Hiện trạng môi trường của Nhà máy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre (Trang 49 - 54)

a. Nguồn gốc phát sinh chất thải

Chất thải phát sinh chủ yếu của Nhà máy là chất thải rắn, nước thải sản xuất, khí thải và tiếng ồn.

 Chất thải rắn:

- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh trong quá trình họat động của 59 cán bộ công nhân viên tại Nhà máy. Thành phần chủ yếu: thức ăn thừa, vỏ trái cây, vỏ lon, đồ hộp, giấy, gỗ, plastic... Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 18kg/ngày.

- Chất thải rắn sản xuất: chủ yếu là vụn dừa, cơm dừa hư, bùn cặn từ quá trình rửa, các loại bao bì thải, tro từ việc đốt vỏ trấu. Vụn dừa, cơm dừa trong các công đoạn sản xuất khoảng 73 kg/tấn sản phẩm. Lượng tro tạo ra từ đốt trấu: 200kg/tấn sản phẩm.

 Nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động hàng ngày của 59 cán bộ công nhân viên tại nhà máy. Đặc trưng của nước thải này là chứa nhiều tạp chất lơ lửng, dầu mỡ, nồng độ chất hữu cơ. Lưu lượng trung bình khoảng 7m3/ngày.

- Nước thải sản xuất: phát sinh chủ yếu từ quá trình ngâm, rửa cơm dừa, rửa dụng cụ, vệ sinh nhà xưởng. Lượng nước thải này chứa các chất ô nhiễm: dầu, BOD5, COD, SS, pH, N, P... Lưu lượng khoảng 70m3/ngày.

 Khí thải: phát sinh từ quá trình đốt lò hơi bằng trấu, từ phương tiện vận chuyển do xe máy của công nhân ra vào, xe đưa đón công nhân, xe tải chở hàng, xe công nhân viên ra vào bãi đậu xe của nhà máy. Thành phần chủ yếu bao gồm: SO2, NOx, CO, CO2 và bụi tro…

 Tiếng ồn: phát sinh chủ yếu từ hoạt động của máy xay và máy sấy, chỉ ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất, không ảnh hưởng đến vùng lân cận.

 Nhiệt thừa: từ quá trình đốt nhiên liệu phục vụ cho lò sấy và hệ thống sấy, chỉ ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp sản xuất.

b. Các biện pháp xử lý chất thải

 Chất thải rắn:

- Vụn dừa, cơm dừa hư: thu gom xử lý lại hoặc bán cho chơ sở ép dầu dừa.

- Bao bì hỏng: thu gom bán cho cơ sở mua bán phế liệu (số lượng không đáng kể).

- Tro trấu: thu gom bán cho các hộ sản xuất nông nghiệp.

 Nước thải

- Nước thải sản xuất: thu gom một phần dầu dừa lẫn trong nước thải bán cho cơ sở ép dầu. Nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất

NƯỚC THẢI SẢN XUẤT HỒ THU KẾT HỢP TÁCH DẦU BỂ ĐIỀU HÒA BỂ SINH HỌC KỴ KHÍ BỂ SINH HỌC HIẾU KHÍ BỂ LẮNG BỂ KHỬ TRÙNG NGUỒN TIẾP NHẬN Thu khí sinh học Máy thổi khí Hóa chất khử trùng Chôn lấp Sân phơi bùn Bể chứa bùn

Mô tả quy trình:

Nước thải từ quá trình sản xuất được thu gom vào hồ thu kết hợp tách dầu rồi được bơm sang bể điều hòa để ổn định nồng độ và lưu lượng. Sau đó, nước thải được bơm sang bể xử lý sinh học kỵ khí. Sau khi xử lý sinh học kỵ khí, nước thải được tiếp tục xử lý hiếu khí ở bể sinh học hiếu khí. Tiếp đó, nước thải được bơm sang bể lắng để lắng bùn. Nước thải trong được bơm sang bể khử trùng để khử vi sinh vật gây bệnh trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Bùn lắng từ bể lắng bùn được bơm bùn bơm vào bể chứa bùn rồi bơm sang sân phơi bùn phơi khô rồi thuê đơn vị có chức năng mang đi chôn lấp.

- Nước thải sinh hoạt: được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi thải ra ngoài môi trường.

 Khí thải:

Khí thải được xử lý qua hệ thống xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Mô tả hệ thống xử lý khí thải: KHÍ RA KHÍ VÀO 1 2 3 4 6 5 (1): Đường ống dẫn khí (2): Cyclon (3): Tháp hấp thụ

(4): Quạt hút (5): Bể chứa nước (6): Bơm nước

Khí thải theo đường ống dẫn khí (1) được đưa qua cyclone (2) để lọc bụi rồi được đưa tới tháp hấp thụ (3) hấp thụ bằng nước trước khi được quạt hút (4) hút thải ra ngoài môi trường. Nước hấp thụ từ bể chứa (5) được bơm (6) bơm vào tháp hấp thụ (3) để xử lý khí thải.

c. Kết quả phân tích môi trường

 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh – Viện Môi trường và Tài nguyên – Phòng thí nghiệm công nghệ môi trường đã tiến hành lấy mẫu phân tích về chất lượng môi trường nước thải tại Nhà máy, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải sau hệ thống xử lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

phân tích QCVN 40:2011/BTNMT, cột A 1 pH - 6,76 6 – 9 2 COD mg/l 75 75 3 BOD5(200C) mg/l 35 30 4 TSS mg/l 10 50 5 Tổng N mg/l 9,5 20 6 Tổng P mg/l 10,68 4 7 Coliforms MPN/100ml 1.100 3.000

Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng cuối năm 2012 Công ty TNHH Phước Sang

Ghi chú:

QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

Nhận xét:

Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý của Nhà máy chưa đạt quy chuẩn môi trường cho phép, trong đó, các chỉ tiêu COD, BOD5

vẫn cao hơn quy chuẩn áp dung chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải họat động chưa hiệu quả, đây có thể là một cơ hội áp dụng SXSH.

 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại ống khói thoát khí thải lò hơi

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh – Viện Môi trường và Tài nguyên – Phòng thí nghiệm công nghệ môi trường đã tiến hành lấy mẫu phân tích về chất lượng khí thải tại ống khói thoát khí thải lò hơi của Nhà máy, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5 Kết quả phân tích chất lƣợng khí thải tại ống khói thoát khí thải lò hơi

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả

phân tích QCVN 19:2009/BTNMT, cột B 1 Nhiệt độ 0C 132,7 - 2 O2 % 16,12 - 3 CO2 % 4,37 - 4 SO2 mg/Nm3 162 500 5 NOx mg/Nm3 93 850 6 CO mg/Nm3 1.844 1.000

Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ 6 tháng cuối năm 2012 Công ty TNHH Phước Sang

Ghi chú:

QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Nhận xét:

Kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu chất lượng khí thải tại ống khói thoát khí thải lò hơi hầu như đều nằm trong giới hạn quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT, chỉ có chỉ tiêu CO vẫn cao hơn quy chuẩn cho phép chứng tỏ quá trình cháy chưa hoàn toàn, có thể kiểm soát tốt quá trình để nâng cao hiệu quả đốt cháy lò hơi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến cơm dừa nạo sấy công ty TNHH phước sang bến tre (Trang 49 - 54)