1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngữ văn 10 đề, đáp án trại hè hùng vương lần thứ XII năm 2016 trường chuyên lào CAI

4 2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 67,5 KB

Nội dung

- Câu nói của Henry David Thoreau khẳng định: Thành công thường đến với những con người có phương hướng, mục đích và kế hoạch cụ thể để đạt được những dự định đề ra, không quá vội vàng,

Trang 1

SỞ GD&ĐT LÀO CAI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG

Năm học 2016 - 2017 MÔN THI: NGỮ VĂN; KHỐI 10

(Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề)

(Đề thi gồm 02 câu trong 01 trang)

C©u 1( 8 ®iÓm):

Henry David Thoreau từng nói: “Sự thành công thường đến với những ai

không quá bận rộn đi tìm nó”.

Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên?

C©u 2( 12 ®iÓm):

Trong tác phẩm Thơ về thơ, Chế Lan Viên viết:

Người diễn viên ấy đóng trăm vai vai nào cũng giỏi Chỉ một vai không đóng nổi

Vai mình!

Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên? Hãy làm sáng tỏ vấn đề mà Chế Lan

Viên đề cao qua bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi và “Nhàn”của Nguyễn Bỉnh

Khiêm.

-HẾT -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Người ra đề: Nguyễn Thanh Vân

SỞ GD&ĐT LÀO CAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÀO CAI

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG - NĂM 2016

ĐỀ ĐỀ XUẤT

Trang 2

MÔN THI: NGỮ VĂN; KHỐI 10

(Thời gian: 180’ không kể thời gian giao đề)

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

CÂU 1 (8 điểm)

I Yêu cầu về kĩ năng : Nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội Lập luận chặt chẽ,

diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả

II Yêu cầu về nội dung : Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các

nội dung sau:

1.Giải thích:

- Thành công: là đạt được kết quả tốt như dự định

- Câu nói của Henry David Thoreau khẳng định: Thành công thường đến với những con người

có phương hướng, mục đích và kế hoạch cụ thể để đạt được những dự định đề ra, không quá vội vàng, nhanh chóng và mải mê tìm kiếm sự thành công bằng mọi cách

2.Bình luận:

* Đây là ý kiến đúng đắn, đem đến cho mỗi người giá trị nhân văn sâu sắc, nhất là đối với những người đang tìm đến thành công của mình:

- Con đường đi đến thành công là một cuộc hành trình gian nan và khó khăn Thành công chỉ đến với những người biết tiến đến nó một cách chậm rãi, có kế hoạch cụ thể rõ ràng và từng bước thực hiện kế hoạch đã đề ra Sự chuẩn bị kĩ càng, có định hướng giúp mỗi người dễ dàng đối phó được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, trong công việc, tìm ra cách giải quyết hợp lí và hiệu quả nhất khi đó sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp như dự định

- Những người quá bận rộn đi tìm thành công thường tìm đến thành công như một cuộc đua

Họ mong muốn có được thành công một cách nhanh chóng và tiến đến nó một cách vội vàng

Họ hay tìm những con đường tắt, thiếu kiên trì, không theo đuổi đam mê của mình, vì thế sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện những bước nhỏ để đến với thành công Hơn nữa, sự nôn nóng, vội vàng nhiều khi khiến con người thiếu suy nghĩ tỉnh táo, sáng suốt, đưa ra những quyết định sai lầm và phải trả giá bằng những thất bại cay đắng

3.Liên hệ, mở rộng và rút ra bài học bản thân:

- Chậm rãi đến với thành công không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn việc tiến nhanh đến thành công

- Con người có nhiều sự lựa chọn để đến với thành công nhưng không vì thế mà bất chấp tất

cả Cần biết cách đi đến thành công bằng tài năng, niềm đam mê, hoài bão, khát vọng của mình, bằng những kế hoạch thực tế chứ không phải là theo đuổi thành công một cách mù quáng, vội vàng

- Bài học cho bản thân

III Cách chấm điểm:

- Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên Hành văn có cảm xúc, lập luận thuyết phục.

- Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn

đạt

- Điểm 3-4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về kĩ năng

và diễn đạt

- Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề hoặc không biết cách lập luận, mắc lỗi nhiều về kĩ

năng và diễn đạt

- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.

CÂU 2 (12 điểm):

I Yêu cầu về kĩ năng:

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ ĐỀ XUẤT

Trang 3

- Biết cách làm một bài nghị luận văn học, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí luận văn học và cảm thụ tác phẩm có định hướng

- Bài viết có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, hành văn mạch lạc, chuẩn xác, trong sáng, giàu cảm xúc

II Yêu cầu về kiến thức: Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm

bảo các ý cơ bản sau:

1.Giải thích:

- Những câu thơ trên cho thấy Chế Lan Viên đã nghiêm khắc lên án những loại “nghệ sĩ con

rối” không chủ động sáng tạo, đánh mất cá tính hoặc không dám thể hiện hết cá tính của mình.

- Từ sự phê phán đó Chế Lan Viên đã đặt ra yêu cầu đối với nhà văn trong quá trình sáng tác: phải có cá tính sáng tạo, không bao giờ lặp lại người khác và càng không được phép lặp lại chính mình

2 Bình luận

* Sự cảnh báo của Chế Lan Viên về một kiểu nhà thơ, một kiểu nghệ sĩ thiếu cá tính sáng tạo qua những câu thơ trên không chỉ đúng với thời đã qua, thời hiện tại mà còn đúng với mọi thời Đây là vấn đề có tính quy luật trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng vì:

- Sáng tạo nghệ thuật thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần, mang tính cá thể hoá cao độ tức là nhà văn là người duy nhất thực hiện mọi khâu sáng tác (tự quan sát thế giới hiện thực, lựa chọn đề tài, nghiền ngẫm những vấn đề đời sống, khi ý đồ sáng tạo đã chín muồi, cảm hứng đã lên men, nhà văn phải tự viết, tự sửa chữa bản thảo) không ai thay thế được Mỗi nhà văn là một thế giới

vì thế bằng tài năng và cá tính của mình họ có thể trực tiếp đóng góp cho sự phong phú, đa dạng của một nền văn học

- Cá tính sáng tạo có vai trò và ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp của một nhà văn Nó là một

loại “thước đo nghệ thuật” (Khrapchencô) bởi “người nghệ sĩ đích thực, người nghệ sĩ có tài

năng bao giờ cũng mang đến cho đời một cái gì mới, một cái gì riêng biệt chưa từng có Chính cái mới, cái riêng biệt đó làm cho cuộc sống luôn luôn phong phú, lạ lùng, hấp dẫn” (Nguyễn

Văn Hạnh) Chính nhà thơ Chế Lan Viên cũng ý thức rất rõ về điều này khi cho rằng: nhà thơ

phải là người “không nhai lại”, phải có “cái tạng riêng”, có “cách sút bóng riêng” trong “cái

sân cỏ trang thơ nghìn thuở giống nhau” Lao động của nhà văn là lao động nghệ thuật, đòi hỏi

sự mới mẻ cả về hình thức và nội dung “Nếu cá tính nhà văn mờ nhạt, không tạo ra được

tiếng nói riêng, giọng điệu riêng thì đó là một sự tự sát trong văn học, một lĩnh vực tối kị sự nhai lại ngay cả đối với những chân lí quan trọng” (Phương Lựu)

3.Chứng minh: Học sinh chứng minh làm rõ cá tính sáng tạo của Nguyễn Trãi và Nguyễn

Bỉnh Khiêm qua bài thơ Cảnh ngày hè và Nhàn

* Cả hai bài thơ đều thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm khi lựa chọn lối sống nhàn tản, rũ bỏ danh lợi về ở ẩn, hoà đồng với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần

Dù cả hai đều chọn về nhàn nhưng không phải trốn đời, lánh đời mà vẫn mở rộng tấm lòng, hoà mình với cuộc sống nơi thôn dã

* Tuy vậy mỗi nhà thơ vẫn thể hiện rõ cá tính sáng tạo riêng của mình:

- Bài thơ Cảnh ngày hè:

+ Nguyễn Trãi dành cả một ngày dài để thưởng ngoạn thiên nhiên Trong cái nhìn của Nguyễn Trãi cảnh sắc thiên nhiên rạo rực, căng tràn, ngồn ngộn sức sống, thể hiện tình cảm mãnh liệt của nhà thơ với đời

+ Song ở Nguyễn Trãi, cảnh nhàn nhưng tâm không nhàn, nhàn cư chứ không nhàn tâm Cái

nhàn của Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè là cái nhàn bất đắc dĩ Tuy về nhàn mà vẫn đau đáu

trong lòng niềm ái quốc, ưu dân Làm sao để dân giàu, nước mạnh là ước mơ, là nỗi trăn trở suốt đời của Nguyễn Trãi

+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ điêu luyện, thơ thất ngôn chen lục ngôn đầy sáng tạo, hình ảnh từ ngữ sống động, độc đáo, nghệ thuật đối khá chuẩn

Trang 4

- Bài Nhàn

+ Nhàn với Nguyễn Bỉnh Khiêm được nâng lên thành một triết lí sống, thành một sự lựa chọn sáng suốt, minh mẫn Ông về nhàn và vui trọn với thiên nhiên Cảnh vật trong thơ ông hiện lên yên bình, thanh thản Con người hiện ra với tâm thế nhàn tản, ung dung, sống với những điều bình dị, sẵn có nơi thôn dã.Thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không vướng bận cuộc đời, khinh bỉ công danh Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là cái nhàn của người đã thoát vòng tục

luỵ, đã giác ngộ được quy luật thời thế “công thành thân thoái”

+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ giản dị, phần lớn là thuần việt; hình ảnh cô đọng, đối ngẫu chặt chẽ; kết cấu, nhịp điệu các câu thơ luôn luôn chuyển đổi theo yêu cầu và mục đích của việc diễn tả

4 Mở rộng, nâng cao vấn đề:

-Cá tính sáng tạo là một yếu tố động Nó vận động và phát triển theo sự vận động và phát triển trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ Vì vậy, mỗi người nghệ sĩ cần phải biết rèn luyện,

tu dưỡng và phát huy cá tính sáng tạo của mình: “Những nhà thơ đã có cá tính rồi, phát triển

thêm nhiều mặt của cá tính ấy và làm cho các mặt chín ngang nhau Những nhà thơ cá tính còn non, làm cho cá tính già dặn Và những nhà thơ tình cờ làm được một bài có cá tính phải làm sao cho cái cá tính ấy lan ra được nhiều bài, làm cho về sau cả đời thơ mình là một đời thơ có cá tính”.

-Ý kiến trên cũng trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính đồng thời cũng giúp người đọc và giới nghiên cứu phê bình có hướng đi đúng đắn hơn trong quá trình đánh giá, thẩm định tác phẩm…

III Cách chấm điểm:

- Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên Hành văn có cảm xúc, lập luận rõ ràng,

dẫn chứng thuyết phục…

- Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng và diễn

đạt

- Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc phân tích tác phẩm

đơn thuần Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt

- Điểm 1-3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu diễn xuôi văn bản Diễn đạt và kĩ năng

viết văn nghị luận yếu

- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.

* L ưu ý:

1 Tôn trọng những bài viết sáng tạo mà vẫn đảm bảo yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm.

2 Tuyệt đối không được đếm ý cho điểm mà phải chú ý đúng mức tới kĩ năng làm bài, khả năng diễn đạt của học sinh

3 Điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu và cho điểm lẻ tới 0,25.

Hết

Ngày đăng: 30/09/2016, 10:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w