Chương 2 THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI
3.1.1. Bổi cảnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hua Phăn đến năm 2030
Tỉnh Hua Phăn nằm ở phương Đông Bắc, phía Tây giáp Tỉnh Luong Pra Bang; phương nam giáp tỉnh Xiêng Khoảng. và tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An CHXHCN Việt Nam. Phương Bắc giáp tỉnh Sơn La CHXHCN Việt Nam.
Tỉnh Hua Phăn gồm 10 huyện, 723 làng, dân số 298.796 người.năm 2015, như: Huyện Sâm Nua; Huyện Viêng Xay; Huyện Siêng Khỏ; Huyển Sốp Bau; Huyện Mương Ét; Huyện Sâm Táy; Huyện Mương Quân; Huyện Mương Hiệm và Huyện Mương Xòn. Tỉnh Hủa Phăn có 9 bộ tộc, Lao phật, thái đỏ, Hmông, khơ mú, Phỏng, Mường, Ưu miên và Hàn. Là tỉnh căn cứ
địa cách mạng Anh hùng, điểm trọng tâm chiến lược quân sự; có đường biên giới giáp (tỉnh Thanh Hóa; Sơn La và Nghệ An ) CHXHC Việt Nam.
Diện tích đất tự nhiên 17.504 km2, trong đó có diện tích rừng chiếm 74%, núi cao chiếm 18%, đồng bằng, đồng ruộng chiếm 8%). Trong đó, đất nông nghiệp 131,800 ha. Chiếm 7,52%; trong đó đất trồng láu 1 màu 118,800 ha. Chiếm 90,13%; sản lượng ước đạt 535.000 tấn thóc. đất trồng láu 2 màu 13,000 ha, chiếm 9,87%; sản lượng 52.000 tấn thóc. Tính bình quân đầu người toàn tỉnh năm ước đạt 200/kg/năm. Đất trồng ngô 140,17 ha. Sản lượng đạt 843.230 tấn. đất trồng đậu 10.14 ha. Sản lượng đạt 12,17 tấn. đất trồng vừng 1,32 ha, đạt 1.320 tấn. Ngoài ra còn trồng các cây ăn quả khác đạt 1,806 ha, sản lượng đạt 7.694 tấn và trồng cây lượng thực ngắn hạn đạt 540 ha, sản lượng đạt 954.00 tấn.
Nhân dân các bộ tộc đã vượt qua các vấn đề thiên tai và vấn đề xã hội để phấn đấu sản xuất hàng hóa cung cấp theo nhu cầu của xã hội trong nội địa và xuất khẩu, đồng thời để tạo thu nhập cho gia đình nhằm hoàn toàn xóa đói giảm nghèo trong năm 2030 và vận động toàn dân tham gia công tác quốc phòng an ninh; quản lý hộ khẩu, quản lý công tác xuất - nhập khẩu, giải quyết các vấn đề tiêu cực, tham nhũng làm cho chính trị và xã hội có sự ổn định, trật tự an ninh. Khôi phục cảnh quan thiên nhiên ngày càng phong phú, môi trường sạch đẹp và tương xứng với tỉnh căn cứ cách mạng, vừa là cầu nối giữa chính quyền, doanh nghiệp và bà con nhân dân đi lại trao đổi hàng hóa vừa là điểm kết nối giữa các tỉnh, huyện và nước ngoài đặc biệt là nước CHXHCN Việt Nam. Chính vì vậy, Tỉnh Hủa Phăn là một tỉnh có tiềm năng về thu hút các nhà đầu tư sang đầu tư và khách du lịch sang thăm quan du lịch nghỉ mát do thời tiết mát mẻ. Quan điểm vừa là tỉnh căn cứ cách mạng (thủ đô cách mạng của Lào) đặc biệt là khu di tích lịch sử tại huyện Viêng Say. Các hang động của các vị lãnh tụ Lào tại huyện Viêng Say là nơi để các lãnh đạo cách mạng hoạt động chiến đấu kẻ thù xâm lược nước ngoài trong
thời kỳ kháng chiến cho đến khi thắng lợi giành độc lập. Nhân dân các bộ tộc Lào có truyền thống đoàn kết từ lâu đời, cần cù lao động và có truyền thống anh dũng đấu tranh chống bọn xâm lược nước ngoài và luôn giành được thắng lợi hạnh phúc cho nhân dân.
Tỉnh Hủa Phăn là tỉnh miền núi, hiểm trở, có thời tiết phù hợp với trồng trọt chăn nuôi, có nhiều sông suối thuận lợi cho công tác xây dựng thủy điện, có đường giao thông 6B; dài 137 Km.từ thành phố Sâm Nua đến biệ giới Pa Hàng - Mộc Châu tỉnh Sơn La; đường số 6A; dài 82km. Từ Sâm Nua - Na Mèo của khẩu Quốc tế CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam. Vì vậy đã có điều kiện rất thuân lợi cho giao lưu văn hóa phát triển KT-XH.
Xác lập một số chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh Hua Phăn về phát triển KT-XH trong vòng 5 đến 15 năm.
Bối cảnh KT-XH thời gian tới có nhiều thời cơ đan xen với thách thức, Tỉnh Hua Phăn phải tập trung thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển KT-XH, đồng thời phải đảm bảo sự ổn định về an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội. Trong giai đoạn này, phải tạo được chuyển biến mạnh mẽ đưa tỉnh Hua Phăn ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tình thần, văn hóa tình thần của nhân dân; tạo đà cho phát triển cho những năm sau, để đến năm 2030 tỉnh Hua Phăn cơ bản trở thành tỉnh có nền CNH, HĐH; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh có sự bền vững và dân chủ, tình đoàn kết dân tộc và các dân tộc cho chặt chẽ, xã hội ổn định và trật tự có sự công bằn về pháp luật đều được tăng cường; Do vậy, trong triển được phát triển KT-XH đến năm 2030 tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào đã xác định rõ các mục tiêu:
Đưa GDP 8% đến năm 2030 phấn đấu tăng thu nhập bình quân 9.500 USA/người/năm tăng lên 6 lần; so với năm 2015. Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nhiệp, và nền kinh tế. thúc đẩy sản xuất
hàng hóa phát triển, tăng số lượng, chủng loại và chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Phát triển kinh tế phải gắn kết đồng bộ với các chương trình chính Sách phát triển xã hội từng bước nâng cao dân trí, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống không ngừng nâng cao thu nhập dân cư. Chất lượng đời sống vật chất, văn hóa tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ và cải thiện.
- Phát triển KT-CN hiện đại đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH,HĐH.
- Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển cân đối bền vững của nền KT-XH, quốc phòng, an ninh.
- Ngâng cao chất lượng giao dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Nâng cao chất lượng công tác y tế và các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khẻo của nhân dân các dân tộc.
Từ phương hướng, mục tiêu tổng quát, xác định các chi tiêu đạt được là:
- Đạt tăng trưởng GDP ở mức 8% giai đoạn 2016 - 2020, bình quân 1.700 USA/người/n; và 7,5% giai đoạn 2021 - 2025, bình quân 3.500 USA/người/n; giai đoạn 2025 - 2030 phấn đấu đạt 6.507 USA/người/n. Có nghĩa là tăng trưởng GDP trung bình quân trong suốt giai đoạn 2016 - 2030 là 7,5% - 8%. Điều này sẽ dẫn đến kết quả là đạt tăng trưởng GDP, bằng 3.595.655 tỷ kíp năm 2016 - 2020; 11.690.501 tỷ kíp năm 2021-2025;
27.382.485 tỷ kíp năm 2025 - 2030; so với năm 2015. Thu nhập bành quân đầu người đạt 52 triệu kíp 8 lần Năm 2030.
- Tiếp tục đa dạng hóa đáng kể nền kinh tế bằng cách tăng cường tập trung vào công nghiệp, đặc biệt là khai khoáng, sản xuất kim loại và sản xuất tuyến dưới tọa giá trị gia tăng, đồng thời tập trung vào nâng cao năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Cơ cấu GDP của nền kinh tế sẽ đạt: Nông nghiệp 40%, công nghiệp 25%, dịch vụ 35% tính đến năm 2020.
Nông nghiệp 37%, công nghiệp 28%, dịch vụ 35% tính đến năm 2025. Và Nông nghiệp 33%, công nghiệp 30%, dịch vụ 37% năm 2030.
- Chuyển dịc lao động từ các khu vực năng suất thấp như công
nghiệp sang khu vực có khả năng suất cao hơn như công nghiệp. Cơ cấu việc làm sẽ đạt: nông nghiệp 50,38%, công nghiệp 18,62%, dịch vụ 31% năm 3016 - 2020, Nông nghiệp 51%, công nghiệp 20,%, dịch vụ 29% năm 2021 - 2025. Và nông nghiệp 48%, công nghiệp 21%, và dịch vụ 31% trong năm 2026 - 2030; Nâng cao năng suất lao động ở mức 5% một năm trong nông nghiệp, từ 15 triệu kíp. năm 2016 - 2020. lên 25 triệu kíp. năm 2020 - 2025.
Và năm 2026 - 2030 đạt 35 triệu kíp. Thông quả những nỗ lực không ngừng, về đào tạo nông dân đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân.
- Đảm bảo sự phát triển các ngành chủ chốt theo quy hoạch tổng thể để tạo ra 1.000 việc làm trong giai đoạn 2016 - 2020; 1.500 việc làm trong giai đoạn 2021 - 2025. Và 2.000 việc làm trong giai đoạn 2021 - 2030. Đảm bảo luôn sẵn có lao động đã qua đào tạo bằng cách ngăn chặn di cư và thu hút lao động từ các tỉnh khác và nược làng giềng.
- Đảm bảo tổng vốn đầu tư đạt khoảng 321 tỷ kíp, trong giai đoạn 2016 - 2020, trong đó 45 tỷ kíp là đầu tư công, Trong giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo vốn đầu tư đạt 558 tỷ kíp, trong đó 35 tỷ kíp là đầu tư công. Giai đoạn 2026-2030 đảm bảo vốn đầu tư đạt khoảng 649 tỷ kíp.
- Phát triển đồng bộ, cân đối giữa các vùng kinh tế, vừa phát huy lời thế so sánh giữa các vùng trong điểm, vừa tạo điều kiện cho các vùng nghèo có cơ hội phát triển.
- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa.
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hua Phăn CHDCND Lào.
Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Hua Phăn thời gian tới là khăc phục nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại.
Quản lý chi NSNN trước hết phải nhằm thiết lập và duy trì được kỷ luận tài khóa chặt chẽ. Muốn vậy, cần phải cải cách cơ bản công tác phân tích, dự báo tổng nguồn lực dành cho khu vục công. Trên cơ sở giới hạn tổng nguồn lực, quản lý chi phải kiểm soát được tổng nhu cầu trong phạm vi nguồn lực cho phép.
Quản lý chi NSNN phải hướng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các ưu tiên phát triển KT-XH trên địa bàn, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thông nhất giữa các năm.
Phân bổ ngân sách phải thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhất là chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ từng nhanh. Cải cách tiền lương cũng vẫn là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong giai đoạn tới vì đây là gốc rễ để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nược. Lĩnh vực không kém phần quan trọng là việc nâng cao chất lượng và tính công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản như giao dục, y tế, hướng tới sự phát triển bền vũng của địa bàn…
Quản lý chi NSNN cũng phải tập trung cải thiện cơ bàn hiệu quả sử dụng ngân sách. Thực hiện phân bổ ngân sách theo các ưu tiên chiến lược địa phương, ở những góc độ nhất định, sẽ khắc phục được những bất cập về hiệu quả sử dụng vốn gắn với việc phân chia nguồn ngân sách dàn trải, không kịp thời, không gắn với các kết quả hoạt động. Tuy nhiên, để sử dụng ngân sách thực sự có hiệu quả cần phải cải tổ cơ bản cả về cơ chế, chính sách và phương thức lựa chọn các đề án, dự án chi ngân sách. Đối với những lĩnh vực khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm thì nên điều chỉnh lại phạm vi can
thiệp của Nhà nước, tăng cường áp dụng các động cơ kinh tế thị trường trong từng khâu, từng giai đoạn của việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa công cộng.
Ngay cả đối với các lĩnh vục Nhà nước phải đứng ra cung cấp, cũng xần áp dụng các công cụ phân tích kinh tế(Phân tích chi phí - lợi ích) để lựa chọn các cách thức có chi phí thấp nhất. Gắn ngân sách với các kết quả đầu ra và tạo ra các hình thức thưởng - phạt trên cơ sở kết quả đạt được cũng cần phải từng bước áp dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách…
Quản lý chi NSNN phải hướng tới mục tiêu phát triển KT-XH địa phương trong khi ưu tiên các lĩnh vực thiết yếu cho sự phát triển kinh tế mỗi giai đoạn, quản lý chi NSNN cần phải đứng trên mục tiêu phát triển KT-XH.
3.1.3. Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Hua Phăn.
Để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH địa phương và trở thành một trung tâm linh tế các tỉnh Hua Phăn đã xã định hướng đ icho mình và đặt ra các nhiệm vụ tương đối cao. Trong đó, quản lý chi NSNN của tỉnh cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
Một là, Quản lý chi NSNN địa phương phải đảm bảo kinh phí kíp thời cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tương ứng của mình trong công cuộc phát triển KT-Xh trên địa bàn.
Để thúc đẩy kinh tế tỉnh tăng trưởng và phát triển bền vững, trong khi chưa có những thay đổi mạnh ở các thành phần kinh tế khác, tất yếu phải tăng chi đầu tư công. Một mặt, tăng đầu tư công trực tiếp làm tằng tổng cầu trong nền kinh tế. Mặt khác, tăng chi sẽ tác động, lôi kéo các thành phần kinh tế khác mở trộng sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể tăng chi NSNN trước khi tăng trưởng cao tạo ra các nguồn thu mới?
Liệu cá cách nào đó để tăng nguồn? Hay đổi mới phương thức can thiệp cảu tỉnh hay nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách? Hay vay nở?....
Vì việc tăng nguồn trong gắn và trung hạn rất hạn chế, nên yêu cầu đặt ra đầu tiên đối mới quản lý chi NSNN của tỉnh là phải kế hoạch hóa được nhu cầu chi trên cơ sở đảm bảo các cân đối vững chắc về thu - chi, về vay nợ thì thì mới đảm bảo thúc đẩy KT-XH phát triển được.
Hai là, do nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu lại tương đối lớn, nên quản lý chi NSNN của tỉnh phải bố trí phân bổ tập trung, trực tiếp cho các nội dung và mục tiêu phát triển của địa phương. Rút kinh nghiệm giai đoạn trước, do phân bổ ngân sách địa phương phân tán, dàn trải, nhiều công trình, dự án không được phân đủ vốn theo tiến độ, không có chất lượng sử dụng, hiệu quả sử dụng ngân sách hạn chế, việc phân bổ ngân sách giai đoạn tới cần thực hiện nghiêm ngặt vấn đề ưu tiên hóa.
Ba là, khi đã lựa chọn được các ưu tiên chi tiêu, vấn đề tiếp theo của quản lý chi NSNN là phải lựa chọn các phương thức sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội cao nhất.
Năm lả, quản lý chi NSNN cần phải hướng tới các mục tiêu dài hạn của địa phương. Trong khi thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của giai đoạn tới, quản lý chi NSNN đồng thời phải tính đến mục đích phát triển bền vững lâu dài trên địa bàn, ưu tiên cho chi đầu tư phát triển ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, thúc đẩy phát triển đồng đều giữa các vùng, miền trên địa bàn, Nâng cao mức sống của nhân dân các dân tộc các vùng này, thúc đẩy tăng trưởng, giảm dần sự chênh lệch so với các vùng đô thị, tạo môi trường sống của con người gần gũi với thiên nhiên và đảm bảo xanh, sạch đẹp. Vấn đề không kép phần quan trong là phải chủ động, linh hoạt trước các biến động của nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh mở cửa và kinh tế thế giới đối mặt với nhiều bất ổn kinh tế, chinh trị, xã hội.