Lý do lựa chọn phương pháp DESIRE

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre (Trang 42)

Trên thực tế, có nhiều phương pháp kiểm toán SXSH đã được nghiên cứu và xây dựng, có thể ở mỗi nước có một phương pháp kiểm toán riêng nhưng về cơ bản nội dung chính của các phương pháp đều tương đối giống nhau, đặc biệt là cách đặt vấn đề, các mục tiêu của chương trình và các kết quả đạt được.

Qua phân tích lý thuyết và kết quả thực hiện việc kiểm toán chất thải hoặc kiểm toán SXSH tại các Công ty, Doanh nghiệp ở Việt Nam theo các dự án trình diễn khác nhau, các nhóm kiểm toán giảm thiểu chất thải hoặc các nhóm kiểm toán SXSH đều đi đến nhận định rằng phương pháp kiểm toán SXSH theo DESIRE khá phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nguyên nhân:

Cải tiến thiết bị SXSH Thay đổi công nghệ

Cải tiến sản phẩm Tuần hoàn tái sử dụng Sản xuất sản phẩm phụ Quản lý nội vi tốt

Kiểm soát quy trình tốt Thay thế

- Phương pháp luận DESIRE do các nhà khoa học và quản lý Ấn Độ xây dựng trên nền tảng phương pháp luận của UNEP/UNIDO. Nền công nghiệp của Ấn Độ cũng ở trong giai đoạn đang phát triển, dựa trên một nền tảng công nghiệp nhỏ mà hầu hết các nước ở Châu Á trong đó có Việt Nam đang ở tình trạng như vậy.

- Trong khuôn khổ dự án triển khai sản xuất sạch hơn tại Việt Nam, Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam đã áp dụng phương pháp luận DESIRE trong một loạt dự án trình diễn. Những kết quả đạt được trong các dự án SXSH và tính phù hợp, dễ thực hiện của phương pháp này dần được khẳng định.

- Đối với ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa ở Bến Tre, một loạt các dự án nghiên cứu điển hình ở Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh, Công ty TNHH Vĩnh Tiến, Cơ sở sản xuất thạch dừa Nguyễn Thị Lâm Đồng, Công ty TNHH Thanh Bình, Cơ sở sản xuất thạch dừa Minh Châu, Doanh nghiệp tư nhân chế biến thực phẩm Thiên Long là các ví dụ về kết quả nghiên cứu SXSH áp dụng theo phương pháp DESIRE.

- Phương pháp DESIRE được xây dựng khoa học, dễ hiểu với các nhiệm vụ rõ ràng.

Phương pháp DESIRE khi thực hiện sẽ rất dễ dàng với sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn bên ngoài. Nhờ vậy, khi tiếp cận phương pháp này, nhiều chuyên gia trên cả lĩnh vực quản lý và kỹ thuật đều thấy rất dễ thực hiện.

Trong chương trình triển khai kiểm toán SXSH tại các nhà máy công nghiệp ở Việt Nam, phương pháp DESIRE được coi là phương pháp chính để thực hiện.

Do vậy, trong phạm vi báo cáo này, “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy – Công ty TNHH Phước Sang – Bến Tre”, phương pháp luận được lựa chọn để kiểm toán SXSH là phương pháp DESIRE.

2.3.2 Phương pháp kiểm toán SXSH theo phương pháp DESIRE

a. Xuất xứ phương pháp DESIRE

Các nhà nghiên cứu và quản lý môi trường của Ấn Độ đã xây dựng phương pháp luận có tính hệ thống nhằm đánh giá SXSH. Phương pháp này được xây dựng

trong khuôn khổ dự án: “DESIRE – Mô hình trình diễn giảm thiểu chất thải trong các ngành công nghiệp nhỏ”.

Phương pháp luận DESIRE được xây dựng dựa trên nền tảng văn hóa công nghiệp, kiểu dạng công nghiệp và nguồn nhân lực kỹ thuật của Ấn Độ, đặc biệt là của các ngành công nghiệp nhỏ đang chiếm một tỷ phần quan trọng trong tổng sản lượng công nghiệp.

Việc áp dụng thành công phương pháp luận DESIRE tại Ấn Độ và các nước đang phát triển ở Châu Á đã làm cho phương pháp này ngảy càng tỏ ra thích ứng. Lý do cơ bản làm cho phương pháp này trở nên quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi bởi nó được xây dựng phù hợp với các quốc gia đang phát triển mà các quốc gia này đều có nền công nghiệp dựa trên ngành công nghiệp vừa và nhỏ là chính.

b. Nội dung của phương pháp luận DESIRE

Phương pháp luận DESIRE kiểm toán SXSH chia hoạt động kiểm toán SXSH thành 6 bước như trong hình 2.7.

Bƣớc 1: Bắt đầu

Bước này bao gồm lập kế hoạch và tổ chức đánh giá SXSH. Nhiệm vụ cụ thể: - Lập đội SXSH, thành phần thường bao gồm ban lãnh đạo (Giám đốc hoặc phó

giám đốc là đội trưởng), cán bộ các phòng ban, phân xưởng liên quan. Tiến hành phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người.

- Liệt kê các bước (công đoạn) công nghệ của quá trình sản xuất. - Lựa chọn trọng tâm kiểm toán.

Kết quả trung gian của bước 1 là lựa chọn được trọng tâm kiểm toán SXSH.

Bƣớc 2: Phân tích các bƣớc công nghệ

Bước này bao gồm việc đánh giá các bước công nghệ có liên quan với trọng tâm kiểm toán đã lựa chọn và tính cân bằng vật chất và năng lượng để có thể định lượng được các phát thải, nguyên nhân và chi phí các chất thải.

Kết quả của bước 2 là liệt kê được các nguồn thải và nguyên nhân gây ra chúng. Từ đó có thể tiến hành được bước 3.

Hình 2.7 Sơ đồ thực hiện kiểm toán SXSH theo phƣơng pháp DESIRE[17] Giai đoạn 2: Phân tích các bƣớc công nghệ

Nhiệm vụ 4: Sơ đồ công nghệ sản xuất

Nhiệm vụ 5: Cân bằng vật chất và năng lượng Nhiệm vụ 6: Tính toán chi phí theo dòng thải Nhiệm vụ 7: Xác định nguyên nhân sinh gây thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 3: Đề xuất các cơ hội SXSH

Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội SXSH

Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có khả năng nhất

Giai đoạn 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 10: Luận chứng khả thi về kỹ thuật Nhiệm vụ 11: Luận chứng khả thi về kinh tế Nhiệm vụ 12: Các khía cạnh môi trường Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp

Giai đoạn 5: Thực hiện

Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện

Nhiệm vụ 15: Thực hiện các giải pháp SXSH Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả

Giai đoạn 6: Duy trì SXSH

Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp SXSH

Nhiệm vụ 18: Lựa chọn các bước công nghệ lãng phí (Quay trở lại nhiệm vụ 3)

Giai đoạn 1: Bắt đầu

Nhiệm vụ 1: Thành lập đội SXSH Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước công nhệ Nhiệm vụ 3: Xác định các quá trình lãng phí

Bƣớc 3: Đề xuất các cơ hội SXSH

Bước này bao gồm việc xây dựng các cơ hội SXSH và sơ bộ lựa chọn các cơ hội có tính khả thi nhất.

Kết quả của bước 3 là có được bản liệt kê các cơ hội SXSH.

Bƣớc 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

Trên cơ sở các giải pháp SXSH đã được lựa chọn sơ bộ, tiến hành đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, về kinh tế và về môi trường nhằm đưa ra các cơ hội có khả năng thực thi nhất.

Kết quả của bước là bản liệt kê các giải pháp SXSH.

Bƣớc 5: Thực hiện các giải pháp SXSH

Nội dung của bước này là triển khai thực hiện các giải pháp SXSH có tính khả thi về kinh tế - kỹ thuật và giám sát các kết quả đạt được.

Kết quả của bước này là thực hiện thành công các giải pháp SXSH.

Bƣớc 6: Duy trì SXSH

Nội dung của bước này là duy trì các giải pháp SXSH đã được thực hiện và tiếp tục xác định, lựa chọn các giải pháp chưa được thực hiện để đánh giá.

Sau một giai đoạn đánh giá SXSH sẽ tiếp tục lặp lại chu kỳ từ nhiệm vụ 3 của bước 1.

CHƢƠNG III

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SXSH TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT CƠM DỪA NẠO SẤY – CÔNG TY TNHH PHƢỚC SANG 3.1 Giới thiệu về Công ty và hiện trạng môi trƣờng trƣớc khi đánh giá SXSH

3.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Phước sang

Công ty TNHH Phước Sang đặt tại ấp Long Hòa 1, xã Long Định, huyện Bình đại, tỉnh Bến Tre.

Điện thoại: 0753.746.039 Fax: 0753.746.040 Người đại diện: Ông Lê Xuân Thủy; Chức vụ: Giám đốc Email: phuocsang.ps@gmail.com (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty TNHH Phước Sang tiền thân là DNTN Hồng Phước được thành lập vào năm 2005, tại ấp Long Quới, xã Long Định, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Đến năm 2010, di dời về ấp Long Hòa, xã Long Định, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre và đổi tên thành Công ty TNHH Phước Sang, với ngành nghề sản xuất kinh doanh là cơm dừa nạo sấy. Hiện tại, Nhà máy có 59 lao động, trong đó có 6 lao động nữ chiếm 10%.

Thời gian sản xuất: 300 ngày/năm, làm việc 8 giờ/ngày.

Vị trí địa lý của Nhà máy: bốn phía Nhà máy tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp vườn nhãn

- Phía Nam giáp vườn nhãn

- Phía Đông giáp đường liên bộ xã

- Phía Tây giáng sông Giao Hòa

Tọa độ: 10017’27,37”N; 106026’54,20”E

3.1.2 Các thiết bị, máy móc chính của Nhà máy

Bảng 3.1 Danh mục các thiết bị, máy móc chính của Nhà máy

TT Tên thiết bị, máy móc Đơn vị Số lƣợng Tình trạng thiết bị

1 Máy sấy Giàn 02 Hoạt động tốt 2 Máy xay Cái 01 Hoạt động tốt 3 Hệ thống luộc chín dừa HT 01 Hoạt động tốt 4 Hệ thống sấy khô HT 02 Hoạt động tốt 5 Hệ thống làm nguội và tách hạt HT 01 Hoạt động tốt 6 Máy ép nhựa Cái 01 Hoạt động tốt 7 Máy may bao Cái 02 Hoạt động tốt 8 Nồi hơi đốt bằng trấu Cái 02 Hoạt động tốt 9 Hệ thống xử lý nước cấp HT 01 Hoạt động tốt 10 Hệ thống xử lý nước thải HT 01 Hoạt động tốt 11 Hệ thống xử lý khí thải HT 02 Hoạt động tốt 12 Hệ thống báo cháy HT 01 Hoạt động tốt 13 Máy phát điện dự phòng Máy 01 Hoạt động tốt 14 Hệ thống đèn chiếu sáng Cái 90 Hoạt động tốt 15 Kho lạnh Kho 01 Hoạt động tốt

Nguồn: Công ty TNHH Phước Sang

3.1.3 Các thông tin về sản xuất, kinh doanh

a. Sản lượng sản phẩm và tiêu thụ nguyên, nhiêu liệu đầu vào

Sản lượng sản phẩm và tiêu thụ nguyên, nhiên liệu đầu vào của Nhà máy trong năm 2012 thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2 Sản lƣợng, tiêu thụ nguyên liệu và năng lƣợng đầu vào năm 2012

Thời gian

Sản lƣợng cơm dừa nạo sấy

(tấn) Số lƣợng tiêu thụ (đơn vị/tháng) Cơm dừa (tấn) Điện (kWh) Nƣớc cấp (m3) Trấu (tấn) Tháng 1/2012 258 744 23.083 1.957 227 Tháng 2/1012 417 1.036 78.389 3.082 280 Tháng 3/2012 555 1.397 67.648 4.285 734 Tháng 4/2012 717 606 145.533 1.609 872 Tháng 5/2012 573 1.460 137.570 4.405 821 Tháng 6/2012 692 1.712 148.467 5.290 874 Tháng 7/2012 462 1.179 112.974 3.581 630 Tháng 8/2012 242 619 63.302 1.894 261 Tháng 9/2012 328 776 92.319 2.609 358 Tháng 10/2012 193 505 84.302 1.551 234 Tháng 11/2012 175 456 63.896 1.379 223 Tháng 12/2012 207 537 12.522 1.598 266 Tổng cộng 4.819 11.026 1.030.006 33.239 5.781

Nguồn: Báo cáo sản xuất – kinh doanh năm 2012 – Công ty TNHH Phước Sang c. Định mức tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng

Bảng 3.3 Định mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lƣợng cho 01 tấn sản phẩm STT Tên nguyên, nhiên liệu Đơn vị tính Số lƣợng

1 Nguyên liệu cơm dừa kg 2.289

2 Điện kWh 214

3 Nước m3 6,9

4 Trấu kg 1.200

3.1.4 Hiện trạng môi trường của Nhà máy

a. Nguồn gốc phát sinh chất thải

Chất thải phát sinh chủ yếu của Nhà máy là chất thải rắn, nước thải sản xuất, khí thải và tiếng ồn.

 Chất thải rắn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh trong quá trình họat động của 59 cán bộ công nhân viên tại Nhà máy. Thành phần chủ yếu: thức ăn thừa, vỏ trái cây, vỏ lon, đồ hộp, giấy, gỗ, plastic... Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 18kg/ngày.

- Chất thải rắn sản xuất: chủ yếu là vụn dừa, cơm dừa hư, bùn cặn từ quá trình rửa, các loại bao bì thải, tro từ việc đốt vỏ trấu. Vụn dừa, cơm dừa trong các công đoạn sản xuất khoảng 73 kg/tấn sản phẩm. Lượng tro tạo ra từ đốt trấu: 200kg/tấn sản phẩm.

 Nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động hàng ngày của 59 cán bộ công nhân viên tại nhà máy. Đặc trưng của nước thải này là chứa nhiều tạp chất lơ lửng, dầu mỡ, nồng độ chất hữu cơ. Lưu lượng trung bình khoảng 7m3/ngày.

- Nước thải sản xuất: phát sinh chủ yếu từ quá trình ngâm, rửa cơm dừa, rửa dụng cụ, vệ sinh nhà xưởng. Lượng nước thải này chứa các chất ô nhiễm: dầu, BOD5, COD, SS, pH, N, P... Lưu lượng khoảng 70m3/ngày.

 Khí thải: phát sinh từ quá trình đốt lò hơi bằng trấu, từ phương tiện vận chuyển do xe máy của công nhân ra vào, xe đưa đón công nhân, xe tải chở hàng, xe công nhân viên ra vào bãi đậu xe của nhà máy. Thành phần chủ yếu bao gồm: SO2, NOx, CO, CO2 và bụi tro…

 Tiếng ồn: phát sinh chủ yếu từ hoạt động của máy xay và máy sấy, chỉ ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất, không ảnh hưởng đến vùng lân cận.

 Nhiệt thừa: từ quá trình đốt nhiên liệu phục vụ cho lò sấy và hệ thống sấy, chỉ ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất.

b. Các biện pháp xử lý chất thải

 Chất thải rắn:

- Vụn dừa, cơm dừa hư: thu gom xử lý lại hoặc bán cho chơ sở ép dầu dừa.

- Bao bì hỏng: thu gom bán cho cơ sở mua bán phế liệu (số lượng không đáng kể).

- Tro trấu: thu gom bán cho các hộ sản xuất nông nghiệp.

 Nước thải

- Nước thải sản xuất: thu gom một phần dầu dừa lẫn trong nước thải bán cho cơ sở ép dầu. Nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất

NƯỚC THẢI SẢN XUẤT HỒ THU KẾT HỢP TÁCH DẦU BỂ ĐIỀU HÒA BỂ SINH HỌC KỴ KHÍ BỂ SINH HỌC HIẾU KHÍ BỂ LẮNG BỂ KHỬ TRÙNG NGUỒN TIẾP NHẬN Thu khí sinh học Máy thổi khí Hóa chất khử trùng Chôn lấp Sân phơi bùn Bể chứa bùn

Mô tả quy trình:

Nước thải từ quá trình sản xuất được thu gom vào hồ thu kết hợp tách dầu rồi được bơm sang bể điều hòa để ổn định nồng độ và lưu lượng. Sau đó, nước thải được bơm sang bể xử lý sinh học kỵ khí. Sau khi xử lý sinh học kỵ khí, nước thải được tiếp tục xử lý hiếu khí ở bể sinh học hiếu khí. Tiếp đó, nước thải được bơm sang bể lắng để lắng bùn. Nước thải trong được bơm sang bể khử trùng để khử vi sinh vật gây bệnh trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Bùn lắng từ bể lắng bùn được bơm bùn bơm vào bể chứa bùn rồi bơm sang sân phơi bùn phơi khô rồi thuê đơn vị có chức năng mang đi chôn lấp.

- Nước thải sinh hoạt: được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải ra ngoài môi trường.

 Khí thải:

Khí thải được xử lý qua hệ thống xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Mô tả hệ thống xử lý khí thải: KHÍ RA KHÍ VÀO 1 2 3 4 6 5 (1): Đường ống dẫn khí (2): Cyclon (3): Tháp hấp thụ

(4): Quạt hút (5): Bể chứa nước (6): Bơm nước

Khí thải theo đường ống dẫn khí (1) được đưa qua cyclone (2) để lọc bụi rồi được đưa tới tháp hấp thụ (3) hấp thụ bằng nước trước khi được quạt hút (4) hút thải ra ngoài môi trường. Nước hấp thụ từ bể chứa (5) được bơm (6) bơm vào tháp hấp thụ (3) để xử lý khí thải.

c. Kết quả phân tích môi trường

 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh – Viện Môi trường và Tài nguyên – Phòng thí nghiệm công nghệ môi trường đã tiến hành lấy mẫu phân tích về chất lượng môi trường nước thải tại Nhà máy, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải sau hệ thống xử lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre (Trang 42)