa), Cơ sở thạch dừa Minh Châu (sản xuất thạch dừa thành phẩm); Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh (sản xuất cơm dừa sấy); Cơ sở Nguyễn Thị Lâm Đồng (sản xuất thạch dừa thô); Công ty TNHH Thanh Bình (sản xuất hàng TCMN từ dừa); Công ty TNHH Vĩnh Tiến (sản xuất bánh, kẹo dừa)

Ngoài ra, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã hỗ trợ tư vấn đánh giá, đề xuất các giải pháp SXSH, TKNL cho 36 doanh nghiệp trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa

Khung pháp lý và tổ chức thực hiện

- Một số văn bản đã được ban hành:

+ Chỉ thị số 08/CT-BCN ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc áp dụng SXSH trong các cơ sở sản xuất công nghiệp

+ Kế hoạch số 3800/KH-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Bến Tre về việc thực hiện việc áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre

+ Kế hoạch số 05/KH-SCN ngày 15 tháng 01 năm 2008 về việc tổ chức triển khai

áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Trang 34

+ Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009 Thủ tướng chính phủ đã

có về việc ban hành Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 Hiện nay, Trung ương đang xây dựng thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí và xây dựng khung các đề án thành phần của Chiến lược

+ Kế hoạch hành động SXSH trong công nghiệp tỉnh Bến Tre giai đoạn 2009-2013,

đã được UBND tỉnh Bến Tre phê duyệt năm 2009

+ Chỉ thị số 03/2010/CT-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh Bến Tre về việc triển khai thực hiện Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre

- Thành lập và vận hành Văn phòng SXSH tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (TTKC&TVPTCN)

1.4.2 Đánh giá kết quả đạt được trong thời gian qua tại Bến Tre [19]

Từ góc độ quản lý nhà nước

- Nâng cao được nhận thức và khả năng triển khai thực hiện áp dụng SXSH của doanh nghiệp trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa thông qua các hoạt động truyền thông và các dự án trình diễn

- Nâng cao nhận thức của cán bộ tuyên truyền, thúc đẩy SXSH cho các cơ quan

có liên quan và báo đài

- Xây dựng được kế hoạch mang tính chiến lược dài hạn và đang dần hình thành khung pháp lý từ Trung ương đến địa phương

- Xây dựng được đơn vị chuyên trách với một số kinh nghiệm (đặc biệt chuyên sâu trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa) và công cụ ban đầu để triển khai thực hiện

Trang 35

- Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh:

Với 19 giải pháp SXSH đã giúp giảm 21% lượng nước sử dụng, hạn chế tối đa nguyên liệu cơm dừa rơi vãi, giảm 90% lượng bán thành phẩm thất thoát trong quá trình sấy, giảm trên 18% lượng trấu tiêu thụ Tổng tiết kiệm hàng tỷ đồng/năm Về môi trường: giảm tro và lượng khí CO phát thải ra môi trường, nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Đồng thời, nhà máy cũng đã đạt được tiêu chuẩn ISO 22.000 phiên bản 2005 và thị trường xuất khẩu được mở rộng đến hơn 20 quốc gia

và vùng lãnh thổ trên thế giới

- Công ty TNHH Vĩnh Tiến:

Với 26 giải pháp được thực hiện từ năm 2009, đã giúp Vĩnh Tiến giảm định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu, hóa chất trung bình đạt 13,8%; Giảm tỷ lệ kẹo hỏng

từ 7% xuống còn khoảng 1%; Giảm 900 m3 củi/năm; Tiết kiệm 1.920 Kwh điện và

660 m3 nước mỗi năm Tổng chi phí tiết kiệm được sau dự án là hơn 1,6 tỷ đồng/ năm Đồng thời, giảm 485 tấn CO2 mỗi năm và nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường

- Cơ sở thạch dừa Nguyễn Thị Lâm Đồng:

SXSH không chỉ thành công tại các doanh nghiệp lớn như Thành Vinh hay Vĩnh Tiến, SXSH cũng có thể áp dụng thành công ở các cơ sở sản xuất nhỏ như là

Cơ sở Nguyễn Thị Lâm Đồng Triển khai thực hiện 13 giải pháp, sau hơn 02 năm

áp dụng, các giải pháp đã đem lại một kết quả rất đáng trân trọng Cụ thể là: tiết kiệm năng lượng từ 25% đến 30%, giảm 50 % thời gian trong toàn bộ qui trình sản xuất, tăng công suất lên 2,5 lần, tổng tiết kiệm hàng năm lên đến hơn 750 triệu đồng Ngoài ra, đây cũng là cơ sở sản xuất nhỏ đầu tiên có trang bị hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường

- Công ty TNHH Thanh Bình:

Với 32 giải pháp SXSH được triển khai thực hiện đã giúp công ty thu được một

số lợi ích đáng kể như là: Giảm tiêu thụ điện 7%, Giảm tổn thất mụn và bao chứa tiết kiệm hơn 200 triệu đồng/năm; Giảm keo latex 46,78%, tiết kiệm gần 450 triệu đồng/năm; Giảm nhân công tiết kiệm 260 triệu đồng; Giảm phế liệu gần 6%, tiết

Trang 36

kiệm 118 triệu đồng/năm; đồng thời Giảm phát tán keo Latex ra xung quanh, giảm ô nhiễm bụi trong phân xưởng

- Cơ sở thạch dừa Minh Châu:

Sản phẩm tăng 41%; Tiết kiệm nước 31%; Tiết kiệm điện 23,3%; Giảm sử dụng: dầu 22,6%, bisunfite 22,6%, soda 50%; nhân công 22%

- DNTN chế biến thực phẩm Thiên Long:

Sản phẩm tăng 32%; Tiết kiệm điện 16,3%; Giảm sử dụng: gáo dừa 27,3%, than 13%, nhân công giảm 17,7%

Qua quá trình thực hiện dự án trình diễn SXSH, các doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích thiết thực của các giải pháp SXSH trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường; ý thức tiết kiệm của công nhân, điều kiện làm việc của người lao động, vẻ mỹ quan của doanh nghiệp cũng được cải thiện rõ rệt Đồng thời, qua đó cho thấy, SXSH có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp với những ngành nghề và quy mô khác nhau

Trang 37

CHƯƠNG II SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1 Các cách tiếp cận trong quản lý môi trường [1, 7, 14]

2.1.1 Các cách tiếp cận trong quản lý môi trường

Thực tế cho thấy, các quá trình sản xuất công nghiệp luôn gây ra ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn

Hình 2.1 Sơ đồ tổng quát một quá trình sản xuất công nghiệp [2]

Trong vòng hơn nửa thế kỷ qua, các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm gây nên suy thoái môi trường đã có nhiều thay đổi Các cách tiếp cận trong quản lý môi trường theo thời gian [7]:

Bỏ qua: Trước những năm 1960, con người gần như không có hành động nào để

quản lý vấn đề ô nhiễm, hoàn toàn làm ngơ trước những hậu quả môi trường Mọi chất thải đều được thải tự do vào môi trường mà không hề được xử lý

Pha loãng: Giải pháp này được áp dụng rộng rãi trong những năm 1960 – 1970

Tuy nhiên, với giải pháp này, các vấn đề ô nhiễm không được giảm bớt, chất lượng môi trường không được cải thiện

Xử lý cuối đường ống: Các giải pháp xử lý cuối đường ống được áp dụng rộng

rãi trong những năm 1970 – 1980 và kể cả hiện nay Các công trình xử lý được

Quá trình sản xuất

Khí thải

Sản phẩm

Chất thải rắn Nước thải

Năng lượng

Nước Nguyên liệu

Trang 38

lắp đặt và vận hành đã giúp các cơ sở sản xuất giảm được ô nhiễm trước khi thải

ra ngoài môi trường, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn ngày càng khắt khe của Luật Bảo vệ Môi trường Cách tiếp cận này được xem là tích cực, tuy nhiên, nó

xử lý cuối đường ống thường nảy sinh các vấn đề như:

- Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý

- Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông nghiệp

- Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp

- Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý

Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn (Sản xuất sạch hơn): Từ cuối những năm

1980, cách tiếp cận SXSH đã ra đời với mục tiêu chuyển việc quản lý môi trường từ bị động (xử lý cuối đường ống) sang việc kiểm soát trước và trong quá trình sản xuất, mang tính phòng ngừa và chủ động Các thuật ngữ ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải, năng suất xanh đều là các tiếp cận tương tự của SXSH

Theo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP, 1994):

“Sản xuất sạch hơn là quá trình áp dụng liên tục một chiến lược tổng hợp, phòng ngừa về mặt môi trường đối với các quy trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”

- Đối với sản xuất: SXSH bao gồm quá trình bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại cũng như giảm độc tính của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất

- Đối với sản phẩm: SXSH tập trung vào giảm thiểu các tác động trong toàn bộ vòng đời sản phẩm từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng

- Đối với dịch vụ: Lồng ghép sự quan tâm về môi trường trong thiết kế và phát triển dịch vụ

Trang 39

Phát triển theo thời gian Hình 2.2 Lịch sử tiếp cận SXSH [3]

Có thể diễn tả các cách tiếp cận trong quản lý môi trường theo sơ đồ như sau [16]:

 Giải pháp quản lý môi trường: Làm ngơ và pha loãng:

 Giải pháp quản lý môi trường: Xử lý cuối đường ống:

Giảm thiểu Ngăn ngừa ô nhiễm Sinh thái công nghiệp

Phát triển bền vững

Quá trình sản xuất Nguyên liệu

Trang 40

 Giải pháp quản lý môi trường: SXSH (Ngăn ngừa ô nhiễm):

 Giải pháp quản lý môi trường trong tương lai (Mô hình lý tưởng):

Hình 2.3 Sơ đồ các cách tiếp cận trong quản lý môi trường

Quá trình sản xuất Nguyên liệu

Ngày đăng: 18/07/2017, 22:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đại học Khoa học Huế (2008), Giáo trình Sản xuất sạch hơn, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Sản xuất sạch hơn
Tác giả: Đại học Khoa học Huế
Năm: 2008
7. Trần Văn Nhân (2000), Thực tiễn SXSH ở Việt Nam, Hội thảo Khởi động Dự án những chiến lược và cơ chế xúc tiến đầu tư SXSH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tiễn SXSH ở Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Nhân
Năm: 2000
9. Quyết định số 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 07/09/2009 phê duyệt “Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020
10. Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 05/09/2012 phê duyệt “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
15. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2011), Bài giảng Nguyên lý Sản xuất sạch hơn 16. Paul L.Bishop (2000), Pollution Prevention, Fundanmental and Practice Mc.Graw, Hill Series in Waste Resouces and Environmental Engineering Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý Sản xuất sạch hơn" 16. Paul L.Bishop (2000), "Pollution Prevention, Fundanmental and Practice" Mc.Graw
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2011), Bài giảng Nguyên lý Sản xuất sạch hơn 16. Paul L.Bishop
Năm: 2000
1. Đại học Bách khoa Hà Nội/INEST/VNCPC, Tài liệu khóa đào tạo cán bộ huấn luyện SXSH, Module 1 – Module 7 Khác
4. Hiệp hội dừa Bến Tre (2012), Bến Tre – Nơi có diện tích trồng dừa và sản lượng dừa lớn nhất Việt Nam Khác
5. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (2011), Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành Sản xuất các sản phẩm ngành dừa Khác
6. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Trung tâm sản xuất sạch hơn Tp Hồ Chí Minh (2008), Báo cáo đánh giá SXSH – CN.DNTM ép dầu Lương Quới – Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh Khác
11. Sở Công thương tỉnh Bến Tre (2013), Chương trình phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre đến năm 2020 Khác
12. Sở Công thương tỉnh Bến Tre (2012), Báo cáo tổng kết Hội thảo Nâng cao chuỗi giá trị cây dừa Việt Nam Khác
13. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp Bến Tre (2011), Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn từ 2008 – 2011 Khác
14. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (2000), Tài liệu hướng dẫn SXSH Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w