Định hướng nội dung hoạt động
- Phát triển và ổn định vùng dừa theo hướng tối ưu hóa khai thác tổng hợp tiềm năng kinh tế vườn dừa (trồng xen, nuôi xen) tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, đồng thời cung ứng ổn định nguồn nguyên liệu dừa cho công nghiệp chế biến:
+ Về diện tích, căn cứ vào hiện trạng, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phân bố diện tích trồng dừa, tiếp tục cần điều tra, nghiên cứu sâu thêm về thực tế sản xuất, về thổ nhưỡng, dự báo tác động về biến dổi khí hậu, để xác định rõ vùng đất cần đưa cây dừa vào thay thế những cây trồng khác, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của tỉnh; xác định những cây trồng vật nuôi xen trong vườn dừa phù hợp ở từng vùng, để khuyến cáo, hướng dẫn cho nông dân sản xuất.
+ Về hệ thống canh tác, tập trung phát triển hệ thống canh tác tổng hợp vườn dừa (dừa xen ca cao, chanh, cây có múi, măng cụt, nuôi tôm cá trong mương dừa, nuôi ong mật trong vười dừa…) Nhân rộng những mô hình trồng xen, nuôi xen hợp lý, có hiệu quả trong vườn dừa. Xây dựng mô hình vườn xanh, nhà đẹp kết hợp tham quan, du lịch góp phần xây dựng mô hình kiểu mẫu nông thôn mới, hình thành vùng chuyên canh để hợp tác trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ.
Về quy mô sản xuất, chủ yếu vẫn là nông hộ; hỗ trợ tốt các cơ sở thu mua, chế biến và tích cực phát triển lĩnh vực dịch vụ du lịch tại các địa bàn có tiềm năng. + Về giống, chọn và phổ biến giống cho các vườn dừa mới (kể cả nhóm dừa uống nước) kết họp quản lý chặt chẽ về giống dừa. Loại bỏ các giống kém chất lượng, tạo ra những vườn dừa thuần giống thông qua dự án “Thiết lập và Bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà, giai đoạn 2013-2015”.
+ Về kỹ thuật, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vườn dừa như kỹ thuật chăm sóc, cơ giới hóa bồi bùn, bón phân, khuyến cáo nông dân tưới nước cho dừa trong mùa khô hạn; Nhân rộng mô hình nuôi ong ký sinh tại hộ gia đình.
Về kết cấu hạ tầng thủy lợi, kiểm soát tốt nguồn nước và các công trình đầu mối nhằm phát triển nuôi tôm cá trong vườn dừa và tạo điều kiện phát triển các cây trồng xen trong vườn.
- Phát triển chiều sâu công nghiệp chế biến dừa tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao gắn với đa dạng hóa sản phẩm để nâng cao năng lực và giá trị sản xuất của ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa:
+ Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến dừa theo hướng thu hút thêm đầu tư mới và khuyến khích các DN đầu tư mở rộng sử dụng công nghệ hiện đại, làm ra các sản phẩm có giá trị cao. Tăng nhanh những sản phẩm chất lượng cao đã có như: cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, than hoạt tính, các loại bánh kẹo...
+ Khuyến khích sản xuất các sản phẩm mới, chất lựợng cao, có triển vọng về thị trường như: Dầu dừa sạch, sữa nước dừa đóng lon/hộp, Dầu VCO (Virgin coconut oil), mỹ phẩm từ dừa, các loại thực phẩm và thực phẩm chức năng, dược phẩm… + Khuyến khích và hỗ trợ đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nghiên cứu, thiết kế mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, nâng cao chất lượng giá trị gia tăng của sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
+ Hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp để làm ra các sản phẩm thị trường có nhu cầu, hoặc làm nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm tinh như, các loại hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ xơ dừa, than thiêu kết, thạch dừa thô,... nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng.
- Phát triển gắn kết thị trường nội địa với thị trường thế giới; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; từng bước hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô; phát triển mạnh thương hiệu dừa Bến Tre:
+ Tiếp tục khai thác và phát triển thị trường nội địa, góp phần tích cực tiếp cận người tiêu dùng tại thị trường trong nước, quảng bá tới người tiêu dùng trong và ngoài nước những sản phẩm dừa, cụ thể:
Tổ chức Fetival và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp thị, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua tổ chức hội chợ tại tỉnh; tham gia hội chợ trong nước; thiết lập các kênh phân phối trong nước; tham gia các showroom, giao thương với các doanh nghiệp trong nước.
Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm dừa; cẩm nang ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa… Xuất bản ấn phẩm phổ biến kết quả điều tra, khảo sát.
+ Phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng, củng cố thị trường truyền thống, tập trung xuất khẩu vào thị trường mục tiêu, mở rộng thị trường tiềm năng, thâm nhập thị trường mới, tập trung triển khai:
Thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm của sản phẩm dừa.
Tổ chức, khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm thương mại tại nước ngoài: lựa chọn những hội chợ chuyên ngành, có uy tín, phù hợp với sản phẩm, năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phối hợp tổ chức các hoạt động giao dịch thương mại, nhằm nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại.
Tập huấn cho doanh nghiệp về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu thị trường, ứng dụng thương mại điện tử, xây dựng và quảng bá thương hiệu.
+ Xây dựng và quảng bá thương hiệu để nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và giá trị niềm tin đối với khách hàng.
Một số Dự án, chương trình ưu tiên
Lĩnh vực Nông nghiệp:
- Dự án Thiết lập vườn dừa giống và bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà.
- Dự án phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn dừa. - Dự án trồng xen ca cao trong vườn dừa.
Lĩnh vực Khoa học Công nghệ:
- Hỗ trợ DN ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa xây dựng các dự án nâng cao năng suất và chất lượng.
- Dự án đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ tư vấn về năng suất chất lượng tổ chức cá nhân hoạt động chuyên nghiệp về NSCL.
- Hỗ trợ DN ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ.
- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ngành sản xuất các sản phẩm từ quả dừa xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
Lĩnh vực Công thương:
- Đầu tư nhà máy sản xuất sữa dừa (14.000 tấn/năm) và nước dừa đóng hộp (14 triệu lít nước dừa/năm)
- Dự án Sữa dừa và cơm dừa béo thấp
- Đầu tư duy trì công suất các cơ sở chế biến cơm dừa nạo sấy hiện có - Đầu tư nhà máy sản xuất mụn dừa