Chương 2 THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HUA PHĂN CHDCND LÀO ĐẾN NĂM 2030
Quản lý chi NSNN là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc thực thi có hiệu quả chính sách tài khóa, đặc biệt là phân bổ nguồn lực tài chính để thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH. Trong điều kiện tỉnh Hua Phăn, nguồn lực tài chính cho phát triển KT-XH còn hạn chế thì vấn đề phân bổ và quản lý có hiệu quả chi NSNN có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cơ chế quản lý chi chặt chẽ và hợp lý sẽ ngăn ngừa các sai pham, đồng thời biên pháp buộc các cơ quan công quyền và đơn vị sủ dụng NSNN tôn trọng các nhiệm vụ thu, chi được Quốc hội phê chuẩn. Để thực hiện tốt vấn đề này quản lý chi NSNN trong thời gian tới cần phải hướng tới:
- Xây dụng một dự toán chi ngân sách toàn diện, chi tiết theo đúng mục lục NSNN hiện hành, bảo đảm nguồn lực tài chính cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với định hướng phát triển trong năm tài chính. Thực hiện quản lý và điều hành NSNN theo dự toán và dự toán NSNN đã được duyệt là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân trong việc sử dụng NSNN có hiệu quả.
- Toàn bộ quy trình NSNN phải luôn tuân thủ các nguyên tắc và trình tự luật định, bảo đảm việc kiểm tra, kiểm soát một cách hiệu quả các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý chi ngân sách.
3.2.1. Lựa chọn quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu phát triển KT-XH và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương.
3.2.1.1. Sắp xếp thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng.
Những năm tới. muốn chi NSNN đóng vai trò tốt nhất cho việc thực hiện phát triển KT-XH trên địa bàn, Hua Phăn cần phải tiến hành lựa chọn, quyết định và sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các sản phẩm đầu ra, mục tiêu kế hoạch và các hoạt động tương ứng. Xác định những hoạt động có mức độ ưu
tiên thấp để có thể giảm bớt hoạch ngừng thực hiện cho phù hợp với mức trần ngân sách quy định.
Mặt khác, để hỗ trợ cho việc lựa chọn ưu tiên, cần phải đánh giá tác động của việc giảm quy mô các hoạt động và xây dựng các đề xuất để có thể đối phó với bất ký tác động tiêu cực nào. Cũng cần xác địnhcác ưu tiên cao để bố trí đủ vốn.
Tổng chi phí dự toán cho tất cả các hoạt động có khả năng sẽ lớn hơn rất nhiều so với mức trần do Bộ Tài chính xác định. Bước đầu tiên trong việc giảm dự toán cho phù hợp với mức trần là sắp xếp các đầu ra và hoạt động theo thứ tự ưu tiên, Do đó, những hoạt động có mức độ ưu tiêu cao hơn sẽ được duy trì mức dự toàn, trong khi những hoạt động có mức độ ưu tiên thấp hơn cần phải giảm bớt dự toán ngừng thực hiện.
Khi xếp thứ tự ưu tiên giữa các đầu ra và hoạt động, cần phải xem xét các yếu tố được miêu tả trong đoạn “Đánh giá và kiểm nghiệm tính khả thi của các hoạt động” và xem xét các dự án. Các yếu tố được tóm tắt như sua:
Thứ nhất, tác động trực tiếp: Những đầu ra và các hoạt động trực tiếp đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu đã xã định. Những hoạt động trực tiếp giải quyết được vấn đề hoặc cải thiện được tình hình phải được ưu tiên nhiều hơn. Những đầu ra và hoạt động chỉ giải quyết được một phần của vấn đề hay phụ thuộc vào những hoạt động và/hoặc các khoản chi tiêu từ các cơ quan khác sẽ được ưu tiên ít hơn.
Thứ hai. Khung thời gian: các đầu ra và hoạt động có thể giải quyết được vấn đề một cách mau chóng nhất và có tác động lâu dài sẽ được ưu tiên nhiều hơn.
Thứ ba, hiệu suất chi phí: các đầu ra và hoạt động có thể đạt mục tiêu với mức chi tiêu thấp nhất cần được ưu tiên nhiều hơn.
Thứ tư, năng lực thực hiện: năng lực của các trung tâm chi phí cần được coi như là một yêu tố quan trọng trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên giữa các
đầu ra và các hoạt động. Những trung tâm chi phí với năng lực thực thi cao hơn hoặc các đầu ra và hoạt động cá nhu cầu nguồn vốn thực thi thấp hơn cần phải được ưu tiên nhiều hơn.
Thứ năm, nhu cầu về vốn: một số hoạt động có thể có nhu cầu về vốn coa hơn ngay cả khi chúng là các hoạt động ít được ưu tiên hơn việc tu sửa nâng cấp các con đường hiện tại, nhưng nhu cầu về vốn để xây dựng sẽ cao hơn rất nhiều so với việc tu sửa lại con đường đó. Các hoạt đông được ưu tiên nhiều có thể sẽ không cần các nguồn lực bổ sung.
3.2.1.2. Loại bỏ hoặc giảm bớt quy mô các khoản chi không cấn thiết, xác định trật tự các ưu tiên hoặc giảm bớt mục tiêu để đạt hiệu quả cao nhất.
Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vốn NSNN tỉnh Hua Phăn cần lựa chọn một cách sáng suốt con đường phát triển và tập trung vào một số lĩnh vực trong điểm. Trong thời gian tới, tỉnh Hua Phăn cần chuyển đổi nền khinh tế lấy yếu tố sản xuất làm động lực đầu tiên sang nền kinh tế lấy đầu tư làm động lực và cuối cùng là hướng tới nền kinh tế định hướng lấy đổi mới làm động lực với công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trong lớn. Điều này đòi hỏi tỉnh phải xác định loại bỏ hoạch giảm bớt quy mô các hoạt động một số lĩnh vực chi chưa cấp thiết, thay đổi trật tự ưu tiên, xây dựng và phát triển các cụm ngành có thể thúc đẩy và hỗ trợ quá trình chuyển đổi này. Những cụm ngành này trong tương lai sẽ quyết định vị thế của tỉnh.
Để lựa chọn đúng thứ tự ưu tiên về các cụm ngành cần đầu tư, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Sử dụng bền vững tối đa tiềm năng thế mạnh của tỉnh (tài nguyên, quặng sắt, công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, vị trí. Khả năng xây dụng các cụm công nghiệp tuyến dưới dựa trên nguồn lực và lới thế hiện có để đảm bảo tăng trưởng và bền vững trong tương lai.
- Tận dụng các xu thế quốc tế và quốc gia, giúp tỉnh, huyện và
địa phương tiếp cận các thị trường trong nước và ngoài nước làng giềng.
- Các cụm ngành trong tỉnh có khả năng cạnh tranh ở cấp độ trong nước và khu vực(hoặc) có thể liên kết và hỗ trợ các cụm khác có khả năng cạnh tranh trên địa bàn tỉnh.
- Các cụm ngành ít bị ảnh hưởng từ những bất lợi về tự nhiên của tỉnh, cụ thể là điều kiện thời tiết khắc nghiệt và địa phương.
Như vậy, xét theo các điều kiện trên cùng với các thế mạnh của tỉnh Hua Phăn hiện có tỉnh cần chú trọng vào cá lĩnh vực chi như: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, hậu cần, các sản phẩm chế biến máy mặc, xây dựng, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, truyền thống, khai khoảng, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiệm và xuất nhập khẩu bảo vệ môi trương và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông vận tải, thủy lợi, cấp nước, hạ tầng liên quan đến sản xuất và truyền tải điện năng.
3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên.
Điểm yếu quản lý chi thường xuyên của NSNN hiện nay tại tỉnh Hua Phăn chủ yếu tập trung vào cơ chế phân bổ nguồn lực của NSNN; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; quy mô chi thường xuyên, vấn đề kiểm soát và chính sách chế độ còn một số bất cập. Cụ thể đối với từng lĩnh vực.
3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
Thứ nhất, đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực từ NSNN.
- Cần phải thực hiện tái cơ cấu phân bổ nguồn lực NSNN cho giáo dục đào tạo theo hướng: NSNN ưu tiên cho việc xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở dùng chung,….đảm bảo chất lượng đầo tạo.
Đối với giáo dục phổ thông: tỉnh Hua Phăn cần phải tăng số lượng và chất lượng giáo viên thông qua chính sách hỗ trợ về ăn ở, hỗ trợ cho việc đào tạo thường xuyên và học hành trong tương lai ở trong và ngoài tỉnh. Tỉnh cần tăng năng lực của các trường để đảm bảo tất cả huyện thị đều có đủ số lượng trường, tập trung đặc biệt vào mở rộng năng lực giảng dạy ở các trường khu
vực nông thôn. Tỉnh cần tìm tài trợ NGO/nhà tài trợ hoặc chính phủ trung ương để thực hiện kế hoạch mở rộng này. Ngoài ra cần phải cải thiện chất lượng cơ sở vất chất cơ bản: trong tâm ở đây là để đảm bảo có cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết, phòng học chức năng, phòng thí nghiệm, ở tất cả các trường. Nguồn kinh phí này có thể được các tổ chức phi chính phủ hoặc cơ quan tài trợ cung cấp. Tỉnh sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên trên các lĩnh vực và loại hình cơ sở vật chất được tài trợ dưa trên nguồn kinh phí có được.
Đối với giáo dục và đào tạo nghề: Trọng tâm ở đây là tăng cường năng lực của các tổ chức dạy nghề hiện có và mở rộng chương trình giảng dạy bao gồm các khóa học chuyên ngành mới nhằm tới các cụm ngành trọng điểm.
Các lĩnh vực bao gồm khai thác mỏ và kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại, dệt may, thương mại, giao thông vận tải và hậu cần, kinh doanh, xay dựng và đào tạo ngôn ngữ. Để đạt được điều đó cần phải, (a) cải thiện cơ sở vật chất của trường dạy nghề xây dụng quan hệ liên kết với khu vực doanh nghiệp, (b) nâng cao chất lượng giáo viên dạy nghề thông qua chính sách hỗ trợ tài chính để thu hút nhân tài hoặc, (c) mới các giáo viên thỉnh giảng là chuyên gia từ các công ty đến dạy các môn học cụ thể và truyền đạt kiến thức của họ cho học sinh trên địa bàn tỉnh.
Đối với giáo dục đại học trong tỉnh: Ỏ đay, tỉnh sẽ tập trung vào ba khu vực chính - (a) định hướng chương trình giảng dạy của trường đại học ở tỉnh theo hướng cơ khí, công nghệ thông tin, quản lý - kinh doanh, ngôn ngữ, (b) thức đẩy các trường đại học liên kết với doanh nghiệp và (c) đảm bảo nguồn kinh phí cho việc xây dựng khuân viên mới với đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ học tập và sinh hoạt của trường Đại học ở tỉnh và đẩy mạnh tiến độ xây dựng.
NSNN giảm dần, tiến tới không hỗ trợ chi phí đào tạo đối với những ngành học đã đáp ứng nhu cầu xã hội, ngành học mà người học và gia đình sẵn sàng bỏ chi phí để theo học. Thông qua đó tiết kiệm NSNN để tăng chi,
tăng mức hỗ trợ cho những ngành học mà xã hội có nhu cầu nhưng không có người theo học.
- Thay đổi cơ chế phân bổ NSNN theo các tiêu chí đầu vào như hiện nay, sang việc phân bổ NSNN theo tiêu chí đầu ra, gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trong đào tạo, định mức phân bổ chi phí đào tạo, có sự phân biệt giữa cơ sở hoạt động có chất lượng, hiệu quả, với cơ sở kém chất lượng, không hiệu quả, thực hiện phân bổ kinh phí gắn với các kết quả đánh giá, kiểm định độc lập về chất lượng đào tạo.
Thứ hai, cần thực hiện mở rộng quyền tự chủ cho cấp quản lý cơ sở giáo dục.
Theo các cơ sở giáo dục được quyền tự chủ Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ; Quyền tụ chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự; Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, nhưng hầu hết các trường trung học cơ sở, tiểu học và mầm non ở các huyện, phương thị trấn quản lý trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn chưa được giao quyền tự chủ hoặc các trường trung học phổ thông, đại học, cao đẳng được giao quyền tự chủ như mang tính nửa với.
Đối với các trường phổ thông, mới việc phân bổ, tính toán, sử dụng nguồn kinh phí ngân sách đều do Sở Giáo dục, các phòng Giáo dục thực hiện. Kinh phí chủ yếu để chi thanh toán cá nhân 80% kinh phí và phần chi khác 20% kinh phí thường không được tính cấp hết, chỉ tính cấp khoảng 15 - 20%,.Và đến cuối năm mới đề nghị cấp bổ sung, điều này dẫn đến cơ chế xin cho. Đây là một yếu kém trong công tác quản lý chi ngân sách cho giáo dục tỉn Hua Phăn. Vì vậy cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình lập dự toán, chấp hành và quyết toán các khoản chi NSNN cho ngành giáo dục - Đào tạo, thực hiện quy chế công khai đối với các đơn vị dự toán, có vậy mới đạt được mục tiêu giáo dục và hiệu quả kinh tế.
Đối với giáo dục đại học, cao đẳng đổi mới cơ chế tài chính theo hướng: giao quyền thự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu của xã hội, cơ sở đào tạo được quyết định thu giá dich vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí cần thiết do cấp có thẩm quyền ban hành;
được hạch toán đầy đủ chi phí; được Nhà nược giao vốn và bảo toán, phát triển vốn; được quyền quyết định việc sử dụng tiền vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ được giao theo quy định; được huy động vốn, góp vốn liên daonh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để mở rộng việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tự quyết định biên chế và trả lương trên cơ sở thang bảng lương của Nhà nước và hiệu quả, chất lượng công việc.
Các trường cũng được tự chủ trong việc xác định mức học phí đảm bảo bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên và từng bước có tích lũy tái đầu tư trang thiết bị, tài sản; được tự chủ trong việc xác định mức tiền lương và phương thức chi trả tiền lương trong khả năng cân đối nguồn tài chính.
Thứ ba, thực hiện chi có chọn lọc cho giáo dục - đào tạo. Nhằm tạo điều kiện để chính quyền địa phương tập trung vào các chương trình trong điểm của ngành giáo dục, trong thời gian tới cần cớ sự rà soát, phân lại phạm vi chi ngân sách cho giáo dục - đào tạo cụ thể như: Ưu tiên có chọn lọc cho giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, một phần cho trung học phổ thông và đào tạo đại học, còn lại cần thực hiện chủ chương xã hội. Cần nâng dần chính sách trợ cấp thỏa đáng cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các giáo viên vùng sâu vùng xa.
3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi sự nghiệp y tế Thứ nhất, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách y tế
- Cần phải tăng tỷ trọng ngân sách y tế trong tổng chi NSNN tỉnh. Để giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý các hoạt động y tế, đề xuất tăng tỷ lệ ngân sách nhà nước dành cho y tế lên 10% tổng chi ngân sách nhà nước tỉnh.
Trong đó tập trung và ưu tiên phân bổ cho chi đầ tư phát triển để phát triển,
nâng cấp và hoàn thiện hệ thống y tế đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho người dân, ưu tiên chi y tế cho khu vực dự phòng, các địa phương vùng khó khăn, hỗ trợ khám chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội.
- Ưu tiên và tăng tỷ trọng chi cho các tuyến huyện để nâng cấp cơ sở hiện tại. Việc này giúp cho các hiện chủ động ngân sách nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến mình đảm bảo cho việc khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Tỉnh Hua Phăn cần phải nâng cấp tất cả các bệnh viện tuyến huyện, tập trung tăng số lượng giường bệnh 30% để đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia(từ 19 giường/100 dân lên 25 giường/100 dân vào năm 2030, và nâng cấp thiết bị và cơ sở vật chất y tế. Tỉnh cũng cần phải lắp đặt hệ thống xử lý chất thải tại các bệnh viên lớn, với các trang thiết bị xư lý chất thải nguy hại đạt tiêu chuẩn quốc gia.
- Với cơ chế và tiêu chí phân bổ chi sự nghiệp y tế địa phương hiện nay dưa trên phân bổ theo dân số kết hợp với hệ số vùng/khu vực. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập ảnh hưởng đến tính công bằng hiệu quả. Đề xuất cần phải tăng hệ số đối với khu vực miền núi, đồng bào, vùng cao, vùng sâu vùng xa.
Đồng thời phải áp dụng thêm một số hệ số phân bổ khác để đảm bảo tính công bằng như: Quy mô dân số, Mật đọ dân số, Tỷ lệ giường của bệnh viện công/1 vạn dân,…hay phân bổ phải dựa trên kết quả đầu ra.
- Với phân bổ khám chữa bệnh, chuyển từ hình thức phân bổ theo giường bệnh sang hình thức: Phân bổ theo số lượng dịch vụ bệnh viện đã cung cấp hoặc và Phân bổ trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ. Phân bổ theo số lượng dịch vụ bệnh viện đã cung cấp gồm: Phân bổ theo theo từng dịch vụ mà bệnh viện cung cấp và Phân loại theo gói dịch vụ , theo ca bệnh chẩn đoàn. Phân bổ theo từng dịch vụ mà bệnh viện cung cấp được tính theo số lượng dịch vụ bệnh viện đã cung cấp và chi phí của từng loại dịch vụ. Hình