Thực trạng phát hành IPO tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo: “Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam” potx (Trang 34 - 55)

2.1 Tổng quan về các đợt IPO thời gian qua

Từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập (năm 2000) cho đến năm 2004, thị trường chứng khoán phát triển với tốc độ khá chậm, trung bình khoảng vài công ty mới IPO mỗi năm. Những bước phát triển mạnh mẽ của thị trường chỉ bắt đầu từ 9/2005 khi tốc độ IPO của thị trường được đẩy lên một cách mạnh mẽ. Nếu so sánh tốc độ phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ trước và sau thời điểm 2004 thì ta sẽ nhận thấy IPO đã đem lại sức tăng trưởng cho thị trường nhanh và mạnh thế nào.

Sau năm 2006, khi nhiều đợt IPO được thực hiện vào cuối năm, bước sang 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có xu hướng chững lại. Tuy nhiên, sau đó, với sự

tăng trưởng trở lại của Vn-index, hàng loạt các quyết định IPO được đưa ra: Các công ty nhà nước được đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa theo chỉ thị của Chính phủ, các công ty cổ phần tư nhân cũng thi nhau lên sàn, các công ty đã niêm yết hoặc mới đang ở thị trường OTC thì đua nhau tăng vốn.

Năm 2007 là năm được kỳ vọng sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: nhiều ông lớn được giới đầu tư quan tâm IPO như VCB, Mobifone, BIDV, Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ... Kết thúc năm 2007 chỉ có Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, VCB được IPO nhưng cả ba đợt IPO đều không thành công như mong đợi, gây ảnh hưởng rất lớn tới thị trường niêm yết và tổng thể thị trường chứng khoán Việt Nam. Các đợt đấu giá IPO mới thì thường không kiếm đủ nhà đầu tư tham gia, trừ khi đó là IPO của các đại gia và các cổ phiếu đó hứa hẹn là các blue-chips trong tương lai. Ví dụ điển hình như: Công ty Cấp thoát nước Ninh Thuận chào bán 2,4 triệu cổ phần với giá khởi điểm chỉ 10.000đ/cổ phần nhưng các nhà đầu tư chỉ đặt mua chưa đến 10% với chỉ 218.000 cổ phần. Công ty gạch tuy-nel Kiên Giang đấu giá 1,6 triệu cổ phiếu cũng với giá khởi điểm 10.000 đ/cổ phiếu nhưng chỉ bán được 226.000 cổ phiếu, ế hơn 1,37 triệu cổ phiếu. VCB chật vật mới có được số lượng các nhà đầu tư đăng ký mua cổ phiếu nhỉnh hơn một chút so với lượng cổ phiếu phát hành lần đầu, và vì thế giá trúng thầu bình quân gần như đã được báo trước ở mức giá thấp. Đại gia Sabeco còn không kiếm đủ lượng nhà đầu tư đăng ký đấu giá hết số cổ phần chào bán lần đầu, và giá trúng thầu bình quân đương nhiên không cần dự đoán, công chúng đầu tư cũng biết là giá sàn. Hơn thế, nữa, những cuộc IPO đại gia kiểu này kéo thị trường xuống dốc khá mạnh do các nhà đầu tư hiện hành phải bán bớt những gì đang có trong tay để cơ cấu lại danh mục đầu tư với các cổ phiếu mới này. Thị trường chứng khoán ngay lập tức thế hiện tình trạng sức khỏe thực tế của nó: giá chứng khoán liên tục rớt ở cả hai sàn.

Đến đầu năm 2008, các chỉ số chứng khoán trên cả HASTC và HOSE giảm sút tới mức những chuyên gia lạc quan nhất cũng cho là “hoảng loạn” (có nhiều mã đã giảm tới hơn 50% giá, ngay cả một số đại gia như SSI), và thậm chí có những ý kiến yêu cầu “tạm

ngừng giao dịch” để ngăn chặn làn sóng rớt giá của thị trường chứng khoán, cơ quan quản lý vốn nhà nước SCIC phải vào cuộc.

Tâm lý nhà đầu tư năm 2008 đã không còn ưa chuộng hàng hóa IPO nữa. Cả năm 2008 có 50 công ty tiến hành IPO, đấu giá trên 2 sàn HOSE và HASTC. Ba công ty có số lượng cổ phiếu lớn nhất mang ra đấu giá là Sabeco, Habeco và Vietinbank. Tổng cộng có tất cả 385.418.192 cổ phiếu phát hành ra công chúng nhưng chỉ có 230.985.944 cổ phiếu được nhà đầu tư mua tương ứng với tỷ lệ 60%. Tổng số tiền IPO thu được năm 2008 đạt 9.870 tỷ đồng.

Năm 2009, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã tổ chức IPO cho hơn 30 doanh nghiệp, nhưng lượng cổ phần đấu giá thành công khá khiêm tốn. Như Công ty cổ phần Bến bãi Sài Gòn chỉ bán được 22.000/600.000 cổ phần, Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi) bán được hơn 50.000/2,4 triệu cổ phần, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Sài Gòn bán được 45.000/1,6 triệu cổ phần chào bán, Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ bán được 39.000/10,3 triệu cổ phần. Có doanh nghiệp phải đấu giá tới bốn lần để hoàn tất IPO như Công ty Du lịch Bình Thuận; hay buộc phải hủy các phiên đấu giá cổ phần do không có nhà đầu tư tham gia như Công ty Du lịch Tà Cú...

Có nhiều nguyên nhân lý giải về sự ế ẩm của hoạt động IPO năm 2009 như: cơ chế IPO và bán cho nhà đầu tư chiến lược còn nhiều bất hợp lý, phương thức tính giá IPO của nhiều doanh nghiệp có vấn đề và giá đưa ra đã khiến nhà đầu tư “bỏ chạy”, thiếu những phiên IPO của doanh nghiệp lớn như MobiFone, VinaPhone, BIDV..., nên nhà đầu tư ít quan tâm.

Năm 2010 hàng loạt công ty đại chúng đã được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM hủy đấu giá với lý do không có nhà đầu tư nào tham gia đăng ký khi đã kết thúc thời hạn đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền cọc mua cổ phần. Theo Quy chế bán đấu giá cổ phần của công ty, như vậy không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá nên cuộc đấu giá được coi là không thành. Các công ty bị hủy đấu giá gồm: Công ty cổ phần Bến xe khách nội tỉnh Kontum, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bình Thuận, Công ty cổ phần Du lịch núi Tà

Cú và Công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Tiền Giang. Trong số này có Công ty cổ phần Du lịch núi Tà Cú được tổ chức IPO nhiều lần cách nay mấy năm nhưng đến nay vẫn không thành công.

Trong tình hình nhà đầu tư rất dè dặt mua cổ phiếu niêm yết trên sàn, quyết định mua cổ phiếu IPO càng được cân nhắc hơn nữa. Trước đây, khi mua cổ phiếu IPO, nhà đầu tư chờ cổ phiếu lên sàn để hưởng chênh lệch giá. Còn thời gian qua, có rất nhiều cổ phiếu IPO xong rồi nhưng chờ mãi không thấy lên sàn, giá đứng yên một mức trong vòng một năm coi như lỗ.

Cho đến thời điểm làm bài nghiên cứu này, sở giao dịch chứng khoán TPHCM đã tổ chức IPO thành công cho công ty cổ phần lọc hóa dầu Nam Việt, Công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang; còn trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có công ty trình giao thông 503. Như vậy, đã gần hết quý I năm 2011 nhưng mới chỉ có ba công ty IPO thành công. Cũng đã ba năm trôi qua từ của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2008, liệu thị trường IPO Việt Nam có còn ế ẩm như những năm trước? Liệu dư âm của cuộc khủng hoảng có còn tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như tâm lý dè dặt mua cổ phiếu IPO nhà đầu tư?

Trong phần này, chúng tôi nghiên cứu tổng quan về tình hình định giá IPO của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau đó, chúng tôi đi cụ thể vào một số cuộc IPO đình đám, xem xét diễn biến giá cũng như tỷ suất sinh lợi sau khi IPO để đi đến kết luận cổ phiếu đó đã bị định giá cao hay thấp. Nhưng trước khi đi vào phần này thì nhóm chúng tôi xin đưa ra một bảng tính tổng hợp lại những vụ IPO trong thời gian quan trên sàn HOSE.

Nguồn: http://www.cophieu68.com 2.2 Một số đợt IPO lớn thời gian qua

2.2.1 IPO của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam 2.2.1.1 Giới thiệu chung

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) là đại gia điển hình trong những đợt IPO đình đám trong thời gian qua. Xuất thân là một doanh nghiệp nhà nước cỡ lớn, lại hoạt động trong ngành ngân hàng -một ngành có thể nói là có sức ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế nên việc Vietcombank IPO thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư thì không có gì đáng ngạc nhiên. Tính đến thời điểm cuối năm 2006 thì số liệu kinh doanh của Vietcombank là rất khả quan. Mục tiêu mà Vietcombank hướng tới sau khi cổ phần hóa là trở thành tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng hàng đầu đóng vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu tại Châu Á vào năm 2015 – 2020 có phạm vi hoạt động quốc tế.

Việc cổ phần hóa Vietcombank là một bước ngoặt lớn khi Nhà nước quyết định bán một phần vốn để kêu gọi nguồn vốn từ ngoài công chúng. Vietcombank thực hiện đấu giá vào thời điểm này cũng khá thua thiệt so với các doanh nghiệp trước đó do thị trường có nhiều biến động, giá chứng khoán trên thị trường điều chỉnh sâu.

2.2.1.2 Kết quả IPO của Vietcombank

Kết quả đấu giá của Vietcombank được tóm tắt như sau:

Vietcombank

Khối lượng đấu giá IPO 97,5 triệu CP Thời điểm IPO 26/12/2007 Giá khởi điểm 100.000 đồng Giá đấu IPO bình quân 107.860 đồng Tổng giá trị cổ phần bán được 10.516.320.430.000 đồng Thời điểm niêm yết 30/06/2009 Giá chào sàn (tham chiếu) 50.000 đồng

2.2.1.3 Nhận xét về IPO của VCB

IPO Vietcombank được đánh giá là thành công, bởi lẽ số lượng cổ phần đã bán hết và tỷ lệ đấu giá thành công khá cao và thỏa mãn cho cả 4 nhóm nhà đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh đó, IPO của Vietcombank cũng đã để lại không ít những hệ lụy. Người chịu thiệt thòi nhất chính là các trái chủ Vietcombank, đặc biệt là các trái chủ đã nắm giữ số lượng lớn trái phiếu với mức lãi suất 6%/năm, hoặc mua lại từ thị trường giao dịch với giá 130-140.000 VND, thậm chí có lúc đến 260-270.000 đồng, họ thấp thỏm đợi chờ giá IPO nhưng đã vỡ mộng. Những kế hoạch tiếp theo của quy trình IPO và niêm yết vẫn còn dài. Liệu đàm phán giữa Vietcombank và các đối tác chiến lược có thành công và khi nào thì mới có câu trả lời chính thức? Theo quy định của Vietcombank trong bản công bố thông tin thì Vietcombank chỉ được phép bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược với giá không được thấp hơn giá IPO nên cho đến thời điểm hiện tại thì Vietcombank vẫn chưa tìm được đối tác chiến lược cho riêng mình. Trong bối cảnh mà sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước hợp tác với các ngân hàng nước ngoài theo kiểu đôi cặp ( ACB – Standard Chartered, Techcombank – HSBC, Sacombank

– ANZ) thì việc thiếu đối tác chiến lược cho Vietcombank thì đúng là khó khăn lớn cho ngân hàng này khi không tranh thủ được những lợi thế kinh doanh của các ngân hàng ngoại như là cung cách quản lý điều hành, công nghệ... Còn giá cổ phiếu hậu IPO thì sao? Cụ thể là giá cổ phiếu của Vietcombank sau khi niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ như thế nào? Xin mời xem qua bảng sau:

Bảng 1.1 Giá cổ phiếu Vietcombank theo tháng trong 1 năm kể từ ngày niêm yết

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TPHCM

Bảng trên cho ta thấy rằng, giá cổ phiếu của Vietcombank không ngừng giảm sút kể từ ngày lên sàn. Nếu đem so với giá khi IPO là khoảng 108.000 thì rõ ràng bây giờ những người nắm giữ cổ phiếu Vietcombank đã bị lỗ khoảng 2/3. Nếu ta đem giá cổ phiếu khi IPO so sánh với giá niêm yết vào ngày giao dịch đầu tiên thì ta thấy rằng giá IPO của Vietcombank đã bị định giá cao khoảng 44,44%.

Lý giải cho sự chênh lệch giá quá cao như vậy, ta hãy xem lại thời điểm niêm yết của Vietcombank. Thời điểm niêm yết của Vietcombank rơi vào thời điểm sau khủng hoảng tài chính năm 2008 nên giá cổ phiếu của Vietcombank giảm một phần là do nguyên nhân

này. Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát của Chính phủ vài năm gần đây cũng làm cho lượng tiền chảy vào chứng khoán giảm nên giá cổ phiếu của Vietcombank cũng khó mà tăng.

Cũng xin nói thêm rằng, có một sự trì hoãn giữa ngày IPO và ngày giao dịch đầu tiên, điều này cũng tạo ra một khoảng thời gian tĩnh lặng cho nhà đầu xem xét lại kỳ vọng của mình về tiềm năng trong tương lai của Vietcombank. Một điều đặc trưng thường thấy ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá là yêu cầu về việc thặng dư vốn lớn khi cổ phần hoá. Đó cũng là một yếu tố dẫn đến việc định giá cao. Hơn thế nữa, thời điểm IPO của Vietcombank thì cung cổ phiếu của những doanh nghiệp ngành tài chính – ngân hàng cũng khá ít, do đó cổ phiếu của Vietcombank vào thời điểm đó có thể thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, về sau này, khi mà nguồn cung của thị trường tăng lên đáng kể, của cả những doanh nghiệp cùng ngành và khác ngành đã làm thu hút bớt sự chú ý của thị trường về những cổ phiếu của những doanh nghiệp làm ăn tốt hơn. Điều này cũng góp phần làm cho giá của cổ phiếu Vietcombank khó mà tăng lên được.

Vietcombank (VCB) % Lợi nhuận Ngày phát hành IPO 26/12/2007

Số lượng phát hành 97.500.000 CP

Giá phát hành 107.860

Ngày niêm yết 30/06/2009

Giá ngày đầu tiên niêm yết 60.000 -44.37

Giá sau 1 tháng niêm yết 54.000 -49.81

Giá sau 3 tháng niêm yết 53.500 -50.4

Giá sau 6 tháng niêm yết 47.000 -56.42

Giá sau 1 năm niêm yết 41.200 -61.8

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TPHCM Theo phương pháp này thì ta thấy rằng tỷ suất sinh lợi của người nắm giữ cổ phiếu của Vietcombank sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 1 năm đều bị âm. Điều này cho ta kết luận rằng giá IPO của Vietcombank là quá cao hay nói cách khác Vietcombank đang bị IPO cao giá.

2.2.2 IPO của tập đoàn Bảo Việt 2.2.2.1 Giới thiệu

Tập đoàn Bảo Việt (BVH) do Bộ Tài chính nắm cổ phần chi phối (77, 54%) và HSBC Insurance nắm giữ 18%. Hiện BVH đang sở hữu Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất ở Việt Nam), Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ (công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ hai ở Việt Nam). Bên cạnh đó, BVH sở hữu cổ phần chi phối của công ty chứng khoán Bảo Việt (BVS), Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt và một số công ty khác.

Hiện nay BVH có các công ty con sau: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt , Bảo Việt Nhân thọ, Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (100% vốn BVH), Công ty chứng khoán Bảo Việt ( tỷ lệ sở hữu 59,92%), Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt (tỷ lệ sở hữu 52%), Công ty cổ phần Đầu tư Bảo Việt (BVH và các Công ty con khác sở hữu 98%, Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Việt _ Âu Lạc sở hữu 60%).

2.2.2.2 Kết quả đấu giá

Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần lần đầu của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam được tổ chức vào ngày 31/05/2007 như sau:

1. Tổng số lượng cổ phần đưa ra đấu giá:

Trong đó, NĐT nước ngoài được phép mua:

59.440.000 cổ phần

13.600.000 cổ phần

2. Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần 3. Giá khởi điểm: 30.500 đồng/cổ phần 4. Tổng số lượng NĐT đăng ký tham gia: 20.368

5. Giá đặt mua cao nhất: 250.000đồng/cổ phần 6. Giá đặt mua thấp nhất: 30.500 đồng/cổ phần 7. Giá đấu thành công bình quân: 73.910 đồng/cổ phần 8. Tổng số nhà đầu tư trúng giá: 3.741

9. Tổng số lượng cổ phần bán được: 59.440.000 cổ phần 10. Tổng giá trị cổ phần bán được: 4.393.215.730.000

2.2.2.3 Nhận xét

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TPHCM

BVH % Lợi nhuận

Một phần của tài liệu Báo cáo: “Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam” potx (Trang 34 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w