Chuẩn bị thực hiện

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến thủy sản đại thành tỉnh tiền giang (Trang 126 - 131)

Nhìn vào các giải pháp ta thấy rất nhiều các giải pháp không tốn hoặc tốn rất ít chi phí, không sử dụng hoặc đào tạo cán bộ cần phải thực hiện ngay từ những bước đầu của đánh giá sản xuất sạch hơn. Các giải pháp này thực hiện càng sớm càng tốt.

Các giải pháp còn lại, sau khi phân tích tính khả thi về kinh tế, môi trường và kỹ thuật cần phải lập kế hoạch thực hiện chúng. Việc lập kế hoạch được xây dựng chi tiết để đảm bảo thời gian thực hiện.

• Kế hoạch thực hiện cần nêu lên các điểm sau:

o Cần làm gì?- tên, số giải pháp SXSH

o Ai là người chịu trách nhiệm?

o Bao giờ hoàn thành?

• Khi các giải pháp đã được thực hiện, cần thiết phải quan trắc lượng nguyên liệu tiêu thụ mới/ mức độ thải để đánh giá lợi ích của giải pháp.

3.5.2. Thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn

Khi bảng kế hoạch công tác đã được lập ra. Người nào có trách nhiệm thực hiện giải pháp SXSH nào thì phải thực hiện, giám sát tiến độ công việc, đồng thời cũng ghi lại kết quả sơ bộ để báo cáo với nhóm SXSH.

Đối với các dự án đòi hỏi phải xây dựng hay làm mới thì phải chuẩn bị các bản vẽ và mặt bằng bố trí, tìm hoặc chế tạo các thiết bị, lắp đặt và bàn giao. Đồng thời huấn luyện nhân sự để sử dụng khi cần.

3.6. BƯỚC 6: DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN VAØ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG

Sự cố gắng cho SXSH không bao giờ ngừng. Luôn luôn có những cơ hội mới để cải thiện sản xuất và cần phải thường xuyên tổ chức việc đánh giá lại SXSH. Nhóm đánh giá SXSH tại nhà máy Thủy sản Đại Thành cần lựa chọn một chiến lược để tạo sự phát triển sản xuất bền vững và ổn định cho nhà máy. Chiến lược này bao gồm những nội dung sau:

- Bổ nhiệm một nhóm làm việc lâu dài về đánh giá SXSH, trong đó có những người đứng đầu là cấp lãnh đạo của nhà máy.

- Kết hợp các cố gắng SXSH với kế hoạch phát triển chung của nhà máy. - Phổ biến các kế hoạch SXSH tới các phòng ban của nhà máy.

- Tạo ra một phương thức cân nhắc tác động của các dự án mới và các công tác cải tổ về SXSH trong nhà máy. Các dự án và những thay đổi cũng có thể dẫn tới làm tăng ô nhiễm hay giảm hiệu quả trong công việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng trong nhà máy.

- Khuyến khích nhân viên có những sáng kiến mới và những đề xuất cho cơ hội SXSH.

Ngay sau khi triển khai thực hiện các giải pháp SXSH, nhóm chương trình SXSH nên quay trở lại bước 2: Phân tích các bước thực hiện, xác định và chọn lựa công đoạn lãng phí nhất tiếp theo trong nhà máy. Chu kỳ này tiếp tục cho tới khi tất cả các công đoạn được hoàn thành và sau đó bắt đầu một chu kỳ mới.

KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ

Sau 3 tháng thực hiện khảo sát, đo đạc và đánh giá cơ hội SXSH ở nhà máy chế biến thủy sản Đại Thành. Nhóm SXSH đã thực hiện được các vấn đề sau:

- Đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường của nhà máy.

- Phân tích công nghệ sản xuất, tìm nguyên nhân của các dòng thải và tổn thất.

- Tính toán cân bằng vật liệu để đánh giá tiềm năng SXSH - Kiểm toán năng lượng tại các khu vực sản xuất.

- Đưa ra các giải pháp sản xuất sạch hơn.

- Phân tích các giải pháp và xây dựng kế hoạch triển khai dự án. Từ đó, nhóm sản xuất sạch đã tìm ra những giải pháp khả thi nhất. - Thực hiện các giải pháp SXSH.

- Báo cáo kết quả thu được, từ đó đề ra các biện pháp duy trì SXSH trong nhà máy.

Nhóm SXSH khẳng định nhà máy có nhiều cơ hội tiết kiệm với thời gian thu hồi vốn ngắn.

Nhà máy cần thực hiện ngay các cơ hội không tốn chi phí hoặc chi phí thấp như: - Quản lý nội qui, nâng cao tay nghề và ý thức tiết kiệm cho công

nhân;

- Lắp đặt các đồng hồ kiểm soát lượng nước và điện tiêu thụ; - Các đầu vòi nước rửa và vệ sinh.

Nên xem xét các giải pháp có chi phí cao nhưng thời gian thu hồi vốn ngắn: - Lắp đặt các biến tần cho các động cơ điện;

- Thiết kế hệ thống tận dụng nhiệt của thiết bị ngưng tụ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng xưởng chế biến bột cá tận dụng triệt để phế phẩm.

Khi thực hiện cần theo sát đánh giá sự thay đổi và duy trì SXSH trong nhà máy. Nhân viên phụ trách phải báo cáo kết quả hàng quý lên ban lãnh đạo và Nhóm SXSH.

Giải pháp SXSH được áp dụng sẽ tiết kiệm được khoảng chi phí lớn, giảm được lượng thải bảo vệ môi trường, nâng cao uy tín cho công ty. Công ty là doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng SXSH trong tỉnh Tiền Giang và là cơ sở để các danh nghiệp chế biến thủy sản trong Tỉnh áp dụng theo.

TAØI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Đức Ba, Phạm Văn Bôn, Công nghệ lạnh thực phẩm nhiệt đới,Trường đại học Bách Khoa TPHCM, 1993.

[2] Võ văn Bang- Vũ Bá Minh, QT&TB Công nghệ Hoá học & Thực phẩm, tập 3, Truyền Khối. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TPHCM, 2007.

[3] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Kỹ thuật lạnh cơ sở. Nhà xuất bản Giáo Dục, 2002.

[4] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Máy và thiết bị lạnh. Nhà xuất bản Giáo Dục, 1993.

[5] Trung Tâm SXSH tại Hà Nội, Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn, internet.

[6] Một số tài liệu thuộc các phòng- ban- xưởng của nhà máy chế biến thủy sản Đại Thành.

[7] ThS.Vũ Hải Yến, Tài liệu giảng dạy, Khoá tập huấn Sản xuất sạch hơn. Khoa Môi Trường, Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ, TPHCM.

Một phần của tài liệu nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhà máy chế biến thủy sản đại thành tỉnh tiền giang (Trang 126 - 131)