1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam

88 972 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

 Thu thập các tài liệu liên quan đến đặc trưng ô nhiễm môi trườngcủa ngành sản xuất bia. Thu thập các tài liệu về nhu cầu nguyên vật liệu, qui trình côngnghệ và các tài liệu về hiện tr

Trang 1

Phần I

MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của xã hội và khoa học kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng caonhu cầu của con người đã làm cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên ngày càngchịu nhiều tác động tiêu cực Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy thoái tàinguyên, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của các tác động docác dự án, chính sách phát triển không thân thiện với môi trường Nước ta đang ởtrong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình này đã tạo ra những thay đổilớn về mặt kinh tế nhưng đồng thời nó cũng để lại những hậu quả về mặt môitrường Đóng góp vào sự thay đổi đó chính là do sự xuất hiện ngày càng nhiều cáckhu công nghiệp, các hoạt động sản xuất Có thể nói các khu công nghiệp, các hoạtđộng sản xuất đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế cảnước Thế nhưng, bên cạnh ưu điểm bao giờ cũng kèm theo các nhược điểm, thựctrạng ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng như hiện nay chủ yếu phần lớn là

do chất thải từ các hoạt động sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất Chính vì thế,việc xây dựng và áp dụng những biện pháp quản lý môi trường hiệu quả là một vấn

đề rất cần thiết Làm thế nào để vừa mang lại lợi ích về kinh tế và làm thế nào để cảithiện hiện trạng môi trường cho các doanh nghiệp Đây cũng chính là bài toán nangiải không chỉ riêng Việt Nam mà hiện nay các nước trên Thế giới rất quan tâm đặcbiệt trong xu thế mà Thế giới đang tiến đến mục tiêu phát triển bền vững

Qua một thời gian dài, các giải pháp quản lý môi trường theo hướng côngnghệ xử lý chất thải đã cho thấy những nhược điểm của nó Đầu tiên là việc giảiquyết không triệt để các chất thải, chuyển từ dạng này qua dạng kia, sau đó là việctốn kém một giá trị kinh tế rất lớn Chính vì vậy, sản xuất sạch hơn được xem làmột giải pháp quản lý môi trường theo hướng chủ động, quản lý chất thải từ đầu vàocủa sản xuất, tối ưu hóa tài nguyên

Sản xuất sạch hơn là một trong những phương pháp hữu hiệu để giúp chomột tổ chức vừa cải thiện kinh tế và môi trường cho công ty mình Ý nghĩa của loạihình sản xuất này là giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn phát sinh, giảm thiểu chất thảiđến mức thấp nhất, tăng hiệu quả kinh tế và môi trường cho công ty Sản xuất sạchhơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý nước thải, khí thải,chất thải rắn Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưngkhông tái sử dụng được phần nguyên liệu đã mất đi Do đó, xử lý cuối đường ống

Trang 3

làm tăng chi phí sản xuất Trong khi đó sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh

tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảmthiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm

Mặt khác trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO, thì các sản phẩm củaViệt Nam buộc phải đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thịtrường thế giới Vì thế, việc triển khai hoạt động SXSH là đòi hỏi tất yếu đối vớicác doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng vàngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói chung Do vậy, đề tài “Nghiên cứu ápdụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia Công ty TNHH SABMillerViệt Nam” là hết sức cần thiết Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích tìm kiếmmột giải pháp hiệu quả để giải quyết thực trạng ô nhiễm tại công ty Thông qua ápdụng các giải pháp SXSH, chất thải sẽ được giảm thiểu và không những thế còn cóthể thay đổi cả đặc tính của chất thải đem lại lợi nhuận kinh tế và tăng khả năngcạnh tranh của sản phẩm cho nhà máy bia Công ty TNHH SABMiller Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty biaSABMiller Việt Nam

3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung đồ án tốt nghiệp nghiên cứu các vấn đề:

 Tổng quan về SXSH, tình hình áp dụng SXSH tại Việt Nam và trên thế giới

 Khái quát hoạt động của Nhà máy sản xuất bia của Công ty TNHHSABMiller Việt Nam

 Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất bia của Công ty TNHH SABMillerViệt Nam và hiện trạng môi trường tại Nhà máy

 Đề xuất các giải pháp SXSH áp dụng cho Nhà máy

 Dự báo và đánh giá kết quả thực hiện

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm các phương pháp sau đây:

Phương pháp thu thập thông tin:

 Thu thập thông tin từ các tài liệu, giáo trình đã được học và thamkhảo, các thông tin được đăng tải trên các trang mạng có liên quan đếnSXSH, đến ngành sản xuất bia

Trang 4

 Thu thập các tài liệu liên quan đến đặc trưng ô nhiễm môi trườngcủa ngành sản xuất bia.

 Thu thập các tài liệu về nhu cầu nguyên vật liệu, qui trình côngnghệ và các tài liệu về hiện trạng môi trường của Nhà máy bia của Công tyTNHH SABMiller Việt Nam

Tổng hợp và phân tích các tài liệu thu thập được:

 Tổng hợp, phân tích các tài liệu về nhu cầu và hiện trạng sử dụngnguyên vật liệu – năng lượng của nhà máy

 Trên cơ sở phân tích các dữ liệu đó, xác định trọng tâm đánh giáSXSH cho nhà máy

 Xem xét hiện trạng môi trường của công ty và đặc biệt là quan sátquá trình sản xuất xem công ty đã áp dụng sản xuất sạch hơn như thế nào

 Thu thập và phân tích các tư liệu, tài liệu về sản xuất sạch hơn từ

Thu thập thông tin

Xử lý thông tin

Phân tích kết quảTrình bày kết quả nghiên cứu

Trang 5

các cơ quan lưu trữ và quản lý dư liệu như: Sách báo, tạp chí, internet, thưviện …

 Phương pháp thí nghiệm: Phân tích mẫu nước thải và khí thải củacông ty

5 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề sau:

 Phân tích công nghệ sản xuất

 Cân bằng vật chất, tính toán chi phí thất thoát

 Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn

 Đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường

 Đề xuất phương án thực hiện

6 Thời gian, địa điểm nghiên cứu

 Về thời gian: Đề tài sẽ được tiến hành thực hiện trong khoảng 12 tuần (30/05đến 07/09/2011)

 Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy bia của Công ty TNHH SABMiller Việt Namtại Lô A, đường NA7, KCN Mỹ Phước II, TT Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh BìnhDương

7 Ý nghĩa khoa học, kinh tế, xã hội

Khoa học:

 Phương pháp SXSH đang được thực hiện rộng rãi ở nước ngoài vàhiện nay đang được nghiên cứu để áp dụng ở nước ta Đây là một cách tiếpcận mới trong việc thực hiện sản xuất sạch hơn

 Trong quá trình thực hiện có sự tham khảo tài liệu, ý kiến của cácchuyên gia trong và ngoài nước

 Các môn học như: quản lí chất thải, quản lý khu công nghiệp, hoámôi trường, công nghệ sạch, là cơ sở khoa học của SXSH

 Cơ sở lý thuyết của những hoạt động trong quá trình thực hiện tổhợp sản xuất sạch là kết quả đúc kết kinh nghiệm thành công của nhiềunước

 Đề tài này đã cung cấp đầy đủ cơ sở dữ liệu về sản xuất của công

ty TNHH SABMiller Việt Nam

Thực tế:

Trang 6

 Đề tài này được nghiên cứu dựa vào hiện trạng của nhà máy nêncác giải pháp đưa ra mang tính khả thi, thực tế cao

 Đề tài áp dụng phương pháp luận đánh giá SXSH một cách linhhoạt dựa vào tình hình thực tế của nhà máy, thể hiện tính mới, tính sáng tạocủa đề tài so với phương pháp đánh giá SXSH chung

Kinh tế:

 Đề tài đem lại các giải pháp sản xuất sạch hơn giúp tiết kiệm vềkinh tế cho công ty cụ thể như: Giảm thể tích tiêu thụ nước, giảm thất thoátnguyên liệu, …

 Đề tài thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm,giảm chi phí sản xuất, giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất vànâng cao uy tín thương hiệu cho nhà máy Làm cơ sở để nhà máy xây dựng

hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện làm việc và môi trường theo tiêuchuẩn ISO 14001

8 Cấu trúc đồ án tốt nghiệp

 Mở đầu

 Chương 1: Tổng quan về sản xuất sạch hơn

 Chương 2: Tổng quan về ngành sản xuất bia

 Chương 3: Tổng quan về nhà máy bia của Công ty TNHH SABMiller ViệtNam

 Chương 4: Đề xuất các giải pháp áp dụng SXSH cho dây chuyền sản xuất biacủa Công ty TNHH SABMiller Việt Nam

 Chương 5: Kết quả thực hiện – Thảo luận kết quả

 Chương 6: Kết luận – Kiến nghị

Trang 7

Phần II

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

Trang 8

tự làm sạch của môi trường.

Đến năm 1969, khi lượng chất thải do các hoạt động của con người ngàycàng tăng, vượt qua khả năng tự làm sạch của môi trường, luật Môi trường ở Mỹ đặt

ra yêu cầu: cần phải xử lý chất thải trước khi thải bỏ, xử lý cuối đường ống

Đến cuối năm 1970, do sự cạn kiệt nguồn nhiên liệu, vấn đề tiết kiệm nhiênliệu, nguyên liệu được đặt ra và đồng thời với yêu cầu giảm thiểu chất thải độc hạitại nguồn được đặt ra vào đầu thập niên 80

Đến cuối thập niên 80, giảm thiểu tại nguồn là vấn đề được đặt ra cho cácnhà sản xuất và đi cùng với nó là thuật ngữ “sản xuất sạch hơn”

Ở Việt Nam, khái niệm về việc áp dụng SXSH còn tương đối mới và chỉ mớiđược thực hiện từ năm 1996 trở lại đây tập trung ở một số ngành nghề như: Giấy,dệt nhuộm, thực phẩm, thủy sản… Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tham gia chưanhiều

Chỉ vài năm trước đây và thậm chí hiện nay lối suy nghỉ của chúng ta trongviệc giải quyết ô nhiễm môi trường vẫn tập trung vào sử dụng các phương pháptruyền thống xử lý chất thải mà không hề chú ý đến làm giảm các nguồn gốc phátsinh của chúng Vì vậy chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng mà ô nhiễm vẫnkhông giảm Các ngành công nghiệp phải gánh chịu những hậu quả về mặt kinh tế

và mất uy tín trên thị trường Để thoát ra khỏi sự bế tắc này, công đồng công nghiệp

đã trở nên nghiêm túc hơn trong xem xét các tiếp cận SXSH do chương trình củaLiên hợp quốc (UNEP) đưa ra cách đây 10 năm

Trong vòng hơn 40 năm qua, các cách thức ứng phó với sự ô nhiễm côngnghiệp gây nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian:

1.1.1 Phớt lờ ô nhiễm (Ignorance of pollution)

Không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả ô nhiễm chưa thực sự nghiêm trọngmức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ

1.1.2 Pha loãng và phát tán (Dilute and disperse)

Trang 9

 Pha loãng: Dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vàonguồn tiếp nhận.

 Phát tán: Nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải

Ví dụ minh họa:

Một nhà máy sản xuất bia 1 ngày thải ra 50m3 nước thải, COD của nước thải

là 1000 mg/l Để đáp ứng quy chuẩn cho phép ở Việt Nam đối với COD của nướcthải công nghiệp loại A theo QCVN 24:2009/BTNMT COD ≤ 50 mg/l, nhà máypha loãng 1m3 nước thải với 19m3 nước sạch

Tuy nhiên, đối với pha loãng và phát tán thì tổng lượng chất thải đưa vàomôi trường là không đổi Thủy quyển và khí quyển không phải là một bãi rác chomọi chất thải: Các kim loại nặng, PCB đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinhkhối

1.1.3 Xử lý cuối đường ống (EOP = End-of-pipe treatment)

Lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủydòng thải hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộctrước khí thải vào môi trường Phương pháp này phổ biến vào những năm 1970 ởcác nước công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp

Tuy nhiên, xử lý cuối đường ống thường phát sinh những vấn đề sau:

 Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý

 Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nôngnghiệp

 Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp

 Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý

Sản xuất sạch hơn (SXSH) (Cleaner production) (SXSH)

Ngăn chặn phát sinh chất thải nguy hại tại nguồn bằng cách sử dụng nănglượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệnguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ Tiếp cận nàybắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như “phòngngừa ô nhiễm“ (pollution prevention), “giảm thiểu chất thải“ (waste minimization).Ngày nay, thuật ngữ “sản xuất sạch hơn“ (Cleaner production) SXSH được sử dụngphổ biến trên thế giới để chỉ các tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đươngvẫn còn ưa thích vài nơi

Trang 10

Trước đây, lối suy nghĩ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm môitrường vẫn tập trung sử dụng các phương pháp truyền thống xử lý chất thải màkhông chú ý đến nguồn gốc phát sinh của chúng Do vậy, chi phí quản lý quản lýchất thải ngày càng tăng nhưng ô nhiễm ngày càng nặng Các ngành công nghiệpphải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị trường Để thoátkhỏi sự bế tắc này, cộng đồng công nghiệp ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trongviệc xem xét cách tiếp cận SXSH

Như vậy, từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phân tán chất thải, đến kiểmsoát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triển khách quan,tích cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xãhội nói chung Ba cách ứng phó đầu là những tiếp cận quản lý chất thải bị độngtrong khi cách ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chất thải chủ động Như vậy,SXSH là tiếp cận “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa“ Nguyên tắc “phòng bệnh hơnchữa bệnh“ bao giờ cũng là chân lý Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹbiện pháp xử lý cuối đường ống Phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắcchủ đạo và phải kết hợp với xử lý ô nhiễm

Vào năm 1989, UNEP khởi xướng “Chương trình sản xuất sạch hơn“ nhằmphổ biến khái niệm SXSH và đẩy mạnh việc áp dụng chiến lược SXSH trong côngnghiệp, đặc biệt ở các nước đang phát triển Hội nghị chuyên đầu tiên của UNEP vềlĩnh vực này được tổ chức tại Canterbury (Anh) Sau đó các hội nghị tiếp theo đã

Hình 1.1 Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm

Xử lý cuối đường ốngEOP = End of pipe treatment

Sản xuất sạch hơnCleaner production

Pha loãng và phân tán

Dilute and disperse

Trang 11

được tổ chức cứ hai năm một: Tại Paris (Pháp, 1992); Warsaw (Ba Lan, 1994);Oxford (Anh, 1996); Phoenix (Hàn Quốc, 1998), Montreal (Canada, 1992);

Năm 1998, thuật ngữ SXSH được chính thức sử dụng trong “Tuyên ngônQuốc tế về sản xuất sạch hơn“ (Internationl Declaration ô nhiễm CleanerProduction) của UNEP Năm 1999, Việt Nam đã ký tuyên ngôn Quốc tế về SXSHkhẳng định cam kết của Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững

Năm 2003 “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020“, của Việt Nam đã xác định quan điểm “Coi phòng ngừa làchính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm “ Một trong 36 chương trình, đề án,

dự án ưu tiên cấp quốc gia trong chiến lược số 28 liên quan đến SXSH

Các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường do khí thải,nước thải và chất rắn:

1.2 Khái niệm về SXSH.

Theo chương trình môi trường LHQ (UNEP, 1994) định nghĩa:

“ Sản xuất sạch hơn là một sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừamôi trường tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụnhằm làm giảm tác động xấu đến cơn người và môi trường

Đối với các quá trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu,nước và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và là giảm khối lượng, độctính của các chất thải vào nước và khí quyển

Đối với các sản phẩm, chiến lược SXSH nhằm vào mục đích làm giảm tất cảcác tác động đến môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ khâu khaithác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng

Đối với các dịch vụ, SXSH là sự lồng ghép các mối quan tâm về môi trườngvào trong việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ

Khí thải

Quá trình sản xuất

Hình 1.2 Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất công nghiệp

Trang 12

SXSH địi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến cơng nghệ và thay đổi thái độ Như vậy, SXSH khơng ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sựphát triển phải bền vững về mặt mơi trường sinh thái Khơng nên cho rằng SXSHchỉ là một chiến lược về mơi trường bởi nĩ cũng liên quan đến lợi ích kinh tế Trongkhi xử lý cuối đường ống liên quan đến lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp thơng quaviệc giảm thiểu rác thải Do vậy, cĩ thể khẳng định rằng SXSH là một chiến lược

“một mũi tên trúng hai đích“

1.3 Điều kiện và yêu cầu khi thực hiện SXSH

Để SXSH thâm nhập vào cuộc sống xã hội và áp dụng rộng rãi hơn, cần cĩmột số điều kiện, yêu cầu chung để thúc đẩy SXSH

1.3.1 Điều kiện khi thực hiện SXSH:

 Tự nguyện, cĩ sự cam kết của ban lãnh đạo: Một đánh giá SXSH thành cơngnhất thiết phải cĩ sự tự nguyện và cam kết thực hiện từ phía ban lãnh đạo, cam kếtnày thể hiện qua sự tham gia và giám sát trực tiếp Sự nghiêm túc được thể hiện quahành động, khơng chỉ dừng lại ở lời nĩi

 Cĩ sự tham gia của cơng nhân vận hành: Những người giám sát và vận hànhcần được tham gia tích cực ngay từ khi bắt đầu đánh giá SXSH Cơng nhân vậnhành là những người đĩng gĩp nhiều vào việc xác định và thực hiện các giải phápSXSH

 Làm việc theo nhĩm: Để đánh giá SXSH thành cơng, khơng thể tiến hànhđộc lập, mà phải cĩ sự đĩng gĩp ý kiến của các thành viên trong nhĩm SXSH

 Phương pháp luận khoa học: Để SXSH bền vững và cĩ hiệu quả, cần phải ápdụng và tuân thủ các bước của phương pháp luận đánh giá SXSH

1.3.2 Yêu cầu để thúc đẩy SXSH:

GIẢM RỦI RO CHIẾN LƯỢC

PHÒNG NGỪA

SẢN PHẨM &

QUY TRÌNH SẢN XUẤT

TỔNG HỢP

SẢN XUẤT SẠCH HƠN PHÒNG NGỪA

Hình 1.3 Mục tiêu và chiến lược SXSH

Trang 13

 Quán triệt các nguyên tắc SXSH trong luật pháp và các chính sách phát triểnquốc gia: Các nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm nói chung và SXSH nói riêng phảiđược lồng ghép trong tất cả các quy định pháp lý và các chính sách phát triển quốcgia Nhanh chóng ban hành các chính sách khuyến khích chuyển giao công nghệsạch và các hướng dẫn thực hiện SXSH cho các ngành cụ thể.

 Nhận thức của cộng đồng và thông tin về SXSH: Để tạo sự hiểu biết rộng rãitrong tất cả các thành phần xã hội về SXSH cần tiến hành rộng rãi các chương trìnhtruyền thông, đào tạo và tập huấn về SXSH, truyền bá những thành công của cácdoanh nghiệp đã áp dụng SXSH trong thời gian qua Đồng thời, thiết lập một mạnglưới trao đổi thông tin về SXSH trên quy mô lớn

 Phát triển nguồn nhân lực và tài chính cho SXSH: Đây là những yêu cầuquan trọng nhất để có thể thúc đẩy việc triển khai SXSH trong thực tế cuộc sống

 Nguồn lực ưu tiên bao gồm các cơ quan và chuyên gia tư vấn, các cơ quanđào tạo nguồn lực tài chính có thể được xây dựng từ ngân sách nhà nước, các loạithuế, phí, quỹ và các nguồn hỗ trợ quốc tế

 Phối hợp giữa nhận thức và khuyến khích: Để SXSH được thúc đẩy một cáchhiệu quả, cần kết hợp các yếu tố như: các quy định pháp lý, công cụ kinh tế và cácbiện pháp giúp đỡ, hỗ trợ, khuyến khích áp dụng SXSH Một mô hình rât đáng đượcxem xét và nhân rộng là lập quỹ môi trường ưu tiên cho doanh nghiệp vay với lãixuất thấp để thực hiện các dự án SXSH

1.4 Phương pháp luận đánh giá SXSH

Đánh giá SXSH là một quá trình tổng hợp nhằm nghiên cứu và triển khai cácgiải pháp SXSH, đánh giá hiệu quả của quá trình SXSH phục vụ cho việc duy trì vàcải thiện hoạt động SXSH

SXSH là một quá trình liên tục Do đó, sau khi kết thúc một đánh giá SXSH,đánh giá tiếp theo có thể được bắt đầu để cải thiện hiện trạng tốt hơn nữa hoặc đểtriển khai tiếp tục cho một phạm vi được chọn khác

Phương pháp luận của SXSH bao gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ như sau:

Trang 14

Bước 1: Các công việc chuẩn bị cho việc thực hiện

 Đặc biệt chú ý các hoạt động theo định kỳ

 Thu thập số liệu để xác định định mức (công suất thực tế, tiêu thụnguyên liệu, nước, năng lượng…)

 Xác định và lựa chọn các công đoạn có chất thải hay lãng phí

 Định mức tiêu thụ nguyên liệu hay năng lượng cao

 Ô nhiễm nặng (lượng và thành phần dòng thải)

 Tổn thất nhiều nguyên liệu, hoá chất, các nguyên liệu độc hại

 Có nhiều cơ hội SXSH

 Được sự chấp nhận của tất cả các thành viên trong nhóm SXSH

Bước 2: Phân tích các công đoạn trong quy trình

Hình 1.4 Các bước áp dụng sản xuất sạch hơn

Trang 15

 Chuẩn bị sơ đồ quy trình

 Xác định và liệt kê tất cả các công đoạn

 Tập hợp tất cả các đầu vào và đầu ra tương ứng

 Cân bằng vật chất, năng lượng, cân bằng các cấu tử

 Định lượng những tổn thất vật liệu và năng lượng

 Làm cơ sở cho sản xuất sạch hơn

 Xác định chi phí các dòng thải dựa vào chênh lệch giữa nguyên liệuđầu vào và đầu ra

 Định lượng dòng thải (thể tích/khối lượng có được từ cân bằng vậtliệu)

 Tìm ra các nguyên nhân thực tế hay tìm ẩn gây ra tổn thất

 Có thể đề xuất các cơ hội tốt nhất cho vấn đề thực tế

Bước 3: Đưa ra các giải pháp sản xuất sạch hơn

 Đề xuất các giải pháp SXSH

 Đề xuất của các thành viên trong nhóm

 Các ý tưởng của người ngoài nhóm

 Các cơ hội từ ví dụ bên ngoài

 Khảo sát công nghệ và định mức

 Lựa chọn các giải pháp khả thi, các cơ hội cần được xem xét để xácđịnh:

 Các cơ hội có thể thực hiện được ngay

 Cơ hội cần được nghiên cứu tiếp

 Các cơ hội loại bỏ vì không mang tính thực tế hoặc khả thi

Bước 4: Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn

 Tính khả thi về kỹ thuật, cần quan tâm đến các khía cạnh:

 Chất lượng của sản phẩm

 Năng suất sản xuất

Trang 16

 Yêu cầu về diện tích

 Thời gian ngừng hoạt động

 So sánh với các thiết bị hiện có

 Yêu cầu bảo dưỡng

 Nhu cầu đào tạo

 Phạm vi sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp

 Các lợi ích sau cũng được đưa vào như một phần của nghiên cứu khảthi kỹ thuật:

 Giảm lượng nước và năng lượng tiêu thụ

 Giảm nguyên liệu tiêu thụ

 Giảm chất thải

 Tính khả thi về kinh tế dựa trên việc so sánh chi phí và lợi ích

 Ước tính đầu tư (thiết bị, xây dựng/lắp đặt, huấn luyện/đào tạo,khởi động) và tiết kiệm (tiêu thụ vật liệu thô, nhân công, năng lượng/nước) từ giải pháp

 Thời gian hoàn vốn là chỉ thị

 Tính khả thi về mặt môi trường

 Giảm tính độc hại và tải lượng chất ô nhiễm

 Giảm sử dụng vật liệu độc hại hay không thể tái chế

 Giảm tiêu thụ năng lượng

 Hầu hết các giải pháp đều có tính khả thi về môi trường Tuynhiên cần phải đánh giá xem có tác động tiêu cực nào vượt quá phầntích cực hay không

 Lựa chọn các giải pháp thực hiện

 Kết hợp kết quả đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và môi trường đểchọn ra các giải pháp tốt nhất

 Ghi lại kết quả và lợi ích ước tính cho mỗi giải pháp để quan trắccác kết quả thực hiện

Bước 5: Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn đã lựa chọn

 Chuẩn bị thực hiện

 Chuẩn bị các kế hoạch xây dựng cụ thể

 So sánh, đánh giá và lựa chọn các loại nguyên liệu, thiết bị của

Trang 17

các nhà cung cấp khác nhau

 Lập kế hoạch quản lý thích hợp

 Thực hiện các giải pháp, kế hoạch thực hiện cần nêu:

 Cần làm gì?

 Ai là người chịu trách nhiệm?

 Bao giờ hoàn thành?

 Kiểm tra hiệu quả như thế nào?

 Kiểm tra, giám sát và đánh giá các kết quả

 Những thay đổi được kiểm tra và đánh giá như thế nào?

 Tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng

 Cần kiểm tra định kỳ ở các cấp lãnh đạo và từng khâu hoạt động

 Báo cáo kết quả SXSH với ban quản lý và toàn thể công nhân viên

1.5 Phân loại các giải pháp SXSH

Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là cácthay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp Các giải pháp SXSH cóthể được chia thành các nhóm sau :

 Giảm chất thải tại nguồn;

 Tái sinh chất thải;

 Cải tiến sản phẩm;

Trang 18

1.5.1.Giảm chất thải tại nguồn:

 Quản lý nội vi: Là một loại giải pháp đơn thuần nhất của SXSH.Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể được thực hiện ngaysau khi xác định được các giải pháp

 Kiểm soát quá trình tốt hơn: Để đảm bảo các điều kiện sản xuất đượctối ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải Cácthông số của quá trình sản xuất nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ,…cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt

 Thay đổi nguyên vật liệu: Là việc thay thế các nguyên liệu đang sửdụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường Thay đổinguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạtđược hiệu suất sử dụng cao hơn

 Cải tiến các thiết bị: Là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệutổn thất ít hơn Việc cải tiến các thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, làtối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng hay lạnh, hoặc thiết

kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị

 Công nghệ sản xuất mới: Là việc lắp đặt các thiết bị mới và có hiệuquả hơn, giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSHkhác Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao

Kiểm soát

quá trình tốt

Quản lý nội vi Thay đổi nguyên liệu Cải tiến thiết bị

CÁC GIÁI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN

Áp dụng công nghệ sản xuất mới

Giảm chất thải tại nguồn

Tuần hoàn

Tạo sản phẩm phụ

Thu gom, tái

sử dụng tại

chỗ

Thay đổi sản phẩm

Trang 19

hơn so với các giải pháp khác.

1.5.2 Tuần hoàn

 Tận thu và tái sử dụng tại chỗ: là việc thu gom chất thải và sử dụnglại cho quá trình sản xuất

 Tạo ra các sản phẩm phụ: Là việc thu gom và xử lý các dòng thải để

có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc để bán ra cho các cơ sở sản xuấtkhác

1.5.3 Cải tiến sản phẩm

 Thay đổi sản phẩm: Là việc cải thiện chất lượng sản phẩm và các yêucầu đối với sản phẩm đó để làm giảm ô nhiễm Cải thiện thiết kế sản phẩm

có thể tiết kiệm được lượng nguyên liệu và hóa chất độc hại sử dụng

 Các thay đổi về bao bì: Là việc giảm thiểu lượng bao bì sử dụng,đồng thời bảo vệ được sản phẩm Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sửdụng bìa carton cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các chất dễ vỡ

Nâng cao hiệu quả sản xuất

SXSH dẫn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, nghĩa là có nhiều sảnphẩm được sản xuất ra hơn trên một đơn vị đầu vào nguyên liệu thô, đồngthời chất lượng sản phẩm cũng tốt hơn Điều này rất có ý nghĩa về mặt kinh

tế đối với doanh nghiệp

Giảm chi phí xử lý chất thải

Mục tiêu của SXSH là giảm khối lượng và độ độc hại của tất cả cácchất thải bao gồm nước thải, khí thải, chất thải rắn, tại nơi phát sinh do đó

Trang 20

các chi phí liên quan để xử lý lượng chất thải này sẽ giảm đi.

Cơ hội thị trường mới

Nhận thức về các vấn đề môi trường của người tiêu dùng ngày càngnâng cao đòi hỏi các công ty phải chứng tỏ sự gần gũi của sản phẩm và quátrình sản xuất của họ với môi trường, đặc biệt là ở các nước phát triển.Việc áp dụng SXSH sẽ đáp ứng yêu cầu của thị trường và khả năng tiếp cậnvới “thị trường xanh” của Công ty tăng lên

Ngày nay, những sản phẩm mang “nhãn hiệu xanh”, “nhãn hiệu sinhthái” đã trở nên quen thuộc với nhiều người

Môi trường được cải thiện

SXSH làm giảm thiểu lượng và mức độ độc hại của các chất thải phátsinh do đó tải lượng ô nhiễm thải vào môi trường giảm đi và chất lượngmôi trường sẽ được cải thiện

Tuân thủ tốt những quy định chung về môi trường

Việc áp dụng SXSH làm giảm khối lượng và nồng độ của các chấtthải hoặc loại bỏ các nguyên nhân gây ra các chất thải có nghĩa là sẽ dễdàng thỏa mãn những quy định và tiêu chuẩn về môi trường và làm giảmcác tác động môi trường của cơ sở công nghiệp đó

Cải thiện môi trường lao động

SXSH không những cải thiện môi trường lao động bên ngoài cơ sởcông nghiệp mà còn cải thiện môi trường bên trong nhà máy Bộ mặt nhàmáy sạch sẽ hơn, không còn hiện tượng nước thải và các chất thải rơi vãi,

rò rỉ gây ô nhiễm làm mất mỹ quan khu vực, ảnh hưởng đến sức khỏe ngườilao động trực tiếp sản xuất

Tiếp cận tốt hơn đến các nguồn tài chính

Hiện nay, các tổ chức tài chính ngày càng quan tâm đến vấn đềxuống cấp của môi trường và những dự án tìm kiếm vốn vay hay trợ giúptài chính luôn được xem xét kỹ lưỡng về mặt ảnh hưởng tác động đến môitrường SXSH sẽ tạo ra một hình ảnh môi trường tốt đẹp của người vay tiền

và do vậy việc tiếp cận đến với các nguồn tài chính sẽ dễ dàng hơn

Tăng uy tín Công ty

Trang 21

SXSH phản ánh và cải thiện bộ mặt, uy tín của công ty Hiển nhiên,một công ty với danh tiếng xanh sẽ được xã hội và cơ quan quản lý chấpnhận tốt hơn.

1.6.2 Khó khăn

Thực hiện sản xuất sạch là một biện pháp tiếp cận tích cực để tănglợi nhuận, cải thiện môi trường làm việc và giảm thiểu ô nhiễm trong côngnghiệp Tuy nhiên, lại có nhiều rào cản trong quá trình áp dụng sản xuấtsạch tại nước ta

 Thiếu sự quan tâm về các vấn đề ô nhiễm môi trường

 Không khuyến khích đối với sự sáng tạo

 Thiếu niềm tin, ngại có sự thay đổi, sợ thất bại

 Không chú ý đến cảnh quan môi trường, vệ sinh nhà xưởng

Các rào cản về tổ chức:

 Cơ chế quản lý tạo lề lối làm việc thụ động, chỉ ra lệnh hoặc chờlệnh

 Sự tập trung quyền ra quyết định

 Sự chú trọng quá mức đối với sản xuất

 Thiếu sự tham gia của nhân viên

 Hệ thống quản lý không hiệu quả

 Bộ máy quản lý điều hành yếu kém

Các rào cản thị trường:

 Việc cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, giá cả

 Thay đổi thường xuyên sản phẩm và quy trình sản xuất

Trang 22

 Những hạn chế về công nghệ

Các rào cản kinh tế:

 Người ta quan tâm đến lượng sản phẩm hơn là quan tâm đến chiphí sản xuất

 Các nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm

 Chính sách đầu tư đặc biệt

 Chi phí cao và thiếu vốn đầu tư

 Quy hoạch đầu tư không dự trù trước

1.7 Tình hình áp dụng SXSH Việt Nam và trên Thế giới

1.7.1 Tình hình áp dụng SXSH Việt Nam

SXSH được biết đến hơn 10 năm nay, năm 1998, dưới sự hỗ trợ củaUNIDO và UNEP Trung tâm sản xuất sạch quốc gia tại Việt Nam đã đượcthành lập Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngày22/09/1999, Bộ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường đã ký vàoTuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kết của Chính phủ trong việcphát triển đất nước theo hướng bền vững hai năm sau (11/1998) khái niệmSXSH Việt Nam ra đời

Theo báo cáo của Cục Bảo Vệ môi trường có khoảng 28.000 doanhnghiệp hoạt động trong các ngành nghề có khả năng gây ô nhiễm môitrường như: sản xuất hóa chất và tẩy rửa, sản xuất giấy, dệt nhuộm, thựcphẩm, thuộc da, luyện kim,… đã được thông báo về chương trình này.Nhưng đến nay số lượng các doanh nghiệp tham gia SXSH chỉ khoảng 199doanh nghiệp trên 30 tỉnh thành, con số này còn quá nhỏ so với số doanhnghiệp sản xuất công nghiệp hiện có ở nước ta Trong khi tiềm năng tiếtkiệm cho các ngành còn rất lớn Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụngSXSH đều giảm được từ 20 – 35% lượng chất thải, tiết kiệm được trên 2 - 3

tỷ đồng/năm là phổ biến, thậm chí đã có 3 doanh nghiệp giảm trên 50%lượng nước thải và hóa chất Sau đây là bảng thống kê số lượng các doanhnghiệp ở các tỉnh thành trong nước tham gia SXSH từ năm 1997 đến năm2006:

Trang 23

Bảng 1.1 Thông kê số lượng cơ sở áp dụng SXSH tại một số tỉnh thành

Trong vòng những năm 80 trở lại đây “Sản xuất sạch hơn” được áp

Trang 24

dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới với mục đích giảm phát thải vào môitrường tại nguồn trong các quá trình sản xuất SXSH là cách tiếp cận chủđộng, theo hướng “Dự đoán và phòng ngừa” ô nhiễm từ chất thải phát sinhtrong các sản xuất công nghiệp

Năm 1989, chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đãđưa ra sáng kiến về SXSH, các hoạt động SXSH của UNEP đã dẫn đầuphong trào và động viên các đối tác quãng bá khái niệm SXSH trên toàn thếgiới

Năm 1990 tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã xâydựng các hướng hoạt động về SXSH trên cơ sở chương trình hợp tác vớiUNEP về “Công nghệ và Môi trường”

Năm 1994, có hơn 32 trung tâm SXSH được thành lập, trong đó cóViệt Nam Năm 1998, UNEP chuẩn bị tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, chínhsách tuyên bố cam kết về chiến lược và thực hiện SXSH

SXSH đã được áp dụng thành công ở các nước như Lithuania, TrungQuốc, Ấn Độ, Cộng Hòa Séc, Tanzania, Mêhico… Và đang được công nhận

là một cách tiếp cận chủ động, toàn diện trong quản lý môi trường côngnghiệp

Ở Lithuania, vào những năm 1950 chỉ có 4% các công ty triển khaiSXSH, con số này đã tăng lên 30% vào những năm 1990

Ở Cộng Hòa Séc, 24 trường hợp nhiên cứu áp dụng SXSH đã chothấy chất thải công nghiệp phát sinh đã giảm dần 22.000 tấn/năm Bao gồm cả10.000 tấn chất thải nguy hại Nước thải đã giảm 12.000 m3/năm Lợi ích kinh tếước tính khoảng 24 tỷ USD/năm

Ở Indonesia bằng cách áp dụng SXSH đã tiết kiệm khoảng 35.000 USD/năm(ở nhà máy ximăng) Thời gian thu hồi vốn đầu tư cho SXSH không đến một năm

Ở Trung Quốc, các dự án thực hiện tại 51 công ty trong 11 nghành côngnghiệp cho thấy SXSH giảm được ô nhiễm từ 15-31% và có hiệu quả gấp 5 lần sovới các phương pháp truyền thông

Ở Ấn Độ áp dụng SXSH cũng rất thành công, điển hình như hai công ty:công ty liên doanh HER HONDA Motors (Ấn Độ: 55%, Nhật: 45%) và công tyTehri Pulp and Perper Limited (bang Musaffarnagar), sau khi áp dụng SXSH đã

Trang 25

giảm hơn 50% nước tiêu thụ, giảm 26% năng lượng tiêu thụ, giảm 10% lượng hơi tiêuthụ… Với tổng số tiền tiết kiệm trên 500.000USD/năm.

Trang 26

Chương 2:

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH SẢN XUẤT BIA

2.1 Hiện trạng ngành sản xuất

2.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia trên thế giới hiện nay

Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển, đời sống kinh tế cao thì biađược sử dụng như một thứ nước giải khát thông dụng

Hiện nay trên thế giới có trên 25 nước sản xuất bia với sản lượng trên 100 tỷlít/năm, trong đó: Mỹ, Đức, mỗi nước sản xuất trên dưới 10 tỷ lít/năm Trung Quốc

7 tỷ lít/năm

Thống kê bình quân mức tiêu thụ hiện nay ở một số nước công nghiệp tiêntiến trong năm 2004 như sau: Cộng Hòa Sec hơn 150 lít/người/năm, Đức 115lít/người/năm

Lượng bia tăng hầu khắp các vùng, ngoại trừ vùng Địa Trung Hải

Châu Á là một trong những khu vực lượng bia tiêu thụ đang tăng nhanh, cácnhà nghiên cứu thị trường bia của thế giới nhận định rằng châu Á đang dần giữ vị trídẫn đầu về tiêu thụ bia trên thế giới

Trong khi sản xuất bia ở châu Âu có giảm, thì ở châu Á, trước kia nhiềunước có mức tiêu thụ bia trên đầu người thấp, đến nay đã tăng bình quân 6,5%/năm.Thái Lan có mức tăng bình quân cao nhất 26,5%/năm, tiếp đến là philippin,Malaysia, Indonesia Đây là những nước có tốc độ tăng nhanh trong khu vực

Thị trường bia tại Nhật Bản, và đặc biệt là tại Trung Quốc tăng lên rất nhanh.Tổng lượng bia tiêu thụ của các nước khu vực châu Á trong năm 2004 đạt 43,147triệu lít

2.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia ở Việt Nam

Bia được đưa vào Việt Nam từ năm 1890 cùng với sự có mặt của Nhà Máybia Sài Gòn và Nhà Máy Bia Hà Nội Như vậy, ngành bia Việt Nam đã có lịch sửtrên 100 năm

Hiện nay do nhu cầu của thị trường, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành sảnxuất bia có những bước phát triển mạnh mẽ thông qua việc đầu tư và mở rộng cácnhà máy bia đã có từ trước và xây dựng các nhà máy bia mới thuộc Trung Ương vàđịa phương quản lý, các nhà máy liên doanh với các hãng nước ngoài Công nghiệpbia phát triển kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất khác

Ngành bia là một trong những ngành có mức thuế TTĐB cao nên hàng nămnộp vào ngân sách nhà nước một lượng đáng kể

2.1.3 Về số lượng cơ sở sản xuất

Trang 27

Số lượng cơ sở sản xuất giảm xuống so với những năm cuối thập niên 1990,đến năm 2003 chỉ còn 326 cơ sở sản xuất so với 469 cơ sở tính từ năm 1998 Điềunày là do yêu cầu về chất lượng bia, về mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm ngàycàng cao, đồng thời do sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bia lớn có thiết bị hiệnđại, công nghệ tiên tiến… nên có sự cạnh tranh gay gắt, nhiều cơ sở sản xuất quy

mô nhỏ, chất lượng thấp không đủ khả năng cạnh tranh đã phá sản hoặc chuyểnsang sản xuất sản phẩm khác Trong các cơ sở sản xuất bia đó, Sabeco chiếm năngsuất trên 200 triệu lít/năm, Habeco năng suất trên 100 triệu lít/năm, 15 nhà máy bia

có năng suất trên 15 triệu lít/năm và khoảng 165 cơ sở sản xuất có năng lực dưới 1triệu lít/năm

Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội và Sài Gòn là 2 đơn vịđóng góp tích cực và giữ vai trò chủ đạo trong ngành bia

2.1.4 Về thương hiệu bia

Những thương hiệu bia sản xuất tại Việt Nam đang chiếm ưu thế, đứng vữngtrên thị trường và có khả năng tiếp tục phát triển mạnh trong quá trình hội nhập, đólà: Sài Gòn, Sài Gòn Special, 333, Hà Nội, Heineken, Tiger, Halida,… Lượng biathuộc các thương hiệu này đạt 713,8 triệu lít chiếm 55,24% thị phần tiêu thụ

2.1.5 Về trình độ công nghệ và thiết bị

Các nhà máy bia có công suất trên 100 triệu lít/năm đều có hệ thống thiết bịhiện đại, tiên tiến nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp sản xuất bia phát triểnmạnh như Đức, Đan mạch,… Các nhà máy bia có công suất trên 20 triệu lít/nămcho đến nay đã đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, tiếp thu trình độ công nghệ tiêntiến vào sản xuất

2.1.6 Về nguyên liệu cho ngành bia

Năm 2003, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu cho ngành sản xuất bia (chủyếu là malt và hoa houblon) khoảng 76 triệu USD

2.1.7 Định hướng phát triển nền công nghiệp bia Việt Nam đến năm 2020

Do mức sống ngày càng tăng, mức tiêu thụ ngày càng cao Không kể cácnước châu Âu, châu Mỹ có mức tiêu thụ bia theo đầu người rất cao Do có thói quenuống bia từ lâu đời, các nước châu Á cung tiêu dùng bình quân 17 lít/người/năm

Truyền thống văn hóa dân tộc và lối sống tác động mức tiêu thụ bia, rượu Ởcác nước có cộng đồng dân tộc theo đạo hồi, không cho phép giáo dân uống rượubia nên tiêu thụ bình quân đầu người ở mức thấp Việt Nam không bị ảnh hưởngcủa tôn giáo trong tiêu thụ bia nên thị trường còn phát triển

Trang 28

Theo một nghiên cứu của nước ngoài, bia hiện nay chiếm khoảng từ 50%đến 96% tổng mức tiêu thụ các loại đồ uống có cồn trên thị trường các nước ĐôngNam Á.

2.2 Công nghệ sản xuất

2.2.1 Nguyên liệu sản xuất

Bia được sản xuất từ các nguyên liệu là malt đại mạch, hoa houblon, nước,nấm men và các chất phụ gia Trong sản xuất tùy từng loại bia thích hợp với thị hiếungười tiêu dùng mà ta có thể dùng nguyên liệu phụ thay thế cho một phần malt như:bột mì, bột ngô, gạo Hiện nay nguyên liệu đang thay thế cho một phần malt củanhà máy là dùng gạo Ở nước ta nguyên liệu chính để sản xuất bia đều nhập từ nướcngoài, đó là malt đại mạch, hoa houblon

Đại mạch được chia làm 2 nhóm: đại mạch mùa đông và đại mạch mùa xuân

Cả hai nhóm được chia thành nhiều giống khác nhau Căn cứ vào sự sắp xếp hạttrên bông đại mạch mà chia đại mạch thành hai loại: hai hàng và sáu hàng Đạimạch sáu hàng có ba hoa nhỏ có thể thụ tinh được ở mỗi đốt trên cuống Mỗi hoasau khi thụ phấn, phát triển thành hạt hoặc bông đại mạch Đại mạch hai hàng chỉ cómột hạt phát triển ở mỗi đốt vì các hoa nhỏ mọc ở bên cạnh không sinh sản Đạimạch hai hàng to, đầy đặn, vỏ trấu có nếp nhăn đều, mỏng, các hạt rất đồng đều cóhàm lượng chất hòa tan tương đối cao Hạt đại mạch sáu hàng có kích cỡ khôngđồng nhất

2.2.1.2 Hoa houblon

Hoa houblon là nguyên liệu cơ bản, đứng vị trí thứ hai (sau đại mạch) trongcông nghệ sản xuất bia Hoa houblon có tên khoa học là Humulus lupulus là loạithực vật lưu niên thuộc họ dây leo, cao trung bình từ 6 – 8m, ba năm mới thu hoạch,vòng đời 15 năm Cây houblon phát triển tốt ở vùng Trung Âu và Bắc Mỹ, cây này

có hoa đực và hoa cái riêng biệt Trong công nghệ sản xuất bia ta chỉ sử dụng hoacái bởi vì chúng chiết ra nhựa đắng và các loại tinh dầu chủ yếu tạo nên chất thơm

Trang 29

cho bia Hoa houblon sau khi thu hoạch phải được sấy khô và bảo quản Nhiệt độsấy hoa cao nhất là 60oC cho tới khi hàm lượng ẩm chỉ còn 8 – 12%.

Vai trò của Hoa houblon:

 Làm cho bia có vị đắng dịu

 Tạo hương thơm đặc trưng

 Tăng khả năng tạo bọt và giữ bọt

 Tăng độ bền keo và ổn định thành phần sinh hhọc của sản phẩm

 Tính kháng khuẩn

2.2.1.3 Nước

Nước là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất bia, trong bia thànhphẩm hàm lượng nước chiếm đến 85 – 90% Thành phần hóa học và tính chất củanước ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình công nghệ và chất lượng thànhphẩm Trong quá trình sản xuất malt và bia cần một lượng nước rất lớn như đểngâm đại mạch trong sản xuất malt, hồ hóa, đường hóa, rửa men, rửa thiết bị, cungcấp cho lò hơi Trước khi đưa vào sản xuất, nước luôn được kiểm tra, xử lý theo tiêuchuẩn yêu cầu

Bảng 2.1 Các thành phần hóa học yêu cầu trong nước sản xuất bia

Trang 30

2.2.2 Mô tả một số quy trình sản xuất.

Hình 2.1 Quy trình sản xuất bia Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát

Trang 31

Gạo

Phụ giaNước

Malt lót

CO2 tinh

khiết

Nấm men

O2 tinh khiết

Nước nóngHoublon

Caramel

Phụ gia

Cân

NghiềnCân

Houblon hóa

Đường hóaLọc, rửa tách bã

Lắng cặnLàm lạnh

Lên men chínhLên men phụ

Chiết lon

Dán nhãn

Lọc bia

Cặn

Hồ hóaĐạm hóa

Sản phẩm

Hình 2.2 Sơ đồ quy trình sản xuất bia Nhà máy bia Hoàng Quỳnh

KCN Vĩnh Lộc

Trang 32

Xử lýThu hồi men Rây

Kiểm tra

Malturex, antifoam

Cặ

n

Hồ hóa

Sàng

Cân

Nghiền

Gạo

Malt lót

Lên men chínhLên men phụ

Lọc ống

Lọc đĩa

Lọc chỉ Bão hòa CO2

Chứa vào tank TBF

Pha nước

Vicant

Xử lý bằng UV

Lọc bông gòn

Nhân giống

PVPP

Không

khí

Malturex, antifoam

CO

2

Bia thành phẩm

Diatomit

Cấy menMen

giống

MaltSàngCân

Nghiền

Hình 2.3 Sơ đồ quy trình

sản xuất bia tại Nhà máy

bia Sài Gòn.

Trang 33

2.3 Vấn đề môi trường tại các cơ sở sản xuất bia

2.3.1 Vấn đề ô nhiễm nước thải.

Vấn đề môi trường lớn nhất trong các nhà máy bia là lượng nước thải rất lớnchứa nhiều chất hữu cơ, pH cao, nhiệt độ cao Việc lưu giữ và thải bỏ lượng menthải lớn và bột trợ lọc, vải lọc có lẫn nấm men sau mỗi lần lọc làm tải lượng hữu cơtrong nước thải rất lớn Nguồn nước thải không được kiểm soát và không được xử

lý sẽ dẫn đến phân hủy các chất hữu cơ, làm giảm oxy hòa tan trong nước cần thiếtcho thủy sinh Ngoài ra quá trình này còn gây ra mùi khó chịu Các thành phần khác

có trong nước thải như nitrat, photphat gây ra hiện tượng phì dưỡng cho các thựcvật thủy sinh

2.3.2 Vấn đề ô nhiễm không khí

Khí thải của nhà máy bia bao gồm khí thải phát sinh do sử dụng nồi hơi, hơi

và mùi hóa chất sử dụng, mùi sinh ra trong quá trình nấu và của các chất thải hữu cơnhư bã hèm, men chưa được xử lý kịp thời

Khí thải sinh ra tại các nhà máy bia cần được xử lý triệt để bằng các côngnghệ xử lý cụ thể vì trong khí thải thường chứa hàm lượng các chất CO, SO2, NOx,

H2S, CO2, NH3, và nhiệt độ khí thải tương đối cao

Khí thải cần được kiểm soát theo các Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành như:QCVN 19:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đốivới bụi và các chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vềkhí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

2.3.3 Chất thải rắn

Các chất thải rắn chính của quá trình sản xuất bia bao gồm bã hèm, bã men,các mảnh thủy tinh từ khu vực chiết rót, đóng chai, bột trợ lọc từ khu vực lọc, bộtgiấy từ quá trình rửa chai, giấy, nhựa, kim loại từ các bộ phận phụ trợ, xỉ than, dầuthải, dầu phanh Bã hèm và bã men là chất hữu cơ, sẽ gây mùi cho khu vực sản xuấtnếu không được thu gom và xử lý kịp thời

Hiện tại các chất thải trong ngành bia đang có rất nhiều phương án xử lý rấthiệu quả và kinh tế

Trang 34

Chương 3:

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BIA CỦA CÔNG TY TNHH

SABMILLER VIỆT NAM

3.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

 Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH SABmiller Việt Nam

 Tên tiếng Anh: SABMiller Vietnam Co., Ltd

 Tên viết tắt: SABMiller

 Website: www.sabmiller.com.vn

 Loại hình doanh nghiệp: 100% vốn nước ngoài

 Diện tích xây dựng: 10,08 ha

 Ngành nghề sản xuất: Sản xuất các sản phẩm bia và nước uống có độcồn hàm lượng thấp

 Tổng vốn đầu tư: 45.000.000 USD

 Tổng số nhân viên: 150 – 200 người

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH SAB Miller Việt Nam

SABMiller là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về sản xuất

và kinh doanh bia với tổng cộng hơn 58.000 nhân viên có trụ sở chính tại AnhQuốc Trải qua hơn 110 năm kinh nghiệm SAB Miller hiện có nhà máy và hệ thốngphân phối bia ở hơn 60 quốc gia, trải khắp 5 lục địa với trên 200 nhãn hiệu Ngày

30 tháng 06 năm 2006 công ty liên doanh SAB Miller Việt Nam được thành lập vời

sự kết hợp giữa tập đoàn SAB Miller và công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilkvới tổng vốn đầu tư là 45 triệu USD Công ty liên doanh SAB Miller Việt Namđược xây dụng với công suất 100 triệu lít mỗi năm với thiết bị và dây chuyền tự

Trang 35

trợ về công nghệ kỹ thuật của 2 tập đoàn Ziemann và Krones, cùng với sự giám sátchặt chẽ của trên 100 chuyên gia đến từ châu Âu của SAB Miller có thể nói đây lànhà máy bia hiện đại nhất Việt Nam.

Sự hợp tác giữa SAB Miller và Vinamilk hứa hẹn một khởi đầu thuận lợitrên con đường chinh phục sứ mệnh trở thành công ty sở hữu các nhãn hiệu bia ViệtNam và quốc tế được người tiêu dùng ưa thích nhất

Ngày 26 tháng 01 năm 2007, Zorok nhãn hiệu bia đầu tiên của công ty tạiViệt Nam đã được tung ra thị trường, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng cảnước Zorok không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng về nước giải khát vớichất lượng quốc tế của người dân Việt Nam mà còn góp phần đắc lực cho sự tăngtrưởng của nền kinh tế Việt Nam

Tháng 3 năm 2009, với việc Vinamilk chuyển nhượng lại toàn bộ phần vốncủa mình cho SAB Miller để tập trung vào ngành sữa và nước giải khát công tychuyển sang 100% vốn nước ngoài với tên gọi chính thức là công ty TNHH SABMiller Việt Nam

Nhà máy có các hướng tiếp giáp với:

 Hướng Bắc giáp với đường NA7 qua đường là khu liên hợp

 Hướng Tây giáp với công viên cây xanh và đường DA1-2 qua đường

Trang 36

3.1.3 Cơ cấu tổ chức tại nhà máy

Hình 3.1 Cổng nhà máy bia Công ty SABMiller Việt Nam tại Bình Dương

Hình 3.2 Sơ đồ vị trí nhà máy bia công ty SABMiller Việt Nam

Khu vực nhà nấu

Khu vực nhà lên men, lọc

Khu vực chiết rót

Khu vực nhà động lực

Cổng bảo

vệ 2

Khu xử lý nước thảiSân bóng

Kho phế liệu

Trang 37

Kỹ thuật viên

Trưởng bộ phận Giám sát

Trang 38

Giám đốc nhà máy là người đứng đầu ở nhà máy, quản lý tình hình sản xuấttrong nhà máy, đề ra các kế hoạch chỉ tiêu và nhiệm vụ cho các bộ phận trong nhàmáy thực hiện

Giám đốc bộ phận là người đứng đầu mỗi bộ phận, quản lý mọi công việccủa bộ phận đó, tiếp nhận kế hoạch từ giám đốc nhà máy cho bộ phận mình, chịutrách nhiệm với giám đốc nhà máy, kiểm tra tình hình công việc của cấp dứơi trong

bộ phận

Trưởng bộ phận có chức năng phân công công việc cụ thể cho các giám sát

và kỹ thuật viên bên dưới, đảm bảo đúng tiến độ được giám đốc bộ phận đưa ra vàchịu trách nhiệm trước giám đốc bộ phận

Giám sát có chức năng kiểm tra tiến độ công việc của các kỹ thuật viên bêndưới, giúp đỡ về kỹ thuật để các kỹ thuật viên hoàn thành công việc được giao Xử

lý khi có sự cố kỹ thuật

Kỹ thuật viên là người trực tiếp vận hành hệ thống máy móc thiết bị sản xuấtbia theo kế hoạch phân công của giám sát Thực hiện đúng các yêu cầu về vận hành,bảo dưỡng, các công việc lấy mẫu, đo mẫu sản phẩm trong qui trình sản xuất Đảmbảo sản phẩm phải đạt tất cả các tiêu chuẩn về chất lượng trước khi chuyển quakhâu kế tiếp Ghi chép đầy đủ các thông số, chỉ tiêu trong quá trình sản xuất theoyêu cầu trong hướng dẫn công việc

3.2 Tình hình sản xuất của nhà máy

3.2.1 Các nguyên liệu đầu vào chủ yếu

Bảng 3.1 Bảng liệt kê các nguyên nhiên liệu sản xuất của nhà máy

Trang 39

14 Nước không oxy Việt Nam

-3.2.2 Các sản phẩm của nhà máy

 Các sản phẩm chính: Gồm 2 sản phẩm: bia Zorok và bia Miller

 Ngoài ra công ty còn có các sản phẩm phụ như:

 Bia gồm: Hopstar, Castle, CMS

Trang 40

 Phế phẩm: là những sản phẩm phụ của các công đoạn sản xuất như:

bã hèm, bã men, bã bột trợ lọc, bùn xử lý nước thải

3.2.3 Các máy móc thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất của nhà máy

Qua bảng thống kê thiết bị của nhà máy sau đây nhóm SXSH xin được liệt

kê một số máy móc có trong nhà máy như sau

Bảng 3.2 Danh mục máy mọc thiết bị trong nhà máy

8 Và một số máy móc liên

-3.4 Hiện trạng môi trường tại nhà máy

Nhà máy được xây dựng trong KCN Mỹ Phước II một KCN được xây xựngtheo kiểu mẫu mới và quy hoạch tách biệt với khu dân cư và các công trình côngcộng khác Xung quanh nhà máy không có sông suối ao hồ tự nhiên nên không bịảnh hưởng của vấn đề trượt lún

Là nhà máy mới nên được xây dựng rất hiện đại, hội tụ được nhiều ưu điểm

từ kho bãi, phân xưởng đến khuôn viên xung quanh nhà máy đều được phối hợp rấthài hòa Chính vì thế, công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy cũng được ban lãnhđạo nhà máy rất quan tâm và thực hiện triệt để

3.4.1 Môi trường không khí

Môi trường không khí được kiểm soát rất chặt chẻ bằng các hệ thống thugom và xử lý khí thải rất hiện đại Nhà máy có hành lang cây xanh và thảm cỏ rất

Ngày đăng: 18/06/2014, 16:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[9]. Một số trang web:http://lib.hutech.edu.vn http://tailieu.vn Link
[1]. ThS. Vũ Hải Yến (2010), Bài giảng Sản xuất sạch hơn, Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM Khác
[2]. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (2007), Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn “Ngành: Sản xuất bia“, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Khác
[3]. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (2009), Báo cáo năm, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Khác
[4]. Công ty TNHH SABMiller Việt Nam (2006), Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Trung tâm quan trắc môi trường Bình Dương Khác
[5]. Khoa Môi trường (2011), Giáo trình Sản xuất sạch hơn, Trường ĐH Khoa học Huế Khác
[6]. Khoa Công nghệ thực phẩm (2011), Giáo trình môn công nghệ sản xuất bia, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM Khác
[7]. GS.TS Nguyễn Thị Hiền (2007), Khoa học công nghệ Malt và Bia, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, NXB Khoa học và Kỹ thuật Khác
[8]. Một số báo cáo của Công ty TNHH SABMiller Việt Nam năm 2009 – 2010 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 1.1. Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm (Trang 10)
Hình 1.2. Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất công nghiệp - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 1.2. Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất công nghiệp (Trang 11)
Hình 1.3. Mục tiêu và chiến lược SXSH - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 1.3. Mục tiêu và chiến lược SXSH (Trang 12)
Hình 1.4.  Các bước áp dụng sản xuất sạch hơn - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 1.4. Các bước áp dụng sản xuất sạch hơn (Trang 14)
Hình 1.5. Sơ đồ phân loại các giải pháp SXSH - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 1.5. Sơ đồ phân loại các giải pháp SXSH (Trang 18)
Bảng 1.1. Thông kê số lượng cơ sở áp dụng SXSH tại một số tỉnh thành - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 1.1. Thông kê số lượng cơ sở áp dụng SXSH tại một số tỉnh thành (Trang 23)
Bảng 2.1. Các thành phần hóa học yêu cầu trong nước sản xuất bia - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 2.1. Các thành phần hóa học yêu cầu trong nước sản xuất bia (Trang 29)
Hình 2.1. Quy trình sản xuất bia Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 2.1. Quy trình sản xuất bia Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát (Trang 30)
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình sản xuất bia Nhà máy bia Hoàng Quỳnh   KCN Vĩnh Lộc - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình sản xuất bia Nhà máy bia Hoàng Quỳnh KCN Vĩnh Lộc (Trang 31)
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình  sản xuất bia tại Nhà máy  bia Sài Gòn. - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình sản xuất bia tại Nhà máy bia Sài Gòn (Trang 32)
Hình 3.1. Cổng nhà máy bia Công ty SABMiller Việt Nam tại Bình Dương - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 3.1. Cổng nhà máy bia Công ty SABMiller Việt Nam tại Bình Dương (Trang 36)
Hình 3.2. Sơ đồ vị trí nhà máy bia công ty SABMiller Việt Nam - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 3.2. Sơ đồ vị trí nhà máy bia công ty SABMiller Việt Nam (Trang 36)
Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức tại nhà máy bia công ty SABMiller Việt NamTỔNG GIÁM ĐỐC - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 3.4. Sơ đồ tổ chức tại nhà máy bia công ty SABMiller Việt NamTỔNG GIÁM ĐỐC (Trang 37)
Bảng 3.1. Bảng liệt kê các nguyên nhiên liệu sản xuất của nhà máy - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 3.1. Bảng liệt kê các nguyên nhiên liệu sản xuất của nhà máy (Trang 38)
Hình 3.5. Bia  Zorok và bia Miller - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 3.5. Bia Zorok và bia Miller (Trang 39)
Bảng 3.2. Danh mục máy mọc thiết bị trong nhà máy - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 3.2. Danh mục máy mọc thiết bị trong nhà máy (Trang 40)
Hình 3.9. Sơ đồ quản lý chất thải tại nhà máy bia SABMiller - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 3.9. Sơ đồ quản lý chất thải tại nhà máy bia SABMiller (Trang 43)
4.1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia của nhà máy - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
4.1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia của nhà máy (Trang 44)
Bảng 4.1. Nhiệm vụ chức năng của đội SXSH - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 4.1. Nhiệm vụ chức năng của đội SXSH (Trang 56)
Bảng 4.2. Phân tích công đoạn gây lãng phí trong dây chuyền sản xuất bia - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 4.2. Phân tích công đoạn gây lãng phí trong dây chuyền sản xuất bia (Trang 57)
Bảng 4.4. Thông kê chi phí đầu vào   Nguyên liệu Đơn vị - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 4.4. Thông kê chi phí đầu vào Nguyên liệu Đơn vị (Trang 59)
Bảng 4.5. Cân bằng vật chất cho 01 mẻ sản xuất bia tại nhà máy - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 4.5. Cân bằng vật chất cho 01 mẻ sản xuất bia tại nhà máy (Trang 62)
Hình 4.3. Sơ đồ câu hỏi tình huống phân tích nguyên nhân gây lãng phí - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Hình 4.3. Sơ đồ câu hỏi tình huống phân tích nguyên nhân gây lãng phí (Trang 64)
Bảng 4.7. Phân tích các nguyên nhân gây lãng phí - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 4.7. Phân tích các nguyên nhân gây lãng phí (Trang 65)
Bảng 4.9. Phân tích bình chọn giải pháp thực hiện Các giải pháp sản - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 4.9. Phân tích bình chọn giải pháp thực hiện Các giải pháp sản (Trang 68)
Bảng 4.10. Đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH  Các giải pháp SXSH Yêu cầu kỹ - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 4.10. Đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH Các giải pháp SXSH Yêu cầu kỹ (Trang 73)
Bảng 4.11. Phân tích tính khả thi cho các giải pháp SXSH - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 4.11. Phân tích tính khả thi cho các giải pháp SXSH (Trang 78)
Bảng 4.12. Phân công trách nhiệm thực hiện các giải pháp SXSH Giải pháp SXSH Người phụ - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 4.12. Phân công trách nhiệm thực hiện các giải pháp SXSH Giải pháp SXSH Người phụ (Trang 80)
Bảng 5.1. Dự kiến kết quả khi thực hiện Thông số Trước SXSH Sau SXSH  Tiết kiệm - nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho dây chuyền sản xuất bia công ty tnhh sabmiller việt nam
Bảng 5.1. Dự kiến kết quả khi thực hiện Thông số Trước SXSH Sau SXSH Tiết kiệm (Trang 84)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w