1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh hủa phăn nước CHDCND lào

215 766 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 548,47 KB

Nội dung

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT.ADB Nguồn hỗ trợ của nước ngoài CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐTPT Đầu tư phát triển EBT Quỹ ngoài ngân sách ERC Ủy ban đánh giá chi tiêu công G

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

—–—–—–

NCS: THONGVON LƯƠNG PHIMMA

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TỈNH HỦA PHĂN NƯỚC CHDCND LÀO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Trọng Thản

TS Đỗ Đình Thu

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa họcđộc lập của tôi

Các tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án có nguồn dẫn rõràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tội

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

………

Trang 4

MỤC LỤC.

Trang phụ bìa

Trang 5

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT.

ADB Nguồn hỗ trợ của nước ngoài

CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐTPT Đầu tư phát triển

EBT Quỹ ngoài ngân sách

ERC Ủy ban đánh giá chi tiêu công

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GD-ĐT Giáo dục và đào tạo

HĐND Hội đồng nhân dân

KBNN Kho bạc Nhà nước

KH-CN Khoa học công nghệ

KT-XH Kinh tế - xã hội

MTEF Khuôn khổ chi tiêu trung hạn

MTQG Mục tiêu quốc gia

NSNN Ngân sách nhà nước

NSTW Ngân sách trung ương

NSĐP Ngân sách địa phương

ODA Nguồn vốn hỗ trợ chính thực của nước ngoàiOECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

PER Đánh giá chi tiêu công

PIP Chương trình đầu tư công

UNDP Chương trình phát triển lien Hiêp QuốcUBND Ủy ban nhân dân

XDCB Xây dựng công bằng

XHCN Xã hội chủ nghĩa

WB Ngân hàng thế giới

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU.

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

NSNN nói chung, chi NSNN nói riêng là công cụ để Nhà nước thựchiện sứ mệnh của mình trong điều tiết, phát triển KT-XH Vấn đề dường như

là hiển nhiên, song thực tiễn không phải lúc nào cùng vậy, Mặc dù chiNSNN luôn là phương tiện để duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước,nhưng điều đó là chưa đủ Nếu chi ngân sách chỉ chú trọng vào sự tồn tại của

bộ máy Nhà nước, tách rời các chủ trương, đường lối phát triển KT-XH đặt

ra thì nhà nước không thể điều tiết được nền KT-XH theo mục đích đã định.Ngay cả khi đã gắn với chủ trương, đường lối phát triển KT-XH nhưng hiệuquả sử dụng NSNN không cao thì việc thực hiện các chủ trương, đường lốicủa Nhà nước rất có thể sẽ hấp thụ phần lớn các nguồn lực trong nền kinh tế,làm thoát lui hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tưnhân, đẩy nền kinh tế hoạt động ở dưới mức tiềm năng của nó

Nói cách khác, NSNN nói chung, chi NSNN nói riêng chỉ trở thành công

cụ đắc lực trong điều tiết, thúc đẩy phát triển KT-XH khi được sử dụng gắnliền với các chính sách, kế hoạch phát triển KT-XH theo phương thức hiệuquả nhất xét về mặt kinh tế, xã hội cũng như sự bền vững của tài chính -ngân sách Đây chính là luận cứ căn bản của những cải cách ngân sách trênthế giới Gắn kết chính sách, kế hoạch với ngân sách; ngân sách đầu ra;khung chi tiêu trung hạn; phân cấp ngân sách; trao quyền quyết định nhiềuhơn cho các đơn vị sử dụng ngân sách; vận hành các tiết chế tăng cường tínhmịnh bạch, trách nhiệm trước các quyết định, kết quả hoạt động là những nộihàm cơ bản nhất của các công cuộc cải cách ngân sách trên thế giới

Ở Lào, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là thực hiệnChương trình cải cách tổng thể nền hành chính Nhà nước, trong đó cải cáchtài chính công là một trong 4 trụ cột, đã và đang diễn ra những thay đổi cơ

Trang 9

đã đánh dấu một bước ngoặt trong quá trình cải cách tài chính của địaphương Hội đồng Quốc hội nhân dân cấp tỉnh, thành phố lần thứ I được traoquyền quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chínhquyền địa phương.

Luận cứ tạo cơ sở cho những thây đổi quan trọng này gắn liền với lýthuyết phân cấp ngân sách, nhằm tạo sự động, linh hoạt cho tỉnh/thành phốtrong quá trình sử dụng nguồn NSNN, nâng cao hiểu quả phân bổ, sử dụngcác nguồn lực công, thông qua việc đưa cung - cầu hàng hóa/dịch vụ côngxích lại gần nhau; Tăng cường kỷ luật tài chính, thị trường, nâng cao hiệuquả, giảm chi phí cung cấp hàng hóa, dịch vụ công

Chiến lược công nghiệp hóa, hiện lại hóa đất nước tỏ ra rất hứa hẹn đểcác địa phương thực hiện thành công quá trình chuyển đổi: Từ một cơ chếmệnh lệnh hành chính chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước Sự phát triển đó đòi hỏi Nhà nước cần phải đổi mới chính sách tàichính trong đó có chính sách quản lý chi NSNN để phân bổ và sử dụngnguồn lực tài chính xã hội có hiêu quả và hiệu lực Ch NSNN gắn liền vớichức năng quản lý của Nhà nước và có liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế,chính trị, xã hội của Nhà nước

Tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào là thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có vị tríđịa lý có diên tích rừng chiếm 74%, núi cao chiếm 18%, đồng bằng (đồngruộng chiếm 8%) Mặc dù thời gian qua Hua phăn được đánh giá là đã cóbước chuyển biến tích cực, song chưa thể khẳng định được rằng đổi mớiquản lý chi NSNN là những cải cách có tính hệ thống và có hiệu quả

Quản lý chi NSNN của tỉnh Hua phăn thời gian qua đã bộc lộ một sốtồn tại Quy trình phân bổ nguồn lực tài chính Nhà nước còn thiếu mối liênkết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn với nguồn lựctrong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo và coàn có nhiều khiếmkhuyết trong hệ thống thông tin quản lý chi NSNN, Do vậy, để nâng cao

Trang 10

quản lý chi NSNN đòi hỏi tỉnh Hua phăn cần tập trung phát triển có hệ thốngcác yếu tố thuộc về quản lý như: tổ chức, xây dựng thể chế, cung cấp thôngtin, sử dụng các công cụ để phân bổ nguồn lực tối ưu, tạo ra các đầu ra vàkết quả cuối cùng phù hợp với: kỷ luật tài khóa tổng thể; phân bổ nguồn lựcphù hợp với mục tiêu chiến lược ưu tiên, đảm bảo hiệu quả và hiệu lực sựcung ứng hàng hóa, dịch vụ công.

Trong trào lưu cải cách chung trên thế giới, cũng như công cuộc cảicách sâu rộng trong nước, trong đó, cải cách tài chính công là một vấn đềtrọng tâm, trước nhu cầu cấp thiết của Tỉnh Hua phăn nói riêng về tăngcường hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế trênđịa bàn, thì việc tập trung nghiên cứu làm rõ luận cứ, nội hàm, phương thứccũng như thực tiễn quản lý chi NSNN ở địa phương là rất thiết thực, cả trênphương diện lý luận và thực tiễn Đó cũng chính là cơ sở và sự cần thiết lựa

chọn nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nước tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào”

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháphoàn thiện quản lý chi NSNN địa phương nhằm thúc đẩy phát triển KT-XHtrên địa bàn Để đạt được mục đích đó, cần hoàn thành các mục tiêu cụ thểnhư sau:

+ Làm rõ lý luận về vấn đề quản lý chi NSNN, các nhân tố ảnh hưởngđến quản lý chi NSNN và vai trò của chi NSNN;

+ Tổng hợp kinh nghiệm các nước, tỉnh, thành phố và rút ra bài học chotỉnh Hua Phăn CHDCND Lào;

+ Khảo sát thực trạng quản lý chi NSNN ở Hua Phăn qua một số nămgần đây;

+ Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN ở tỉnh Hua Phăn một số nămgần đây;

Trang 11

+ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý chiNSNN ở tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào.

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hua Phăn

Phạm vi nghên cứu:

- Chi NSNN được tiếp cận nghiên cứu và phản ánh trong luận án này làchi NSNN được hiệu theo nghĩa hẹp - chi tiêu của chính phủ và chính quyềnđịa phương Và trong phạm vi chi NSNN của chính quyền địa phương, luận

án cũng chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu thị thường xuyên và chi đầu tư pháttriển

- Do nguồn lực tài chính hình thành phục vụ cho chi NSNN củachính quyền cấp tỉnh chủ yếu từ ngân sách tỉnh Nên chi ngân sách cấp tỉnhcũng được coi là trọng tâm chính trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận

án này

- Để đảm bảo tính thống nhất về cơ sở pháp lý trong nghiên cứu chiNSNN của tỉnh Hua Phăn thời gian qua, luận án giới hạn phạm vi về thờigian để thu thập tư liệu và nghien cứu đánh giá quản lý chi NSNN của tỉnhHua Phăn CHDCND Lào từ năm ngân cách 2009 đến hết năm 2015

 Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duyvật lịch sử kết hợp với phương pháp điều tra, so sánh, phân tích, tổng hợp,chi tiết, thống kê kinh tế, hệ thống hóa, khai quát hóa để tìm hiệu các vấn đềnghiên cứu đặt ra

4 Tình hình nghiên cứu

Chi NSNN đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa

Trang 12

học, nó thường gắn liền với sự phát triển của nề kinh tế và phát triển quyềnlực của nhà nước cùng với sự phát triển đó, nó đòi hỏi một lý thiết nhất quán

và toàn diện để hiệu về chi NSNN và quản lý hiệu quả nó

Chi NSNN có vai trò rất quan trọng trong ổn định, tăng trưởng kinh tế

và Giải quyết các vấn đề xã hội và nó càng quan trọng hơn khi nguồn lựcngân sách bị thiếu hụt nhưng đòi hỏi các khoản chi đó phải hiệu quả; các nhànghiên cứu lĩnh vực quản lý chi NSNN cũng chứng Minh rằng nếu quản lýchi NSNN không hiệu quả sẽ dẫn đến nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn

Vì vậy, vấn đề quản lý chi NSNN trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biếntrong các đề tài khoa học như: Sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, đề tàinghiên cứu khoa học ở cấp bộ, sở ban ngành có thể khái quát qua tình hìnhnghiên cứu liên quan đến nội dụng này trong thời gian 10 năm gần nhất nhưsau:

+ Tác giả người Mỹ Mabel Waker đã quan tâm nhiều về tài chính công

mà cụ thể là vấn đề phân bổ chi ngân sách, trong “Municipal Expenditures”

-Nguyên lý chi tiêu, được xuất bản năm 1930, bà Mabel Waker đã tổng quan

về lý thiết chi NSNN và phát minh ra lý thiết xác định và khuynh hướngphân bổ chi NSNN (96,tr.11); Cũng nhận ra điều này, V.O key (1940) đã

viết bài báo nỗi tiếng “ The lack of a Budgetary Theory” - Sự thiếu hụt một

lý thuyết ngân sách V.O Key đã chỉ ra các vấn đề khi không có lý thuyếtngân sách và phân tích tầm quan trong của nó trong quản lý kinh tế vĩ môcũng như gia tăng hiệu quả phân bổ ngân sách của chính phủ (107,tr,9) Khi nghiên cứu sự tiến triển của các lý thuyết về ngân sách nhà nướctrong thời gian qua như: từ phương thức ngân sách theo khoản mục, phươngthức ngân sách theo công việc thực hiện, phương thức ngân sách theochương trình, cho đến phương thức ngân sách theo kết quả đầu ra Matin,Lawrence L và Kettner đã so sánh và chỉ ra sự tiến triển trong các lý thuyết

ngân sách trên trong nghiên cứu (1996) “Measuring the Performance of

Trang 13

Human Service Progams” - Đo đạc thực hiện các chương trình dịch vụ con

người, và chỉ rõ được ưu thế vượt trội của phương pháp quản lý ngân sáchtheo kết quả đầu ra Ngân sách theo kết quả đầu ra trả lời câu hỏi mà các nhà

quản lý tài chính công luôn phải đặt ra đó là: “ nên quyết định như thế nào

để phân bổ X đola cho hoạt động A thay vì cho hoạt đông B” Do đó,

phương pháp ngân sách theo kết quả đầu ra đang được nghiên cứu để ứngdụng rộng rãi trong quản lý chi NSNN của các quốc gia hiện nay

Quan tâm đến vấn đề phân bổ đầu tư công hiệu quả, đặc biệt là chi

đầu tư cơ sở hạ tầng tác giả Angel de la Fuente có bài viết: “Second-best

redistribution through public investment: a characterization; an empirical test and an application to the case of Spain” - Phân bổ lại tốt nhất lần thứ hai

qua đầu tư công: đặc thù kiểm tra thực tiễn và ứng dụng tại Tây Ba Nha(2003) Theo đó tác giả đã chỉ ra vai trò phân phối lại của đầu tư công, đưa ra

mô hình phân bổ hiệu quả trong đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng cụ thế tại

Tây Ba Nha có thể tăng hiệu quả chi đầu tư cơ sơ hạ tầng khu vụ bằng cáchtăng chi nhiều hơn cho khu vục giàu, ít hơn cho khu vục nghèo; đồng thờitác giả cũng nhất mạnh phân tích của ông không thể suy ra toàn bộ cho EU

vì có những đặc thù riêng (86)

Đề cập đến cơ cấu chi đầu tư công trong điều kiện ngân sách hạn chế,

bài viết “ Fiscal Austerity and Public Investmemt” - thắt chặt tài chính và

đầu tư công (2011) của Wolfgang Streeck and Daniel Mertens đã khảo sátthực tiễn đầu tư công của ba nước: Mỹ, Đức và Thụy Điển từ năm 1981 đếnnăm 2007, và kết luận ba nước này co xu hướng tăng cho đầu tư cho giáodục, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ cho gia đình, chính sách thị trường laođộng Trong nghiên cứu này các tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa đầu tưcông và đầu tư vào các chính sách xã hội, trong điều kiện tài chính bị hạnchế thì nên thực hiện đầu tư công như thế nào để đạt hiệu quả cao, hạn chế

nợ công và thâm hụt NSNN (109)

Trang 14

Các tác giả “Anand Rajaram, Tuan Minh Le, Nataliya Biletska và jim

Brumby” đã đánh giá quản lý đầu tư công để tìm ra điểm yếu trong quan lý

từ đó có giải pháp tốt hơn nhằm tăng cường hiệu quả chi NSNN đã viết bài

báo: “ADiagnostic Framework for Asessing Public Investment Managemert”

- Một cái khung chuẩn cho đánh giá quản trị đầu tư công (2010) Bài

báo đã chỉ ra 8 đặt trưng cơ bản của một hệ thống đầu tư công tốt: (1) hướngdẫn đầu tư, phát triển dự án và chuẩn bị dự án; (2) thẩm định dự án; (3) tổngquan một cách độc lập thẩm định dự án; (4) lựa chọn dự án và ngân sách; (5)thực hiện dự án; (6) điều chỉnh dự án; (7) tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng của dự án; và (8) đánh giá đự án; Các tác giả đã chỉ ra những rủi rochính và cung cấp một chu trình có hệ thống cho quan trị đầu tư công Bêncạnh đó, các tác giả cũng phát triển một khung chuẩn để đánh giá từng giaiđoạn trong chu trình quan trị đầu tư công Và bài báo đã tìm ra điểm yếutrong quá trình thúc đẩy việc tự đánh giá quản lý đầu tư công của chính phủ,các cơ quan sử dụng ngân sách từ đó tập trung cải cách những thiếu sót trongquan trị và phương pháp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quản chi đầu tư công,hướng tới hoàn thiện quản lý chi đầu tư từ NSNN (87)

+ Tác giả, về vấn đề quản lý chi tiêu công, Sách chuyên khảo: “ Quản

lý chi tiêu công ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” của tác giả GS,TS

Dương Thị Bình Minh, năm 2005 Tài liệu đã hệ thống được tổng quan vềquản lý chi tiêu công như: khái niệm, đặc điểm, nội dung chi tiêu công, quản

lý chi tiêu công Trong phần phân tích thực trạng, tác giả đã khai quát tìnhhình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 1991-2004, phân tích thực trạng quản

lý chi tiêu công mà điểm hình là chi NSNN Việt Nam giai đoạn 1991-2004,nêu được quá trình kiểm soát chi NSNN qua kho bạc Nhà nước và đánh giáquản lý chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 1991-2004, từ đó chỉ ra những kếtquả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở cho các đề xuấtgiải pháp Tuy nhiên, sách chuyên khảo đã đề cập đến vấn đề chung của Việt

Trang 15

nam mà chưa gắn với thực trạng của từng địa phương nhân tố cơ bản đề pháttriển một quốc gia vững mạnh trong giai đoạn hiện nay (39)

Đề cập đến vấn đề chi NSNN, Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giảNguyễn Ngọc Hải: “Hoàn thiện cơ chế chi NSNN cho việc cung ứng hànghóa công cộng ở Việt Nam, năm 2008 đã hệ thống hóa và làm rõ thêm đượccác vấn đế lý luận về hàng hóa công cộng; vai trò của Nhà nước đối với việccung ứng hàng hóa công cộng và phương thức tổ chức cung ứng Khẳng địnhtính tất yếu của việc sử dụng công cụ chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóacông cộng Đồng thời, luận án cũng trình bày có hệ thống về cơ chế quản lýchi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng Nghên cứu xu hướng vàkinh nghiệm ở các nước có nền kinh tế phát triển về quản lý chi NSNN Dựatrên các luận cứ khoa học đã nêu trên, luận án đã trình bày một cách kháiquát thực trạng nhiệm vụ chi NSSN và cơ chế quản lý chi ngân sách choviệc cung ứng hàng hoá công cộng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ởViệt Nam trong những năm vừa qua (trước và sau khi có Luật Ngân sách

và quá trình hoàn thiện, sửa đổi Luật) Đây chính là cơ sở thực tiễn quantrọng để đề ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho việccung ứng hàng hóa công cộng Tuy nhiên, về nội dung trên bình diện quản

lý vĩ mô của chi NSNN đối với hàng hóa công cộng Luận án chưa chỉ rađược nguyên nhân sâu xa của sự bất cập trong vận hành cơ chế này Dophạm vi nghiên cứu rộng nên giải pháp còn thiếu cụ thể, và chưa rõ địnhhướng (22)

Đóng góp thêm cho vấn đề nghiên cứu này, Luận án tiến sỹ kinh

tế: “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt

Nam” của Nguyễn Thị Minh, năm 2008 đã hệ thống hoá và làm rõ thêm

được các vấn đề lý luận về NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh

tế thị trường; mối quan hệ phân cấp quản lý kinh tế và phân cấp ngân sách,

cơ chế quản lý chi NSNN, sự cần thiết phải đổi mới phương thức chi Đặcbiệt, khẳng định được vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trườngthông qua việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế Luận án cũng đã trình bày một

Trang 16

cách khái quát thực trạng quản lý chi ngân sách của Việt Nam về phươngthức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án;theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trunghạn Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chế cùng với nhữngnguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những năm vừa qua ở ViệtNam, nhất là từ khi có Luật Ngân sách ra đời, có hiệu lực và đánh giá đượcnhững sửa đổi bổ sung, góp phần tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia.Nghiên cứu một số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước phát triển vàmột số nước trong khu vực, rút ra 4 bài học có thể nghiên cứu vận dụngnhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiệnnay ở Việt nam Trên cơ sở trình bày định hướng về phát triển kinh tế - xãhội và mục tiêu tài chính, ngân sách của Việt nam đến 2010 và những nămtiếp theo cùng với những quan điểm đổi mới chi NSNN, tác giả luận án đãnghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 5 nhóm giải pháp nhằm đổi mới côngtác quản lý chi NSNN Trong đó, giải pháp đẩy mạnh triển khai phương thứcquản lý NSNN theo kết quả đầu ra với những điều kiện và khả năng áp dụng

là cần thiết và phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý chi NSNN hiệnnay Tuy nhiên, phần lý luận có một số lý luận về vai trò của chi NSNNchỉ đúng với điều kiện Việt Nam mà không đúng với các nước nói chung;phần kinh nghiệm nước ngoài, nếu có kinh nghiệm của các nước tươngđồng với Việt Nam thì sẽ tốt hơn Nếu Luận án đề cập một cách rõ ràng, cụthể hơn những khó khăn, trở ngại mà Việt Nam phải đối mặt khi triển khaithực hiện phương thức quản lý chi NSNN mới như Luận án đề xuất thìtính thuyết phục của các giải pháp sẽ cao hơn (40)

Một nghiên cứu khác của Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản

lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” năm 2009, của tác giả Trần Văn Lâm, đã hệ thống hoá và làm

rõ thêm được các vấn đề lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế xãhội; NSNN, chi và quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trường vớinhững nội dung cụ thể: mục tiêu, nguyên tắc và phương thức của quản lý

Trang 17

chi NSNN ; quản lý chi NSNN với việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.Luận án cũng đã trình bày một cách khái quát thực trạng quản lý chi ngânsách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh củaViệt Nam về hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý chingân sách địa phương trên các mặt: cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội;công bằng xã hội Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và những hạn chếcùng với những nguyên nhân của việc quản lý chi NSNN trong những nămvừa qua Nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý chi NSNN tác giả đã đưa ramột số vấn đề về quản lý chi NSNN ở các nước OECD về cải cách quản

lý chi NSNN; quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và khuôn khổ ngânsách trung hạn…, rút ra 5 bài học có thể nghiên cứu vận dụng nhằm nângcao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việtnam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng Trên cơ sở trình bàyđịnh hướng về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu hoàn thiện quản lýchi ngân sách thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh QuảngNinh của Việt nam với những quan điểm hoàn thiện quản lý chi ngân sáchđịa phương, tác giả luận án đã nghiên cứu đề xuất một hệ thống gồm 6nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách địaphương Trong đó, giải pháp áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầura; hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách Tuy nhiên, luận án chưa làm rõđược đặc thù riêng của Tỉnh khi áp dụng phương thức quản lý mới, cácphương thức quản lý, quy trình quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội ở các tỉnh khác nhau thì có gì khác nhau (28)

Bên cạnh những Luận án tiến sỹ kinh tế trên, còn một số Luận án,sách chuyên khảo cũng nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến quản lý

chi NSNN, như: "Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần thực hiện công

nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam" (2003), Bùi Đường Nghiêu, Luận án

tiến sỹ - Học viện Tài chính; "Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết

quả đầu ra trong quản lý chi NSNN của Việt Nam" (2005), TS Sử Đình

Trang 18

Thành, Nxb Tài chính; "Đổi mới quản lý chi ngân sách địa phương các tỉnh

Đồng bằng Sông Hồng" (2009), Trần Quốc Vinh, Luận án tiến sỹ kinh tế,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội; “Phân cấp ngân sách nhà

nước ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” (2006), PGS,TS Lê Chi Mai,

NXB Chính trị Quốc gia; "Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và khả

năng ứng dụng ở Việt Nam" (2008), PGS,TS Hoàng Thúy Nguyệt, Nxb Lao

động xã hội, Hà Nội; “Quản lý chi ngân sách Nhà nước trong đầu tư XDCB

trên địa bàn tỉnh Bình Định” (2012) Trịnh Thị Thúy Hồng, Luận án tiến sỹ,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân của Việt nam;…

Đề tài cấp Bộ - Bộ Tài chính Việt Nam: "Tăng cường công tác quản lý

tài chính công ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay" do PGS.TS Trần Xuân

Hải làm chủ nhiệm cùng các tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về chi NSNN vàquản lý chi NSNN; phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tàichính công ở nước ta trong giai đoạn 2001- 2010 vẫn còn những hạn chếnhất định, thể hiện trong việc phân cấp quản lý ngân sách, trong công tácquản lý thu - chi NSNN, xử lý bội chi ngân sách, quản lý nợ công cũngnhư tài chính của các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng.Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản

lý tài chính công Song, việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính công nhưthế nào để đảm bảo có được một nền tài chính công lành mạnh và bềnvững, có khả năng chống đỡ với những biến động từ nền kinh tế toàn cầu

Đó chính là nội dung chính của đề tài nghiên cứu

Tài liệu hội thảo về “Kiểm soát và nâng cao hiệu lực của chi NSNN”(Hà Nội ngày 2/6/2009), các bài viết tham giao tại hội thảo đã phân tích tìnhhình kiểm soát và hiệu quả của chi NSNN, đã nhấn mạnh các tồn tại trongkiểm soát và quản lý chi NSNN, đặc biệt theo như các chuyên gia nhấnmạnh: “thực trạng chi NSNN càng khó kiểm soát, tình trạng bội chi, thamnhũng và thất thoát vẫn còn diễn ra trên thực tế”

Tài liệu hội thảo về “Cơ chế quản lý NSNN - Thực trạng và giảipháp” (2012) do Khoa Tài chính công - Học viện Tài chính Việt nam tổ

Trang 19

chức Các bài viết trong tài liệu đã khát quát được Những vấn đề lý luậnchung về quản lý NSNN, những vấn đề về quản lý chi NSNN, những vấn đề

về bội chi NSNN và nợ công, kinh nghiệm quốc tế về quản lý NSNN, vàmột số những vấn đề liên quan khác Tuy nhiên, ở mức độ nghiên cứu bàiviết để tham gia hội thảo, nên các tác giả chỉ khát quát một số vấn đề cơ bảnnhất về lý luận quản lý NSNN, những vấn đề nỗi cộm và giải pháp khắcphục chung nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN

Ngoài ra, trên các tạp chí chuyên ngành có rất nhiều bài viết, công trình

đề cập đến quản lý chi NSNN Có thể kể ra đây một số bài viết quan trọng như:

“Thách thức trong quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra”, trên Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 3 (68) năm 2009 và “Đổi mới lập dự toán ngân sách

theo kế hoạch chi tiêu trung hạn” trên Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số

12 (77) năm 2009 của PGS,TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt; “Tăng cường quản lý

chi NSNN theo kết quả đầu ra ở Việt Nam” của ThS Nguyễn Xuân Thu trên

Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 14 (311) ngày 15/7/2010; “Nâng cao

hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Đình Tài, Tạp chí Tài

chính số tháng 4/2010; “Quyết toán vốn đầu tư XDCB - góc nhìn từ cơ quan

Tài chính”, của PGS,TS Nguyễn Trọng Thản, tạp chí Nghiên cứu tài chính kế

toán, số 10 (99), năm 2011; “Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá chi

NSNN dựa trên kết quả ở Việt Nam”, của các tác giả Sử Đình Thành, Bùi Thị

Mai Hoài, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 258 tháng 4 năm 2012; …Những bài

báo này đã phân tích được thực trạng về quản lý chi NSNN nói riêng và quản lýchi NSNN nói chung và có đề xuất giải pháp để giải quyết những tồn đọng Nhìn chung, Các nghiên cứu ngoài nước đã đặt nền móng cho các lýthuyết về chi NSNN, trong đó cơ bản là chi NSNN và đã trang bị các cơ sở

lý luận và thực tiễn cho việc phân tích và đánh giá quản lý chi NSNN Cácnghiên cứu của các nhà khoa học ngoài nước đã phát triển theo từng thời kỳ,

nó góp phần làm cơ sở lý luận quan trọng cho quan lý chi NSNN cho cácquốc gia ở trong hiện tại và tương lai

Trang 20

4.2 Các nghiên cứu trong nước.

Chi NSNN có vai trò rất quan trọng trong ổn định, tăng trưởng kinh

tế và Giải quyết các vấn đề xã hội và nó càng quan trọng hơn khi nguồn lựcngân sách bị thiếu hụt nhưng đòi hỏi các khoản chi đó phải hiệu quả; các nhànghiên cứu lĩnh vực quản lý chi NSNN cũng chứng Minh rằng nếu quản lýchi NSNN không hiệu quả sẽ dẫn đến nền kinh tế rơi vào tình trạng bất ổn

Vì vậy, vấn đề quản lý chi NSNN trở thành đối tượng nghiên cứu phổ biếntrong các đề tài khoa học như: Sách chuyên khảo, luận án tiến sĩ, đề tàinghiên cứu khoa học ở cấp bộ, sở ban ngành…có thể khái quát qua tình hìnhnghiên cứu liên quan đến nội dụng này trong thời gian 10 năm gần nhất nhưsau:

Bàn về vấn đề quản lý chi tiêu công, Sách chuyên khảo: “Quản lý chi

tiêu công - Thực trạng và giải pháp” của tác giả TS, khamkeo Chanthavong

với bài “Đổi mới phân cấp quản lý ngân sách địa phương tỉnh Luangnamtha” Tạp chí Tài chính tháng 4/2010; Khamtanh phommaseng với bài “Tăngcường quản lý chi ngân sách thành phố Viên Chăn”

Tạp chí Tài chính tháng 2/2009; Sisouphan với bài “ Đổi mới cách phân

bổ kinh phí NSNN cho giáo dục phổ thông ở CHDCND Lào” đăng trên tạpchí Tài chính tháng 5/2011; vv…

Luận án tiến sĩ kinh tế về Thực trạng và giải pháp” TS, Pangthongluangvanxay hoàn thành đầu năm 2011, lại cho cách thúc đẩy đổi mới quản

lý NSNN ở CHDCND Lào theo hướng gắn kết với đổi mới về thể chế

Những thành công nổi bật của luận án là: Đã hệ thống hóa những vấn đề

lý luận về phân cấp quản lý NSNN nhất thiết phải gắn liền và bị chi phối bởi các yêu cầu của phân cấp quản lý về KT - XH; đã phân tích làm rõ mô hình phân cấp quản lý NSNN ở CHDCND Lào từ 1986 - 2009 qua bốn giai đoạn gắn liền với những thay đổi về cơ chế quản lý phân cấp KT - XH qua mỗi giai đoạn đó; Trên cơ sở đánh giá thực trạng của phân cấp quản lý NSNN qua 4 giai đoạn trên, kết hợp với chủ trương, đường lối về phân cấp quản lý

Trang 21

KT - XH những năm tới, luận án đề xuất 06 nhóm giải pháp nhằm tăng cường phân cấp quản lý NSNN ở CHDCND Lào giai đoạn 2010-2015.

Mặc dù những thành công của luận án là không thể phủ nhận, nhưngnhững thành công đó cũng mới chỉ nhìn nhận trên giác độ phân cấp về quản

lý nguồn thu, nhiệm vụ chi gắn với cơ quan công quyền các cấp ở CHDCNDLào trong thời gian qua

Luận án Tiến sĩ kinh tế về đề tài: “Giải pháp thực hiện cân đối

NSNN ở CHDCND Lào giai đoạn 2011-2015” TS, Phanxay Thammasithhoàn thành cuối năm 2011, lại có cách tiếp cận nghiên cứu về NSNN ởCHDCND Lào trên giác độ cân đối Những thành công đáng ghi nhận củabản luận

Tuy nhiên, việc ứng dụng để đánh giá thực trạng và đưa ra các giảipháp quản lý chi NSNN ở CHDCND Lào hoặc ở từng địa phương ở NướcCHDCND Lào thì cần phải vận dụng linh hoạt và có những điều kiện nhấtđịnh

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà

quản lý trong việc tăng cường quản lý chi NSNN ngân sách Tuy nhiên,những công trình này chỉ nghiên cứu chuyên về từng mảng chuyên môn theonội hàm của chi NSNN, mà chưa có công trình nào đề cập đến hoàn thiệnquản lý chi NSNN ở địa phương hay cụ thể hơn đề cập nghiên cứu, giảiquyết vấn đề hoàn thiện quản lý chi NSNN tại một tỉnh có nhiều đặc thùnhư tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào

Các nghiên cứu trên cũng chưa chỉ ra được đâu là khâu yếu kém nhấttrong quản lý chi NSNN ở địa phương để có cơ sở cho việc nâng cao hiệuquả chi NSNN

Xuất phát từ nhận định trên đề tài: “Hoàn thiện quản lý chi NSNN tỉnh Hua phăn CHDCND Lào” sẽ tiếp tục là vấn đề cấp thiết để nghiên

cứu

Trang 22

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

 Ý nghĩa khoa học

Luận án đã hệ thống hóa, góp phần phát triển, bổ sung thêm những

lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN trong bối cảnh hiện nay

Luận án có những đóng góp cụ thể, xác đáng thông qua các nghiêncứu về Phương thức quản lý chi NSNN hiện đại: xác lập khuôn khổ ch tiêutrung hạn quản lý theo kết quả đầu ra

Trang 23

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.1.1 Ngân sách nhà nước.

Có nhiều cách tiếp cận khái niệm quản lý, nhưng thông dụng nhất,thì quản lý được xem là hoạt động của các chủ thể quản lý thông qua việc sửdụng có chủ dịnh các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tácđộng và điều khiển hoạt động của khách thể quản lý, đối tượng quản lý nhằmđạt được các mục tiêu đã định

Quản lý chi NSNN là quá trình Nhà nước vận dụng các quy luật kháchquan, sử dụng hệ thống các phương pháp, công cụ quản lý tác động đến cáchoạt động chi NSNN phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ của Nhà nước và thúc đẩy phát triển KT-XH

Quản lý chi NSNN là sự liên kết hữu cơ giữa Nhà nước với tư cách làchủ thể quản lý với khách thể quản lý các đơn vị sử dụng NSNN và đốitượng quản lý là khoản chi NSNN

Đối tượng, tác động quản lý chi NSNN là toàn bộ các khoản chi củaNSNN được bố trí để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

Ngân sách nhà nước, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là

một thành phần trong hệ thồng tài chính Thuật ngữ “Ngân sách nhà nước”

được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở một quốc gia Songquan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ranhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnhvục nghiên cứu

Về hình thức, các khái niệm trên có thể không giống nhau, nhưngnhìn chung, chúng đều phản ánh về kế hoạch, dự toán thu, chi của nhà nước,

Trang 24

trong một thời gian nhất định với hình thái biểu hiện là quỹ tiền tệ tập trungcủa nhà nước, nhà nước sử dụng quỹ tập trung đó để trang trải cho các khoảnchi tiêu của mình.

Luật Ngân sách Nhà nước của Lào đã được sửa đổi số 02/QH; Quốchội Lào ban hành ngày 26/12/2006 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước toàn bộcác khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã đước cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thựchiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước

Qua nghên cứu, tác giả hoàn toàn đồng ý với các khái niệm về ngânsách nhà nước mà Luật ngân sách nhà nước đã quy định ở trên

1.1.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốcgia Ngân sách nhà nước có một số đặc điểm sau:

 Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyềnlực kinh tế - chính trị của nhà nước Cụ thể hơn, quyền lực của Nhà nước vàcác chức năng của nó là những nhân tố quyết định mức thu, mức chi, nộidung và cơ cấu thu chi của NSNN;

 Hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồnTài chính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của nhà nước; Các hoạt độngthu, chi NSNN đều được tiến hành dựa trên cơ sở những luật lệ Vì dụ nhưLuật thuế, các chế độ chi tiêu, tiêu chuẩn định mức chi tiêu do Nhà nướcban hành

 Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên NSNN được hình thànhchủ yếu thông qua quá trình phân phối lại nguồn tài chính mà trong đó thuế

là hình thức thu phổ biến;

 Ẩn sau các hoạt động thu chi của NSNN là các mối quan hệ kinh

tế, quan hệ lời ích trong xã hội khi nhà nước tham gia phân phối các nguồntài chính quốc gia

Trang 25

1.1.2 Chi ngân sách nhà nước

1.1.2.1.khái niệm, đặc điểm chi ngân sách nhà nước

+ Khái niệm

Chi NSNN là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan gắn liền với sựtồn tại của Nhà nước Chi NSNN là việc nhà nước phân phối và sử dụng quỹNSNN nhằm bảo đảm điều kiện vật chất để duy trì sự hoạt động và thực hiệncác chức năng đáp ứng nhu cầu đời sống kinh tế xã hội dựa trên các nguyêntắc nhất định

Phạm vi chi NSNN rất rộng, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống, liênquan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi đối tượng Từ khái niệm chi NSNN cóthể thấy:

- Quyền quyết định chi NSNN do Nhà nước (Quốc hội, Chính phủhay cơ quan công quyền được ủy quyền) quyết định

- Chi NSNN không mang tính lợi nhuận, chủ trọng đến lợi íchcộng đồng, lợi ích KT - XH

- Sự quản lý chi NSNN phải tôn trọng nguyên tắc công khai vàMinh bạch và có sự tham gia của công chúng

+ Đặc điểm của chi NSNN

- Đặc điểm nổi bật của chi NSNN là nhằm phục vụ cho lợi íchChung của cộng đồng dân cư ở các vùng hay ở phạm vi quốc gia Điều nàyxuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền KT - XH của Nhà nước vàcũng chính trong quá trình thực hiện chức năng đó Nhà nước đã cung cấpmột lượng hàng hóa công cộng khổng lồ cho nền kinh tế

- Chi NSNN luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm

vụ kinh tế chính trị, xã hội mà Nhà nước thực hiện Các khoản chi NSNN dochính quyền Nhà nước các cấp đảm nhận theo nội dung đã đước quy địnhtrong phân cấp quản lý NSNN và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo chocác cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý, phát triển KT-XH Song

Trang 26

song đó, các cấp của cơ quan quyền lực Nhà nước là chủ thể duy nhất quyếtđịnh cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi NSNN nhằm thực hiện cácmục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia.

- Chi NSNN cung cấp các khoản hàng hóa công cộng như đầu xâydụng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, an ninh bảo vệ trật tự xã hội,… đồng thời

đó cũng là những khoản chi cần thiết, phát sinh tương đối ổn định như: chilương cho viên chức bộ máy Nhà nước, chi hàng hóa dịch vụ công đáp ứngnhu cầu tiêu dùng công cộng của các tầng lớp dân cư…

- Các khoản chi NSNN mang tính không hoàn trả hay hoàn trảKhông trực tiếp Điều này thể hiện ở chỗ không phải mọi khoản thu với mức

độ và số lượng của những địa chỉ cụ thể điều được hoàn lại dưới các hìnhthức các khoản chi NSNN điều này được quyết định bởi những chức năngtổng hợp về KT-XH của Nhà nước

Tóm lại, chi NSNN thực hiện vai trò của nhà nước, là công cụ để nhànước điều hành nền kinh tế theo mục đích của mình, góp phần thúc đẩy kinh

tế, giải quyết những vấn đề xã hội và khắc phục các khiếm khuyết của thịtrường

1.1.2.2. Nội dung chi NSNN

Quản lý chi NSNN bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Quản ly dự toán chi ngân sách

- Quản lý việc cấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách

- Quản lý quayeest toán chi ngân sách

- Quản lý việc công khai, minh bạch cũng như trách nhiệm giải trìnhcủa các cơ quan cấp phát, sử dụng ngân sách

Trong quản lý chi ngân sách, phải đảm bảo được các nội dung cơbản như vấn đề kỷ luật tài khóa; vấn đề kết nối giữa kế hoạch, chích sách vàngân sách; vấn đề điều tiết hoạt động; vấn đề hệ thống thông tin quản lý tàichính; vấn đề giám sát đảm bảo tính tuân thủ và tính hiệu quả của chi ngânsách

Trang 27

Chi NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, dưới nhiều hình thức Trongquản lý tài chính, chi NSNN được chia làm hai nội dung chi lớn: chi thườngxuyên và chi đầu tư phát triển.

1.1.2.2.1 Chi thường xuyên

Chi thường xuyên là quán trình phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của Nhànước để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụthường xuyên của Nhà nước về quản lý KT-XH Cùng với quá trình pháttriển KT-XH các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước ngày càng gia tăng,

do đó đã làm phong phú nội dung chi thường xuyên của NSNN

Chi thường xuyên là những khoản chi mang những đặc trưng cơ bản:

- Chi thường xuyên mang tính ổn định

Xuất phát từ sự tồn tại của bộ máy Nhà nước, từ việc thực hiệnCác chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính

ổn định duy trì cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước Tính ổn định của chithường xuyên còn bắt nguồn từ ổn tính định trong hoạt động cụ thể của mỗi

bộ phận thuộc bộ máy Nhà nược

- Là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng xã hội

Các khoản chi thường xuyên chủ yếu nhằm trang trải cho các nhucầu về quản lý hành chính Nhà nước, về quốc phòng, an ninh, về các hoạtđộng xã hội các do Nhà nước tổ chức Các khoản chi thường xuyên gắn vớitiêu dùng của Nhà nước và xã hội mà kết quả của chúng là tạo ra các hànghóa và dịch vụ công cho hoạt động của Nhà nước và yêu cầu phát triển của

xã hội

- Phạm vi, mức hi thường xuyên gắn chặt với cơ cấu tố chức của bộ

Máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng.

Các khoản chi thường xuyên hướng vào việc đảm bảo sự hoạt độngbình thường của bộ máy Nhà nước, do đó nếu bộ máy Nhà nước gọn nhẹ,

Trang 28

hoạt động có hiệu quả thì số chi thường xuyên giảm Hoặc những quyết địnhcủa Nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng các hàng hóacông cộng cũng sẽ ảnh hướng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thườngxuyên.

- Chi quản lý hành chính Nhà nước: Với chức năng quản lý toàn

diện nền KT-XH, nên bộ máy hành chính Nhà nước được thiết lập từ Trung

ương đến địa phương và toàn bộ các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốcdân Chi quản lý hành chính Nhà nước nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệthống các cơ quan hành chính Nhà nước Theo nghĩa rộng, các khoản chi này

bao quát 5 lĩnh vực cơ bản:

+ Chi về hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước

+ Chi về hoạt động của hệ thống cơ quan pháp luật

+ Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền KT-XH cho hệ thống các cơquan quản lý KT-XH và chính quyền các cấp

+ Chi về hoạt động của các cơ quan Đảng công sản Lào ở các cấp + Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội

- Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi quốc

phòng, an ninh được tính vào khoản chi thường xuyên đặc biệt quan trọng, vìđây là lĩnh vực mà hoạt động của nó đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước, ổnđịnh trật tự xã hội và sự toàn vẹn lãnh thổ Khoản chi này được chia làm 2 bộphận cơ bản:

+ Các khoản chi cho quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ Nhà nước,chống lại sự xâm lược và đe dọa của nước ngoài

+ Các khoản chi nhằm bảo vệ, giữ gìn chế độ xã hội, an ninh của dân

cư trong nước

- Chi sự nghiệp văn hóa xã hội: Là các khoản chi mang tính chấtTiêu dùng xã hội, liên quan đến sự phát triển đời sống tình thần của các tầnglớp dân cư Chi văn hóa xã hội gắn liền với quá trình đầu tư phát triển nhân

Trang 29

tố con người Chi văn hóa xã hội bao gồm các khoản ch icho các hoạt động

sự nghiệp: sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế,văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tấn, bảo chí, phát thanh, truyềnhình và các hoạt động khác…

- Chi sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: Việc thành lập các đơn vị

sự nghiệp kinh tế để phục vụ cho hoạt động của mỗi ngành và phục vụ chungcho toàn bộ nền kinh tế quốc dân là hết sức cần thiết Các hoạt động sựnghiệp do Nhà nước thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt độngcủa các thành phần kinh tế Khoản chi này nhiều lúc Nhà nước không hướngtới nguồn thu và lợi nhuận

- Chi khác: Ngoài các khoản chi thường xuyên lớn thuộc 4 lĩnh vựcTrên còn có các khoản chi khác cũng xếp vào cơ cấu chi thường xuyên như:Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi trả tiền lãi do Chính phủ vay,chi hỗ trợ quỹ bảo hiệm xã hội,…

1.1.2.2.2 Chi đầu tư phát triển

Trong cơ chế thị trường, với chức năng quản lý kinh tế, Nhà nước sửdụng công cụ NSNN để phân phối các nguồn lực tài chính cho sự phát triểncủa lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các ngành kinh tế quốc dân Chi đầu tưphát triển được thực hiện chủ yếu từ ngân sách trung ương và một bộ phậnngân sách địa phương Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có liên quan đến

sự tăng trưởng quy mô vốn đầu tư của Nhà nước và quy mô vốn trên toàn xãhội Mục tiêu của đầu tư phát triển là đầu tư vào khu vực sản xuất, đầu tưvào cơ sở kinh tế hạ tầng KT-XH, làm thay đổi cơ cấu KT-XH của đất nước.Kết quả của các khoản chi đầu tư phát triển là tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuậtcủa nền kinh tế, làm tăng cơ sở hạ tầng KT-XH, tạo ra của cải vật chất vàthúc đẩy tăng cường kinh tế

Như vậy, có thể hiểu: Chi đầu tư phát triển là quá trình Nhà nước sửdụng một phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của

Trang 30

NSNN để đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất và để dự trữvật tư hàng hóa, nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăngcường của nền kinh tế.

Xét theo mục đích, chi đầu tư phát triển bao gồm:

- Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng KT-TX không

Có khá năng hoàn vốn: là khoản chi lớn của Nhà nước nhằm phát triển kếtcấu hạ tầng đảm bảo các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ phát triển KT-XH.Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là khoản chi đầu tư xây dựng các công trìnhgiao thông, bưu chính viễn thông, điện lực, năng lượng, các ngành côngnghiệp cơ bản, các công trình trọng điểm phát triển văn hóa xã hội,…

- Đầu tư, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổphần, góp vốn liên donh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết

có sự tham gia của Nhà nước: Là những khoản chi của NSNN để đầu tư hỗtrợ cho sản xuất dưới các hình thức:

+ Đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để xây dựng mới, cải tạo, mởrộng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị…cho các doanh nghiệp Nhà nước + Góp vốn cổ phần hoặc liên doanh

Với mục đích phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, thôngqua các khoản chi này Nhà nước can thiếp vào nền kinh tế bằng việc nằmnhững ngành quan trong, chủ yếu, quy mô hơn để dẫn dắt nền kinh tế của đấtnước, đảm bảo vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước Nhà nướcđầu tư vào những ngành quan trọng có ảnh hướng đến sự tăng trưởng ổnđịnh cảu nền kinh tế, an ninh quốc phòng và các khoản doanh nghiệp có tínhchất công ích

- Chi hỗ trợ các quỹ hỗ trợ phát triển: Đây là khoản chi của NSNNgóp phần tạo lập quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các

dự án đầu tư phát triển thuộc các ngành nghề ưu đãi và các vùng khó khăntheo quy định của Chính phủ, nhằm phát triển sản xuất, đảm bảo cân đối

Trang 31

giữa các ngành, các vùng trong cả nước Khoản chi này hình thành vốn điều

lệ của quỹ và có thể chi để bổ sung vốn hàng năm khi cần thiết Thông quahoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển góp phần từng bước chuyển dần hìnhthức cấp phát sang hình thức tín dụng đầu tư ưu đãi nhằm nâng caotraschnhiệm của người sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn

- Chi dự trữ Nhà nước: Đó là khoản chi hình thành nên quỹ dự trữNhà nước nhằm mục đích dự trữ những vật tư, thiết bị, hàng hóa chiến lượcphòng khi nền kinh tế gặp những biến cố bất ngờ về thiên tai, địch họa…đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định

Từ những nội dung chi đầu tư phát triển nêu trên, có thể thấy rầng chiđầu tư phát triển từ NSNN Ở Lào có những đặc trưng cơ bản sau:

- Chi đầu tư phát triển là những khoản chi lớn và không ngừng tănglên: Là khoản chi đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển KT-XH của quốc gia,thông qua đầu tư phát triển mới tạo ra được những tài sản cố định, năng lựcsản xuất mới cho nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện cho nền kinh tế pháttriển và tăng trưởng Song lượng vốn đầu tư không ổn định hàng năm vì nhucầu và mức độ đầu tư hàng năm phụ thuộc và chịu sự quyết định bở kế hoạchphát triển KT-XH của Nhà nước, phụ thuộc vào số dự án và mức độ đầu tưcho các dự án trong năm, phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn của NSNN.Trong xu hướng phát triển, đặc biệt là thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước khoản ch ocho đầu tư phát triển không ngừng gia tăng

- Chi đầu tư phát triển là khoản chi mang tính chất tích lũy: Trongtừng niên độ ngân sách, khoản chi đầu tư phát triển đều gắn với việc tạo racủa cải vật chất xa hội Thành quả của nó làm cơ sở tạo điều kiện cho nềnkinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng, tăng tích lũy cho NSNN

- Phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển gắn chặt với việc thựchiện mục tiêu, yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ và

sự lựa chọn phương pháp cấp phát của Nhà nước: Chi đầu tư phát triển phải

Trang 32

đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất cho việc thực hiện các mục tiêu, yêucầu phát triển KT-XH của đất nước phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triểnphụ thuộc vào việc lựa chọn phương thức cung cấp vốn đầu tư của Nhànước Trong cơ sở kinh tế thị trường ngoài vốn đầu tư từ NSNN, sự hỗ trợcủa vốn đầu tư từ các quỹ hỗ trợ phát triển Nhà nước còn thực hiện các chínhsách xã hội hóa trong chi đầu tư để từ đó làm tăng tổng mức vốn đầu tư pháttriển cho toàn xã hội.

1.1.2.3 Vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước được biểu hiện rõnét qua tính chất chi NSNN Cho đến hiện tại, qua một chiều dài lịch sử gần

30 năm, các nền kinh tế thị trường hiện đại đều khẳng định chi NSN khôngchỉ cung cấp tài chính cho bộ máy nhà nước hoạt động và thực hiện các chứcnăng cai trị của mình Chi NSNN còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trongviệc phát triển cân đối giữa các vừng, lãnh thổ, ngành kinh tế, điều tiết thịthường, xóa đói giảm nghèo, cung ứng những hàng hóa công mà ở đó chínhkhu vực kinh tế tư nhân bị thất bại; hay cách khác, kinh tế thị trường đã hìnhthành rõ ràng quy luật là hàng hóa công và sự cung ứng của nó là thuộc vềtrách nhiệm tối cao mà Chính phủ phải đầu tư thỏa đáng Đối với những nềnkinh tế đang chuyển đổi, Chính phủ phải tiến hành đẩy mạnh chsnh sách thịtrường hóa các quan hệ tài chính của chi NSNN, một mặt là nhằm cải thiệntính minh bạch, rõ ràng về quản lý tài chính và điều chỉnh lại chức năng quản

lý sao cho phù hợp với cơ chế thị trường; mặt khác, là để tối ưu hóa sự phân

bổ chi NSNN trong sự gắn kết với khuân khổ giới hạn về nguồn lực tàichính

Trong nền kinh tế thị trường chi NSNN có các vai trò cơ bản sau:

- Chi NSNN ngày càng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy

tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trang 33

Vai trò này được thể hiện rõ nét thông qua các khoản ch icho đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng, như: đường xá, sân bay,điện, kênh đập tưới tiêunước, viễn thông, nước sạch, bảo vệ môi trường, bệnh viện, trường học…Chất lượng của hàng hóa công này giúp cho người ta hiểu được tại sao quốcgia này thành công trong phát triển kinh tế, quốc gia khác lại thất lại trongviệc tạo ra nhiều nguồn vốn và đa dạng hóa sản xuất, phát triển mậu dịch,khống chế dân số, đẩy lùi đói nghèo hoặc làm trong sạch môi trường Hơnthế nữa, quá trính vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường đều gắnchặt với quá trính phân công lao động từ thấp đến cao, cững chính trong quátrình đó đã là rạng đông hay xế chiều nhiều nhiều ngành kinh tế Tuy vậy, ởbất cứ giai đoạn nào, để cho nền kinh tế đầu tư phát triển cân đối thì giữa cácngành trong tổng thể kinh tế phải được duy trì theo một cơ cấu thích hợp, và

do vậy, cần phải có cù hích đầu tư trọn gói ban đầu của nhà nước vào cácngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn thuộc về nổi nhưng khôngthu hút dược vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân…Sự đầu tư của nhànước vào những lĩnh vực ưu tiên này sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển haycông nghiệp hóa cho phần còn lại nền kinh tế Phối hợp với chính sách đầu

tư trọn gói là chính sách hỗ trợ trực tiếp của nhà nước cho các doanh nghiệpbằng hiều hình thức khác nhau, như: trợ giá đầu tư và hỗ trợ vốn, góp vốnliên doanh, cổ phần,…Sự hỗ trợ của nhà nước thường tập trung vào các lĩnhvực quan trọng với mục đích là ổn định thị trường và bù đắp các thua thiệtcho các doanh nghiệp phải hoạt động theo chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh

tế Đó là chưa kẻ chính sách hỗ trợ vô cùng quan trọng và thiết thực của nhànước về nguồn lực thông qua các chính sách phát triển hoạt động sự nghiệpgiáo dục,đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế…

- Chi NSNN góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh tế

Cũng cần thấy rằng, Chi NSNN đã hình thành nên một thị trường

Trang 34

đặc biệt với một khối lượng hàng hóa to lớn do nhà nước tiêu thụ trên thịtrường làm tổng cầu của xã hội được mở rộng Đến lượt mình, tổng cầu mởrộng lại tác động nâng coa khả năng thu hút vốn và kích thích sản xuất pháttriển hơn nữa Trên góc độ này mà nói, thị trường nhà nước lại trợ thànhcông cụ kinh tế quan trọng của nhà nước nhằm tích cực cải tạo lại cân bằngcủa thị trường hàng hóa khi bị mất cân đối bằng cách tác động vào các quan

hệ cung cầu thông qua tăng hay giảm mức độ chi NSNN ở thị trường này

- Chi NSNN góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng

lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội.

Về mặt xã hội, tài chính công góp phần điều tiết công bằng thu nhậpgiữa các tầng lớp dân cư bằng cả 2 công cụ bộ phận thế và chi tiêu Trongkhi thuế là công cụ mang tính chất động viên nguồn thu cho nhà nước, thìchi NSNN mang tính chất chuyển giao thu nhập đó đến những người có thunhập thấp thông qua các khoản chi an sinh xã hội, ch icho các chương trìnhgiải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo như Samuel Johnson nói “ Cung cấp

tử tế cho người nghèo là đánh giá sự thật về nền văn minh” Nghệ thuật củachính phủ thể hiện ở chỗ lấy nhiều tiền có thể được từ một giai cấp trong xãhội để chuyển cho một giai cấp khác nhằm tạo ra sự công bằng trong xã hội

1.2 Lý LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI NSNN.

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hướng đến quản lý chi ngân sách nhà nước

1.2.1.1.khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước

Trong tất cả mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế xã hội nói chung, để

đảm bảo hoạt động bình thường, đều phải có vai trò của con người tác độngvào Những tác động mang tính chủ quan đó gọi là quản lý Nói cách khác,quản lý thực chất là việc thiết lập và tổ chức thực hiện hệ thống các phươngpháp và biện pháp, tác động một cách có chủ định tới các đối tượng quantâm nhằm đạt được kết quả nhất định

Trang 35

Quản lý chi NSNN là quá trình Nhà nước vận dụng các quy luật kháchquan sử dụng hệ thống các phương pháp, công cụ quản lý tác động đến cáchoạt động chi NSNN phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ của Nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Đối tượng tác động của quản lý chi NSNN là toàn bộ các khoản chicủa NSNN được bố trí để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

Quản lý chi NSNN là sự liên kết hữu cơ giữa Nhà nước với tư cách làchủ thể quản lý với khách thể quản lý là các đơn vị sử dụng NSNN và đốitượng quản lý là các khoản chi NSNN

Xét về phương diện cấu trúc, quản lý chi NSNN bao gồm hệ thống các yếu tố sau:

Chủ thể quản lý: Nhà nước là người trực tiếp tổ chức, điều khiển quá

trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN

Mục tiêu quản lý:

Mục tiêu tổng quát: Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững và

ổn định

Mục tiêu cụ thể: Quản lý chi NSNN về bản chất là cộng cụ tài chính

quan trọng của Nhà nước, quản lý chi NSNN phải tuân theo cả ba mục tiêuchính sách kinh tế tổng thể, Bên cạnh những nhân tố khác, sự ổn định tàichính đòi hỏi hình thức kỷ luật tài chính; sự tăng trưởng kinh tế và tính côngbằng phần nào được tuân thủ thông qua việc phân bộ khoản tiền công quỹcho các ngành khác nhau; Cả ba mục tiêu đều đòi hỏi việc sử dụng hợp lý vàhiệu quả các nguồn lực trên thực tế Do đó cả ba mục tiêu của chính sáchtổng thể chuyên sang ba mục tiêu chính của quản lý chi NSNN hiệu quả:

nguyên tắc tài khóa ( kiểm soát chi tiêu), phân bổ nguồn lực phù hợp với các

ưu đãi chính sách (phân bổ“chiến lược”);và quản lý hoạt động hiệu quả.

Trang 36

Tiếp theo việc quản lý hoạt động hiệu quả đòi hỏi cả tính hiệu quả (tối thiểuchi phí trên mỗi đơn vị đầu ra) và tính hợp lý(đạt được hiệu quả như dự tính)

Có những mối liên hệ giữa ba mục tiêu chính của quản lý chi NSNN,chức năng chính tương ứng của những mục tiêu này và cấp bậc nhà nước mànhững mục tiêu này hầu hết là có hiệu quả Nguyên tắc tài khóa yêu cầu hoạtđộng kiểm soát tổng thể, phân bổ nguồn lực chiến lược Nguyên tắc tài khóa

và quản lý hoạt động ở đây phụ thuộc vào cải tiến mang tính “ kỹ thuật” hơn

là việc phân bổ nguồn lực chiến lược

Việc tập trung vào quản lý chi NSNN dựa trên mối liên quan trọng

giữa thu và chi Bộ ba mục tiêu quản lý chi NSNN là (a) nguyên tắc tài khóa,

(b) phân bổ và huy động nguồn lực, (c) hiệu quả hoạt động có thể dễ dàng

được mở rộng thành bộ ba mục tiêu tài khóa Trong đó: Nguyên tắc tài khóa

thực hiện chức năng kiểm soát chi tiêu, nguyên tắc tài khóa cũng do những

dự báo chính xác thu cũng như chi; Phân bổ và huy động nguồn lực thực

hiện chức năng lập kế hoạch chi tiêu, việc phân bổ chiến lược giồng nhưtrong thờ gian ưu đãi thuế trên các ngành khác nhau; và quản lý thuế rõ ràng

là khía cạnh thu quản lý hoạt động chi tiêu hiệu quả Do vậy, hiệu quả hoạt

động thể hiện qua chức năng quản lý chi tiêu Hiệu quả hoạt động được biết

đến dựa trên các chỉ số về kinh tế, hiệu suất, hiệu quả và đúng quy trình

Trong thực tế, thứ nhất, ba mục tiêu có thể xung đột lẫn nhau trong gắn

hạn (và phải có đượ c những cân đối và đối chiều) nhưng rõ ràng những mụctiêu này bổ sung cho nhau trong dài hạn Ví dụ: nguyên tắc tài khóa trongphân bổ nguồn lực không có kế hoạch và hoạt động không hiệu quả vốn đã

không ổn định Thứ hai, toàn bộ kết quả ngân sách hiệu quả phải hình thành

từ những kết quả hoạt động hiệu quả tại từng cấp chính quyền Ví dụ: trongkhi nguyên tắc tài khóa vế cơ bản phải được kê khai tại cấp tổng, thì lại xuấthiện như tổng chi phí của hoạt động kiểm soát chi tiêu hiệu quả (và dự báo

Trang 37

thu đáng tin cậy) trong từng bộ và cơ quan chính quyền chứ không phải từtrên xuống dưới.

Công cụ quản lý: Để thực hiện quản lý, Nhà nước cần phải sử dụng hệ

thống các công cụ, trong đó bao gồm các yếu tố: Các chính sách kinh tế - tàichính, pháp chế kinh tế -tài chính, chương trình hóa các mục tiêu, dự án

Cơ chế quản lý: Là phương thức mà qua đó Nhà nước sử dụng các công

cụ quản lý tác động vào quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực tàichính để hướng vào đạt những mục tiêu đã định

Nội dung quản lý chi NSNN: Bao gồm tất cả những thành phần của quytrình ngân sách quốc gia, gồm: (i) Dự báo thu nhập và chi tiêu; ( được thiếtlập trong khuẩn khổ chi tiêu trung hạn; (ii) Gắn kết ngân sách với việc đưa rachính sách; (iii) Chuẩn bị ngân sách; (iv) Quản lý tiền mặt và kiểm soát chitiêu ngân sách; (v) Thực hiện kiểm ra bên trong và kiểm toán; (vi) kế toán vàbáo cáo; (vii) Mau sắm hàng hóa công và tài sản; (viii) Đánh giá thựchiện; (iv) Điều hành kiểm toán từ bên ngoài; (x) Đảm bảo sự giám sát của cơquan lập pháp và cơ quan khác

1.2.1.2 Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước.

Chi NSNN được quản lý bằng pháp luật và theo dự toán Bằng cáchnày Nhà nược và các cơ quan chức năng đưa ra cơ chế quản lý, điều hành chiNSNN đụng luật, đảm bảo hiệu quả và công khai, minh bạch

Quản lý chi NSNN sử dụng tổng hợp các biện pháp, nhưng biên pháptối ưu nhất là biên pháp tổ chức hành chính Đặc trưng của biên pháp này làcưỡng chế đơn phương của chủ thể quản lý, thể hiện rõ nét trong cơ chế quản

lý chi NSNN ở Lào bởi NSNN Lào là ngân sách thống nhất từ cấp trungương đến địa phương, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyết hạn vớitrách nhiệm Biện pháp này tác động vào đối tượng quản lý theo hai hướng:

Một là, chủ thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định tính chất,

mục tiêu, quy mô, cơ cấu tổ chức điều kiện thành lập, mối quan hệ trong và

Trang 38

ngoài tổ chức…Hai là, chủ thể quản lý đưa ra các quyết định quản lý bắt

buộc cấp dưới và cơ quan thuộc phạm vi điều chỉnh phải thực hiện nhữngnhiệm vụ nhất định

Hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN khó đo được bằng các chỉtiêu định lượng Nó không đồng nghĩa với hiệu quả chi NSNN Nếu như hiệuquả chi NSNN so sánh kết quả với số tiền mà nhà nước bỏ ra cho công việcnào đó, thì hiệu quả công tác chi NSNN được thể hiện bằng việc so sánhgiữa kết quả công tác quản lý chi NSNN thu được với số chi phí mà nhànước đã chi cho công tác quản lý chi NSNN

1.2.1.3 Ý nghĩa và vai trò của quản lý chi NSNN

Ngân sách là tầm gương tài chính của các lựa chọn kinh tế và xã hội.

Để thực hiện tốt vai trò mà nhân dân giao phó, bên cạnh những yếu tổ khác,nhà nước cần: (i) lựa chọn hợp lý và đẩy đủ nguồn lực trong nền kinh tế, và(ii) Phân bổ sử dụng những nguồn lực đó nhanh, có hiệu quả Quản lý chingân sách gắn liền với (ii), do đó quản lý chi NSNN chỉ là một công cụnhưng là một công cụ quan trọng trong chính sách của chính phủ

Vấn đề thên chốt là xác định các chính sách ưu tiên cho người dân, baogồm trách nhiệm giải trình và giám sát của chính phủ đóng vai trò trung tâmđối với các hoạt động quản lý và đặc biệt quan trong

Quản lý chi NSNN về bản chất mang tính công cụ Có điểm khác biệt

cơ bản giữa vấn đề chính sách chi tiêu “cải gì” và vấn đề quản lý chi tiêu

“như thế nào” Trong thực tế có ranh giới giữa chính sách và việc triển khaidẫn đến những chính sách không thực tiễn, việc trển khai không có dự tính

và vấn đề thời gian đối với cả chính sách không hiệu quả và việc triển khaikém Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa các thủ thục và quy trình quản lý chiNSNN và mục tiêu mà chúng dự tính rất quan trọng Những vấn đề khác như

cơ cấu, kỹ thuật, kỹ năng và dữ liệu cần thiết để có được quản lý chi NSNNhiệu quả khác só với những gì cần thiết để thiết lập chính sách hiệu quả

Trang 39

Tuy nhiên, bên cạnh đó, điều quan trọng là quản lý chi NSNN phải cụthể theo từng quốc gia Những cách tiếp cận và những giải pháp đưa ra vềquản lý chi NSNN phải dựa trên thực tiễn kinh tế, xã hội, hành chính và nănglực triển khai của quốc gia được đề cập đến Giống như bất kỳ một lĩnh vựcnào khác chi NSNN phải hợp lý, (i) Về các khoản quyên góp mang tính địaphương Vì bất kỳ một cuộc cải cách quản lý chi NSNN nào được triển khairộng rãi đều phải được phân tích cẩn thận với sự hiểu biết bối cảnh địaphương, từ đó mới có thể đưa ra được các quyết định phù hợp Điều đặc biệtquan trọng đối với phân tích tính ứng dụng là việc đánh giá cơ cấu tổ chứccủa quốc gia đó và tính sẵn có của dữ liệu đáng tin cậy có liên quan và đầy

và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hai xảy ra nhằm đảm bảo chấtlượng công trình; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú

ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triểncác ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó Vì vậy, quản lý chiNSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện

tự nhiên ở địa phương

- Điều kiện kinh tế - xã hội

Quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởngbởi điều kiện kinh tế - xã hội Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽđược cung cấp đẩy đủ, đúng tiến độ Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức

Trang 40

tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tính dụng để kìm chế làmphát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi NSNN giảm Lạmphát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăngđiều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện.

Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đếnquản lý chi NSNN trên đi bàn địa phương

- Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi NSNN.

Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trởthành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung

và quản lý chi NSNN nói riêng Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn vàtạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự,trong khuân khổ pháp luật đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòihỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ Vì vậy, hệ thống pháp luật, cácchính sách liên quan đến quản lý chi NSNN sẽ có tác dụng kiềm hãm haythúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi NSNN ở địaphương

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn quản lý chiNSNN ở địa phương Chảng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là mộttrong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bộ dự toán vàkiểm soát chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chấtlượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương.Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ gópphần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ hơn, hiệuquả hơn Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyết hạn của các cơ quan, cáccấp chính quyền trong việc quản lý NSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng công tác quản lý chi NSNN Chỉ trên cơ sở phân công trác nhiệm,quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho côngtác quản lý chi NSNN đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của Sự

Ngày đăng: 17/04/2017, 15:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
25. Lê Ngọc châu (2004) Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSNN quan hệ thống kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng tin học, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSNN quan hệ thống kho
26. PGS,TS Dương Đăng Chinh, TS Phạm văn khoan, Giao trình Quản lý Tài chính công, Nhà xuất bản Tài chính 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao trình Quản lý Tài chính công, Nhà
27. GS,TS Dương Thị Bình Minh, Quản lý chi tiêu công Ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp, Nxb Tài chính, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chi tiêu công Ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp
Nhà XB: Nxb Tài chính
29. PGS,TS Trần Xuân Hải (2012), Tăng cường công tác quản lý tài chính công ơ Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Đề tài cấp Bộ Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác quản lý tài chính công ơ Việt Nam
Tác giả: PGS,TS Trần Xuân Hải
Năm: 2012
30. Nguyễn Ngọc Hải (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hải
Năm: 2008
32. Ngô Thanh Hoảng (2012), “Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 4 (105)năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra”, Tạp chí
Tác giả: Ngô Thanh Hoảng
Năm: 2012
33. Trịnh Thị Thúy Hồng (2012), Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình Định, 2012. Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Bình
Tác giả: Trịnh Thị Thúy Hồng
Năm: 2012
35. Ngân hàng Thế giới (1998), Các hệ thống tài chính và sự phát triển, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hệ thống tài chính và sự phát triển, Nxb Giao thông Vận tải
Tác giả: Ngân hàng Thế giới
Nhà XB: Nxb Giao thông Vận tải
Năm: 1998
36. Trần Văn Lâm (2008), Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện quản lý chi NSNN nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH trên
Tác giả: Trần Văn Lâm
Năm: 2008
37. Nguyễn Thị Minh (2008), Đổi mới chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Minh
Năm: 2008
40. Lê Chi Mai (2005), Lãng phí trong chi tiêu công và các giả pháp khắc phục. Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lãng phí trong chi tiêu công và các giả pháp khắc phục. Tạp chí Quản lý
Tác giả: Lê Chi Mai
Năm: 2005
41. Lê Chi Mai (2006), Một số vấ đề mức độ phân cấp ngân sách ở Việt Nam và hướng cải thiện. Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấ đề mức độ phân cấp ngân sách ở Việt Nam và hướng cải
Tác giả: Lê Chi Mai
Năm: 2006
42. PGS,TS Lê Chi Mai (2008), Nguyên nhân và giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong chi tiêu công, Tạp chí Quản lý chi Nhà nước, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên nhân và giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong chi
Tác giả: PGS,TS Lê Chi Mai
Năm: 2008
46. Bùi Đường Nghiêu, Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam (2003). Luận án tiến sỹ Học viện Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện
Tác giả: Bùi Đường Nghiêu, Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam
Năm: 2003
47. Bùi Đường Nghieu, Đổi mới chính sách tài khóa đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, Nxb Tài chính, Hà Nội,2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới chính sách tài khóa đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh
Nhà XB: Nxb Tài chính
48. PGS,TS Hoàng Thúy Nguyệt (2009), Thách thức trong quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 3 (68) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thách thức trong quản lý ngân sách theo kết quả đầu
Tác giả: PGS,TS Hoàng Thúy Nguyệt
Năm: 2009
49. PGS,TS Hoàng Thúy Nguyệt (2009), “Đổi mới lập dự toán ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 12(77) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới lập dự toán ngân sách theo kế hoạch chi tiêu"trung hạn
Tác giả: PGS,TS Hoàng Thúy Nguyệt
Năm: 2009
50. PGS,TS Hoàng Thúy Nguyệt (2012). “Tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 3 (104) năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư"công ở Việt Nam
Tác giả: PGS,TS Hoàng Thúy Nguyệt
Năm: 2012
51. Sukiendanang.com (2010). Sự đồng thuận là sức mạnh lớn lao giúp Đà Nẵng phát triển với tốc độ siêu tốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự đồng thuận là sức mạnh lớn lao giúp Đà Nẵng phát triển với
Tác giả: Sukiendanang.com
Năm: 2010
52. PGS,TS Nguyễn Đình Tài. Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số 4/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w