4.1.1.1. Chiều cao, cân nặng của sinh viên
Người ta nhận thấy mô hình tăng trưởng của cơ thể không đứng yên mà thay
đổi theo thời gian thông qua nhiều thế hệ, người ta gọi đó là các biến đổi thế tục về
tăng trưởng. Có thể quan sát các biến đổi thế tục về tăng trưởng thông qua theo dõi biến đổi tầm vóc (chiều cao, cân nặng) ở trẻ em theo tuổi, biến đổi chiều cao của người trưởng thành hay chiều cao cuối cùng (có thể tăng hay giảm). Các nhà tăng trưởng học cho rằng khuynh hướng gia tăng tăng trưởng là do sự cải thiện về điều kiện sống, dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ. Do đó các thay đổi thế tục về tăng trưởng là chỉ tiêu tốt về mức sống, điều kiện dinh dưỡng - vệ sinh và sự phân cực trong xã hội. Ở Bồ Đào Nha, dọc theo thế kỷ XX (1904 -2000) chiều cao của nam thanh niên 18 tuổi tăng lên 8,93 cm, cúa mỗi thập kỷ tăng gần 1 cm. Ở Nhật Bản trong thời kỳ 1955 - 1977, chiều cao của người trưởng thành nam đã tăng 4,3 cm (trung bình 2,1 cm/thập kỷ và ở người trưởng thành nữ tăng 2,7 cm (trung bình 1,3 cm/thập kỷ) [26].
Kết quả nghiên cứu cho thấy: chiều cao trung bình ở nam 165,4 ± 5,6 cm, nữ
154,5 ± 5,1 cm. Cân nặng trung bình của nam 54,6 ± 6,7 cm, nữ 46,6 ± 4,9 cm. Cả
chiều cao và cân nặng của nam giới đều cao hơn nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Trần Thiết Sơn và cs (1993) nghiên cứu trên sinh viên năm thứ
nhất trường Đại học Y Hà Nội có độ tuổi từ 18-19 cho thấy: nam có chiều cao 162,90 ± 5,43 cm, cân nặng 47,25 ± 5,72 kg; ở nữ chiều cao 155,05 ± 4,45 cm, cân nặng 42,73 ± 4,71kg [41]. Hoàng Thu Soan (2007) nghiên cứu trên sinh viên năm thứ hai đang theo học tại trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên có độ tuổi từ 18-21 tuổi cho thấy: chiều cao của nam 163,9 ± 10,2 cm, cân nặng 55,3 ± 5,2 kg; ở nữ
viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương cao hơn chiều cao của nam sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, Y Thái Nguyên, tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2000 (chiều cao nam ởđộ tuổi 18-25: 161,8 cm) và nam giới ở nhóm tuổi 20-24 của huyện Thường Tín - Hà Tây (161,2 ± 11,4 cm) [9], [30], [40], [41]. Điều này cũng phù hợp với kết quả của Trương Đình Kiệt và cs (2009) nghiên cứu trên 1955 thanh niên 22 tuổi dân tộc kinh ở 7 vùng sinh thái trên toàn quốc thấy rằng chiều cao ở
nam cứ sau 10 năm tăng được 1,8 cm, nữ tăng 2,0 cm [27] và nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn và cs (2010) về khuynh hướng phát triển và TTDD người trưởng thành đồng bằng Sông Hồng sau 30 năm cho thấy: độ tuổi 16-25, năm 1976 nam giới có chiều cao 155.8 ± 8.6 cm đến năm 2006 là 163.9 ± 5.6 cm, tăng 2,7 cm/thập kỷ ở nam [69]. Tuy nhiên thấp hơn nam sinh viên Y Hà Nội năm 2011 (166,3 ± 5,5 cm) [39], nam sinh viên thể dục thể thao Từ Sơn (166,77 ± 4,32 cm) [52]. Chiều cao của nữ cao hơn sinh viên Y Hà Nội năm 1993 và cao hơn kết quả
của tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2000 (nữ 152,4 cm) [9], [41]. Cân nặng của sinh viên nam và nữđều cao hơn so với cân nặng của sinh viên Y Hà Nội năm 1993 (Trần Thiết Sơn) và năm 1997 (Nguyễn Ái Châu và cs) [12], [41] và tương
đương với các nghiên cứu gần đây: năm 2009 cân nặng nam: 54,0 ± 5,8 kg, cân nặng nữ: 46,4 ± 4,6 kg [27], năm 2011 cân nặng nam: 55,0 ± 7,6 kg; cân nặng nữ: 46,8 ± 4,9 kg [39]. Như vậy, trung bình chiều cao, cân nặng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn những năm trước, có thể do sự phát triển của nền kinh tế đất nước, mức sống nâng cao nên thể lực cũng biến chuyển theo.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả
nước ngoài cả về chiều cao, cân nặng của nam và nữ. Nurul Huda và Ruzita Ahmad (2010) nghiên cứu trên 624 sinh viên độ tuổi từ 18-26 ở Malaysia cho thấy: chiều cao trung bình của nam 169,74 ± 8,29 cm, nữ 158,41 ± 5,99 cm, cân nặng của nam 62,82 ± 13,12 kg, nữ 50,33 ± 8,35 kg [74]. Abdelhamid Kerkadi (2003) nghiên cứu trên 400 sinh viên nữ độ tuổi từ 18-25 cho thấy chiều cao trung bình 158,7 ± 0,3 cm, cân nặng 57,9 ± 0,6 kg [55]. Có thể sinh viên nước ngoài có điều kiện kinh tế, mức sống cao, các chính sách về y tế tiếp cận với người dân dễ dàng hơn nên tình trạng thể
Kết quả bảng 3.6 cho thấy: chiều cao của nam sinh viên nhóm tuổi 19 cao nhất (166,0±5,3 cm), tiếp theo nam nhóm tuổi 20 (165,3±5,7 cm), nam nhóm tuổi 18 (164,9±5,7 cm), tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Với mức chênh lệch như vậy, có thể coi chiều cao của nam sinh viên ít biến đổi theo lứa tuổi.
Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mai Văn Hưng trên 1187 sinh viên trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá là chiều cao của nam sinh viên ở các lứa tuổi từ 19 đến 25 chỉ chênh nhau từ 1 ÷ 2cm [21], kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chỉnh và cs (1997) cho thấy chiều cao nam sinh viên theo các lứa tuổi liên tiếp từ
18-25 có giá trị trung bình gần tương đương nhau [14]. Cân nặng của nam sinh viên thấp nhất ở lứa tuổi 18 (53,7±7,2 kg), cân nặng ở lứa tuổi 19 (55,0 ± 7,1 kg) và 20 (55,0 ± 5,8 kg) tương đương nhau, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Có thể do năm đầu tiên mới nhập trường lại xa gia đình, điều kiện về nơi ăn, chỗ ở
chưa được ổn định nên ăn uống, sinh hoạt chưa đảm bảo. Điều này dẫn tới cân nặng của sinh viên năm đầu tiên thấp hơn các năm sau.
Đối với nữ sinh viên, các chỉ số chiều cao, cân nặng ít phụ thuộc vào lứa tuổi.
Ởđộ tuổi 18 - 20 chiều cao của nữđã tương đối ổn định, xấp xỉ 154,5cm, chứng tỏ
chiều cao ở nữ sớm ổn định hơn nam. Cân nặng cũng ít biến đổi (lứa tuổi 18: 46,9 ± 4,9 kg; lứa tuổi 19: 46,2 ± 4,7 kg; lứa tuổi 20: 46,7 ± 5,2 kg). Kết quả này tương tự
như nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2004) trên 8258 người dân miền Trung có
độ tuổi từ 15 trở lên: Cân nặng ở nam vẫn tiếp tục tăng mạnh trong các nhóm tuổi từ
15 đến 18 (khoảng 3kg cho mỗi năm tuổi), tăng chậm lại từ 18 đến 21 tuổi (khoảng 0,4 đến 1 kg cho mỗi năm tuổi). Ở nữ, cân nặng cũng tăng nhanh từ 15 đến 18 tuổi,
đạt tối đa ở tuổi 19, sau đó không tăng mà dao động một cách thất thường kéo dài cho đến nhóm tuổi 30 - 39. Chiều cao của nam vẫn tiếp tục tăng nhanh từ 15 đến 18 tuổi (2 đến 3 cm cho mối năm tuổi), tăng chậm lại cho đến 20 tuổi. Đối với nữ, chiều cao cũng tiếp tục tăng từ tuổi 15 đến 18 nhưng tốc độ nhỏ hơn so với nam (khoảng 0,5 đến 1 cm mỗi năm), tương đối ổn định từ 18 đến 21 tuổi [1]. Chiều cao, cân nặng của nữ sinh viên ít phụ thuộc vào lứa tuổi, độ tuổi từ 19 đến 22 chiều cao đã tương đối ổn định (xấp xỉ 155 cm) [21].
4.1.1.2. Phân bố mỡ cơ thể
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy trung bình vòng eo nam giới (68,2±4,8 cm) cao hơn nữ giới (63,8±4,1 cm) (p<0,001) (Bảng 3.5). Tỷ lệ mỡ cơ thể của nam (13,1%) thấp hơn nữ (25,1%) (p<0,001), cao hơn sinh viên Đại học khu vực Thái Nguyên (tỷ lệ mỡ cơ thể của nam 8,5 ± 2,2%; nữ 9,3 ± 2,5%) [33], sinh viên Đại học Huế (nam 11,04%; nữ 20,96%) [3] và thấp hơn nghiên cứu của Martínez Roldán C (tỷ lệ % mỡ của nam 16,4%, nữ 27,1%) [70]. Đây là một chỉ tiêu biểu hiện sự tích mỡ, khẳng định tỷ lệ phần trăm khối mỡ cơ thể của nữ luôn lớn hơn nam [3]. So với các chiến sĩ công an có độ tuổi từ 20 đến 59 cho thấy trung bình vòng eo nam 77,1 cm, nữ 68,8 cm, tỷ lệ mỡ cơ thể của nam 22,1%, nữ 29,1% [51] cao hơn kết quả của chúng tôi. Trung bình vòng eo của nam, nữ sinh viên Trường
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương tương tự như vòng eo của sinh viên nam, nữ năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (vòng eo của nam dân tộc kinh 66,46 ± 5,29 cm; nữ dân tộc kinh 66,64 ± 5,61 cm) [16].
Các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ mỡ cơ thể của nam, nữ tăng dần theo nhóm tuổi, nữ luôn cao hơn nam [3], [13], [51], [70] phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.5, bảng 3.6).
Không chỉ số lượng mỡ mà sự phân bố mỡ xác định nguy cơ liên quan tới béo phì. Béo bụng hay béo nội tạng có liên quan với các yếu tố nguy cơ tim mạch của hội chứng chuyển hoá, bao gồm các bệnh đái tháo đường typ 2, giảm dung nạp glucose, tăng huyết áp, triglycerid cao, LDL cholesterol thấp. Khối lượng mô mỡ
nội tạng quá mức có thể dẫn tới các bệnh trên [64]. Wahrenberg và cs (2005) tiến hành đo chiều cao, cân nặng, chu vi vòng thắt lưng và chu vi vòng mông trên 2746
đối tượng tuổi từ 18 đến 72 ở Thụy Điển kết luận rằng: chu vi vòng thắt lưng < 100cm ngăn chặn tình trạng kháng insulin ở cả hai giới. Chu vi vòng thắt lưng thay thế chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ số vòng thắt lưng/vòng mông và các phép đo lường khác về tổng lượng mỡ cơ thể, như là một phương pháp dự đoán trước sự kháng insulin. Các khuyến nghị hiện nay gợi ý chu vi vòng thắt lưng ≥ 102 cm ở nam, ≥
Nghiên cứu tại Hà Lan (1995) trên 2183 nam và 2698 nữ tuổi từ 20-59 cho thấy nguy cơ của béo phì kèm theo biến chứng chuyển hoá khi vòng bụng nam giới
≥ 94 cm, nữ giới ≥ 80 cm [85].
BMI của nam (19,9) cao hơn nữ (19,5) (p<0,001). Trung bình BMI của nam tăng dần theo lứa tuổi, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê, BMI của nữở các lứa tuổi tương đương nhau (p>0,05). Diễn biến này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2007) về thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế: BMI tăng mạnh từ
lứa tuổi 15 đến 19, từ nhóm tuổi 20 đến 24, BMI giữ mức ổn định [2]. Trong kết quả của chúng tôi BMI của nữ ổn định sớm hơn (lứa tuổi từ 18 - 20). Điều này có thể do sinh viên nữ trưởng thành sớm hơn nam nên chiều cao tương đối ổn định, cân nặng lại ít phụ thuộc vào độ tuổi dẫn tới kết quả trên.
4.1.1.3. Thiếu năng lượng trường diễn, thừa cân, béo phì ở sinh viên
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng số 1245 sinh viên được nghiên cứu có 27,4% sinh viên bị CED, trong đó sinh viên ở mức CED độ 1 là 21,3%, mức CED
độ 2 là 5,1% và CED độ 3 là 1,0% (biểu đồ 3.5). Theo giới, tỷ lệ bị CED ở nam sinh viên (24,0%) thấp hơn ở nữ sinh viên (29,1%); ngược lại, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở
nam (5,8%) lại cao hơn nữ (3,7%), đặc biệt sinh viên nam có tỷ lệ béo phì độ 1,2
đáng kể (1,8%). CED ở nữ cao hơn nam có thể do nữ thường có TTDD không hợp lý do để dành tiền cho mục đích khác (học hành, mặc, trang trí phòng ở, mua quần áo, ...) hoặc nhịn ăn để giữ thon thả, có eo.
Trong nghiên cứu về chỉ số thể lực và tình trạng sức khoẻ của sinh viên trường
Đại học Văn hoá Hà Nội của tác giả Trần Đình Toán và cs (1994) tỷ lệ CED 54,6%. Tỷ lệ CED ở nam công nhân may Thăng Long có độ tuổi từ 18 - 25 là 51% ; ở nữ
cũng trong độ tuổi trên là 31,3%[29], [44]. Theo Hà Huy Khôi và cs (1997) nghiên cứu về TTDD của 1070 sinh viên Đại học Y Hà Nội, Thái Bình và Bắc Thái cho thấy tỷ lệ CED ở nam là 39,2%, ở nữ là 47,9% [12]. Cùng năm đó, trong một nghiên cứu về trạng thái CED và những yếu tốảnh hưởng tới sức khoẻ của nữ nông dân tuổi sinh đẻ, kết quả cho thấy tỷ lệ CED 37,2%, ở nhóm tuổi 20 đến 24 là 29% [31]. Như vậy các kết quả nghiên cứu trước đây có tỷ lệ CED cao hơn nghiên cứu
của chúng tôi. Điều này có thểđược giải thích bởi sự khác nhau về thời điểm nghiên cứu. Trước đây, tình hình kinh tế của nước nhà còn gặp nhiều khó khăn nên TTDD của người dân nói chung còn thiếu về số lượng, kém về chất lượng. Với sự chuyển
đổi của nền kinh tế, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn phát triển mới và thu
được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Đời sống của nhân dân ta ngày càng được cải thiện và điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới thanh niên, TTDD của thanh niên được cải thiện rõ rệt. Vì thế mà tỷ lệ CED ngày càng có xu hướng giảm qua các năm.
Kết quả trong nghiên cứu tương tự như kết quả của tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2000, tỷ lệ CED ở nhóm tuổi từ 20 đến 24 là 27,4%, nữ (30,0%) cao hơn nam (24,1%) [9] và sinh viên học viện Quân y 27,5% sinh viên bị CED, trong
đó nữ bị CED cao gấp đôi nam (36,4% so với 18,6%) [28].
So với một số nghiên cứu khác thì tỷ lệ CED của sinh viên trường Đại học Kỹ
thuật Y tế Hải Dương lại cao hơn. Theo nghiên cứu của Hà Huy Tuệ và Lê Bạch Mai (2006) về tình trạng thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân béo phì ở người trưởng thành tại xã Duyên Thái - Hà Tây tỷ lệ CED của người 16 - 60 tuổi là 22,2% [47]. Trong nghiên cứu về hình thái thể lực và dinh dưỡng của sinh viên năm thứ
hai trường Đại học Y khoa Thái Nguyên kết quả cho thấy có 16% sinh viên bị CED [40]. Lê Minh Uy và cs (2008) nghiên cứu trên 2862 phụ nữ 15 - 49 tuổi cho thấy tỷ lệ
CED là 19,9% [49].
Như vậy so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác, tình trạng thiếu năng lượng trường diễn của sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương chiếm một tỷ lệ khá cao, đặc biệt còn cao hơn người trưởng thành tại một xã tỉnh Hà Tây, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại An Giang [47], [49]. Điều này có thể được giải thích, sinh viên y khi mới nhập trường các em vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học hết sức vất vả. Căng thẳng, áp lực học hành và thời gian ôn thi ảnh hưởng không nhỏ tới TTDD của các em trước khi nhập trường. Sau khi nhập trường, ngay năm thứ nhất sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương có áp lực học tập cũng khá nặng. Ngoài việc học tại trường, các em còn phải tham gia các buổi thực hành,
thực tập tại bệnh viện, labo của nhà trường và phải tham gia trực đêm, ngoài ra việc di chuyển đi lại trong một ngày cũng là một hoạt động thể lực đáng kể, nhất là đối với sinh viên nữ. Từ năm thứ hai trở đi, áp lực học hành ngày càng tăng, các buổi thực hành, trực đêm nhiều hơn nên càng ảnh hưởng tới TTDD.
Bảng 3.7 cho thấy tình trạng CED cũng giảm dần qua các năm, cao nhất nhóm tuổi 18 (30,5%), nhóm tuổi 19 và 20 tương đương nhau (26%). Kết quả này cũng phù hợp với sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội: tỷ lệ CED năm thứ nhất 55,74%; năm thứ hai 58,18%; năm thứ ba 54,26%; năm thứ tư 49,28% [44] và sinh viên nữ
trường Đại học Các tiểu Vương Quốc Arập Thống Nhất tỷ lệ CED ở nhóm tuổi 18 - 21 là 38%, nhóm tuổi 22 - 25 là 24% [55]. Điều này có thểđược giải thích năm đầu tiên các em vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi đại học hết sức vất vả, vào năm học lại chịu áp lực học tập khá nặng kết hợp với sống xa gia đình, điều kiện về nơi
ăn chỗ ở chưa được ổn định, sắp xếp thời gian cho học tập và các hoạt động khác chưa hợp lý nên ảnh hưởng tới TTDD. Từ năm thứ hai trở đi, áp lực học tập ngày càng nặng hơn nhưng các em đã quen với môi trường sống, nơi ăn chỗ ở ổn định hơn, sắp xếp thời gian cho học tập và các hoạt động khác trong ngày hợp lý hơn nên
đã phần nào cải thiện TTDD.
Tình trạng thừa cân và béo phì đang tăng lên ở mức báo động khắp nơi trên thế giới và cảở người lớn và trẻ em, là một mối đe doạ tiềm ẩn trong tương lai. Ở
nước ta, công cuộc đổi mới kinh tếđã tạo cho mức sống chung của dân cư có những bước tiến bộ rõ nét, song sự phân cực xã hội đã hình thành. Tình trạng thừa cân, béo