Chương 2 THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.4. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
KBNN kiểm tra, kiểm soát chi NSNN theo nguyên tắc; Mọi khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi, Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phải được thực hiện trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ (trừng hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện thanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN); Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách.
Trong công tác kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh, KBNN tỉnh Hua Phăn đã thực hiện chi khi co đầy đủ điều kiện;
Các khoản chi đã có dự toán chi NSNN được giao. Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định, Đã được thủ trưởng
đơn vị sử dụng ngân sách người được uy quyền quyết định chi, Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định.
KBNN tỉnh Hua Phăn kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán, Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách.
Thời gian qua , công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng trong nước được thực hiện theo Luật NSNN, và các Nghị định, Quyết định đã đề ra.
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, kho bạc nhà nước căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khổi lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình, Kho bạc nhà nước không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. Kho bạc nhà nước căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng.
Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc,
“thanh toán trước, kiểm soát sau”, cho từng lần thanh toán và “kiểm soát trước, tính toán sau”. Đối với lần thanh toán cuối cùng của hợp đồng. Căn cứ vào nguyên tắc này, Kho bạc nhà nước hướng dẫn cụ thể phương thức kiểm soát thanh toán trong hệ thống kho bạc nhà nược, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu và đúng quy định của nhà nước.
Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không dược vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu, tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mục đầu tư đã được phe duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khổi lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí
cho dự án. Riêng đối với dự án ADB việc thanh toán tạm ứng và thanh toán khổi lượng hoàn thành, không bị hạn chế bởi kế hoạch tài chính hàng năm của dự án nhưng không vượt quá kế hoạch tài chính chung của toàn dự án.
Tuy nhiên, một điều thực tế đễ nhận thấy rằng, dự toán XDCB phức tạp hơn nhiều so với dự toán chi phí của một đơn vị sự ngiệp. Đr có một dự toán XDCB phải đị từ khâu khảo sát thiết kế, ráp định mức, đơn gái, đặc biết có dự án phải xây dựng định mức riêng huy động nhiều ngành tham gia.
Song chịu trách nhiệm đến đâu, như thế nào lại chưa có quy định cụ thể. Và trên thực tế hiện nay chất lượng thiết kế, dư án chưa cao, có nhiều dự án thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đã được phê duyệt nhưng khi triển khai thi công lại phải bổ sung thiết kế, phải tiến hành xử lý rất tồn kém. Nhiều dự án, nhiều công trình lập dự toán không chính xác do áp sai định mức, đơn giá hoặc bóc tiên lượng, dự toán sai. Cũng tương tự như thế đối với cơ quan Nhà nước được giao thẩm quyền phê duyệt các thủ tục đầu tư nhu thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, thẩm định quyết toán vốn đầu tư để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực tế cho thấy nhiều dự án thời gian thẩm định chậm hơn nhiều so với quy định, thẩm định chưa chính xác; thẩm định rồi. duyệ rồi nhưng vẫn bổ sung sửa đối, bổ sung xong thẩm định vẫn đúng và vẫn phe duyệt; thậm chí dự toán chi tiết đã được thẩm định và phe duyệt song qua thành tr tài chính hoặc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN vẫn phát hiện sai sót và phải giảm trừ. Về phía chủ đầu tư, có những dự án triển khai trước, ký hợp đồng sau; bên B thay đổi chủng lại vật tư dùng cho công trình nhưng bên A vẫn ký phiếu giá đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt, cả biệt vẫn có trường hợp A - B tiến hành nghiệm thu trước khi có khổi lượng hoàn thành. Với thực tế đó nếu KBNN chỉ căn cứ trên cơ sở dự toán được duyệt để thanh toán, không tiến hành kiểm tra, sẽ gây thất thoát vốn NSNN. Đánh rằng chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm chính về việc sử dụng vốn ngân sách, cơ quan duyệt dự
toán nếu duyệt sai, gây lãng phí cũng phải chịu trách nhiệm, nhưng chịu trách nhiệm về mặt vật chất như thế nào chưa được quy định cụ thể, hơn nữa thời gian qua các vi phạm này chỉ thấy kiểm điểm trách nhiệm, chưa thấy xử phạt. Điều đó dẫn đến tình trạng làm thất thoát vốn, gây lãng phí của xã hội là một hiện tượng phổ biến trên địa bàn Tỉnh Hua Phăn. Qua thực tế như vậy, cho thấy, quá trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN không thể tách rời việc kiểm tra dự toán. Vấn đề quan trọng là phạm vi, mức độ kiểm tra của KBNN đến đâu để chưa vào cơ chế và quy trình cho phù hợp, trành sự trùng lặp hoặc bỏ sót, tránh ỷ lại của các cơ quan có thẩm quyền duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán, cũng như chủ đầu tư vào cơ quan KBNN.
Như vậy, đòi hỏi cán bộ thanh toán vừa phải có chuyên môn về nghiệp vụ kho bạc, vừa phải có hiểu biết đúng mức về XDCB để việc kiểm tra được trung thực, kết quả là không gây phiền hà cho đầu tư và cũng không gây thất thoát, lãng phí vốn ngân sách. Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng của cán bộ kho bạc nói chung và cán bộ thanh toán nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, vẫn cần sự hỗ trợ của cascn bộ kiểm tra có chuyên môn về kỹ thuật XDCB. Tuy nhiên, nhìn vào quy trình kiểm soát chúng ta thấy người chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra lại là cán bộ thanh toán, bản thân cán bộ thanh toán khi nhận hồ sơ cũng phải tiến hành kiểm tra để trả lời cho chủ đầu tư. Như vậy, ngây trong khâu kiểm soát này đang có sự trùng lặp.
+ Về công tác thẩm định dự án, đầu thầu; Công tác lập, thẩm định dự án đã có chuyển biến tích cực, chất lượng hồ sơ dự án được cải thiện; sự phối hợp giữa các ngành và các địa phương từ chủ trương đầu tư, tổ chức lập và thẩm định dự án khá chặt chẽ. Nhờ vậy công tác thẩm định được nâng lên, rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư của dự án.
+ Đối với công tác thẩm định dự án (công trình có tổng mức đầu tư >2,5 tỷ kíp, từ năm 2005 lại nay công trình có tổng mức đầu tư trên 5 tỷ kíp). Hồ sơ thủ tục được nhận qua bộ phân một cửa của Sở kế hoạch và đầu tư, sau
khi nhận đủ hồ sơ, chuyển 01 bộ về phòng Quản lý dự án và đầu tư XDCB (nay là phòng Thẩm định dự án) để tham mưu chủ trì thẩm định và đồng thời gửi hồ sơ về phòng quản lý chuyên ngành để phối hợp thẩm định. Sau khi xem xét hồ sơ, sở kế hoạch và đầu tư tổ chức phối hợp với các cơ sở, ngành có liên quan đi kiểm tra thực tế các dự án, tổ chức họp thẩm định để bàn thống nhất về quy mô, nội dung đầu tư, những dự án chưa cần thiết thì giảm quy mô đầu tư, cắt bỏ những hạng mục đầu tư chưa thực sự cần thiết hoặc chọn những giải pháp hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đầu tư với phương án kinh tế - kỹ thuật hợp lý nhất. Khi đã thống nhất cơ bản về quy mô, nội dung dự án, Sở kế hoạch và Đầu tư có văn bản gửi tới sở xây dựng chuyên ngành cho ý kiến về thiết kế cơ sở, đồng thời gửi đến các cơ quan liên quan để xin ý kiến phản biện dự án. Sau khi có ý kiến về thiết kế cơ sở, các ý kiến của cơ quan có liên quan, Phòng thẩm định dự án phối hợp với phòng chuyên ngành soát xét lại định mức, đơn giá, xác định tổng mức đầu tư và thống nhất báo cáo lãnh đạo sở trình UBND tỉnh quyết định.
Bảng 2.10: Kết quả thẩm định và phe diệt dự án đầu tư.
T/T Năm Chủ đầu tư trình Kết quả thẩm định Chênh
lệch (tỷ kíp) Số dự án và
BCKT-KT
Tổng mức đầu tư (tỷ kíp)
Số dự án và BCKT-KT
Tổng mức đầu tư (tỷ kíp)
A DA ĐẦ TƯ
1 2010 125 5,809,230 125 5,805,210 4,020
2 2011 97 18,213,105 97 18,036,105 177,000
3 2012 67 7,421,521 67 7,334,870 86,651
4 2013 88 12,695,430 88 12,519,350 176,080
5 2014 56 7,654,253 56 7,570,531 83,722
2015 77 2,469,540 77 2,330,210 139,330
B BCKT-KT
1 2010 123 85,980,110 123 65,897,110 83,000
2 2011 119 85,780,230 119 85,691,200 89,030
3 2012 96 68,439,541 96 68,330,225 109,316
4 2013 83 95,312,684 83 95,095,300 217,384
5 2014 72 10,234,320 72 9,654,210 580,110
6 2015 85 5,690,540 85 5,595,230 95,310
Nguồn: KBNN, Sở kế hoạch và Đầu tư. Tỉnh Hua Phăn.
+ Đới với công tác thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (công trình có tổng mức đầu tư < 2,5 tỷ kíp, từ 2005 lại nay < 5 tỷ kíp); Hồ sơ thủ tục được nhận qua bộ phận một cửa của Sở kế hoạch và đầu tư, sau khi nhận đủ hồ sơ, chuyển về phòng quản lý chuyên ngành để thẩm định. Sau khi xem xét hồ sơ, nếu thấy cần thiết thì tổ chức cùng các sở, ngành có liên quan đi kiểm tra thực tế các dự án, thống nhất về quy mô, nội dụng đầu tư. Phòng chuyên ngành soát xét lại định mức, đơn giá, xác định tổng mức đầu tư và báo cáo lãnh đạo sở trình UBND tỉnh quyết định.
Quy trình thẩm định dự án được thực hiện công khai, kịp thời các trương trình, dự án trọng điểm của tỉnh, bám sát chủ trương, đường lối, tiêu chuẩn, quy phjm, đơn giá và trình tự, KBNN thực hiện việc kiểm soát chi tiêu đối với các dự án thi công đã được thẩm định. Giai đoạn 2010 - 2015 Sở Kế hoạch và đầu tư phối hợp với KBNN tỉnh tiến hành thẩm định một số Dự án đầu tư và Báo cáo kinh tế kỹ thuật của các chủ đầu tư đã phát hiện ra tương đối nhiều sai lệch ở tổng mức vốn đầu tư do chủ đầu tư trình và tổng mức vốn đầu tư sau khi thẩm định.
Công tác tổ chức đầu thầu cơ bản đã được thực hiện nghiêm túc, tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng quy trình của Nhà nước, tỷ lệ tiết kiệm bình quân trong đầu thầu đạt trên 5%. Năng lực các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án trong tổ chức đầu thầu đã được nâng lên, chất lượng hồ sơ mới thầu, hồ sơ yêu cầu đảm bảo.
Thực hiện Luật thầu thầu, công tác đầu thầu được thực hiện ngày càng công khai, mịnh bạch. Hầu hết các gói thầu được tổ chức đầu thầu rộng rãi, chỉ có một số gói thầu đầu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu thực hiện theo văn bản của UBND tỉnh. Thông tin về gói thầu, mới thầu, kết quả đầu thầu được công bố công khai trên tờ báo về đầu thầu, trang Web đầu thầu của Bộ
kế hoạch và đầu tư, các phương tiện thông đại chúng khác. Bán hồ sơ mới thầu được tiến hành đế trước khi đóng thầu, tối thiểu 15 ngày. Mở thầu được tiến hành công khai, có sự chứng kiến của các cơ quan, tổ chức, các nhà thầu….
Về giải ngân vốn đầu tư, tình hình giải ngân vốn đầu tư xây đựng cơ bản qua kho bạc nhà nước tỉnh đến 2014. Ngân sách Trưng ương giả ngân được 451.529 tỷ kíp đạt 88,4% kế hoạch; ngân sách địa phương 274.254 tỷ kíp. bằng 60,73% kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu của việc giải ngân các nguồn vốn chậm là do. Trung ương thông báo kế hoạch nguồn vốn chậm, do cơ chế tạm ứng vốn đầu tư bằng 25% kế hoạch phân bổ nên ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân, tiến độ bàn giao mặt bằng thi công chậm, một số công trình hồ sơ thiết kế dự toán chưa cao, nên chậm tiến độ dự án; một số chủ đầu tư chưa kịp thời đôn đốc các nhà thầu nghiệm thu công trình….
Hàng năm, KBNN tỉnh Hua Phăn chỉ giải ngân được 40 - 45% , kế đó tỷ lệ giải ngân trong quý 4 thường chiếm 20 - 25% kế hoạch năm. Nghĩa là việc giải ngân chủ yếu dồn vào quý 4, làm cho công tác kiểm soát thanh toán của KBNN bị quá tải vào những tháng cuối năm, điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát, gât nên tình trạng vốn chờ công trình- công hoạch vốn đầu tư, trong quá trình chờ vốn, hiệu quả vốn đầu tư thấp. Nguyên nhân chủ yếu là:
Thứ nhất, cơ chế chính sách: Một số quy định trong quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và quy chế đầu thầu, công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chưa đầy đủ, cụ thể. Chẳng hạn.
Chưa quy định về thủ tục, cách lập hồ sơ thanh toán đối với trương hợp đơn vị trúng thầu là liên danh, trương hợp tổng công ty là đơn vị trúng thầu nhưng giao lại cho các công ty thành viên hoặc chi nhánh của tổng công ty thực hiện.
• Chế độ bảo thực hiện hợp đồng, giá đến bù giải phóng mặt bằng, chi
phí ban quản lý chưa được quy định cụ thể, một số công việc trong quy hoạch, chuẩn bị đầu tư chưa có định mức, đơn giá.
• Chưa có quy định cụ thể về việc kiểm soát thanh toán đối với; các Gói thầu có giảm giá theo thư giảm giá hoặc có hiệu chỉnh do sai sót; khối lượng xây lắp hoàn thành và khổi lượng phát sinh của các gói thầu thực hiện theo phương thức hợp đồng có điều chỉnh giá…..
Thứ hại, việc thông báo kế hoạch vốn đầu tư của các Bộ, ngành trung ương và địa phương còn chậm, kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là một trong những căn cứ để KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, để chủ đầu tư và nhà thầu triển khai kế hoạch như giải phóng mawjt bằng, tổ chức đầu thầu, xây lắp, mua thiết bị…. Thực tế các năm qua các bộ, ngành phân khai kế hoạch rất chậm.
Tóm lại, thực trạng về kiểm soát chi đầu tư phát triển KBNN tỉnh Hua Phăn thời gian qua có những ưu, nhược điểm sau.
+ Ưu điểm:
Nhìn chung, Luật NSNN, quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cũng như các văn bản có liên quan đến lĩnh vựa quản lý vốn đầu tư thời gian qua không ngừng được hoàn thiện đã tạo điều kiện cho hoạt động kiểm soát chi qua KBNN phát huy hiệu quả tích cự.
Bộ máy KBNN tỉnh cũng đã nỗ lực lớn trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Đặc biệt, quy trình thah toán vốn đầu tư rất rõ ràng, cụ thể và nhìn chung là hợp lý, tạo điều kiện cho công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong cả hệ thống KBNN thực hiện một cách thống nhất, không gây phiền hà cho khách hàng.
+ Nhược điểm.
Mặc dù công tác kiểm soát chi NSNN được thực hiện theo luật NSNN, cơ chế chính sách cũng đã được sứa đối cho phù hợp với thực tế, nhưng đến nay hệ thống cơ chế chích sách vẫn chưa đồng bộ, thiếu cơ chế
phối hợp, chưa phân định rõ phạm vi, mức độ kiểm soát giữa KBNN với các cơ quan chức năng cũng như vấn đề trách nhiệm giải trình, trách nhiệm hậu quả, các chế tài cụ thể để điều hành ngân sách theo dự toán.
Phương thực quản lý, rút vốn chưa thống nhất về một đầu mối, một số nội dung chi, khoán chi từ ngân sách thật sự vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của KBNN.
Chất lượng của các bộ làm công tác quản lý tài chính nói chung đặc biệt là khối huyện, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ giải ngân hàng năm đạt thấp và dồn chủ yếu vào cuối năm làm sảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm soát chi, gây nên tỉnh trạng vốn chờ công trình, công trình chờ vốn. Trong điều kiện tỉnh Hua Phăn đang triển khai nhiều chương trình, dự án trọng điểm cơ sở kinh tế, các công trình hạ tầng phục vụ khai thác mỏ sắt, than. Chương trình phát triển xây dựng nông thôn mới, hậu quả bão lụt…với nhu cầu vốn đầu tư nhất lớn nhưng cân đối thường đạt thấp, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án..