Hiện trạng tiêu thụ dừa và các sản phẩm dừa của Bến Tre

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre (Trang 26)

Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm dừa Bến Tre cũng khá phong phú, trong đó chú yếu là xuất khẩu.

Thị trường Châu Á giữ vị trí quan trọng vừa là thị trường trực tiếp vừa là thị trường trung gian, sản phẩm dừa của Bến Tre xuất khẩu vào thị trường Châu Á tập trung ở các nước khu vực Đông Bắc Á như: Trung Quốc, Đài Loan, Hông Kông, Hàn Quốc và một số nước khác như: Thái Lan, Srilanka, Malaysia, Singapore. Trong đó Trung Quốc là thị trường truyền thống có điều kiện tự nhiên thuận lợi, là thị trường dễ tính không yêu cầu chất lượng hàng hóa cao, mẫu mã đẹp, giá cả dễ thỏa thuận, chi phí vận chuyển thấp, có thể áp dụng phương thức mua bán linh hoạt. Trong nhiều năm qua Bến Tre đã xuất khẩu sang Trung Quốc phần lớn các sản phẩm dừa, là thị trường trung gian chuyên mua nguyên liệu dừa của Bến Tre để sản xuất ra các sản phẩm tiêu dùng trong nước và tái xuất khẩu. Những năm gần đây tỉnh Bến Tre đã ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, các doanh nghiệp đã mạnh dạng đầu tư vào sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao để xuất khẩu sang các thị trường khác, nên hàng xuất khẩu của Bến Tre vào thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm dần, năm 2000 chiếm tỷ trọng 66%, năm 2005 giảm còn 35 % và đến năm 2010 giảm còn 24 % kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh [18].

Thị trường Châu Âu tập trung vào thị trường chung EU bao gồm 27 nước thành viên, cácnước nhập khẩu sản phẩm dừa của Bến Tre là: Đức, Pháp, Nga, Hà Lan, Tây Ban Nha và một số nước khác, thị trường nầy có sức mua lớn; năm 2000 chiếm tỷ trọng 02%, năm 2005 chiếm tỷ trọng 20 %, nhưng sau đó giảm dần đến năm 2010 còn 14 % kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh; do nhu cầu thị trường EU đòi hỏi chất lượng hàng hóa cao, theo tiêu chuẩn quốc tế, bao bì mẫu mã đẹp, nhất là

đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm rất nghiêm ngặt nên lượng hàng xuất khẩu vào thị trường nầy gặp khó khăn. Thị trường Châu Mỹ tập trung vào các nước khu vực Bắc Mỹ như: Hoa Kỳ, Canada và một số nước khác như: Argentina, Braxin, Mexico; là thị trường lớn có nhiều tiềm năng đang có xu hướng tăng nhanh, năm 2000 chiếm tỷ trọng 01%, năm 2005 chiếm tỷ trọng 06 % sau đó tăng nhanh đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 14 % kim ngạch xuất khẩu của tỉnh [18].

Kim ngạch xuất khẩu từ 51,439 triệu USD (năm 2006) và tăng lên 72,331 triệu USD năm 2010, bình quân tăng 10,15%/năm (chiếm tỷ trọng 27,77% kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh năm 2010) và tăng đột biến lên 146,743 triệu USD, chiếm tỷ trọng 39,1% kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh năm 2011 [12].

Bảng 1.11 Giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa tỉnh Bến Tre từ 2007 – 2011 [8] ĐVT: 1.000 USD Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng 141.354,09 184.317,98 188.351,50 260.476,00 375.299,25 Ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa 58.849,61 80.386,27 67.311,18 72.330,95 146.742,69

Thị trường xuất khẩu các sản phẩm dừa tăng khá nhanh, từ 48 nước và vùng lãnh thổ năm 2005, đến năm 2010 sản phẩm dừa của Bến Tre đã xuất khẩu sang 65 nước và vùng lãnh thổ; cơ cấu thị trường có sự chuyển dịch phù hợp theo định hướng của chương trình phát triển xuất khẩu của tỉnh và phát triển theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế [12].

Thị trường tiêu dùng trong nước chủ yếu là các loại bánh, kẹo dừa (chiếm 1/3 tổng sản lượng), thạch dừa (chiếm 10% tổng sản lượng).

1.3Chƣơng trình phát triển ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre đến năm 2020 [11]

1.3.1 Mục tiêu của chương trình

Mục tiêu chung

- Triển khai đồng bộ các hoạt động của chương trình đi vào chiều sâu tao bước chuyển biến đột phá nâng cao hiêu quả chuỗi giá trị ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tập trung hợp lý ở cả lĩnh vực là: trồng dừa, chế biến, tiêu thụ gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Thông qua các hoạt động chương trình đạt được mục tiêu về gia tăng đóng góp của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa vào phát triển kinh tế - Xã hội và cho riêng từng lĩnh vực: trồng dừa, chế biến, tiêu thụ góp phần thúc đẩy phát triển ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa nhanh và bền vững.

Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2015:

- Diện tích dừa tập trung đạt 53.500 ha (dừa công nghiệp chiếm 85% diện tích; Diện tích dừa trồng xen chiếm 28.400 ha.

- Năng suất bình quân khoảng 10.000 trái/ha, sản lượng đạt 494.000 tấn/ năm 2015.

- Giá trị sản xuất của ngành chế biến dừa tăng bình quân 15.01 %/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dừa tăng bình quân 20,11%/năm đạt 212 triệu USD năm 2015.

Định hướng đến năm 2020:

- Diện tích dừa tập trung đạt khoảng 56.800 ha, sản lượng đạt 546.000 tấn/ năm 2020; Diện tích trồng xen ca cao trong dừa đạt 11.000 ha.

- Ngành chế biến dừa tiếp tục là ngành ngành công nghiệp chế biến chủ lực của địa phương, góp phần quan trọng đưa kinh tế nông thôn phát triển bền vững, với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên 13%/năm.

- Xây dựng được các thương hiệu dừa có uy tín, tạo thế cho sản phẩm dừa Bến Tre tiếp tục giữ vững và phát triển trên các thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dừa tăng bình quân 13,25%/năm, dự kiến đạt 395 tỷ USD năm 2020.

1.3.2 Nội dung của chương trình

Định hướng nội dung hoạt động

- Phát triển và ổn định vùng dừa theo hướng tối ưu hóa khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn dừa (trồng xen, nuôi xen) tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, đồng thời cung ứng ổn định nguồn nguyên liệu dừa cho công nghiệp chế biến:

+ Về diện tích, căn cứ vào hiện trạng, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phân bố diện tích trồng dừa, tiếp tục cần điều tra, nghiên cứu sâu thêm về thực tế sản xuất, về thổ nhưỡng, dự báo tác động về biến dổi khí hậu, để xác định rõ vùng đất cần đưa cây dừa vào thay thế những cây trồng khác, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của tỉnh; xác định những cây trồng vật nuôi xen trong vườn dừa phù hợp ở từng vùng, để khuyến cáo, hướng dẫn cho nông dân sản xuất.

+ Về hệ thống canh tác, tập trung phát triển hệ thống canh tác tổng hợp vườn dừa (dừa xen ca cao, chanh, cây có múi, măng cụt, nuôi tôm cá trong mương dừa, nuôi ong mật trong vười dừa…) Nhân rộng những mô hình trồng xen, nuôi xen hợp lý, có hiệu quả trong vườn dừa. Xây dựng mô hình vườn xanh, nhà đẹp kết hợp tham quan, du lịch góp phần xây dựng mô hình kiểu mẫu nông thôn mới, hình thành vùng chuyên canh để hợp tác trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ.

Về quy mô sản xuất, chủ yếu vẫn là nông hộ; hỗ trợ tốt các cơ sở thu mua, chế biến và tích cực phát triển lĩnh vực dịch vụ du lịch tại các địa bàn có tiềm năng. + Về giống, chọn và phổ biến giống cho các vườn dừa mới (kể cả nhóm dừa uống nước) kết họp quản lý chặt chẽ về giống dừa. Loại bỏ các giống kém chất lượng, tạo ra những vườn dừa thuần giống thông qua dự án “Thiết lập và Bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà, giai đoạn 2013-2015”.

+ Về kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vườn dừa như kỹ thuật chăm sóc, cơ giới hóa bồi bùn, bón phân, khuyến cáo nông dân tưới nước cho dừa trong mùa khô hạn; Nhân rộng mô hình nuôi ong ký sinh tại hộ gia đình.

Về kết cấu hạ tầng thủy lợi, kiểm soát tốt nguồn nước và các công trình đầu mối nhằm phát triển nuôi tôm cá trong vườn dừa và tạo điều kiện phát triển các cây trồng xen trong vườn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phát triển chiều sâu công nghiệp chế biến dừa tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao gắn với đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao năng lực và giá trị sản xuất của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa:

+ Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến dừa theo hướng thu hút thêm đầu tư mới và khuyến khích các DN đầu tư mở rộng sử dụng công nghệ hiện đại, làm ra các sản phẩm có giá trị cao. Tăng nhanh những sản phẩm chất lượng cao đã có như: cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, than hoạt tính, các loại bánh kẹo...

+ Khuyến khích sản xuất các sản phẩm mới, chất lựợng cao, có triển vọng về thị trường như: Dầu dừa sạch, sữa nước dừa đóng lon/hộp, Dầu VCO (Virgin coconut oil), mỹ phẩm từ dừa, các loại thực phẩm và thực phẩm chức năng, dược phẩm… + Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nghiên cứu, thiết kế mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng giá trị gia tăng của sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

+ Hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp để làm ra các sản phẩm thị trường có nhu cầu, hoặc làm nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm tinh như, các loại hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ xơ dừa, than thiêu kết, thạch dừa thô,... nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng.

- Phát triển gắn kết thị trường nội địa với thị trường thế giới; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; từng bước hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô; phát triển mạnh thương hiệu dừa Bến Tre:

+ Tiếp tục khai thác và phát triển thị trường nội địa, góp phần tích cực tiếp cận người tiêu dùng tại thị trường trong nước, quảng bá tới người tiêu dùng trong và ngoài nước những sản phẩm dừa, cụ thể:

Tổ chức Fetival và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thị, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua tổ chức hội chợ tại tỉnh; tham gia hội chợ trong nước; thiết lập các kênh phân phối trong nước; tham gia các showroom, giao thương với các doanh nghiệp trong nước.

Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm dừa; cẩm nang ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa… Xuất bản ấn phẩm phổ biến kết quả điều tra, khảo sát.

+ Phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng, củng cố thị trường truyền thống, tập trung xuất khẩu vào thị trường mục tiêu, mở rộng thị trường tiềm năng, thâm nhập thị trường mới, tập trung triển khai:

Thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm của sản phẩm dừa.

Tổ chức, khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm thương mại tại nước ngoài: lựa chọn những hội chợ chuyên ngành, có uy tín, phù hợp với sản phẩm, năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phối hợp tổ chức các hoạt động giao dịch thương mại, nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại.

Tập huấn cho doanh nghiệp về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường, ứng dụng thương mại điện tử, xây dựng và quảng bá thương hiệu.

+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu để nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và giá trị niềm tin đối với khách hàng.

Một số Dự án, chương trình ưu tiên

Lĩnh vực Nông nghiệp:

- Dự án Thiết lập vườn dừa giống và bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà.

- Dự án phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa. - Dự án trồng xen ca cao trong vườn dừa.

Lĩnh vực Khoa học Công nghệ:

- Hỗ trợ DN ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa xây dựng các dự án nâng cao năng suất và chất lượng.

- Dự án đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất chất lượng tổ chức cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về NSCL.

- Hỗ trợ DN ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ.

- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

- Hỗ trợ doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

Lĩnh vực Công thương:

- Đầu tư nhà máy sản xuất sữa dừa (14.000 tấn/năm) và nước dừa đóng hộp (14 triệu lít nước dừa/năm)

- Dự án Sữa dừa và cơm dừa béo thấp

- Đầu tư duy trì công suất các cơ sở chế biến cơm dừa nạo sấy hiện có - Đầu tư nhà máy sản xuất mụn dừa

1.4Tình hình áp dụng SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một trong năm tỉnh mục tiêu (Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Bến Tre) được Hợp phần SXSH trong công nghiệp (CPI) – Bộ Công thương lựa chọn tham gia vào việc thực hiện các mô hình trình diễn SXSH. Từ năm 2008 đến năm 2011, tỉnh đã có rất nhiều hoạt động nhằm áp dụng SXSH trong công nghiệp.

1.4.1 Một số hoạt động SXSH trong thời gian qua [13] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hoạt động truyền thông và dự án trình diễn tại Bến Tre

nâng cao nhận thức cộng đồng như là: Xây dựng 08 phim về sản xuất sạch hơn và phát sóng trên đài truyền hình Bến Tre; In ấn 01 tờ rơi (8.000 bản) tuyên truyền về SXSH phát rộng rãi cho các doanh nghiệp; Hỗ trợ khoảng 20 bài báo tuyên truyền về SXSH trên báo địa phương (Báo Đồng Khởi); Xây dựng trang Web về SXSH tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp.

Tổ chức 10 hội thảo, tập huấn về SXSH cho khoảng gần 1.000 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp, chủ các cơ sở sản xuất, các cán bộ của các cơ quan đơn vị có liên quan trong và ngoài tỉnh, học viên và giảng viên của 02 trường cao đẳng và tổ chức các chuyến thăm quan thực tế tại tỉnh nhằm nâng cao nhận thức về áp dụng sản xuất sạch hơn/ bảo vệ môi trường, trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về áp dụng SXSH trong công nghiệp.

Từ năm 2007 đến nay, có 06 dự án trình diễn về SXSH được thực hiện tại các đơn vị trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa như là: DNTN Thiên Long (sản xuất bánh, kẹo dừa), Cơ sở thạch dừa Minh Châu (sản xuất thạch dừa thành phẩm); Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh (sản xuất cơm dừa sấy); Cơ sở Nguyễn Thị Lâm Đồng (sản xuất thạch dừa thô); Công ty TNHH Thanh Bình (sản xuất hàng TCMN từ dừa); Công ty TNHH Vĩnh Tiến (sản xuất bánh, kẹo dừa).

Ngoài ra, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã hỗ trợ tư vấn đánh giá, đề xuất các giải pháp SXSH, TKNL cho 36 doanh nghiệp trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa.

Khung pháp lý và tổ chức thực hiện

- Một số văn bản đã được ban hành:

+ Chỉ thị số 08/CT-BCN ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc áp dụng SXSH trong các cơ sở sản xuất công nghiệp.

+ Kế hoạch số 3800/KH-UBND ngày 10 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Bến Tre về việc thực hiện việc áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

+ Kế hoạch số 05/KH-SCN ngày 15 tháng 01 năm 2008 về việc tổ chức triển khai áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

+ Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009 Thủ tướng chính phủ đã có về việc ban hành Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020. Hiện nay,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre (Trang 26)