Nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm (Trang 88 - 93)

Với sự liên kết chặc chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trưòng, các đơn vị có chức năng chi phối trực tiếp cho từng nhóm công nghiệp, chuyên gia và các

chính sách SXSH thì những thành công và kết quả đạt được trong quá trình thực thi áp dụng tổ hợp SXSH sẽ được thông tin rộng rãi để có thể nhân rộng và phát triển mô hình tổ hợp SXSH. Nhằm mục đích đưa tổ hợp SXSH vào tất cả các loại hình sản xuất trên địa bàn thành phố, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất giấy tái chế và các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ. Thành phố nên có chế độ khen thưởng và các chính sách ưu đãi trong quá trình triển khai và nhân rộng mô hình tổ hợp SXSH.

4.3 Đề xuất các chương trình hoạt động ưu tiên nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất sạch hơn tại quận Bình Tân, TP.HCM sạch hơn tại quận Bình Tân, TP.HCM

Để đạt được các đề xuất về việc thiết lập, vận hành và phát triển mô hình tổ hợp SXSH như đã nêu trên, đề tài có một số kiến nghị và đề xuất các chương trình hoạt động ưu tiên để thúc đẩy phát triển SXSH tại quận Bình Tân, TP.HCM như sau:

• Tiếp tục tăng cường mở rộng, thúc đẩy, khuyến khích áp dụng SXSH trong các cơ sở sản xuất giấy tái chế vì đây là các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ. Sau đó nhân rộng ra tất cả các nghề vì đây là một giải pháp mang lại nhiều lợi ích kinh tế và môi trường.

• Kêu gọi tất cả các cá nhân, tổ chức đều có trách nhiệm đối với chất lượng môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng ngừa ô nhiễm thông qua chính sách giáo dục cộng đồng có sự lồng ghép SXSH. Cần phải chủ động tổ chức các cuộc gặp gỡ để cung cấp thông tin kỹ thuật và trao đổi thông tin về SXSH giữa các cơ sở, doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp và chuyên gia.

• Lồng ghép sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế ( hiệp hội các cơ sở, doanh nghiệp, nguồn cung cấp nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm,…).

• Khi xây dựng các chính sách, dự án, kế hoạch hành động cần đưa SXSH lên ưu tiên hàng đầu.

• Uỷ ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận Bình Tân nên có chính sách hỗ trợ cho các cơ sở, doanh nghiệp như:

Miễn hoặc là giảm các phí môi trường.

Khen thưởng các doanh nghiệp có những hoạt động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, tham gia sản xuất sạch hơn.

Cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm có chất lượng tốt, ít ảnh hưởng đến môi trường.

Hỗ trợ về mặt kỹ thuật SXSH cho các cơ sở, doanh nghiệp.

• Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực và tài chính cho SXSH. Nguồn nhân lực được ưu tiên bao gồm mạng lưới và đội ngũ cán bộ được đào tạo về SXSH

• Cụ thể hoá và mở rộng hơn nửa việc thực hiện các nội dung liên quan đến SXSH trong chương trình giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp,cụ thể như sau:

• Khi thống kê phân loại các cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn quận, phường cần phải có sự hướng dẫn và vận động chủ các cơ sở lập kế hoạch khắc phục ô nhiễm, áp dụng SXSH.

• Phát động chiến dịch, phong trào SXSH trong cộng đồng doanh nghiệp: tuyên truyền, giáo dục, vận động doanh nghiệp tự giác giảm ô nhiễm bằng cách thực hiện SXSH, coi đó là điều kiện cần thiết để cạnh tranh và hội nhập kinh tế.

• Có những khuyến khích và hỗ trợ cụ thể các doanh nghiệp đăng ký tham gia áp dụng SXSH (tư vấn, cung cấp thông tin, lợi ích kinh tế của việc thực hiện SXSH, giảm thuế thu nhập cho cơ sở, doanh nghiệp, cho vay vốn với lãi xuất thấp để các cơ sở có thể đầu tư thay đổi trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho việc giảm thiểu ô nhiễm…

• Nên áp dụng kết hợp giữa các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường với phương pháp SXSH để mang lại hiệu quả bảo vệ môi trường cao nhất.

• Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể có liên quan đến hoạt động SXSH trong quá trình hoạt động để mang lại hiệu quả cao nhất.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động sản xuất tái sinh giấy tại cơ sở sản xuất bao bì giấy Minh Đạt và cơ sở Trình Đệ trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh giúp tôi hiểu rõ hơn về các tác động đến môi trường của một cơ sở tái chế giấy và mức độ kiểm soát các quy trình của họ.

Theo tìm hiểu các cơ sở này chưa từng áp dụng một tiêu chí nào để giảm thiểu các tác động môi trường như sản xuất sạch hơn, xây dựng bộ tiêu chuẩn ISO…

Các cơ sở có sự lãng phí rất lớn trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất phát sinh rất nhiều chất thải rắn, bụi…, tôi đã xem xét cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở từ đó chọn ra phương án khả thi nhất nhằm giúp họ kiểm soát chặc chẽ hơn quy trình sản xuất của mình, đồng thời giảm lượng chất thải ra môi trường.

Đề tài có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường trong ngành tái chế giấy. Đề tài rút ra được những thuận lợi và rào cản trong việc thực hiện triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất giấy tái chế. Điểm nổi bật và cái mới của đề tài là trên cơ sở kết quả nghiên cứu đó, đề xuất ra quy trình thiết lập và vận hành tổ hợp sản xuất sạch hơn làm tiền đề cho sự nhân rộng và phát triển mô hình tổ hợp sản xuất sạch hơn để áp dụng cho các cơ sở tái chế giấy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

5.2 Kiến nghị

Do thời gian thực hiện có hạn, nên đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn và lựa chọn giải pháp khả thi để thực hiện được, trong khi đó sản xuất sạch hơn là một chiến lược lâu dài. Bởi vậy hướng tiếp theo của đề tài là tiến hành thực hiện các giải pháp đã nghiên cứu, sau đó quan trắc và đánh giá kết quả thực hiện cũng như duy trì các giải pháp sản xuất sạch hơn.

Tuy nhiên để có thể tiến hành áp dụng sản xuất sạch hơn trong thời gian tới thành công hơn thì tôi có một số kiến nghị sau:

Đối với lãnh đạo các cơ sở:

• Nhanh chóng triển khai và thực hiện ngay các giải pháp dễ thực hiện, chủ yếu là các nhóm giải pháp thuộc về quản lý nội vi. Thiết lập chương trình nâng cao nhận thức cho công nhân trong quá trình sản xuất.

• Nhanh chóng xem xét và xét duyệt các giải pháp cần phân tích thêm theo thứ tự ưu tiên đã được xác định.

• Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ còn lại của sản xuất sạch hơn , giám sát, đánh giá kết quả và duy trì sản xuất sạch hơn.

• Chủ động tiếp cận cơ quan chức năng để được hỗ trợ vốn và nhân lực giúp các cơ sở triển khai các giải pháp sản xuất sạch hơn một cách hiệu quả, tạo nền tảng và điều kiện cho các cơ sở tiếp cận với hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 dễ dàng hơn.

Đối với cơ quan chức năng.

Sự thành công của một dự án sản xuất sạch hơn đòi hỏi sự hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó sự nỗ lực của doanh nghiệp là chủ yếu, nhưng sự hỗ trợ và khuyến khích từ nhà nước từ nguồn vốn và nhân lực cho các doanh nghiệp, cơ sở cũng không kém phần quan trọng.

Vì vậy các cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành các quy định, chính sách khuyến khích, chương trình hỗ trợ từ nguồn vốn để thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở tự nguyện tham gia sản xuất sạch hơn ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt cần khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn cụ thể cho ngành tái chế giấy nói riêng và cho từng ngành công nghiệp nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. T.S Nguyễn Ngọc Lân.(1998). Chuyên đề sản xuất sạch hơn, Cục Môi trường, Hà Nội.

[2]. Vũ Bá Minh.(2001). Tài liệu giảng dạy sản xuất sạch hơn, Sở khoa học công nghệ và môi trường, TP.HCM.

[3]. (2006). Tài liệu khóa đào tạo về sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng, Sở Tài nguyên và Môi trường, trung tâm sản xuất sạch hơn, TP.HCM.

[4]. Ths Nguyễn Thị Truyền.Tài liệu môn học sản xuất sạch hơn, Trường cao đẳng tài nguyên và môi trường TP.HCM .

[5]. www.nea.gov.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w