Hiện trạng môi trường của cơ sở

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm (Trang 56 - 58)

TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Tổng quan và cơ sở lựa chọn tổ hợp SXSH cho ngành giấy tái chế

3.3.3Hiện trạng môi trường của cơ sở

3.3.3.1 Môi trường không khí

Khí thải sản xuất:

Khí thải sản xuất chủ yếu là quá trình đốt dầu FO, cung cấp nhiệt cho lò hơi. Thành phần khí thải chủ yếu là CO2, NO2, SO2 được nêu trong bảng 3.12

Bảng 3.12- Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải do đốt dầu FO

STT Chất ô nhiễm Hệ số (g/1000lít dầu)

1 SO2 18 x S x 1000

2 NO2 9.600

3 CO 500

4 Bụi 2.750

“Nguồn : Đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới WHO (1993)”.

Cơ sở có trang bị một hồ nước nhỏ để hấp thu các khí từ lò hơi trước khi thải ra ngoài.

Các khí này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường mà trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân trực tiếp sản xuất.

Toàn bộ khí thải phát sinh do quá trình đốt than đều thải trực tiếp ra môi trường qua đường ống khói.

Chủ yếu là khói thải từ các xe chuyên chở vật liệu, sản phẩm ra vào cơ sở. Thành phần chủ yếu gồm các khí như CO, CO2, NO2, SO2, bụi… nhưng khối lượng không nhiều và không liên tục, thường tập trung vào đầu hoặc cuối ca làm việc.

3.3.3.2 Môi trường nước

Nước thải sản xuất

Nước thải hoạt động ở cơ sở chủ yếu do hoạt động xeo giấy. Lưu lượng nước thải phát sinh vào khoảng 15m3/ ngày.đêm. Nước thải tạo ra từ quá trình xeo giấy thường được gọi là nước trắng, nước này thường được tuần hoàn lại. Nước thải của ngành tái sinh giấy thường có nồng độ chất lơ lửng cao, BOD5, COD.. cao.

Nước thải sinh hoạt

Ngoài nước thải sản xuất kể trên, còn một lượng nước thải sinh hoạt của công nhân viên trong cơ sở. Loại nước này chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng…

Nước mưa

Bên cạnh đó, còn có một số lượng lớn nước mưa rơi trên mặt bằng công ty vào mùa mưa. Lượng nước này có khả năng lôi cuốn theo nó phần nước thải tích tụ lâu ngày bên dưới các bãi chứa nguyên liệu. Khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước.

3.3.3.3 Ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn phát ra chủ yếu do hoạt động của các động cơ, máy móc… trong quá trình sản xuất.

Các ô nhiễm về tiếng ồn này dù không đáng kể nhưng gây tác động xấu đến sức khỏe con người, những công nhân trực tiếp sản xuất và do đó cần phải có những biện pháp khắc phục hữu hiệu.

3.3.3.4 Ô nhiễm nhiệt

Ô nhiễm nhiệt do quá trình đốt lò hơi. Do thói quen của công nhân đóng cửa lò hơi không chặc nên lượng hơi thất thoát ra ngoài gây ô nhiễm nhiệt trong xưởng.

3.3.3.5 Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải: Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải của cơ

sở chỉ là một hồ chứa có diện tích 2x3m chỉ dùng chứa nước thải, lưu nước thải đến khi đầy hồ thì tháo nước cho xả ra cống hòa lẫn với nước thải sinh hoạt của khu dân cư.

3.3.3.6 Môi trường chất thải rắn

Chất thải rắn gây ô nhiễm tại cơ sở chủ yếu từ hai nguồn chính là chất thải sinh hoạt và chất thải sản xuất như sau:

Chất thải sinh hoạt: bao gồm rác thải trong văn phòng như giấy, báo, chai nước, hộp cơm và rác thực phẩm thừa…Rác này được gom bởi dịch vụ thu gom của tư nhân trên tuyến đường Mã Lò, sau đó giao cho Dịch vụ công ích quận Bình Tân xử lý. Tải lượng rác sinh hoạt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18 người x 0,5 kg/người/ngày = 9 kg/ngày.

Chất thải sản xuất: bao gồm giấy vụn sau khi cắt, xén giấy, giẻ lau dính dầu nhớt bảo trì máy…Trong đó, giấy xén và các nguyên liệu được loại bỏ có thể tái sử dụng như ( giấy báo thải ra từ văn phòng) thì đem tuần hoàn lại làm nguyên liệu đầu vào. Ngoài ra còn có xỉ lò hơi với tải lượng khoảng 80-150kg/ngày.

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở sản xuất giấy tái sinh trên địa bàn q.bình tân tp.hcm (Trang 56 - 58)