Mục tiêu của chương trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre (Trang 28 - 29)

Mục tiêu chung

- Triển khai đồng bộ các hoạt động của chương trình đi vào chiều sâu tao bước chuyển biến đột phá nâng cao hiêu quả chuỗi giá trị ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tập trung hợp lý ở cả lĩnh vực là: trồng dừa, chế biến, tiêu thụ gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Thông qua các hoạt động chương trình đạt được mục tiêu về gia tăng đóng góp của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa vào phát triển kinh tế - Xã hội và cho riêng từng lĩnh vực: trồng dừa, chế biến, tiêu thụ góp phần thúc đẩy phát triển ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa nhanh và bền vững.

Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2015:

- Diện tích dừa tập trung đạt 53.500 ha (dừa công nghiệp chiếm 85% diện tích; Diện tích dừa trồng xen chiếm 28.400 ha.

- Năng suất bình quân khoảng 10.000 trái/ha, sản lượng đạt 494.000 tấn/ năm 2015.

- Giá trị sản xuất của ngành chế biến dừa tăng bình quân 15.01 %/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dừa tăng bình quân 20,11%/năm đạt 212 triệu USD năm 2015.

Định hướng đến năm 2020:

- Diện tích dừa tập trung đạt khoảng 56.800 ha, sản lượng đạt 546.000 tấn/ năm 2020; Diện tích trồng xen ca cao trong dừa đạt 11.000 ha.

- Ngành chế biến dừa tiếp tục là ngành ngành công nghiệp chế biến chủ lực của địa phương, góp phần quan trọng đưa kinh tế nông thôn phát triển bền vững, với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên 13%/năm.

- Xây dựng được các thương hiệu dừa có uy tín, tạo thế cho sản phẩm dừa Bến Tre tiếp tục giữ vững và phát triển trên các thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dừa tăng bình quân 13,25%/năm, dự kiến đạt 395 tỷ USD năm 2020.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)