Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất giấy tái chế

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm (Trang 26 - 27)

TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Tổng quan và cơ sở lựa chọn tổ hợp SXSH cho ngành giấy tái chế

3.1.1Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất giấy tái chế

Cũng giống như các ngành công nghiệp khác, sự phát triển ngành giấy ở nước ta đã làm chất lượng môi trường ngày càng giảm sút. Hiện nay nước ta có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy với nhiều dây chuyền công nghệ khác nhau và đa số đã lạc hậu nên lượng chất thải ra môi trường là rất lớn.

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, trong đó có 7 doanh nghiệp quốc doanh còn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các sản phẩm chính là giấy bao bì, giấy vệ sinh, giấy vàng mã với sản lượng 27.000 tấn giấy các loại.

Nguồn nguyên liệu chủ yếu của các cơ sở sản xuất giấy này là các loại giấy phế thải, đây là nguồn nguyên liệu giấy thứ cấp, rẻ tiền, vừa có ý nghĩa kinh tế vừa có lợi về mặt môi trường. Tận dụng lại một tấn giấy phế thải để làm ra giấy có thể tiết kiệm được 3- 4m3 gỗ tròn, 400 kg xút, 512 kwh điện, 470 m3 nước và giảm thiểu môi trường do không có nước thải dịch đen. Ở thành phố Hồ Chí Minh giấy phế thải được tận thu hàng ngàn tấn mỗi năm, như vậy các cơ sở sản xuất nhỏ đáp ứng được nhu cầu về giấy của thành phố, vừa giải quyết vấn đề chất thải rắn. Theo thống kê năm 2009, toàn thành phố có khoảng hơn 500 cơ sở tái chế vừa và nhỏ trong các lĩnh vực tái chế rất đa dạng như: tái chế giấy, nhựa, thủy tinh…tập trung nhiều ở các khu vực như: Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Quận 11, 9… với khối lượng chất thải khoảng 2000- 3000 tấn tương ứng với khoảng 600-800 triệu đồng lợi nhuận mỗi ngày, tạo việc làm cho 10.000-15.000 người. Bên cạnh những ưu điểm trên , cho đến nay hầu như toàn bộ nước thải sản xuất và sinh hoạt của hầu hết các cơ sở đều không qua xử lý mà được

thải trực tiếp ra hệ thống cống chung hoặc kênh rạch thành phố, gây ra những tác hại nghiêm trọng đến môi trường. Hầu hết các cơ sở đều do tư nhân quản lý, vốn đầu tư cho sản xuất không lớn, máy móc thiết bị lạc hậu, diện tích nhà xưởng nhỏ hẹp và thường nằm xen kẽ trong khu dân cư nên việc đưa ra công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện thực tế, có giá thành hợp lý mà cơ sở có khả năng thực hiện là một việc rất ý nghĩa nhằm cải thiện môi trường, làm cho các kênh rạch ở thành phố không còn ô nhiễm nữa.

Chất thải cơ sở tái chế giấy bao gồm chất lỏng, rắn và khí thải. Chất thải lỏng chủ yếu thải từ nguồn nước thải sản xuất và một phần nhỏ là nước thải sinh hoạt. Nước thải sản xuất có đặc điểm nổi bật là chỉ tiêu COD, BOD, SS và độ màu cao làm ô nhiễm nước mặt và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng. Nước thải sinh hoạt không qua xử lý cũng làm giảm chất lượng môi trường tiếp nhận.

Qua một số khảo sát ở một số cơ sở sản xuất giấy, chia nước thải làm 02 loại đặc trưng: nước thải trong quá trình sản xuất có sử dụng phẩm màu ( sản xuất giấy vệ sinh, giấy màu các loại) và nước thải không sử dụng phẩm màu (giấy carton, giấy bìa).

Bảng 3.1 Tính chất nước thải của sản xuất giấy vệ sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm (Trang 26 - 27)