DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTBOD5: Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày COD: Nhu cầu oxy hóa học TSS: Tổng chất rắn lơ lửng T-P: Tổng Phốt pho MPN: Số lớn nhất có thể đếm được phương pháp xác đị
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN 5
1.1.1 Sơ lược về vị trí của ngành chế biến thủy sản trong ngành công nghiệpnước ta 5
1.1.2 Vai trò của ngành thủy sản 6
1.2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 10
1.2.1 Hiện trạng môi trường Việt Nam: 10
1.2.2 Tổng quan về sản xuất sạch hơn: 11
1.2.3 Tiết kiệm năng lượng 35
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐẠI
2.1 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 40
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 40
2.1.2 Hoạt động 40
2.1.3 Nguyên liệu và thành phẩm 41
2.1.4 Năng suất sản xuất và thị trường tiêu thụ 41
2.1.5 Nhà xưởng và thiết bị 42
2.1.6 Sản phẩm phụ và phế phẩm 43
2.2.1 Sơ đồ khối : 46
2.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ: 48
2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ĐẠI THÀNH 53
2.3.1 Tình hình sử dụng năng lượng tại công ty 53
2.3.1.1 Điện năng 53
Trang 22.3.1.2 Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng điện năng 54
2.3.1.3.Thiết bị tiêu thụ điện năng trong hoạt động sản xuất 63
2.3.2 Hiện trạng môi trường ở nhà máy 69
2.3.2.4 Đánh giá hiện trạng dòng thải75
2.3.2.5 So sánh chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý 80
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SẠCH HƠN Ở NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐẠI THÀNH 81
3.1 BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG 81
3.1.1 Phân công nhóm SXSH: 81
3.1.2 Lập sơ đồ qui trình: 82
3.1.3 Xác định công đoạn và nguồn gây thất thoát85
3.2 BƯỚC 2: PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC QUI TRÌNH SẢN XUẤT 88
3.2.1 Cân bằng vật chất cho một ngày sản xuất 88
3.2.2 Các kĩ thuật thực hiện sản xuất sạch hơn trong nhà máy thủy sản.89
3.3 BƯỚC 3: PHÁT HIỆN CÁC CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN Ở NHÀMÁY THỦY SẢN ĐẠI THÀNH 91
3.3.1 Các cơ hội tiết kiệm : 91
3.3.2 Giải pháp sản xuất sạch hơn 92
3.4 BƯỚC 4: CHỌN GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾTKIỆM NĂNG LƯỢNG 94
3.4.1 Các giải pháp quản lý nội qui 94
3.4.2 Cải tiến thiết bị 95
3.5 BƯỚC 5: THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾT KIỆMNĂNG LƯỢNG 117
3.5.1 Chuẩn bị thực hiện 117
3.5.2 Thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn 118
Trang 33.6 BƯỚC 6: DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ TIẾT KIỆM NĂNGLƯỢNG 118
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO 122
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD5: Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày
COD: Nhu cầu oxy hóa học
TSS: Tổng chất rắn lơ lửng
T-P: Tổng Phốt pho
MPN: Số lớn nhất có thể đếm được (phương pháp xác định visinh)
TCVN: Tiêu chẩn Việt Nam
SXSH: Sản xuất sạch hơn
TKNL: Tiết kiệm năng lượng
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CBTS: Chế biến thủy sản
TNMT: Tài nguyên môi trường
SLSP: Sản lượng sản phẩm
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kí hiệu, năng suất của máy móc thiết bị trong nhà máy 39
Bảng 2.2 và 2.3: Tổng kết lượng điện năng sử dụng trong 6 tháng cuối năm 2009 và sáu tháng đầu năm 2010 49
Bảng 2.4: Suất tiêu hao năng lượng (STHNL) trong 6 tháng cuối năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 53
Bảng 2.5 Thống kê các bóng đèn chiếu sán 57
Bảng 2.6 : Thống kê các máy nén lạnh 59
Bảng 2.7 : Thống kê các động cơ 59
Bảng 2.8: Đánh giá tỉ lệ phần trăm các hệ thống tiêu thụ năng lượn 60
Bảng 2.9: Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu 63
Bảng 2.10: Kết quả đo chất lượng không khí trong khu vực sản xuất 64
Bảng 2.11: Bảng kết quả đo lần 1 chất lượng nước thả 67
Bảng 2.12: Bảng kết quả đo lần 2 chất lượng nước thải 68
Bảng 2.13: Kết quả đo chất lượng nước thải trước và sau hệ thống xử lý 74
Bảng 3.1: Tóm tắt các dòng thải và khả năng SXSH 79
Bảng 3.2: Phân tích chi phí/lợi ích lắp biến tần cho bơm nước lạnh thuộc hệ thống điều hòa không khí 82
Bảng 3.3: Phân tích chi phí/lợi ích Lắp đặt biến tần cho hệ thống 2 bơm nước giải nhiệt của máy nén 93
Bảng 3.4: Tổng hợp giải pháp tiết kiệm điện cho hệ thống bơm 94 Bảng 3.5: Phân tích chi phí/lợi ích Lắp đặt biến tần cho hệ thống các
Trang 6quạt giải nhiệt dàn ngưng 97Bảng 3.6: Phân tích sơ bộ mức tiết kiệm điện tiêu thụ 100Bảng 3.7: Phân tích chi phí/lợi ích Lắp biến tần cho hệ thống máy
nén lạnh 101Bảng 3.8: Phân tích chi phí/lợi ích Thay thế các balast điện từ (10W/balast)
bằng các balast điện tử (3W/balast) 105
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Kiểm tra tất cả các kỹ thuật SXSH 14
Hình 1.1: So sánh lợi ích kinh tế giữa sản xuất sạch và xử lý kinh tế cuối đường ống 28
Hình 2.1: Nhà máy Thủy Sản Đại Thành 40
Hình 2.2 : Hình cá fillet 42
Hình 2.3: Biểu đồ điện năng tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010 44
Hình 2.4: Biểu đồ Suất tiêu hao năng lượng trong sáu tháng cuối năm 2009 54
Hình 2.5: Biểu đồ Suất tiêu hao năng lượng trong sáu tháng đầu năm 2010 55
Hình 2.6: Số liệu đo đạc tại trạm biến áp có công suất 1600KVA 56
Hình 2.7: Biểu đồ phụ tải trạm biến áp 1600 kVA 57
Hình 2.8 : Biểu đồ phân bố tỉ lệ phần trăm các hệ thống tiêu thụ năng lượng điện 61
Hình 2.9: BOD5 của các dòng thải 70
Hình 2.10: COD của các dòng thải 70
Hình 2.11: Nồng độ SS của các dòng thải 71
Hình 2.12: Nồng độ Tổng Nitơ của các dòng thải
71 Hình 2.13: Nitơ tính theo NH4 của các dòng thải 72
Hình 2.14: Nồng độ Tổng Phospho của các dòng thải 72
Hình 2.15: Nồng độ Tổng dầu mỡ động thực vật của các dòng thải 73
Hình 2.16: Nồng độ Tổng coliform của các dòng thải 73
Hình 3.1: Bơm nước lạnh tuần hoàn trong xưởng 91
Trang 8Hình 3.2: Hệ thống van xả của bơm nước cấp mở 100% 91
Hình 3.3: Nước xả tràn được thải ra tại miệng ống 93
Hình 3.4: Dàn ngưng 97
Hình 3.5: Hệ thống các quạt giải nhiệt dàn ngưng 97
Hình 3.6: Máy nén lạnh làm đá vẩy 98
Hình 3.7: Đồ thị phụ tải máy nén lạnh 99
Hình 3.8: Đồ thị phụ tải bơm nước lạnh 101
Hình 3.9: Đồ thị phụ tải quạt dàn ngưng 102
Hình 3.10: Đồ thị phụ tải bơm nước dàn ngưng nhỏ 102
Hình 3.11: Hệ thống đèn chiếu sáng phân xưởng 109
Trang 9DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Qui trình sản xuất cá fillet 77
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ cân bằng vật chất 82
Trang 10MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước vớitốc độ phát triển nhanh chóng, do đó các cơ sở sản xuất đóng vai trò quantrọng trong nền kinh tế Các trung tâm kinh tế, nhà máy, xí nghiệp, khu côngnghiệp, nông nghiệp, thủy sản …được xây dựng và mở rộng nhằm cải thiệnđời sống đáp ứng nhu cầu của con người Nhưng chính quá trình sản xuất đãgây ra các vấn đề về môi trường và sức khoẻ con người, làm cho môi trườngsuy thoái do chất thải sản xuất không được quan tâm và xử lý đúng mức.Trong đó nghành thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển kinh tế đất nước Theo thống kê chưa đầy đủ hiện nay nước ta có hơn
300 cơ sở chế biến thủy sản, và khoảng 220 nhà máy chuyên sản xuất cácsản phẩm đông lạnh phục vụ xuất khẩu có tổng công suất 200 tấn/ngày.Thiết bị Công nghệ tuy được đánh giá là có mức đổi mới nhanh so với cácnghành công nghiệp khác nhưng so với thế giới vẫn coi là quá chậm Đó làmột trong những nguyên nhân tạo ra những tác động xấu cho môi trường.Theo báo cáo: “Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thủy sản ” thìtác động gây hại cho môi trường được xác định tổng lượng chất thải rắn( đầu, xương, da , vây, vẩy …) ước tính khoảng 200.000 tấn/ năm
Số liệu điều tra cho thấy, cứ sản xuất 1 tấn tôm nõn đông lạnh xuất xưởng sẽthải ra môi trường 0,75 tấn phế thải (đầu, vỏ, nội tạng), cá filet đông lạnh 0,6tấn, nhuyễn thể chân đầu 0,45 tấn, nhuyễn thể đông lạnh >4 tấn Lượng chấtthải cũng phụ thuộc vào mùa vụ khai thác hải sản, chất lượng nguyên liệu( lúc mcá rộ thì sản xuất nhiều nên phế thải nhiều nhưng hết vụ cá chế biến
ít dẫn đến chế biến ít, nguyên liệu ít thì càng ít phế thải )… kết hợp của haiyêis tố này đã gây hiện tượng lúc quá nhiều lúc quá ít chất thải, đó cũng là
Trang 11khó khăn cho các nhà quản lý xí nghiệp khi muốn xây dựng cho riêng mìnhmột hệ thống xử lý chất thải có công suất phù hợp.
Tải lượng ô nhiễm do các xí nghiệp chế biến thủy sản gây ra là rất lớn nếukhông được xử lý nó sẽ là một thành viên “tích cực” làm tăng mức độ ônhiễm môi trường bên trên sông rạch và xung quanh khu chế biến Ngoài ranước thải của nghành chế biến còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ xác thủysản bị chết, thối rữa…, và điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếpđến người lao động, đến sự phát triển bền vững của nghành
Do tính khá nghiêm trọng như thế, mặc dù lợi ích kinh tế xã hội của nghànhđem lại không nhỏ, nhưng muốn phát triển bền vững bảo vệ sức khỏe nhândân, người lao động và những người sản xuất ra vật nguyên liệu cho nhàmáy thì bản thân các xí nghiệp phải biết bảo vệ họ, phải áp dụng các biệnpháp xử lý chất thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận đạt tiêu chuẩn môitrường qui định
Tổ chức các hoạt động tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp chế biến thủysản để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hơn, đầu tư thiết bị xử lýchất thải thực hành tiết kiệm nước , năng lượng…nhằm giảm thiểu chất thảicần xử lý Sản xuất sạch hơn là một công cụ giúp giải quyết ô nhiễm môitrường và tăng hiệu quả kinh tế
Công ty TNHH Đại Thành là một trường hợp cụ thể cần áp dụng SXSH
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu SXSH cho Công ty TNHH Đại Thành tỉnh Tiền Giang
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về SXSH
- Tìm hiểu về Công ty TNHH Đại Thành
- Aùp dụng SXSH vào nhà máy chế biến Thủy Sản Đai Thành
- Đề xuất các giải pháp SXSH & TKNL
Trang 124 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình lập báo cáo sẽ sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê các tác động đến môi trường do quátrình hoạt động sản xuất của nhà máy gây ra
- Thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập vàxử lý các số liệu
- So sánh: Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quảphân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết,
so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam để xác định chất lượng môi trườnghiện hữu tại khu vực nhà máy
- Đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng cácchất ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động của nhà máy Xem xétvà phân tích các dữ liệu cần có, thảo luận các tồn tại cần cải thiện
5 Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ XÃ HỘI
SXSH có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đó là một trong những giải pháp phòngngừa ô nhiễm công nghiệp hiệu quả nhất Không giống như xử lý cuối đườngống chỉ làm giảm tải lượng ô nhiễm một cách thụ động, SXSH chủ động giảmthiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn, từ đó mang lại các lợi ích kinhtế Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyênvật liệu và năng lượng một cách hiệu quả nhất, nghĩa là sẽ có một tỷ lệ nguyênvật liệu được chuyển vào thành phẩm thay vì loại bỏ SXSH đáp ứng được mộtyêu cầu quan trọng của ISO 14001 là chuyển đổi từ tập trung vào các giải phápcuối đường ống sang việc khảo sát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất,dịch vụ và vòng đời sản phẩm
Việc áp dụng SXSH một cách liên tục là một chiến lược ngăn ngừa tổng hợp đểgiảm rủi ro cho con người và môi trường Thực hiện SXSH là yêu cầu cấp báchđối với nền công nghiệp đất nước Đảm bảo sự phát triển bền vững của doanhnghiệp, giảm chi phí, cải thiện chất lượng, tăng lợi nhuận, nâng cao hình ảnh
Trang 13công ty, tạo niềm tin cho chính công nhân viên nhà máy, cho khách hàng, và tấtcả người dân.
6 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
Sau 3 tháng( 05/11/2010 – 24/01/2011) thực hiện khảo sát, đo đạc và đánh giá
cơ hội SXSH ở nhà máy chế biến thủy sản Đại Thành, nhóm SXSH khẳng địnhnhà máy có nhiều cơ hội tiết kiệm với thời gian thu hồi vốn ngắn Giải phápSXSH được áp dụng sẽ tiết kiệm được khoảng chi phí lớn, giảm được lượng thảibảo vệ môi trường, nâng cao uy tín cho công ty
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Kết cấu của luạn văn gồm có 3 chương :
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Tổng quan về Công ty chế biến thủy sản Đại Thành
Chương 3: Nghiên cứu sản xuất sạch hơn ở nhà máy chế biến Thủy Sản ĐạiThành
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THỦY SẢN
1.1.1 Sơ lược về vị trí của ngành chế biến thủy sản trong ngành công nghiệp nước ta
Ngành thủy sản Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đấtnước Quy mô của ngành thủy sản ngày càng mở rộng và phát triển không ngừngtrong nền kinh tế quốc dân
Từ cuối thập kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thủy sản cao hơncác ngành kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt so với ngànhcó quan hệ gần gũi nhất là nông nghiệp Giai đoạn 5 năm 1995 -2000, GDP củangành thủy sản tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 14.906 tỷ đồng, tức là gấp 2 lần vànăm 2003 là 24.327 tỷ đồng, đến 7 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩuthuỷ sản đạt 1,987 tỉ USD Tại thị trường EU từ vị trí thứ 2 năm 2006 đã vươn lên
vị trí thứ 1, đạt 500 triệu USD, chiếm 25,17% thị phần về giá trị (năm 2006 là22,84%) Còn ở thị trường Mỹ đã trở lại vị trí thứ 2, chiếm tỉ trọng 19,58% về giátrị (389,06 triệu USD) Thị trường Nhật Bản thì tụt xuống vị trí thứ 3, chiếm18,70% về giá trị, đạt 371,5 triệu USD, nguyên nhân là do những tháng đầu nămNhật Bản kiểm soát nghiêm ngặt đối với thuỷ sản Việt Nam Xuất khẩu vàoHàn Quốc đạt giá trị 133,35 triệu USD (6,71% về giá trị), tăng 21,68% so vớicùng kỳ năm 2006 Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường ASEAN đạt 103,6 triệuUSD, chiếm thị phần 5,21% về giá trị, tăng 33,14%so với cùng kỳ năm trước.Thị trường Trung Quốc và Hồng Kông tăng 25,04%, chiếm 93,24 triệu USD Thịtrường Nga đạt 63,96 triệu USD, nhưng sẽ tăng nhanh sau khi đã tháo gỡ vướngmắc về thủ tục xuất khẩu vào thị trường này Mặt hàng tôm đông lạnh vẫn đứngđầu trong thuỷ sản xuất khẩu, với 670,29 triệu USD, nhưng thị phần lại giảmchút ít Cá tra và cá ba sa tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu quan trọng thứ 2, đạt534,45 triệu USD Cá đông lạnh chiếm vị trí thứ 3, đạt 156,67 triệu USD Mặthàng nhuyễn thể các loại đứng thứ 4, tăng 20,31% so với cùng kỳ năm 2006, đạt177,98 triệu USD Mặt hàng cá ngừ tăng 25,41% so với cùng kỳ 2006, đạt 87,13
Trang 15triệu USD 7 tháng đầu năm, khối lượng thuỷ sản xuất khẩu đạt gần 500.000 tấn,tăng 14,97%, nhưng giá trị chỉ tăng 14,44% Điều này cho thấy nếu thườngxuyên tăng cường các biện pháp kiểm soát, loại trừ các hoá chất, kháng sinh bịcấm trong sản phẩm, xuất khẩu thuỷ sản có nhiều khả năng đạt được mục tiêukế hoạch 3,6 tỉ USD
1.1.2 Vai trò của ngành thủy sản
Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho người dân 50% sản lượng đánhbắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ởvùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực phẩm cho nhucầu của người dân Việt Nam Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tớitận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữaăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào Từ các vùngđồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệtđể cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản Trong thời gian tới, các mặt hàngthủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng lớpnhân dân Việt Nam
Đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cungcấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp Đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004,công tác khuyến ngư đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khaithác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng dẫn người nghèo làm ăn Hiện tại, môhình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việclàm cho ngư dân ven biển Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tưbản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng,nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ Nghề khai thácthuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000lao động ở 249 xã ven sông
Xóa đói giảm nghèo
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việcphát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, khôngnhững cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp
Trang 16phần xoá đói giảm nghèo Tại các vùng duyên hải, từ năm 2000, nuôi thuỷsản nước lợ đã chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảngcanh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng môhình nuôi thâm canh theo công nghệ nuôi công nghiệp Các vùng nuôi tômrộng lớn, hoạt động theo quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, mộtbộ phận dân cư các vùng ven biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đìnhthoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ nuôi trồng thuỷ sản.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Quá trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôitrồng thủy sản diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000
ha diện tích được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôitrồng thủy sản, tuy nhiên từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyểnđổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm 2004 đạt 65.400 ha Có thể nóinuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được hiệu quả kinh tế
- xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng venbiển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân
Tại nhiều vùng nông thôn, phong trào nuôi cá ruộng trũng phát triển mạnh mẽ.Đây là hình thức nuôi cho năng suất và hiệu quả khá lớn, được đánh giá làmột trong những hướng chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp, góp phần làmtăng thu nhập cho người lao động và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Tínhđến nay, tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào nuôi cá theo mô hình cá -lúa là 446.151 ha Năm 2001, diện tích đã nuôi được xác định là 239.379 ha,con số này vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo
Tạo nghề nghiệp mới tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thủy sản ở các vùng nông thôn ViệtNam Người nông thôn sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và laođộng Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảngcanh Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước aohồ nhỏ trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâmcanh
Nguồn xuất khẩu quan trọng
Trang 17Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trongbảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước.Ngành Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trênmột tỷ USD Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2,7 tỷ USD, và đến 3,6tỷ USD trong các năm tới.
Đảm bảo chủ quyền quốc gia , an ninh quốc phòng nhất là vùng biển và hải đảo
Ngành thủy sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trênbiển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phầnthực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân Tính đến nay córất nhiều cảng cá quang trọng được xây dựng theo chương trình biển Đông hảiđảo, cụ thể là: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (Hải Phòng),Hòn Mê (Thanh Hoá), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng Nam), Phú Quí(Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Nam Du,Thổ Chu và Phú Quốc (Kiên Giang) Hệ thống cảng cá tuyến đảo này sẽđược hoàn thiện đồng bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và góp phần bảo vệchủ quyền an ninh vùng biển của Tổ quốc
1.1.3 Tình hình ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất ởĐBSCL, góp phần quan trọng vào phát triển KT - XH toàn vùng Ước tính, mỗinăm các nhà máy đông lạnh khu vực ĐBSCL cho xuất xưởng khoảng 700 ngàntấn thành phẩm thuỷ sản các loại, phần lớn là cá tra và tôm, chủ yếu dành choxuất khẩu Để sản xuất được lượng hàng hoá nói trên, các nhà máy phải sử dụnggần 40 triệu mét khối nước, phần nhiều được thải ra môi trường mà không quaxử lý đạt chuẩn cho phép Nước thải ô nhiễm đã bắt đầu huỷ diệt môi trườngsống của con cá, con tôm và của cả con người Không phải cho đến bây giờ, từnhiều năm trước, khi bắt đầu xuất hiện nhà máy chế biến thủy sản, việc xử lýchất thải từ các dây chuyền chế biến con tôm, con cá đã được đề cập đến.Những yêu cầu đặt ra đối với việc xử lý chất thải cứ bị "treo lơ lửng", thậm chícàng lúc càng tệ hại hơn Đã có kiểm tra, xử phạt nhưng rồi đâu lại vào đấy, tìnhtrạng vi phạm cứ lặp đi, lặp lại Đã xử phạt hàng loạt đầu tháng 9, ChánhThanh tra Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Sóc Trăng đã ra 10 quyết định xửphạt 10 đơn vị doanh nghiệp và cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
Trang 18vệ môi trường và tài nguyên nước, vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sảnvới tổng số tiền là hơn 236 triệu đồng Trước đó, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đã
ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản tổng số tiền 111 triệu
800 ngàn đồng Theo BQL các KCN Tiền Giang, đến nay đã có khoảng 10doanh nghiệp CBTS trong KCN Mỹ Tho xây dựng hệ thống xử lý nước thải cụcbộ đạt loại C, như: công ty CP Hùng Vương công suất hệ thống xử lý nước thải
150 m3/ngày đêm; công ty Badavina – 100 m3/ngày đêm; công ty CP thuỷ sảnVinh Quang – 400 m3/ngày đêm, công ty Hưng Phát – 60 m3/ngày đêm Theoquy định, nước từ các hệ thống xử lý cục bộ của các doanh nghiệp (đạt loại C)được đưa về hệ thống xử lý tập trung của KCN để xử lý đạt loại A trước khi thải
ra sông Tiền Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ đầu tư hệ thống xử lý cục bộcho có, chứ không đi vào hoạt động thực chất, bởi công suất xử lý quá thấp sovới lượng nước thải ra thực tế, nhiều doanh nghiệp xây dựng chỉ để đối phó, chứkhông đưa vào vận hành Cuối năm 2008, Thanh tra Sở TNMT Tiền Giang - quakiểm tra 12 doanh nghiệp CBTS, đã phát hiện và xử phạt 10 doanh nghiệp xảnước thải ra môi trường bên ngoài vượt tiêu chuẩn cho phép Tại tỉnh Long An,hầu hết các cơ sở CBTS cũng chỉ xử lý nước thải đạt loại C trước khi thải ra sôngVàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây Bà Huỳnh Thị Phép - Phó GĐ Sở TNMT Long An
- cho biết, khi tiến hành kiểm tra, phần nhiều các cơ sở CBTS trong tỉnh đều viphạm và bị phạt về việc nước thải không đạt loại A khi xả ra sông Mức phạtphổ biến hiện nay là từ 5 triệu đồng tới khoảng 35 triệu đồng cho 1 lần vi phạmkhông đủ mức răn đe Đợt thanh tra đột xuất do Sở TNMT Sóc Trăng tiến hànhqua phản ánh của người sống quanh khu vực các nhà máy chế biến thủy sản vừaqua cho thấy, trong hàng loạt sai phạm có nhiều doanh nghiệp từng có "tiền sự"
vi phạm: công ty CP thực phẩm Sao Ta (Fimex VN); Nhà máy bia Sài Gòn - SócTrăng; công ty cổ phần mía đường Sóc Trăng; XN chế biến thực phẩm xuất khẩuThái Tân; Cty TNHH Phương Nam; Cty CP thuỷ sản Sóc Trăng (Stapimex) Qua kết quả phân tích mẫu nước thải tại các cơ sở chế biến hàng thuỷ sản thìhầu hết các chỉ tiêu đều không đạt mức an toàn Ở khu vực Long An, TiềnGiang, Bến Tre hầu như chưa có trường hợp nào doanh nghiệp bị phạt vì xả nướcthải không đạt chuẩn hơn 1 lần trong 1 năm Mức phạt này chẳng thấm tháp gì
so với sự "hưởng lợi" của việc doanh nghiệp không đầu tư hệ thống xử lý nướcthải hoặc đầu tư nhưng không vận hành Ông Nguyễn Văn Đạo - GĐ Cty Gò
Trang 19Đàng (KCN Mỹ Tho) - cho biết, chỉ với hệ thống xử lý nước thải đạt loại C côngsuất 300 m3/ngày đêm, doanh nghiệp không đã phải đầu tư 5 tỉ đồng Chi phí vậnhành cho xử lý nước thải đạt loại C vào khoảng 2.000đ/m3; chi phí trả cho xử lýnước loại C thành loại A vào khoảng 5.000đ/m3 Chỉ cần làm phép tính đơn giảncũng thấy, nếu doanh nghiệp không không đầu tư hệ thống xử lý, hoặc đầu tư đểđối phó nhưng không vận hành, thà chấp nhận chịu phạt, họ sẽ có lợi về kinh tếrất nhiều so với phải đầu tư và vận hành hệ thống xử lý.
Ở nhà máy chế biến thủy sản Đại thành, ban lãnh đạo nhà máy luôn quan tâmđến vấn đề giảm thiểu chi phí sản xuất, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bảo vệmôi trường Được sự quan tâm và giúp đỡ của Sở Tài Nguyên Môi Trường TỉnhTiền Giang và nhà máy muốn đưa SXSH vào hoạt động sản xuất hằng ngày vàtìm kiếm chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của nhà máy Do vậy dự ánsẽ được triển khai áp dụng SXSH tại nhà máy thông qua sự tư vấn của cácchuyên gia cùng với đội ngũ sản xuất sạch của nhà máy
1.2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN
1.2.1 Hiện trạng môi trường Việt Nam:
Trong những năm vừa qua, với chính sách đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiềuthành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, quốc phòng Đồng thờiNhà nước luôn quan tâm, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quảquan trọng, bước đầu kiềm chế được tốc độ tăng ô nhiễm, khắc phục một phầntình trạng suy thoái và cải thiện một bước chất lượng môi trường ở một số nơi,tạo tiền đề quan trọng để phát triển bền vững trong thời gian tới Bên cạnh đóvẫn còn rất nhiều vấn đề ảnh hưởng xấu đến môi trường cần được quan tâm
Độ bền vững của môi trường: thời gian công nghiệp hoá và đô thị hoá ở Việt
Nam còn rất ngắn so với nhiều nước, nhưng độ bền vững môi trường ở ViệtNam còn thấp so với những nước này Chỉ số bền vững môi trường (ESI) năm
2005 của Việt Nam đạt 42,3 điểm, đứng thứ 8 trong các nước ASEAN, đứngsau cả Myanmar, Lào và Campuchia Sở dĩ chỉ số bền vững môi trường củaViệt Nam thấp do tình trạng ô nhiễm còn nặng và tài nguyên thiên nhiên bịtàn phá nghiêm trọng, chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết
Trang 20 Vấn đề công nghiệp hoá và đô thị hoá: quá trình công nghiệp hoá cũng gây ra
ô nhiễm môi trường nặng nề nhất là đối với các ngành công nghiệp, giaothông, chế biến thuỷ sản Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá cũng tạo ra sứcép đối với môi trường làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước
Vấn đề đa dạng hoá sinh học: đang đối mặt với các nguy cơ gây suy thoái do
việc chuyển đổi sử dụng đất không đúng qui hoạch, khai thác và sử dụng bừabãi các nguồn tài nguyên thiên nhiên, do thiên tai, hạn hán, cháy rừng…
Ô nhiễm nguồn nước: cũng đang là vấn đề bức xúc hiện nay Hiện nay hạ lưu
ở các con sông, đặc biệt là ở khu vực các thành phố có khu công nghiệp đang
bị ô nhiễm Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm cũng dần cạn kiệt vào mùa khô
Tỷ lệ che phủ rừng: mới đạt 37,4%, diện tích đất tự nhiên được bảo tồn để
duy trì đa dạng sinh học mới đạt 7,5%
Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trungđạt tiêu chuẩn môi trường mới đạt 45%
Tỷ lệ số cơ sở sản xuất mới xây dựng sử dụng công nghệ sạch hoặc có thiết
bị xử lý ô nhiễm môi trường mới đạt 50% Tỷ lệ các doanh nghiệp đạt chứngchỉ ISO mới 17%
1.2.2 Tổng quan về sản xuất sạch hơn:
1.2.2.1 Nguyên nhân tạo ra chất thải
Trong quá trình sản xuất, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chất thải, có thể liênquan đến một số lý do sau:
Quản lý nội vi, nhận thức:
Lựa chọn và chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào
Kiểm soát qui trình sản xuất
Thiết bị sử dụng cho sản xuất
Công nghệ dùng cho sản xuất
Đặc tính sản phẩm
Nguyên liệu, sản phẩm trung gian, thành phẩm bị lãng phí
Trang 21 Sử dụng năng lượng không hiệu quả.
Sai sót trong quản lý
1.2.2.2 Định nghĩa sản xuất sạch hơn (SXSH)
a) Sản xuất sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm:
Kiểm soát ô nhiễm: tập trung vào các vấn đề phải làm gì với các chất thảiđã phát sinh trong quá trình sản xuất (hay gọi là xử lý cuối đường ống) Vìthế mà xử lý cuối đường ống chỉ là cách biến chất thải từ dạng này sangdạng khác Nhược điểm lớn của cách nghĩ chỉ kiểm soát ô nhiễm là:
- Đắt tiền mà không hiệu quả;
- Tăng lượng chất thải rắn;
- Tổn thất nguyên liệu, sản phẩm và hoá chất để xử lý
Sản xuất sạch hơn là một cách thức suy nghĩ mới và sáng tạo về các sảnphẩm và các quy trình công nghệ sản xuất ra các sản phẩm này Thựchiện sản xuất sạch hơn bằng cách áp dụng liên tục các chiến lược nhằmgiảm thiểu các quá trình phát sinh ra các nguồn chất thải và khí thải
UNEP định nghĩa SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừatổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụnhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người vàmôi trường
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm:
- Bảo toàn nguyên liệu, và năng lượng, tăng hiệu suất
- Loại trừ các nguyên liệu độc hại
- Giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm ảnh hưởng tiêu cực trong
suốt vòng đời sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ
Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế
và phát triển các dịch vụ
Các khái niệm tương tự với SXSH là:
Trang 22- Giảm thiểu chất thải,
- Phòng ngừa ô nhiễm, và
- Năng suất xanh
Về cơ bản các khái niệm này rất giống với SXSH; đều có chung ý tưởnggiúp cho doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả hơn và phát sinh ít ô nhiễmhơn
Theo cách nghĩ mới, thì môi trường không chỉ là giải quyết chất thải cuốinguồn mà còn phải biết cách quản lý, kiểm soát, sản xuất hiệu quả ngaytừ những công đoạn đầu Chính vì vậy mà SXSH tránh được hay giảmthiểu được các chất thải và ô nhiễm trước khi chúng được sinh ra
Sự khác biệt cơ bản giữa kiểm soát ô nhiễm (hay còn gọi là xử lý cuốiđường ống) và SXSH là thời điểm thực hiện Kiểm soát ô nhiễm đượcthực hiện sau khi đã có chất thải, hay nói cách khác là tiếp cận “ phảnứng và xử lý”; trong khi đó SXSH là tiếp cận chủ động, theo hướng “dựđoán và phòng ngừa” Như chúng ta đã biết tốt nhất là nên phòng bệnhhơn là chữa bệnh
SXSH không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí thải,nước thải, hay bã thải rắn Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảmtải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên liệu đã mất
đi Do đó xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất Trongkhi đó, SXSH mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải ô nhiễm.Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ônhiễm
Bên cạnh việc giảm thiểu các chất thải và ô nhiễm thông qua việc SXSH,giảm nguyên liệu và năng lượng là một thành quả của cách tiếp cận này
SXSH phấn đấu đạt hiệu suất sử dụng nguyên liệu trong phạm vi khả thivề kinh tế sao cho càng gần 100% càng tốt
Khi các ngành công nghiệp bị bắt buộc phải giảm chất thải hơn nữa thì chiphí cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm ngày càng trở nên mắc tiền.Trong nhiều trường hợp chi phí cho việc xử lý chất thải lớn hơn nhiều chiphí của nguyên liệu bị tổn thất trong chất thải Một trong những quan
Trang 23niệm sai lầm là phải chịu phí tổn nếu quan tâm đến môi trường hay đó làmột cái giá phải trả trong kinh doanh Chất thải có thể là một nguồn tàinguyên và công ty không chỉ tăng uy tín mà còn tăng lợi thế cạnh tranhnhờ quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn Chính vì vậy cácngành công nghiệp bắt đầu phải xem xét các giải pháp khác, trong số đólà giải pháp SXSH
Hình 1.1: So sánh lợi ích kinh tế giữa sản xuất sạch và xử lý kinh tế cuối đường
ống
b) Bản chất của SXSH và tiết kiệm năng lượng (TKNL) là:
Quản lý nội vi tốt
Thay đổi, tăng hiệu suất nguyên liệu, nhiên liệu
Thay đổi, thiết kế lại sản phẩm
Cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất
Trong quá trình phát triển lâu dài đây là phương cách tốt nhất để kết hợp cáclợi ích kinh tế và lợi ích môi trường cho công ty
SXSH và TKNL không chỉ giúp tránh được các tác động của môi trường vàảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho côngty
Xử lý cuối đường ống
THỜI GIAN
Trang 241.2.2.3 Ý nghĩa SXSH và TKNL
Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sởcông nghiệp, không phụ thuộc vào qui mô, mức độ tiêu thụ nguyên, nhiênliệu Phần lớn các doanh nghiệp áp dụng SXSH đều có thể giảm lượngnguyên liệu tiêu thụ từ 10 đến 15%
SXSH tốt cho doanh nghiệp: các doanh nghiệp áp dụng SXSH là doanh
nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó cóthể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũngnhư tính cạnh tranh cao hơn
Lợi ích của SXSH :
Kinh ngiệm thực tế đã chỉ ra rằng SXSH không chỉ mang lại lợi ích kinh tếmà còn cả lợi ích môi trường:
- Cải thiện hiệu suất sản xuất;
- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
- Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
- Giảm ô nhiễm;
- Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải và khíthải;
- Tạo hình ảnh về công ty tốt hơn;
- Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn
Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng:
Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạngngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào chấp nhận việc thảibỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải Nước và năng lượng là đặc biệtquan trọng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp ngành thủy sản sử dụng vớilượng lớn
Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn:
Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷhoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc
Trang 25hiện đại hoá mà trong số đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độmôi trường Các kế hoạch hoạt động SXSH sẽ đem lại hình ảnh môi trườngcó lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiệntiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.
Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện:
Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đãbùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế Chính vì vậy, khiphía công ty đã có những nỗ lực nhận thức về SXSH, công ty có thể mở rađược nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượngcao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn
Các doanh nghiệp thực hiện SXSH và TKNL sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn vềmôi trường, ví dụ như ISO 14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãnsinh thái
Thực hiện đánh giá SXSH sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môitrường như ISO01 dễ dàng hơn
Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn:
Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệpcủa bạn, một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội và cơ quan hữuquan chấp nhận dễ dàng hơn
Môi trường làm việc tốt hơn:
Việc nhận thức ra được tầm quan trọng của môi trường làm việc sạch và antoàn ngày một gia tăng trong số các công nhân Bằng cách đảm bảo các điềukiện làm việc thích hợp thông qua SXSH, công ty có thể làm tăng ý thức cánbộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải Các hoạt động như vậy sẽgiúp cho doanh nghiệp đạt được khả năng cạnh tranh
Tuân thủ môi trường tốt hơn:
Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trởnên ngày một chặt chẽ hơn Để đáp ứng được các chỉ tiêu này thường yêucầu lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền SXSH hỗtrợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu
Trang 26chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn SXSH dẫn đến việcgiảm chất thải, giảm lượng phát thải, thậm chí giảm cả độc tố theo qui luậtvòng tròn.
1.2.2.4 Giải pháp SXSH
Sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là cácthay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp Các thay đổi đượcgọi là “các giải pháp sản xuất sạch hơn” có thể được chia thành các nhómsau:
- Giảm chất thải tại nguồn;
- Tuần hoàn chất thải;
- Cải tiến sản phẩm
a) Giảm chất thải tại nguồn :
Về cơ bản, ý tưởng của SXSH là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm
Quản lý nội vi:
- Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH Quảnlý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện được ngaysau khi xác định được các giải pháp
- Ví dụ quản lý nội vi: khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước haytắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất
Trang 27- Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâmcủa ban lãnh đạo cũng như đào tạo nhân viên.
Kiểm soát quá trình tốt hơn:
- Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất đượctối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chấtthải
- Các thông số của quá trình như: nhiệt độ, thời gian, áp suất, PH, tốcđộ…cần được giám sát và duy trì càng gần tới điều kiện tối ưu càngtốt
- Cũng như quản lý nội vi, kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi quantâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnhhơn
Thay đổi nguyên liệu:
- Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên vật liệu đang sửdụng bằng các nguyên vật liệu khác thân thiện với môi trường hơn
- Thay đổi nguyên vật liệu còn có thể là việc mua nguyên vật liệucó chất lượng tốt hơn để đạt hiệu suất sử dụng cao hơn Thông thườnglượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm cómối quan hệ trực tiếp nhau
Cải tiến thiết bị:
- Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổnthất ít hơn Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối
ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/ lạnh hoặc thiết kếcải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị
Công nghệ sản xuất mới:
- Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện đại cóhiệu quả hơn Ví dụ như lắp đặt nồi hơi có hiệu suất cao hơn
- Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sảnxuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận Mặc dù vậy,
Trang 28tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với cácgiải pháp khác.
b) Tuần hoàn :
Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sảnxuất, hoặc bán ra như là một sản phẩm phụ
Tận thu, tái sử dụng tại chỗ: là việc thu thập chất thải và sử dụng lại cho
quá trình sản xuất Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lạinước từ một quá trình này cho quá trình khác
Tạo ra sản phẩm phụ: là việc thu thập (và xử lý) “các dòng thải để có thể
trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác Vídụ như lượng men bia thừa có thể sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá haylàm các chất độn thực phẩm
c) Cải tiến sản phẩm :
Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơbản của sản xuất sạch hơn
Thay đổi sản phẩm: là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với
sản phẩm đó Nếu có thể thay một cái nắp đậy kim loại đã được sơn bằngmột cái nắp đậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì đã tránhđược các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện cáinắp đó
Thay đổi bao bì:
- Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụnguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng
- Các thay đổi về bao bì có thể là quan trọng Vấn đề cơn bản là giảmthiểu lượng bao bì sử dụng đồng thời bảo vệ được sản phẩm
- Ví dụ như: sử dụng bìa cạc-tông cũ thay cho các xốp bảo vệ các vậtdễ vỡ
1.2.2.5 Đánh giá SXSH và vì sao phải đánh giá SXSH
a) Tổng quan đánh giá SXSH :
Trang 29 Để có thể xác định các cơ hội về SXSH, cần phải tiến hành đánh giáSXSH Việc đánh giá SXSH tập trung vào 3 bước nhận thức trình tự : 1) Thống kê tài nguyên: Nơi nào chất thải và khói thải sinh ra?
2) Đánh giá nguyên nhân: Tại sao chất thải và khói thải sinh ra?
3) Đưa ra giải pháp bằng cách nào thực hiện những giải pháp này?
Đánh giá SXSH là một cách tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trìnhsản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc sảnphẩm
Cam kết của lãnh đạo:
- Một đánh giá SXSH thành công yêu cầu sự cam kết mạnh mẽ từphía lãnh đạo cam kết này cần được sự tham gia và giám sát trực tiếp.Sự tham gia nghiêm túc được thể hiện trong hành động, không chỉ dừnglại ở lời nói
- Làm thế nào để được sự cam kết của lãnh đạo?
o Ước tính giá trị lượng tài nguyên mất mát dưới dạng chất thải;
o Chỉ rõ hậu quả môi trường (và tính pháp lý) của việc phát sinhdòng thải này; và
o Nhấn mạnh việc SXSH có thể cải thiện hiện trạng như thế nào
Sự tham gia của công nhân vận hành: những người giám sát và vận hànhcần được tham gia tích cực ngay từ đầu đánh giá SXSH Công nhân lànhững người đóng góp nhiều vào việc xác định và thực hiện các biệnpháp SXSH
Tiếp cận có hệ thống: để sản xuất sạch trở nên bền vững và có hiệu quả,cần thiết phải tuân thủ và áp dụng cách tiếp cận có hệ thống Khi bắt đầubằng các nhiệm vụ riêng lẻ, công việc có thể sẽ khá hấp dẫn và thấy cáclợi ích ngắn hạn xuất hiện dần dần Mặc dù vậy cảm giác này có thể sẽgiảm đi rất nhanh nếu không nhận ra được cái lợi ích lâu dài Chính vì vậymà cần phải có thêm thời gian cũng như nỗ lực để đảm bảo tuân thủ thựchiện theo cách tiếp cận này một cách có hệ thống và có tổ chức
Trang 30b) Đánh giá nhanh SXSH
Đánh giá nhanh SXSH mang lại cho các doanh nghiệp thông tin về:
- Các cơ hội tiến hành cải thiện ngay
- Tiềm năng áp dụng SXSH: khả năng giảm chi phí thông qua ápdụng SXSH
- Cách thức khởi động và thực hiện SXSH
Phạm vi ứng dụng:
- Dây chuyền sản xuất;
- Sử dụng năng lượng
SXSH có thể áp dụng với toàn bộ quá trình sản xuất hoặc cho một số côngđoạn cụ thể
Quá trình đánh giá nhanh:
Trong thời gian trung bình 2 ngày, các chuyên gia SXSH sẽ tập trung làmviệc với ban lãnh đạo và cán bộ làm việc của doanh nghiệp, các hoạt độngbao gồm:
- Khảo sát nhanh quá trình sản xuất;
- Xem xét và phân tích các dữ liệu cần có;
- Thảo luận các tồn tại cần cải thiện
Đánh giá nhanh giúp cho doanh nghiệp ước tính được lợi ích thông quaáp dụng SXSH, trước khi quyết định thực hiện đánh giá chi tiết Thôngqua đánh giá nhanh, doanh nghiệp sẽ có ý tưởng sơ bộ về cách thức ápdụng tiếp cận này và tiềm năng của SXSH
c) Tại sao cần phải đánh giá SXSH ?
- Giảm thiểu các chất thải phát sinh;
- Cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên;
- Cải thiện hệ thống quản lý sản xuất;
- Tạo tâm lý và thói quen tốt cho nhân viên;
Trang 31- Tuyển chọn nguyên liệu;
- Kiểm soát tốt các quá trình sản xuất;
- Thay đổi công nghệ/ cải tiến thiết bị;
- Sử dụng tối đa các sản phẩm phụ;
- Cải thiện chất lượng sản phẩm/ thay đổi sản phẩm;
- Cải thiện hiện trạng môi trường;
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải;
- …và các kế hoạch cải thiện khác
1.2.2.6 Các bước chi tiết đánh giá SXSH và TKNL
Đánh giá sản xuất sạch hơn (SXSH) và tiết kiệm năng lượng (TKNL) gồm 6bước:
Bắt đầu: 1) Khởi động
Phân tích: 2) Phân tích các bước qui trình sản xuất
3) Phát hiện các cơ hội SXSH và TKNL
Cải tiến: 4) Chọn giải pháp SXSH và TKNL thực hiện
5) Thực hiện giải pháp SXSH và TKNL
Kết hợp: 6) Duy trì SXSH và TKNL
a) BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG
Trước tiên ban lãnh đạo cần phải cam kết với chương trình SXSH Đánh giáSXSH sẽ yêu cầu một khoảng thời gian để thu thập thông tin và phát triểncác giải pháp Hơn nữa có thể cần một số chi phí như lắp đặt đồng hồ nướchoặc phân tích mẫu
1)Phân công nhóm SXSH : Ban lãnh đạo cần chỉ định một đội thực hiện đánh giá
SXSH Khi thực hiện việc này, ban lãnh đạo cần nhớ rằng các thànhviên trong nhóm cần có một số quyền hạn, kỹ năng và thời gian cầnthiết để thực hiện đánh giá SXSH
Nhóm thực hiện nên bao gồm các thành phần:
Trang 32oCấp lãnh đạo;
oKế toán hoặc thủ kho;
oKhu vực sản xuất; vàoBộ phận kỹ thuật, ví dụ như bộ phận bảo dưỡng
oChuyên gia SXSH và TKNL
Các yêu cầu đối với nhóm SXSH:
o Nhóm phải có khả năng xác định các cơ hội, tìm ra giải pháp vàthực hiện chúng
o Qui mô và thành phần nên phù hợp với tổ chức của công ty
o Các phòng ban/ bên liên quan nên có đại diện tham gia
2)Liệt kê các bước qui trình :
Về cơ bản, nhóm sản xuất sạch hơn nên có một tổng quan về toàn bộ hoạtđộng sản xuất của doanh nghiệp thông qua việc liệt kê tất cả các qui trìnhsản xuất, đầu vào và đầu ra:
Nêu tất cả các công đoạn, bao gồm sản xuất, xử lý và tồn trữ nguyênliệu, năng lượng…
Đặc biệt quan tâm đến các qui trình không liên tục (vệ sinh…)
Quan trọng nhất- xác định đầu vào và đầu ra, bao gồm nguyên liệu,năng lượng, nước, chất thải và khói thải
3)Xác định và lựa chọn các bước qui trình có thất thoát :
Dựa trên sơ đồ và thông qua việc khảo sát hiện trạng, nhóm đánh giá sảnxuất sạch hơn cần xác định được các công đoạn gây lãng phí:
Công đoạn nào thất thoát nhiều nhất?
Công đoạn nào có tiềm năng sản xuất cao?
Xác định thất thoát tiền bạc với các dòng thải?
Đánh giá các bước về lượng chất thải, độ nghiêm trọng của tác động, cơhội SXSH, lợi ích ước lượng
Trang 33 Bước có tiềm năng SXSH cao nhất.
b) BƯỚC 2:PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC TRONG QUI TRÌNH SẢN XUẤT
Bao gồm:
Chuẩn bị lưu đồ
Tiến hành cân bằng vật chất và năng lượng
Gán chi phí cho các dòng chất thải
Xem lại các nguyên nhân chất thải
Kết quả trung gian: liệt kê các nguồn và nguyên nhân của chất thảitrong qui trình
4)Chuẩn bị lưu đồ : Tập hợp lưu đồ qui trình để xác định trọng tâm kiểm toán.
Xác định tất cả các hoạt động của các bộ phận
Liên kết hoạt của bộ phận và các dòng nguyên liệu
Ghép tất cả các đầu vào và đầu ra
5)Tiến hành cân bằng vật chất và năng lượng :
Các nguồn dữ liệu: được thu thập từ
- Đo đạc tại chỗ
- Dữ liệu lưu trữ mua bán
- Dữ liệu lưu trữ sản xuất
- … và các dữ liệu khác
Đánh giá chất lượng dữ liệu:
Trang 34 Các loại cân bằng có thể tiến hành:
- Cân bằng khối lượng
- Cân bằng thành phần
- Cân bằng lý thuyết
- Cân bằng tổn thất
- Cân bằng nước, dung môi
- Cân bằng chất rắn
Hướng dẫn tính toán:
- Kiểm tra sự tương thích của các đơn vị sử dụng
- Các vật liệu càng đắt tiền hay càng độc hại, thì bảng cân bằng cầnphải chính xác
- Các bảng cân bằng càng có ý nghĩa hơn nếu tiến hành cho mỗinguyên liệu thành phần
- Kiểm tra chéo có thể giúp tìm ra điểm không tương thích
Quá trình sản xuất
Nguyên liệu thô
Chất xúc tác
nước/không khí
điện năng
Tái sinh
Tái sử dụng trong
hoạt động khác
Khí thải Sản phẩm
Sản phẩm phụ bao gồm chất thải thu hồi
Nước thảiChất thải lỏngChất thải rắn
Trang 356)Gán chi phí cho các dòng thải:
Chi phí tại chỗ:
- Thu gom và xử lý chất thải
- Vận hành thiết bị xử lý
- Thất thoát nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian
Chi phí bên ngoài:
- Phí thải;
- Thuế, phí cho giấy phép
Ví dụ các khoản chi phí cho chất thải:
- Chi phí nguyên liệu thô;
- Chi phí nước;
- Chi phí sản xuất của nguyên liệu trong chất thải;
- Chi phí của sản phẩm trong chất thải;
- Chi phí của phụ phẩm trong chất thải
- Chi phí xử lý;
- Chi phí vận chuyển chất thải;
- Chi phí giải quyết chất thải;
- Chi phí năng lượng
7)Xem lại các nguyên nhân gây ra chất thải:
Với mỗi một dòng thải cần tiến hành phân tích nguyên nhân tiềm ẩn củadòng thải
NGUYÊN LIỆU VÀO+ NGUYÊN LIỆU SINH RA
NGUYÊN LIỆU RA + NGUYÊN LIỆU
TIÊU THỤ
Trang 36Chất thải sinh ra có thể do tác động của: đặc tính của sản phẩm; lựa chọn vàchất lượng nguyên liệu; lựa chọn công nghệ sản xuất; do thiết kế, lắp đặt vàbố trí thiết bị; hiệu suất qui trình; vận hành và bảo trì thiết bị.
Qui trình xem xét để xác định các nguyên nhân gây nên chất thải:
Liên quan đến thiết bị dùng cho sản xuất:
- Thiết kế thiết bị không phù hợp;
- Lựa chọn thiết bị không phù hợp;
- Xắp xếp thiết bị không đúng
Liên quan đến công nghệ sản xuất:
- Chọn qui trình sản xuất;
- Sử dụng công nghệ lạc hậu;
- Thực hiện các bước qui trình không cần thiết
Liên quan đến đặc tính sản phẩm
Liên quan đến nguyên liệu, sản phẩm trung gian và thành phẩm bị lãngphí:
- Nguyên liệu, sản phẩm trung gian và thành phẩm bị lãng phí
- Thất thoát nguyên liệu có giá trị
Liên quan đến quản lý nội vi:
- Kiểm soát kém các thông số của qui trình
- Vận hành và bảo trì thiết bị
- Lưu trữ và giải quyết không đúng nguyên vật liệu
Liên quan đến lựa chọn và chất lượng nguyên liệu
- Thiếu đặc tính chất lượng của nguyên liệu thô
- Sử dụng quá mức nguyên liệu thô;
- Sử dụng nguyên liệu thô rẻ, không đạt tiêu chuẩn;
- Đặc tính lý hoá của nguyên liệu thô
Trang 37- Lựa chọn nguyên liệu.
Liên quan đến kiểm soát qui trình sản xuất:
- Lựa chọn sai điều kiện qui trình
- Hiệu suất qui trình kém
- Sao lãng trong vận hành bảo trì
Liên quan đến tổn thất năng lượng:
- Vận hành thiết bị không cần thiết
- Tải của thiết bị điện dưới mức tối ưu
- Công suất thiết bị không phù hợp
- Tổn thất năng lượng trong phân phối
Liên quan đến quản lý:
- Nhân viên chưa được đào tạo đúng mức
- Công nhân thiếu động cơ làm việc
- Thiếu cam kết và quan tâm của lãnh đạo cấp trên
c) BƯỚC 3: PHÁT HIỆN CÁC CƠ HỘI SXSH VÀ TKNL
Dựa trên kết quả đã làm ở những bước trước, bước này sẽ phát triển, liệt kêvà mô tả các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể làm được
Gồm 2 bước nhỏ:
- Phát triển các cơ hội SXSH
- Lựa chọn các cơ hội SXSH có thể thực hiện được
8)Phát triển các cơ hội SXSH.:
Ta tiến hành kiểm tra tất cả các kỹ thuật SXSH:
Trang 38Hình 1.2: Kiểm tra tất cả các kỹ thuật SXSH
Các nguồn thông tin để phát triển cơ hội SXSH:
- Suy nghĩ trong nhóm dự án: vượt rào cản, khuyến khích ý nghĩsáng tạo và độc lập
- Ý kiến bên ngoài nhóm dự án: khuyến khích tất cả các cá nhântrong doanh nghiệp
- Các giải pháp tham khảo: cơ sở dữ liệu, sổ tay, báo cáo SXSHtrước đây…
- Khảo sát và chuẩn mức công nghệ
9)Lựa chọn các cơ hội SXSH có thể thực hiện được:
Quá trình lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được: trước hết ta thực hiệncác giải pháp hiển nhiên khả thi, sau đó loại bỏ các giải pháp hiển nhiên
Kiểm tra tất cả các kỹ thuật SXSH
Giảm chất thải
tại nguồn Tái sinh tại chỗ Điều chỉnh sản phẩm Tiết kiệm năng lượng
Quản lý nội vi
tốt
Thay đổi qui
trình
Nguyên liệu đầu
vào thay đổi
Kiểm soát qui
trình tốt hơn
Tái sử dụngThu hồi nguyên liệu
Ứng dụng hữu ích
Trang 39không khả thi, cuối cùng là tiến hành phân tích khả thi của các giải pháp cònlại.
Sàng lọc:
- Giải pháp không có chi phí hoặc rủi ra kèm theo;
- Các giải pháp liên quan có thể gom thành nhóm;
- Qui trình nên đơn giản, nhanh chóng và thẳng thắn;
- Nếu có thể, dùng phương pháp định tính;
- Loại ra những giải pháp nào không thực tiễn
Vài câu hỏi cần suy ngẫm khi sàng lọc giải pháp:
- Giải pháp nào sẽ đạt mục tiêu SXSH tốt nhất?
- Những lợi ích chính của việc thực hiện là gì?
- Công nghệ cần thiết có dễ tiếp cận kkông?
- Dự kiến giải pháp sẽ tốn bao nhiêu?
- Những khu vực khác nào sẽ bị ảnh hưởng?
d) BƯỚC 4: CHỌN GIẢI PHÁP SXSH VÀ TKNL
Đối với các cơ hội SXSH phức tạp, cần tiến hành nghiên cứu khả thi mộtcách chi tiết về các mặt kỹ thuật kinh tế và môi trường:
- Đánh giá khả thi kỹ thuật
- Đánh giá khía cạnh môi trường
- Đánh giá hiệu quả tài chính
- Lựa chọn giải pháp để thực hiện
10) Đánh giá khả thi kỹ thuật:
Trong phân tích tính khả thi về kỹ thuật cần quan tâm đến các khía cạnh sau:
Thiết bị có sẵn và tin cậy;
Yêu cầu về năng lượng dụng cụ kiểm soát, điều khiển qui trình,không gian;
Trang 40 Các yêu cầu về bảo trì;
Các yêu cầu về kỹ năng (người vận hành, kỹ thuật viên…);
Các vấn đề về an toàn;
Hiệu quả khi vận hành
11) Đánh giá khía cạnh môi trường:
Đối với hầu hết các giải pháp, tính khả thi môi trường là điều hiển nhiên.Mặc dù vậy cần phải đánh giá xem có tác động môi trường tiêu cực nàovượt quá phần tích cực không Đánh giá khía cạnh môi trường cần hướng tớiviệc GIẢM:
Sinh ra các chất gây ô nhiễm;
Tính độc hại của các chất gây ô nhiễm;
Tiêu thụ năng lượng;
Tiêu thụ nguyên liệu;
Tiêu thụ nước;
Tải lượng các chất gây ô nhiễm
12) Đánh giá hiệu quả tài chính:
Tính khả thi về kinh tế cần được tính toán dựa trên cơ sở đầu tư và tiết kiệmdự tính
Một vài phương pháp được dùng trong thẩm định đầu tư là:
Thu thập dữ liệu:
- Vốn đầu tư:
o Thiết bị, xây dựng, linh tinh…
o Đào tạo khởi động…
- Chi phí và lợi ích của vận hành:
o So sánh chi phí: để so sánh các lựa chọn có thu nhập nhưnhau