Một số giải pháp thúc đẩy SXSH trong ngành ngành sản xuất các sản phẩm từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre (Trang 91 - 96)

từ quả dừa Bến Tre thời gian tới

Ngoài một số giải pháp chung để triển khai thúc đẩy SXSH như: Tranh thủ kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau, tăng cường nắm bắt thông tin doanh nghiệp và tích cực tìm kiếm các giải pháp công nghệ sạch, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, tăng cường hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông,…

Riêng đối với ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa, thực hiện một số giải pháp cơ bản như:

- Kế thừa, duy trì và phổ biến những kết quả của các chương trình, dự án đã triển khai thực hiện trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa trong thời gian qua. Cụ thể là duy trì, phổ biến và phát huy kết quả của các dự án trình diễn; tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đã được tư vấn đánh giá tiến hành thực hiện các giải pháp SXSH; tuyên truyền phổ biến Tài liệu hướng dẫn SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa (do Bộ Công Thương chủ trì biên soạn).

- Quan tâm, ưu tiên nguồn lực thúc đẩy SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa.

- Thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng SXSH theo từng nhóm ngành nhỏ. Tập trung vào các vấn đề bức xúc mà doanh nghiệp quan tâm (thay đổi công nghệ tiên tiến, các giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm,…)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Theo các mục tiêu của đề tài, bản Luận văn đã thực hiện được các nội dung chủ yếu sau:

Phần đầu của Luận văn đã trình bày một cách tổng quát nhất về ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa tỉnh Bến Tre. Phần này đã mô tả được các thành phần của quả dừa, các ngành sản xuất tương ứng với từng thành phần đó và các vấn đề môi trường của các ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa. Tiếp đến, Luận văn trình bày về hiện trạng trồng dừa, hiện trạng ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm từ quả dừa và định hướng phát triển ngành này ở Bến Tre trong thời gian tới. Trong phần này cũng đã tóm tắt tình hình áp dụng SXSH trong ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa ở Bến Tre trong thời gian qua.

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, Luận văn đã đề cập đến các cách tiếp cận trong quản lý môi trường thay đổi dần theo thời gian từ bỏ qua, pha loãng, xử lý cuối đường ống và từ cuối những năm 1980 đến nay là SXSH. Luận văn tập trung đi sâu vào phân tích phương pháp DESIRE – phương pháp được lựa chọn là phương pháp kiểm toán SXSH tại Nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy của Công ty TNHH Phước Sang do tính đúng đắn và phù hợp của nó.

Trong Chương III, Luận văn đã trình bày các bước đánh giá áp dụng SXSH tại Nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy của Công ty TNHH Phước Sang và đề xuất được 25 giải pháp SXSH, trong đó chủ yếu là các giải pháp quản lý nội vi (10 giải pháp, chiếm 40%) và các giải pháp thay đổi, cải tiến thiết bị (10 giải pháp, chiếm 40%), còn lại là các giải pháp kiểm soát tốt quá trình (03 giải pháp, chiếm 12%), 01 giải pháp thu hồi, tái chế, tái sử dụng và 01 giải pháp thay đổi quy trình. Qua đánh giá tính khả thi kỹ thuật, kinh tế, môi trường đã lựa chọn được 05 giải pháp cần được thực hiện ngay do những lợi ích về mặt kinh tế, môi trường mà chúng mang lại như: giúp tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, năng lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm phát thải ra ngoài môi trường.

Cuối cùng, trên cơ sở đánh giá điển hình áp dụng SXSH tại Nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy Phước Sang và tìm hiểu về ngành sản xuất các sản phẩm từ quả

dừa khác, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp SXSH cho từng ngành cụ thể và phân tích các thuận lợi và khó khăn của việc áp dụng SXSH trong ngành này ở Bến Tre.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do năng lực có hạn và thời gian không cho phép nên kết quả chưa đáp ứng tốt nhất được các yêu cầu đề ra. Tác giả mong muốn những giải pháp SXSH đã được đề xuất có thể áp dụng cho các nhà máy sản xuất cơm dừa nạo sấy khác và mở rộng ra là các nhà máy sản xuất các sản phẩm khác từ quả dừa. Và đây cũng mới chỉ là những đánh giá ban đầu, tác giả cũng mong muốn sau khi áp dụng những giải pháp ban đầu này mang lại những lợi ích kinh tế, môi trường thì Nhà máy sẽ tiếp tục nghiên cứu áp dụng các giải pháp SXSH liên tục trong quá trình sản xuất. Đồng thời kiến nghị các cấp lãnh đạo tỉnh Bến Tre nói riêng và toàn quốc nói chung có những chế tài thích hợp khuyến khích áp dụng SXSH vào trong sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học Bách khoa Hà Nội/INEST/VNCPC, Tài liệu khóa đào tạo cán bộ huấn luyện SXSH, Module 1 – Module 7.

2. Đại học Khoa học Huế (2008), Giáo trình Sản xuất sạch hơn, Huế. 3. CPSI (2010), Giới thiệu về sản xuất sạch hơn (N4)

4. Hiệp hội dừa Bến Tre (2012), Bến Tre – Nơi có diện tích trồng dừa và sản lượng dừa lớn nhất Việt Nam.

5. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (2011), Tài liệu hướng dẫn Sản xuất sạch hơn ngành Sản xuất các sản

phẩm ngành dừa.

6. Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Trung tâm sản xuất sạch hơn Tp Hồ Chí Minh (2008), Báo cáo đánh giá SXSH – CN.DNTM ép dầu Lương

Quới – Nhà máy chế biến dừa Thành Vinh.

7. Trần Văn Nhân (2000), Thực tiễn SXSH ở Việt Nam, Hội thảo Khởi động Dự án những chiến lược và cơ chế xúc tiến đầu tư SXSH.

8. Niên giám thống kê Bến Tre (2006 – 2011).

9. Quyết định số 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 07/09/2009 phê duyệt “Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” (2009). 10. Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 05/09/2012 phê

duyệt “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (2012).

11. Sở Công thương tỉnh Bến Tre (2013), Chương trình phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

12. Sở Công thương tỉnh Bến Tre (2012), Báo cáo tổng kết Hội thảo Nâng cao chuỗi giá trị cây dừa Việt Nam.

13. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển Công nghiệp Bến Tre (2011), Báo

cáo Đánh giá tình hình thực hiện hoạt động SXSH trong công nghiệp trên địa

bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn từ 2008 – 2011.

15. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2011), Bài giảng Nguyên lýSản xuất sạch hơn

16. Paul L.Bishop (2000), Pollution Prevention, Fundanmental and Practice

Mc.Graw, Hill Series in Waste Resouces and Environmental Engineering. 17. P.K.Gutta (2001), Cleaner Production in Pulp and Papar Industry, Hanoi 18. http://www.congthuongbentre.gov.vn/home/phat-trien-thi-truong-xuat-khau- san-pham-dua-cua-ben-tre-W569.htm 19. http://hiephoiduabentre.com.vn/index.php?Module=Content&Action=view&id =134 20. http://sxsh.vn/vi-VN/Home/tongquansanxuatsachhon-14/2011/Tuyen-ngon- quoc-te-ve-san-xuat-sach-hon-894.aspx

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre (Trang 91 - 96)