1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm

93 773 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠNVÀ TỔ HỢP SẢN XUẤT SẠCH HƠN1.1 Sản xuất sạch hơn 1.1.1 Định nghĩa sản xuất sạch hơn Theo Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc UNEP sản xuất

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Theo thống kê của hiệp hội giấy Việt Nam, ngành giấy đạt tốc độ tăng trưởng cao

và liên tục trong những năm vừa qua Từ năm 1990 đến năm 1999 tốc độ tăngtrưởng là 16%/năm và góp phần phát triển nền kinh tế nước nhà Tuy nhiên kéotheo sự phát triển công nghiệp là những vấn đề môi trường, sử dụng quá nhiềunguồn tài nguyên, dẫn đến sự lãng phí về kinh tế Và theo thống kê cho thấy cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và các cơ sở sản xuất giấy tái sinhtrên địa bàn Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất ít quan tâm hoặcthờ ơ với việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy trình sản xuất Phần lớn họ rấtngại thay đổi, ngại phải đối mặt với các vấn đề môi trường Đây là vấn đề thật nangiải đối với các cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn Quận Bình Tân, thành phố

Hồ Chí Minh

Nắm được thực trạng đó, em đã chọn hướng nghiên cứu sản xuất sạch hơn cho các

cơ sở này nhằm giúp họ tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí xử lý chất thải vừa giảmthiểu các tác động có hại đến môi trường xung quanh Sản xuất sạch hơn là phươngpháp đúng đắn, tối ưu hoá nguồn tài nguyên, tiết kiệm trong sản xuất, là hướng đi

mà ngành giấy phải hướng đến Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn trong việc thực hiệnsản xuất sạch hơn do thiếu các điều kiện về cơ sở hạ tầng, kinh tế… Chính vì vậy,

đề tài “Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho 1 số cơ sở sản xuất giấy tái sinhtrên địa bàn quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh ” được thực hiện với mục tiêutìm ra những giải pháp sản xuất tiết kiệm để phát triển ngành giấy tại quận theohướng phát triển bền vững

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu để áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất giấy tái chế trênđịa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

3 Nội dung nghiên cứu

Trang 2

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, đề tài sẽ thực hiện những nội dung cơ bảnsau đây:

- Tổng quan về sản xuất sạch hơn và tổ hợp sản xuất sạch hơn

- Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành sản xuất giấy tái chế ở QuậnBình Tân, thành phố Hồ Chí Minh

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn

- Đề xuất những quy trình áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất giấytái chế ở thành phố Hồ Chí Minh

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Các hoạt động cho việc áp dụng sản xuất sạch hơn là một quá trình lâu dài và liêntục nhưng do thời gian thực hiện luận văn có hạn nên luận văn này chỉ dừng lạibước đầu áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất giấy tái chế - quận BìnhTân

5 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là một số cơ sở sản xuất giấy tái chế vừa vànhỏ trên địa bàn quận Bình Tân

6 Thời gian thực hiện đề tài

Thời gian thực hiện là 3 tháng:

- Bắt đầu từ ngày: 30/05/2011

- Kết thúc vào ngày: 21/08/2011

7 Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin, số liệu, dữ liệu liên quan đến sản xuất sạch hơn ở các tàiliệu, giáo trình, bài giảng và tham khảo các thông tin được đăng tải trên cáctrang website có liên quan đến sản xuất sạch hơn, đến ngành giấy và tái chếgiấy

Trang 3

- Thu thập các tài liệu liên quan đến những đặc trưng ô nhiễm của ngành sản xuấtgiấy và tái chế giấy.

b) Phương pháp khảo sát

- Khảo sát để thu thập các số liệu về nhu cầu nguyên nhiên vật liệu, năng lượng,quy trình sản xuất và hiện trạng môi trường tại cơ sở

c) Phương pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thu thập được

- Tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được về nhu cầu nguyên nhiên liệu,năng lượng tại cơ sở

- Trên cơ sở phân tích dữ liệu đó, xác định trọng tâm đánh giá sản xuất sạch hơncho cơ sở

d) Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

- Muốn áp dụng sản xuất sạch hơn phải phân tích, chứng minh những lợi nhuận

mà khi cơ sở được khi áp dụng sản xuất sạch hơn một cách rõ ràng Đồng thờixem xét tính khả thi về kinh tế và môi trường của các phương pháp áp dụng sảnxuất sạch hơn mang lại

e) Phương pháp chuyên gia

- Đó là sự chỉ dẫn và hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, tham khảo ý kiến của cácnhóm sản xuất sạch hơn trong quá trình nghiên cứu

Trang 4

- Ý nghĩa môi trường:

Áp dụng sản xuất sạch hơn cho ngành giấy tái sinh giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên,nguyên liệu, tránh gây ô nhiễm môi trường

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN

VÀ TỔ HỢP SẢN XUẤT SẠCH HƠN1.1 Sản xuất sạch hơn

1.1.1 Định nghĩa sản xuất sạch hơn

Theo Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) sản xuất sạch hơn được địnhnghĩa như sau: “ SXSH là việc áp dụng liên tục một chiến lược môi trường phòng ngừatổng hợp đối với quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ để tăng hiệu quả sinh thái,giảm nguy cơ cho con người và môi trường”

- Đối với quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn nguyên liệu và nănglượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm khối lượng và độ độc hại của tất cảcác chất thải tại nơi phát sinh

- Đối với sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốtchu kỳ tuổi thọ sản phẩm, từ khâu khai thác nguyên liệu cho đến thải bỏ sảnphẩm không còn dùng được

- Đối với dịch vụ, SXSH kết hợp những lợi thế về môi trường vào thiết kế vàcung cấp dịch vụ

- SXSH đòi hỏi chúng ta thay đổi thái độ ứng xử, thực hiện quản lý môi trường cótrách nhiệm và đánh giá các phương án công nghệ

1.1.2 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn

Đánh giá SXSH là một quá trình tổng hợp nhằm nghiên cứu và triển khai các giải phápSXSH, đánh giá hiệu quả của quá trình SXSH phục vụ cho việc duy trì và cải thiệnhoạt động SXSH

SXSH là một quá trình liên tục Do đó sau khi kết thúc một đánh giá SXSH, đánh giátiếp theo có thể được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa

Đánh giá SXSH là một quá trình lặp đi lặp lại bao gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ:

Trang 6

Hình 2.1 : Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn

Bước 1: Các công việc chuẩn bị cho việc thực hiện

- Liệt kê các công đoạn trong quy trình bao gồm toàn bộ các hoạt động, đầu vào, đầu

ra, lượng nguyên vật liệu tiêu thụ, chất thải phát sinh

- Xác định công đoạn có chất thải hay lãng phí: xác định mức tiêu thụ nguyên liệu haynăng lượng cao, ô nhiễm nặng, tổn thất nhiều nguyên liệu hoá chất, có nhiều cơ hộiSXSH, được sự chấp nhận của tất cả các thành viên trong nhóm SXSH

Trang 7

Bước 2: Phân tích các công đoạn trong quy trình

- Chuẩn bị sơ đồ quy trình: xác định liệt kê các công đoạn, tập hợp tất cả đầu vào

và đầu ra tương ứng

- Cân bằng vật chất năng lượng, cân bằng các cấu tử

- Xác định chi phí các dòng thải dựa vào chênh lệch giữa nguyên liệu đầu vào vàđầu ra Định lượng dòng thải, các thành phần của dòng thải, xác định chi phí

- Thực hiện xem xét dây chuyền công nghệ để xác định nguyên nhân phátthải.Tìm nguyên nhân thực tế hay tiềm ẩn gây ra tổn thất, có thể đề xuất các cơhội tốt nhất cho vấn đề thực tế

Bước 3: Đưa ra các giải pháp SXSH.

- Đề xuất các giải pháp SXSH Đề xuất của các thành viên trong nhóm, các ýtưởng của người ngoài nhóm, các cơ hội từ ví dụ bên ngoài, khảo sát công nghệ

và định mức

- Lựa chọn các giải pháp khả thi, các cơ hội cần được xem xét để xác định Các

cơ hội có thể thực hiện được ngay, cơ hội cần được nghiên cứu tiếp, các cơ hội

bị thải bỏ vì không mang tính khả thi

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp SXSH

- Tính khả thi về kỹ thuật, cần quan tâm đến các khía cạnh: chất lượng sản phẩm,năng suất sản xuất, yêu cầu của sản xuất, thời gian ngừng hoạt động, so sánh cácthiết bị hiện có, yêu cầu bảo dưỡng, nhu cầu đào tạo, phạm vi sức khoẻ và antoàn nghề nghiệp

- Các lợi ích sau cũng được đưa vào như một phần nghiên cứu khả thi kỹ thuật:giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ, giảm nguyên liệu tiêu thụ, giảm chấtthải

- Tính khả thi về kinh tế dựa trên việc so sánh chi phí và lợi ích

- Tính khả thi về mặt môi trường Giảm tính độc hại và tải lượng chất ô nhiễm,giảm sử dụng vật liệu độc hại hay không thể tái chế Giảm tiêu thụ năng lượng

Trang 8

- Lựa chọn các giải pháp thực hiện Kết hợp giữa đánh giá kỹ thuật, kinh tế, môitrường để chọn ra giải pháp tốt nhất Ghi nhận các kết quả và lợi ích ước tínhcủa mỗi giải pháp để quan trắc các kết quả thực hiện

Bước 5: Thực hiện các giải pháp SXSH đã lựa chọn

- Cần kiểm tra định kỳ ở các cấp lãnh đạo và từng khâu hoạt động

- Báo cáo kết quả SXSH với ban quản lý và toàn thể nhân viên

- Xác định các công đoạn có chất thải (tức là quay trở lại nhiệm vụ thứ 3)

Trang 9

Hình 2.2 : Quy trình thực hiện SXSH

1.1.3 Lợi ích của việc áp dụng SXSH

SXSH là phương cách giúp giảm chi phí xử lý chất thải đồng thời gia tăng hiệu quả sảnxuất Các lợi ích của sản xuất sạch hơn có thể tóm tắt sau:

- Nâng cao hiệu quả sản xuất

Bước 1: HÌNH THÀNH CHƯƠNG TRÌNH

- Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm thực hiện

- Nhiệm vụ 2: Lập bảng các dây chuyền công nghệ

- Nhiệm vụ 3: Nhận dạng, lựa chọn dây chuyền công nghệ có chất thải lớn

Bước 2: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ

- Nhiệm vụ 4: Sơ đồ công nghệ theo các công đoạn

- Nhiệm vụ 5: Lập bảng cân bằng vật chất

- Nhiệm vụ 6: Đánh giá chi phí chất thải

- Nhiệm vụ 7: Nhận dạng nguồn gốc chất thải

Bước 3: CÁC KHẢ NĂNG GIẢM THIỂU CHẤT THẢI

- Nhiệm vụ 8: Xác định những khả năng có thể làm giảm thiểu chất thải

- Nhiệm vụ 9: Lựa chọn những khả năng khả thi

Bước 4: LỰA CHỌN CÁC ĐIỀU KIỆN KHẢ THI

- Nhiệm vụ 10: Đánh giá những khả thi về kỹ thuật

- Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế

- Nhiệm vụ 12: Đánh giá những ảnh hưởng về môi trường

- Nhiệm vụ 13: Lựa chọn khả năng để thực hiện

Bước 5: TRIỂN KHAI CÁC ĐIỀU KIỆN KHẢ THI

- Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị các điều kiện khả thi

- Nhiệm vụ 15: Thực hiện giảm thiểu ô nhiễm

- Nhiệm vụ 16: Quan trắc và đánh giá kết quả

Bước 6: DUY TRÌ SXSH

- Nhiệm vụ 17: Vận hành, quản lý, duy trì chương trình hạn chế chất thải

- Nhiệm vụ 18: Nhận dạng, lựa chọn các quá trình và nguồn gốc chất thải

Trang 10

SXSH dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, nghĩa có nhiều sản phẩm sản xuất

ra hơn trên một đơn vị nguyên liệu thô vào, đồng thời chất lượng sản phẩm cũng tốthơn Điều này rất có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp

- Giảm chi phí xử lý chất thải

Mục tiêu của SXSH là giảm khối lượng và độ độc hại của tất cả các chất thải baogồm nước thải, khí thải, chất thất thải rắn … tại nơi phát sinh do đó tất cả các chiphí liên quan đến xử lý chất thải sẽ giảm đi

- Môi trường được cải thiện

SXSH làm giảm thiểu khối lượng và mức độ độc hại của các chất thải phát sinh do

đó tải lượng thải vào môi trường giảm đi và chất lượng môi trường được cải thiện

- Cải thiện môi trường lao động

SXSH không những cải thiện môi trường lao động bên ngoài cơ sở, doanh nghiệp

mà còn cải thiện môi trường bên trong nhà máy Nhà máy sẽ được sạch sẽ hơn,không còn hiện tượng nước thải và các chất thải rơi vãi, rò rỉ gây ô nhiễm môitrường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động trực tiếp sản xuất

- Cơ hội thị trường mới

Nhận thức về môi trường của người tiêu dùng ngày càng cao nên đòi hỏi các doanhnghiệp phải chứng tỏ sự gần gũi đối với môi trường của mình Việc áp dụng SXSH

sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường

Ngày nay những sản phẩm “ nhãn hiệu xanh” “ nhãn hiệu sinh thái” đã trở nên quênthuộc với người tiêu dùng và được mọi người ủng hộ

- Tuân thủ tốt những quy định về môi trường

- Tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính

Hiện nay có nhiều tổ chức quan tâm đến những vấn đề môi trường và có nhiều dự

án tìm kiếm vốn vay hay hỗ trợ tài chính luôn được xem xét kỹ lưỡng về mặt ảnhhưởng tác động đến môi trường SXSH sẽ tạo một hình ảnh tốt đẹp về môi trườnggiúp các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn tài chính dễ dàng hơn,

Trang 11

- Tăng uy tính của công ty

SXSH cải thiện bộ mặt và tăng uy tín của công ty Tất nhiên một công ty luôn quantâm đến môi trường, một công ty sản xuất xanh sẽ được xã hội và cơ quan quản lýchấp nhận tốt hơn

1.1.4 Khó khăn hay rào cản của việc áp dụng SXSH

Thực hiện SXSH là một biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận, cải thiện môitrường làm việc và giảm ô nhiễm trong công nghiệp Tuy nhiên lại có nhiều rào cảntrong áp dụng SXSH

+ Sự chú trọng quá mức đối với sản xuất

+ Thiếu sự tham gia của nhân viên

+ Hệ thống quản lý không hiệu quả

+ Bộ máy quản lý điều hành yếu kém

+ Việc cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, giá cả.+ Thay đổi thường xuyên sản phẩm và quy trình sản xuất

Trang 12

1.2.1 Khái niệm chung

- Tổ hợp sản xuất sạch hơn ( Cleaner Production Circles- CPC) là một nhómgồm các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, có quy trình sản xuất và tạo ra sảnphẩm tương tự nhau

- Tổ hợp sản xuất sạch hơn tạo ra các cơ hội cho các doanh nghiệp có thể nhìnlại các sản phẩm và quy trình sản xuất của chính họ từ những quan điểmhoàn toàn khác Thông qua quy trình CPC các doanh nghiệp sẽ nhìn lại quátrình sản xuất của mình cùng với các thành viên trong nhóm CPC- nhữngdoanh nghiệp có quá trình sản xuất tương tự nhau Mặt khác, chủ doanhnghiệp sẽ có sự hiểu biết sau sắc hơn và có thể đề ra những ý tưởng hay chocác thành viên trong nhóm Cuối cùng các cơ sở đó vào sản xuất thực tiễn.Kết quả đạt được từ nhóm CPC này là cơ sở và động lực thúc đẩy các nhómcông nghiệp khác tham gia vào CPC Thông qua đó mà tổ hợp sản xuất sạchhơn sẽ được phổ biến và nhân rộng ra các ngành công nghiệp khác

Trang 13

1.2.2 Phương pháp luận của việc thiết lập CPC

Phương pháp luận của việc thiết lập CPC có thể tiến hành qua 3 bước:

- Nhận diện nhóm tiêu biểu

- Thiết lập nhóm CPC

- Vận hành CPC

Nhận diện nhóm công nghiệp

CPC có thể thiết lập ra một danh sách bao gồm các nhóm công nghiệp để nhậndiện Để đảm bảo ý nghĩa tác động lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm thìnhóm công nghiệp được lựa chọn có những đặc điểm sau:

- Đơn vị này phải có quy mô vừa hoặc nhỏ

- Sản phẩm, quá trình sản xuất, cũng như quy mô sản suất của các đơn vị phảitương tự nhau

- Các đơn vị này có vị trí gần nhau, dễ dàng tiến hành các cuộc gặp gỡ để giữ liênlạc và chia sẻ thông tin với nhau

Mô tả sơ lược về ngành công nghiệp

CPC chuẩn bị cho việc mô tả sơ lược các ngành công nghiệp mà chuyên gia đề xuấtthiết lập CPC Mô tả sơ lược ngành công nghiệp theo những khía cạnh sau:

- Mức độ hoạt động

- Vị trí nhóm công nghiệp

- Số thành viên nhóm

- Đề xuất tên các đơn vị muốn tham gia CPC

- Biểu đồ về đầu vào, đầu ra

- Cơ hội thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn

- Hiệu quả

- Nếu việc thành lập CPC cho một nhóm công nghiệp riêng biệt thì tìm ra nhữngđiểm thích hợp, khả thi cho phép mang lại những thuận lợi ban đầu cho việcthiết lập CPC cho nhóm công nghiệp này

Trang 14

 Chọn người đứng đầu nhóm

Người đứng đầu nhóm rất quan trọng trong những hoạt động kết hợp hoặc tác động lẫnnhau trong nhóm Người đó sẽ kết hợp những hoạt động của CPC trong suốt quá trìnhthực hiện CPC Nhiệm vụ của người đứng đầu nhóm cần có những tiêu chuẩn sau:

- Luôn sẵn sàng và chấp hành mọi hoạt động của nhóm, tạo mọi điều kiện thuậnlợi cho các thành viên trong nhóm, để đạt được mục đích của việc thực hiệnCPC

- Có những hiểu biết vững chắc về kỹ thuật và có vị trí tốt trong đơn vị

- Có khả năng lãnh đạo và hướng dẫn các thành viên trong nhóm, bảo đảm việckết hợp đúng giữa các thành viên

- Có sáng kiến, mong muốn hoàn thành và cải tiến tốt công việc

Thiết lập CPC

Người đứng đầu sẽ nhận diện các thành viên trong nhóm CPC Các thành viên trongnhóm mở rộng tư tưởng và tiếp thu đảm bảo cuộc trao đổi thông tin một cách tự do vàcông bằng Họ nên là những người thông thạo về kỹ thuật của quá trình sản xuất để cónhững phân tích thích hợp và năng lực thực hiện các giải pháp CPC khả thi

Lựa chọn và nhận dạng nhóm công nghiệp

Tìm hiểu về khu vực/ nhóm công nghiệp đã

chọnLựa chọn đơn vị sản xuất tham gia CPC

Tổ chức cuộc hội thảoThiết lập tổ hợp sản xuất sạch hơn

Tổ chức chương trình huấn luyện

Trang 15

Hình 2.3 Phương pháp luận của việc thiết lập CPC

Vận hành CPC

Tham gia vào nhóm CPC là chấp nhận chương trình sản xuất sạch hơn giữa các thànhviên trong nhóm bao gồm những hoạt động sau:

- Thông tin về từng nhóm SXSH

- Tiến hành cuộc gặp gỡ giữa các thành viên trong nhóm

- Nhận diện và đưa ra các giải pháp khả thi

- Thực hiện các giải pháp SXSH

- Hỗ trợ nhau về kỹ thuật giữa các thành viên trong nhóm

Hình 2.4 Phương pháp luận của việc vận hành CPC

Đánh giá quá trình

Hỗ trợ về kỹ thuật và thăm

viếng xưởng sản xuất

Trang 16

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ VỀ VIỆC ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH

HƠN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM2.1 Trên thế giới

- Năm 1989, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã đưa ra sáng kiến

về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầu phong trào và động viên các đốitác quảng bá khái niệm SXSH trên thế giới

- Năm 1990, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xây dựng các hướnghoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác với UNEP về “ Công nghệ và Môitrường”

- Năm 1994, có hơn 32 trung tâm SXSH được thành lập, trong đó có Việt Nam Năm

1998, UNEP chuẩn bị tổ chức tuyên bố về SXSH, chính sách tuyên bố cam kết vềchiến lược và thực hiện SXSH

- SXSH được áp dụng thành công ở các nước như Trung Quốc, Cộng hoà Séc,Mêxico…và đang được công nhận là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản

lý môi trường công nghiệp

 Ở Cộng Hoà Séc, 24 trường hợp nghiên cứu áp dụng SXSH cho thấy các chấtthải công nghiệp đã giảm gần 22.000 tấn/năm, bao gồm cả 10.000 tấn chất thảinguy hại Nước thải đã giảm gần 12.000m3/năm Lợi ích kinh tế ước tínhkhoảng 24 tỷ USD/năm

 Ở Inđônêsia, bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000 USD/năm

 Ở Trung Quốc, các dự án thực nghiệm ở 51 công ty trong 11 ngành công nghiệpcho thấy SXSH đã giảm được ô nhiễm từ 15-31% và gấp khoảng 5 lần so vớicác phương pháp truyền thống

 Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình công ty liên doanh HeroHonda Motor với công ty Tehri Pulp and Perper limited, sau khi áp dụng SXSH

Trang 17

đã giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu thụ, giảm 10%lượng hơi tiêu thụ…Với tổng số tiền tiết kiệm trên 500.000 USD.

Bảng 2.1 Kết quả áp dụng SXSH ở một số nước trên thế giới

nghiệp

( ngành)

Quốc gia

(USD)

Thời gian hoàn vốn

-Thu nhập từ bán kim loại thu hồi từbùn thải 14000USD

- Phân tích tại phòng thí nghiệm

Trang 18

- SXSH được biết đến hơn 10 năm nay, năm 1998, dưới sự hỗ trợ của UNIDO vàUNEP, Trung tâm sản xuất sạch của quốc gia tại Việt Nam đã được thành lập Nhậnthức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngày 22/09/1999 Bộ trưởng Bộ Khoa họcCông nghệ & Môi trường đã ký vào Tuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kếtcủa chính phủ trong việc phát triển đất nước theo hướng bền vững.

- Theo báo cáo của Cục bảo vệ môi trường (năm 2002), có gần 28.000 doanh nghiệphoạt động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: sản xuấthoá chất và tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thực phẩm, thuộc da, luyện kim…đãđược thông báo về chương trình này Nhưng đến nay số lượng các doanh nghiệp thamgia sản xuất sạch hơn vẫn còn nhỏ so với số doanh nghiệp thực tế hoạt động, trong khitiềm năng tiết kiệm cho các ngành còn rất lớn Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụngSXSH đều giảm được 20-35% lượng chất thải, tiết kiệm trên 2-3 tỷ đồng/năm là phổbiến

Bảng 2.2 Bảng kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam

phẩm

Số lượng

Địa điểm, thời gian

Lợi nhuận hàng năm

Tiết kiệm 115.000 USD, giảm 14 % ô nhiễmkhông khí, 14% các khí gây hiệu ứng nhà kính,20% hoá chất sử dụng, 14% điện và 14 % dầuDO

May 1 TP.HCM Tiết kiệm 12,77 tỷ đồng về điện và dầu FO,

giảm thải ra môi trường 10.780 tấn CO2Thực

Tiết kiệm 55.000 USD, giảm tới 13% ô nhiễmkhông khí, 78% khí gây hiệu ứng nhà kính, 34%chất thải rắn, 40% hoá chất sử dụng, 78 % tiêuthụ điện, 13% tiêu thụ than

năm 2000

Tiết kiệm 300.000 USD, các lợi ích khác chưađược đánh giá

Đường 1 Năm 2001 Tiết kiệm 125.000 USD

Dầu ăn 1 Nhà máy Lượng nước cho 1 tấn sản phẩm giảm từ 6-8 m3

Trang 19

dầu Tân BìnhTP.HCM

xuống 3-4 m3 Lượng dầu FO sử dụng giảmkhoảng 1-1,5 tấn/ngày nên lượng khí thải ra môitrường cũng giảm

Năm 1999 Tiết kiệm 334.000 USD, giảm 35% ô nhiễm

không khí, 15% khí gây hiệu nhà kính, 20% thấtthoát tơ sợi, 30% nước thải, 24 tiêu thụ điện, 16

Tiết kiệm 252 tấn amiăng/năm, 350 tấn ximăng/năm; giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng từ 1-0,3% ;giảm tỷ lệ sản phẩm chất lượng thấp từ 5-3%,tiết kiệm 247.000 USD/năm

Gạch 1 Hà Nội Giảm phát thải 344 tấn CO2/năm

Nam Định Lớp rỉ sau ủ mỏng hơn 50%, giảm 39% lượng

HCl, 39% lượng sản phẩm kém chất lượng, tiếtkiệm 139 triệu đồng/năm

Tiết kiệm 357.000 USD, giảm 20% chất thải rắn

Cơ sở chếbiến cao suTấn Thành

Giảm lượng nước thải xử lý ở khâu tách tạp chất

và thay nước ở bể làm sạch nguyên liệu là 23,5

m3/ ngày, tiết kiệm chi phí điện năng là 900.000VNĐ/tháng

Ngành

Cần Thơ,2001

Tiết kiệm 33.000 USD, giảm 50% tiêu thụ dầu

FO, 19% tiêu thụ điệnThuốc

trừ sâu

Cần Thơ,2001

Giảm 0,1 % thành phần hoạt tính( 1.684 kg), cáclợi ích khác chưa được đánh giá

Nguồn : Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam, 2002

Trang 20

Theo thống kê của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, từ năm 1998 cho đến đầu năm

2006 có khoảng 199 doanh nghiệp đã tham gia sản xuất sạch hơn được thể hiện trongbảng 2.3

Bảng 2.3 Thống kê các doanh nghiệp đã tham gia SXSH ở Việt Nam từ năm 1998 đến năm

Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2006

2.3 Một số mô hình sản xuất sạch hơn đã được triển khai ở Việt Nam

Theo trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, từ năm 1998 đến nay, có rất nhiều công ty,doanh nghiệp đã triển khai, áp dụng SXSH Sau đây là một số ví dụ điển hình về lợi íchkinh tế và môi trường khi áp dụng SXSH ở Việt Nam

Bảng 2.4 Một số ví dụ điển hình về SXSH ở Việt Nam

Công ty và phạm vi

triển khai

Nguyên liệu/năng lượng

Lượng giảm sau SXSH

Công ty Rạng Đông sản

xuất bao bì giấy, giấy lau

Công suất là 8000

tấn/năm, với hơn 200

công nhân Công ty đã

thực hiện chương trình

SXSH, đã áp áp dụng 24

Giấy thải(nguyên liệuthô)

3.002.000.000đồng/năm

giảm:39%

Chất thải rắngiảm :70%

Tổng khí thải giảm:6%

Trang 21

giải pháp liên quan đến

thay đổi thiết bị và công

nghệ

- Mức tiêu thụ nước/ tấn sản phẩm sauSXSH giảm trung bình 58%

- Ước tính lợi ích năm 2007 do SXSH

và tiết kiệm năng lượng mang lại là3.921.431.000 VNĐ

Giảm tải lượngnước thải :

BOD=10.686kgCOD=16.029kg

Nhà máy bia Ninh Bình

là nhà máy bia loại nhỏ

đóng trên địa bàn tỉnh

Ninh Bình, công suất 3

triêu lít bia/năm Đã tham

dự chương trình SXSH

của Trung tâm SXSH

Việt Nam năm 1999 Nhà

máy đã triển khai 7 giải

pháp SXSH không tốn

kém hoặc tốn kém ít

353.920.000đồng/năm

Nước thải giảm:25%

Chất thải rắn giảm:20%

Tổng khí thảigiảm: 25%

Trang 22

Đầu tư 41.080.000 đồng Thời gian hoàn vốn < 1 thángNhà máy Coca Cola Việt

Nam đóng trên địa bàn

- Giảm lượng nước sửdụng trên toàn nhà máyhơn 25%

Ước tính lợi ích

do SXSH manglại là 2 tỷ VNĐ/

năm

Khí thải giảm:12,96 tấn SO2/năm2,3 tấn NO2/năm;0,12 tấn khí

2.4 Tiềm năng SXSH và những khó khăn khi áp dụng SXSH ở Việt Nam

2.4.1 Tiềm năng sản xuất sạch hơn

 Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang thay đổi trong quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá, mức tăng trưởng của các ngành công nghiệp là rất lớn Sựtăng trưởng mạnh mẽ hàng năm của công nghiệp cùng với quá trình đô thị hoánhanh chóng trong những năm qua đã làm phức tạp và trầm trọng thêm vấn đềmôi trường ở thành phố lớn và khu công nghiệp tập trung

 Hiện nay đã có rất nhiều nhà máy đang đứng trước sự lựa chọn di dời ra khỏithành phố hoặc đầu tư công nghệ xử lý môi trường Điều quan trọng là hiện naycần nghiên cứu kịp thời, vận dụng các bài học của các nước tiên tiến trên thếgiới về phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường trên thế giới để phát triểnbền vững

 Ở Việt Nam vẫn còn lối suy nghĩ là xử lý chất thải trong quá trình sản xuất hơn

là ngăn chặn chúng phát sinh ngay từ đầu Vì vậy ô nhiễm vẫn tăng và chi phíquản lý ô nhiễm tăng cao Để thoát khỏi bế tắc đó, từ năm 1990 cộng đồng

Trang 23

công nghiệp đã trở nên nghiêm túc trong xem xét đến tiếp cận “sản xuất sạchhơn” do chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức Tháng6/1997 hội nghị Bộ trưởng các nước trong tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương ( APEC) đã chấp nhận chiến lược SXSH và đưa vào thực hiệntrong chương trình làm việc của tất cả các tổ công tác.

 Ở nước ta có thể xem đề tài “ Nghiên cứu tận thu, xử lý chất thải công nghiệpkhông chất thải” trong chương trình nghiên cứu cấp nhà nước về bảo vệ môitrường từ 1991-1995 do Trung tâm nghiên cứu khoa học và Công nghệ môitrường (CEST) của trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện với sự cộng táccủa Viện Hoá Học Đề tài này cung cấp một số tổng quan về công nghiệp, môitrường và lựa chọn một số ngành tiềm tàng cơ hội sản xuất sạch hơn là côngnghiệp hoá chất, dệt, giấy và thực phẩm

 Tiếp đó năm 1996, ngân hàng thế giới (World Bank) đã kết hợp với Cục môitrường tổ chức các lớp tập huấn về “ Phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp” ở HàNội và TP.HCM

 Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò cấp thiết của sản xuất sạch hơn trongcông nghiệp, ngày 07/09/2009 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1419/QĐ/TTg phê duyệt “ Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công ngiệp đến năm2020” Quyết định này đã nêu ra những chỉ tiêu, lộ trình cụ thể nhằm nâng caohiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu giảmthiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ và cải thiện môitrường, sức khoẻ con người và bảo đảm phát triển bền vững

 Trong năm 2010, với sự hỗ trợ của Văn phòng giúp việc chiến lược, Bộ Côngthương đã tập trung triển khai nội dung của 5 đề án và bố trí nguồn kinh phí đểthực hiện đó là:

- Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp

Trang 24

- Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về SXSH trongcông nghiệp.

- Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng SXSH tại cơ sở sản xuất công nghiệp

- Hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH

- Hoàn thiện các cơ chế chính sách về tài chính thúc đấy áp dụng SXSH trongcông nghiệp

 Mục tiêu của chiến lược đặt ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là 50% cơ

sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH, 25 %

cơ sở sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm từ 5-8%mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.Ngoài ra 70% các Sở công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướngdẫn áp dụng SXSH trong công nghiệp

2.4.2 Khó khăn khi áp dụng SXSH ở Việt Nam

Sản xuất sạch hơn có thể là biện pháp tiếp cận tích cực để tăng lợi nhuận và cải thiệnmôi trường trong các ngành công nghệp Tuy nhiên có rất nhiều khó khăn và rào cảnkhi áp dụng ở Việt Nam

Những khó khăn và rào cản cần vượt qua để thực hiện chương trình SXSH đó là:

Các rào cản thuộc về nhận thức:

- Thái độ tắc trách đối với quản lý mặt bằng sản xuất và các vấn đề môi trường

- Thiếu sự quan tâm và cam kết sản xuất sạch hơn từ Ban lãnh đạo của doanhnghiệp

- Thiếu sự quan tâm về các vấn đề ô nhiễm môi trường

- Không khuyến khích đối với sự sáng tạo

- Thiếu niềm tin, sợ thất bại nên ngại có sự thay đổi

- Không chú ý đến cảnh quan môi trường, vệ sinh nhà xưởng

Các rào cản thuộc về vấn đề tổ chức.

- Cơ chế quản lý tạo lề lối làm việc thụ động, chỉ chờ lệnh và ra lệnh

Trang 25

- Sự tập trung trong quyền ra quyết định.

- Thiếu sự tham gia của nhân viên

- Hệ thống quản lý không hiệu quả

- Bộ máy quản lý điều hành yếu kém

- Sự chú trọng quá mức đối với sản xuất

Các rào cản thị trường

- Việc cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, giá cả

- Thay đổi thường xuyên sản phẩm và quy trình sản xuất

- Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm

- Chính sách đầu tư đặc biệt

- Chi phí cao, thiếu vốn đầu tư và đầu tư không dự trù trước

Trang 27

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY TÁI CHẾ Ở QUẬN BÌNH

TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH3.1 Tổng quan và cơ sở lựa chọn tổ hợp SXSH cho ngành giấy tái chế

3.1.1 Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất giấy tái chế

Cũng giống như các ngành công nghiệp khác, sự phát triển ngành giấy ở nước ta đãlàm chất lượng môi trường ngày càng giảm sút Hiện nay nước ta có rất nhiều doanhnghiệp sản xuất giấy với nhiều dây chuyền công nghệ khác nhau và đa số đã lạc hậunên lượng chất thải ra môi trường là rất lớn

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất giấy và bộtgiấy, trong đó có 7 doanh nghiệp quốc doanh còn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Các sản phẩm chính là giấy bao bì, giấy vệ sinh, giấy vàng mã với sản lượng 27.000tấn giấy các loại

Nguồn nguyên liệu chủ yếu của các cơ sở sản xuất giấy này là các loại giấy phế thải,đây là nguồn nguyên liệu giấy thứ cấp, rẻ tiền, vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có lợi về mặtmôi trường Tận dụng lại một tấn giấy phế thải để làm ra giấy có thể tiết kiệm được 3-4m3 gỗ tròn, 400 kg xút, 512 kwh điện, 470 m3 nước và giảm thiểu môi trường dokhông có nước thải dịch đen Ở thành phố Hồ Chí Minh giấy phế thải được tận thuhàng ngàn tấn mỗi năm, như vậy các cơ sở sản xuất nhỏ đáp ứng được nhu cầu về giấycủa thành phố, vừa giải quyết vấn đề chất thải rắn Theo thống kê năm 2009, toànthành phố có khoảng hơn 500 cơ sở tái chế vừa và nhỏ trong các lĩnh vực tái chế rất đadạng như: tái chế giấy, nhựa, thủy tinh…tập trung nhiều ở các khu vực như: Bình Tân,Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Quận 11, 9… với khối lượng chất thải khoảng 2000-

3000 tấn tương ứng với khoảng 600-800 triệu đồng lợi nhuận mỗi ngày, tạo việc làmcho 10.000-15.000 người Bên cạnh những ưu điểm trên , cho đến nay hầu như toàn bộnước thải sản xuất và sinh hoạt của hầu hết các cơ sở đều không qua xử lý mà được

Trang 28

thải trực tiếp ra hệ thống cống chung hoặc kênh rạch thành phố, gây ra những tác hạinghiêm trọng đến môi trường Hầu hết các cơ sở đều do tư nhân quản lý, vốn đầu tưcho sản xuất không lớn, máy móc thiết bị lạc hậu, diện tích nhà xưởng nhỏ hẹp vàthường nằm xen kẽ trong khu dân cư nên việc đưa ra công nghệ xử lý phù hợp với điềukiện thực tế, có giá thành hợp lý mà cơ sở có khả năng thực hiện là một việc rất ý nghĩanhằm cải thiện môi trường, làm cho các kênh rạch ở thành phố không còn ô nhiễm nữa.Chất thải cơ sở tái chế giấy bao gồm chất lỏng, rắn và khí thải Chất thải lỏng chủ yếuthải từ nguồn nước thải sản xuất và một phần nhỏ là nước thải sinh hoạt Nước thải sảnxuất có đặc điểm nổi bật là chỉ tiêu COD, BOD, SS và độ màu cao làm ô nhiễm nướcmặt và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng Nước thải sinh hoạt không qua xử lýcũng làm giảm chất lượng môi trường tiếp nhận

Qua một số khảo sát ở một số cơ sở sản xuất giấy, chia nước thải làm 02 loại đặc trưng:nước thải trong quá trình sản xuất có sử dụng phẩm màu ( sản xuất giấy vệ sinh, giấymàu các loại) và nước thải không sử dụng phẩm màu (giấy carton, giấy bìa)

Bảng 3.1 Tính chất nước thải của sản xuất giấy vệ sinh

Trang 29

Bảng 3.2 Tính chất nước thải của sản xuất giấy làm bao bì

“Nguồn: Sở khoa học công nghệ và môi trường (1998)”

Do sử dụng công nghệ lỗi thời nên trong quá trình sản xuất phát sinh khí thải là rất lớn.Khí thường phát sinh trong khâu nấu và tẩy trắng, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng

Như vậy sự phát triển ngành giấy ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nóiriêng đã làm suy giảm chất lượng môi trường Một mặt do công nghệ lỗi thời, mặt khác

do các cơ sở chưa quan tâm đúng mức

Giải quyết các vấn đề môi trường trong ngành tái chế giấy đã trở nên rất cần thiết Tiếpcận theo phương pháp ngăn ngừa ô nhiễm hay sản xuất sạch hơn vừa mang lại hiệu quảkinh tế cao vừa mang lại lợi ích về môi trường

3.1.2 Cơ sở xác lập nhóm chương trình SXSH giấy tái chế ở Bình Tân

3.1.2.1 Đặc điểm nhận dạng nhóm chương trình SXSH tiêu biểu

 Các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ

 Có quy trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm tương tự nhau và có vị trí gầnnhau để thuận tiện trong việc qua lại phát triển những ý tưởng sáng tạo

 Đồng ý gia nhập SXSH để gặp nhau đều đặn theo lịch và chia sẻ thông tin

 Sau khi chia sẻ thông tin sẽ giúp cho cơ sở nhìn nhận lại sản phẩm và quy trìnhsản xuất của mình để cải thiện tốt hơn

3.1.2.2 Cơ sở lựa chọn chương trình SXSH

Trang 30

 Có tiềm năng thực hiện SXSH

 Có khả năng mang lại lợi ích kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường

 Đang đối mặt với các vấn đề môi trường

 Công nghệ sản xuất lạc hậu và sản phẩm chất lượng còn thấp

 Có số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh ở thị trường trong nước

3.2 Kết quả thực nghiệm khi áp dụng sản xuất sạch hơn cho Cơ sở Trình Đệ

3.2.1 Giới thiệu chung về cơ sở:

 Ngành nghề hoạt động chính của cơ sở là sản xuất giấy thùng carton, theo giấychứng nhận đăng ký kinh doanh- hộ gia đình cá thể do Ủy ban nhân dân quậnBình Tân cấp vào năm 2006

 Địa chỉ: 213/11 Mã Lò, phường Bình Đông A, quận Bình Tân

 Điện thoại : 08.3750 0193

 Nhà xưởng rộng 2.000m2, số lượng cán bộ công nhân viên là 50 người

 Cơ sở hoạt động 2 ca/ngày Mỗi ca 8 giờ Công suất hoạt động của cơ sở là:

Phân xưởng xeo: 6 tấn giấy/ngày

Phân xưởng sóng: 4482,79 tấn carton/ngày

 Dây chuyên công nghệ của cơ sở xem hình 3.1

Trang 31

Hình 3.1 : Sơ đồ công nghệ sản xuất thùng carton tại cơ sở Trình Đệ

Giấy mặtGiấy vụn 1300 kg

Trang 32

 Diễn giải sơ đồ công nghệ của cơ sở:

Giấy vụn được phân loại, nước với lượng vừa đủ cho vào hồ thủy lực.Dưới tác dụng của pin nghiền và nhiệt sinh ra do cánh quạt dưới đáy hồ thủy lựclàm bột được nghiền nhỏ Một phần tạp chất có trọng lượng nhỏ được lắng tạiđây

Tất cả lượng bột đó được dẫn tiếp qua hồ lắng Hồ này có tác dụng lắngtiếp các tạp chất như: cát, đất, đá xuống đáy hồ

Dung dịch bột được chảy tràn qua hồ sàng Tại đây, một lần nữa các tạpchất được loại ra khỏi dung dịch bột dưới dạng sàng Có một thiết bị gạt các tạpchất nổi trên mặt hồ: nilon, băng keo, bọt…ra ngoài

Tiếp đó, dung dịch bột chảy tiếp qua lô lưới Một lần nữa lô lưới lọc lạicác tạp chất cuối cùng lẫn trong dung dịch bột để bắt bột lên mền

Mền cuốn bột lên lô sấy, dưới tác dụng của nhiệt cung cấp từ lò hơi, bộtchín và khô thành tấm giấy mỏng Đó là giấy xeo Công đoạn xeo giấy hoạtđộng hầu như không sử dụng hóa chất Nguyên liệu đốt lò hơi tạo nhiệt là than

đá antraxit Chất thải của phân xưởng này đáng lưu tâm nhất cũng như toàn bộ

cơ sở là nước thải Nước thải từ lô ép giấy, nước cùng với chất thải rắn trongquá trình lắng, sàng thải ra với lưu lượng và tải lượng không nhỏ

Một dao cắt được gắn ở đầu trục cuộn giấy Nó có tác dụng xén khổ giấytheo quy cách cần thiết Tại đây, một lượng giấy xeo được xén bỏ lại tuần hoàncho vào hồ thủy lực nghiền để tái sử dụng như giấy vụn ban đầu

Giấy xeo sau khi được đóng cuộn, nó là nguyên liệu để sản xuất thùnggiấy carton Cùng với giấy mặt, giấy xeo được ép bằng dàn máy ép tạo thànhsóng cho ra thùng carton 3 hoặc 5 lớp Công đoạn này cũng có chất thải là giấycarton xén vụn Nó cũng được tái sử dụng như giấy vụn Gas cung cấp nhiệt đểtạo sóng, ép lớp

Trang 33

Tấm carton được xả theo hình dạng và quy cách thùng carton khác nhau,phế phẩm 10% Bế thùng là công đoạn cuối cùng để tạo thành thùng carton hoànchỉnh.

3.2.2 Hiện trạng môi trường của cơ sở:

Môi trường không khí

Trong quá trình sản xuất, bụi phát sinh từ khâu xén giấy, tuy nhiên lượng bụinày phát sinh không nhiều Các bụi này có kích thước lớn nên dễ sa lắng, không tácđộng nhiều đến công nhân và môi trường xung quanh

Khí thải còn phát sinh trong quá trình đốt than cung cấp cho lò hơi Khí thải của

lò hấp đốt than chủ yếu mang theo bụi, CO2, CO, SO2, NO2 do thành phần hóa chất cótrong than kết hợp với O2 trong quá trình cháy tạo nên

Ngoài ra, các khí CO2, CO, SO2, NO2 còn phát sinh từ quá trình hoạt động củacác phương tiện xe cộ trong khuôn viên cơ sở Tuy nhiên, lượng khí thải phát sinh từhoạt động này không nhiều chỉ tập trung vào đầu hoặc cuối các ca làm việc

Môi trường nước

Nước thải tạo ra do quá trình rửa bột giấy và xeo giấy có lưu lượng vào khoảng22m3/ 1 tấn sản phẩm Trong đó, bao gồm nước thải ra tại hồ lắng là 0,2 m3, hồ sàng là0,3 m3, mềm là 10m3 và lô lưới là 9,2 m3 Nhưng tại khâu mền thì 10m3 được hồi lưuhoàn toàn Bên cạnh đó nước rò rỉ từ các ống dẫn nước trong cơ sở

Ngoài nước thải sản xuất còn có nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh, ănuống của công nhân Nước thải sinh hoạt có có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng(SS), các chất dinh dưỡng (N, P), các chất hữu cơ (BOD, COD) và các vi khuẩn

Bên cạnh đó còn có một lượng khá lớn nước mưa vào mùa mưa Nước mưađược quy ước là nước sạch, nhưng nếu nơi chứa nguyên liệu không đúng quy cách,nước mưa sẽ cuốn theo các chất cặn bẩn gây ô nhiễm nguồn nước

Trang 34

Các hiện trạng môi trường khác

Ô nhiễm nhiệt ở công đoạn xeo giấy và công đoạn dập sóng Do công nhânđóng cửa lò hơi không chặc nên một lượng hơi thất thoát ra bên ngoài gây ô nhiễmnhiệt trong nhà xưởng

Ô nhiễm tiếng ồn, do đặc thù của ngành nghề sản xuất nên việc phát sinh tiếng

ồn và độ rung do các thiết bị máy móc gây ra trong nhà xưởng là không thể tránh khỏi.Tiếng ồn này nếu công nhân thường xuyên tiếp xúc, về lâu dài có thể ảnh hưởng đếnsức khỏe, năng suất lao động của công nhân

Chất thải rắn thải ra tại cơ sở chủ yếu là chất thải sinh hoạt như: chai, lon nước,thức ăn, thực phẩm thừa… với khối lượng khoảng 25kg/ngày Ngoài ra có chất thải sảnxuất 150 kg/ngày

3.2.3 Quy trình áp dụng sản xuất sạch hơn tại Cơ sở Trình Đệ

Thiết lập đội sản xuất sạch hơn

Xác định các công nghệ gây lãng phí

 Tại phân xưởng xeo, lượng chất thải ra nhiều do không có công đoạn phânloại giấy vụn đầu vào

 Nước trắng từ khâu xeo chưa được hoàn lưu hết 100%

 Bố trí mặt bằng hợp lý hơn để giảm hao phí nguyên liệu từ nơi chứa đến nơi

sử dụng, tiết kiệm được chi phí nhân công

 Trong quá trình sản xuất, giấy phế phẩm quá nhiều, để khắc phục vấn đề nàynên chỉnh kích thước lô cho phù hợp với quy cách cần sử dụng

 Người vận hành lò hơi không tốt gây nên sự thất thoát hơi

 Rò rỉ đường ống dẫn nước, gây thất thoát một lượng nước lớn và làm cho chiphí tiền điện hàng tháng tăng cao

 Không có hệ thống thu hồi sợi

 Nước cấp cho lò hơi không qua xử lý nên gây nguy hiểm trong quá trình vậnhành

Trang 35

Cân bằng vật chất sơ bộ ở phân xưởng xeo.

Cân bằng vật chất ở phân xưởng xeo thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3: Cân bằng vật chất tại phân xưởng xeo của cơ sở Trình Đệ

Loại nguyên liệu Lượng vào

Cân bằng vật chất sơ bộ ở phân xưởng sóng

Cân bằng vật chất ở phân xưởng sóng được nêu trong bảng 3.4

Bảng 3.4: Cân bằng vật chất tại phân xưởng sóng của cơ sở Trình Đệ

Loại nguyên liệu Lượng vào Loại sản phẩm Lượng ra (kg/tháng)

Trang 36

Giấy mặt+ giấy đáy 21.875 Phế phẩm (carton) 4.072

- Chất bột lọt lưới theo chấtthải ra ngoài

- Than đá biến đổi thành nhiệtnăng

Cân bằng năng lượng

Cân bằng năng lượng cho lò hơi:

Lượng nhiệt tỏa ra do đốt cháy than đá:

Q = η x Qct

t x GthanTrong đó:

Gthan: lượng nhiên liệu đốt cháy trong 1 giờ, Gthan = 220kg/h

Qct

t : Nhiệt trị thấp của nhiên liệu công tác được tính theo công thức củaMendeleep

Trang 37

η : Hệ số kể đến sự cháy của nhiên liệu có thể chọn η = ( 0,9-0,97)

Trang 38

Dòng năng lượng đầu vào:

Lượng nhiệt tỏa ra khi đốt than đá:

 Gkk: khối lượng không khí đầu vào, Gkk = (Vkk vào/ 22,2) *29 (kg)

 Khối lượng riêng của than đá   730(kg/m3)

 Gthan: khối lượng than, Gthan = 140 kg/h

Trong đó Vkk = Gnl*  * thể tích không khí vào (10 m3)

= 140*730*10= 1022 m3

 Ckk: nhiệt dung riêng của không khí, Ckk = 1 (KJ/kg.độ);

 T20: nhiệt độ hơi đầu ra 200C

Dòng năng lượng đầu ra:

Năng lượng sử dụng cho sản phẩm (hơi):

Trang 39

- Ghơi: khối lượng hơi, Ghơi= 1500 kg/h

- Chơi : nhiệt dung riêng của hơi, Chơi= 4,380 (KJ/kg.độ);

- T183: nhiệt độ hơi đầu ra

Năng lượng khí thải:

Cân bằng năng lượng:

Tổng năng lượng đầu vào: Qvào= 2698 + 26,462 = 2724, 584 (KJ/tấn)

Tổng năng lượng đầu ra: Qra= 1212,466 + 187,966 = 1400 (KJ/tấn)

Năng lượng tổn thất: Qtt = Qvào - Qra= 2724,584-1400= 1324,426 (KJ/tấn)

Nguyên nhân tổn thất năng lượng: do bức xạ nhiệt, truyền nhiệt qua thành lò,đối lưu không khí qua các cửa lò, xả thải giảm áp suất lò, truyền nhiệt do không đóngchặt cửa lò hơi…

Năng lượng tổn thất chiếm: (1324,426*100%)/ 2698= 49%

Năng lượng mất theo dòng thải: [(187,966 – 26,462)*100% ]/ 2698 = 5,6%

Trang 40

Đề xuất các giải pháp sạch hơn cho cơ sở

Bảng 3.6 Đề xuất các giải pháp sạch hơn cho cơ sở Trình Đệ

1 Thay giấy vụn bằng bột tre Chi phí đầu vào rẻ hơn, chất

lượng giấy cao hơn

2 Thay than đá kích thướcnhỏ bằng than đá có kíchthước to hơn

Giảm hao phí than lọt vỉ

Thay đổi công nghệ

3 Thay lò hơi mới với hiệusuất cao hơn

- Tiết kiệm nhiên liệu đốt

- Giảm bức xạ nhiệt

4 Trang bị xe nâng để vậnchuyển nguyên vật liệu

Giảm chi phí nhân công vàthời gian

5 Xây dựng bể chứa nước đểcung cấp nước cho phânxưởng sóng

Tiết kiệm điện, giảm chi phí

xử lý nước thải

Sửa đổi, cải tiến thiết bị

6 Điều chỉnh khổ lô lưới hợpvới quy cách sử dụng

Tiết kiệm nhiên liệu than

Kiểm soát quá trình sản xuất

- Giảm chi phí xử lý nướcthải

Ngày đăng: 18/06/2014, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 : Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn Bước 1: Các công việc chuẩn bị cho việc thực hiện - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Hình 2.1 Phương pháp luận đánh giá sản xuất sạch hơn Bước 1: Các công việc chuẩn bị cho việc thực hiện (Trang 6)
Hình 2.2 : Quy trình thực hiện SXSH - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Hình 2.2 Quy trình thực hiện SXSH (Trang 9)
Hình 2.3. Phương pháp luận của việc thiết lập CPC - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Hình 2.3. Phương pháp luận của việc thiết lập CPC (Trang 15)
Bảng 2.2 Bảng kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam Ngành Sản - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 2.2 Bảng kết quả áp dụng SXSH của một số ngành công nghiệp ở Việt Nam Ngành Sản (Trang 18)
Bảng 2.4 Một số  ví dụ điển hình về SXSH ở Việt Nam Công ty và phạm vi - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 2.4 Một số ví dụ điển hình về SXSH ở Việt Nam Công ty và phạm vi (Trang 20)
Bảng 2.3 Thống kê các doanh nghiệp đã tham gia SXSH ở Việt Nam từ năm 1998 đến - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 2.3 Thống kê các doanh nghiệp đã tham gia SXSH ở Việt Nam từ năm 1998 đến (Trang 20)
Bảng 3.1 Tính chất nước thải của sản xuất giấy vệ sinh - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3.1 Tính chất nước thải của sản xuất giấy vệ sinh (Trang 27)
Hình 3.1 : Sơ đồ công nghệ sản xuất thùng carton tại cơ sở Trình Đệ - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất thùng carton tại cơ sở Trình Đệ (Trang 30)
Hình 3.2: Rò rỉ hơi tại các van của lò hơi              Hình 3.3: Nguyên liệu đầu vào không được - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Hình 3.2 Rò rỉ hơi tại các van của lò hơi Hình 3.3: Nguyên liệu đầu vào không được (Trang 34)
Bảng 3.3: Cân bằng vật chất tại phân xưởng xeo của cơ sở Trình Đệ - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3.3 Cân bằng vật chất tại phân xưởng xeo của cơ sở Trình Đệ (Trang 34)
Bảng 3.4: Cân bằng vật chất tại phân xưởng sóng của cơ sở Trình Đệ - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3.4 Cân bằng vật chất tại phân xưởng sóng của cơ sở Trình Đệ (Trang 34)
Bảng 3.5: Đánh giá sự mất cân bằng vật chất Phân xưởng Đầu vào- đầu ra - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3.5 Đánh giá sự mất cân bằng vật chất Phân xưởng Đầu vào- đầu ra (Trang 35)
Bảng 3.6. Đề xuất các giải pháp sạch hơn cho cơ sở Trình Đệ Các khía cạnh sản xuất - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3.6. Đề xuất các giải pháp sạch hơn cho cơ sở Trình Đệ Các khía cạnh sản xuất (Trang 39)
Bảng 3.7- Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế các giải pháp sản xuất sạch hơn Giải pháp sản - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3.7 Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế các giải pháp sản xuất sạch hơn Giải pháp sản (Trang 41)
Bảng 3.8- Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp sản xuất sạch hơn Giải - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3.8 Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp sản xuất sạch hơn Giải (Trang 43)
Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ tái sinh giấy của cơ sở - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ tái sinh giấy của cơ sở (Trang 55)
Hình 3.5: Nước chảy tràn trên sàn            Hình 3.6: Sự lãng phí khi vệ sinh cá nhân - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Hình 3.5 Nước chảy tràn trên sàn Hình 3.6: Sự lãng phí khi vệ sinh cá nhân (Trang 60)
Hình 3.7: Sơ đồ cân bằng nhiệt của lò hơi trong một ngày - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Hình 3.7 Sơ đồ cân bằng nhiệt của lò hơi trong một ngày (Trang 64)
Bảng 3.13- Các giải pháp sản xuất sạch hơn được đề xuất tại cơ sở Minh Đạt - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3.13 Các giải pháp sản xuất sạch hơn được đề xuất tại cơ sở Minh Đạt (Trang 65)
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật các giải pháp sản xuất sạch hơn STT Các giải pháp áp dụng sản xuất sạch - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3.14 Kết quả đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật các giải pháp sản xuất sạch hơn STT Các giải pháp áp dụng sản xuất sạch (Trang 66)
Bảng 3.15: Bảng kết quả tính khả thi về mặt kinh tế các giải pháp sản xuất sạch hơn Số - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3.15 Bảng kết quả tính khả thi về mặt kinh tế các giải pháp sản xuất sạch hơn Số (Trang 67)
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá tính khả thi về môi trường giải pháp sản xuất sạch hơn - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3.16 Kết quả đánh giá tính khả thi về môi trường giải pháp sản xuất sạch hơn (Trang 68)
Bảng 3-17: Kết quả sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn tại cơ sở Minh Đạt Nhóm   các   giải - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Bảng 3 17: Kết quả sàng lọc các giải pháp sản xuất sạch hơn tại cơ sở Minh Đạt Nhóm các giải (Trang 73)
Hình 4.1 Đề xuất phương pháp của việc thiết lập và phát triển SXSH giấy tái chế - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Hình 4.1 Đề xuất phương pháp của việc thiết lập và phát triển SXSH giấy tái chế (Trang 84)
Hình 4.2 Đề xuất phương pháp luận của việc vận hành tổ hợp sản xuất sạch hơnCHU TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm
Hình 4.2 Đề xuất phương pháp luận của việc vận hành tổ hợp sản xuất sạch hơnCHU TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN (Trang 85)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w