1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngữ văn 10 đề, đáp án trại hè hùng vương lần thứ XII năm 2016 trường chuyên điện BIÊN

5 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊNTRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN Đề thi có 01 trang ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC Năm học: 2015

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ XUẤT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Năm học: 2015 – 2016 Môn: Ngữ Văn lớp 10

ĐỀ BÀI

Câu 1 (8,0 điểm)

Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trong vở kịch Hamlet của Shakespeare: “Một

người có thể mỉm cười, rồi lại mỉm cười, rồi trở thành một kẻ hung ác”.

Câu 2 (12,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng:

“Nếu như thơ thời Thịnh Trần là lời ca thì thơ thời Vãn Trần là lời than ; nếu thơ thời Thịnh Trần là hùng ca thì thơ thời Vãn Trần là bi ca, lời ca bi tráng”

(Trích Văn học Lý – Trần nhìn từ thể loại, Tr 88, NXBGD 1996)

Qua bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và Cảm hoài của Đặng Dung

anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên

……….HẾT………

Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

(HDC có 03 trang)

HDC ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC SINH GIỎI

CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Năm học: 2015 – 2016 Môn: Ngữ Văn lớp 10

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (8,0 điểm)

I Yêu cầu chung: Thí sinh biết cách kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng đề

nghị luận xã hội để tạo lập văn bản Bài viết có bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

2 Yêu cầu cụ thể

Đây là câu nói mơ hồ, đa nghĩa, với rất nhiều cách hiểu khác nhau Điều quan trọng là người viết phải thể hiện được hệ thống lập luận của mình Dưới đây là một hướng tham khảo:

1 Giải thích (2,0 điểm):

- Câu nói được tạo nên từ những khái niệm thường khó xác lập mối quan hệ nhân

quả: mỉm cười – hung ác.

- Mỉm cười: thường gắn với niềm vui, sự mãn nguyện, tin tưởng => logic thông

thường: mỉm cười rồi lại mỉm cười phải là hạnh phúc

- Hung ác: là kết quả của cái ác đối lập với cái thiện, của sự tàn nhẫn với lòng

thương cảm sẻ chia, hạnh phúc chân chính => thường được cho là sản phẩm của thủ đoạn, sự tính toán, của sự xảo quyệt

- Câu nói đặt ra một vấn đề: ranh giới giữa thiện và ác, tốt và xấu rất mong manh Phải luôn ý thức về điều đó trong mọi hành vi, mọi động cơ, đừng thờ, vô tình, đơn giản

2 Bình luận (3,0 điểm)

- Bản chất con người là tốt, là thiện nhưng không có nghĩa đó là giá trị bất biến

Đó là lí do cho niềm tin những tội phạm có thể hoàn lương Và đó cũng chính là lí do những người hiền lành bỗng dưng trở thành tội phạm

- Chỉ một hành vi nhỏ không suy nghĩ cũng có thể biến con người (vốn luôn tin

mình là người tốt) thành người vô tình, vô cảm, thậm chí là kẻ ác

Trang 3

- Dù không làm gì xấu nhưng thờ ơ trước cái xấu, cái ác cũng là góp phần cho cái

ác chiến thắng

- Biết mỉm cười là điều đáng quý, là điều hãy luôn hướng đến nhưng cũng hãy biết chia sẻ, cảm thông

3 Liên hệ thực tiễn và liên hệ bản thân (1,0 điểm)

- Có những ví dụ cụ thể, sâu sắc về vấn đề này trong cuộc sống, trong văn chương, nhất là với giới trẻ

- Có những suy ngẫm về bản thân

4 Một số yêu cầu và mức điểm khác (2,0 điểm)

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài Các phần được triển khai hợp lý, liên kết chặt chẽ, làm sáng tỏ vấn đề

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề nghị luận - ranh

giới giữa thiện và ác, tốt và xấu rất mong manh Phải luôn ý thức về điều đó trong mọi hành vi, mọi động cơ, đừng thờ, vô tình, đơn giản

- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, thể hiện rõ trải nghiệm

của người viết

- Chính tả, dùng từ đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

Câu 2 (12,0 điểm)

1 Yêu cầu chung: Thí sinh biết cách kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng đề

nghị luận văn học để tạo lập văn bản Bài viết có bố cục rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp

2 Yêu cầu cụ thể

Trên cơ sở hiểu ý nghĩa câu nói, thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm Sau đây là một số định hướng:

a Tình hình lịch sử, xã hội thời Trần (1,0 điểm)

Năm 1226 triều Lý rời vũ đài chính trị, nhà Trần trị vì thiên hạ, mở ra một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử dân tộc Chính quyền nhà Trần được xây dựng và củng cố một cách vững chắc, đầy năng động tạo ra một thời kỳ hưng thịnh của đất nước Năm

1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, xoá bỏ vĩnh viễn một triều đại huy hoàng

Trang 4

Qua 175 năm tồn tại, nhà Trần mở ra một trang sử chói lọi Vừa tạo ra tinh thần đáng tự hào, vừa có những vết đen trong lịch sử, nhưng có thể nói đây là một triều đại có những đóng góp lớn

b Giải thích (2,0 điểm)

Thí sinh giải thích các thuật ngữ, các cụm từ để thấy được điểm khác biệt

về nội dung thơ ca gắn với những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của triều đại nhà Trần: thơ thời Thịnh Trần mang cảm xúc hào hùng thiên về ngợi ca còn thơ thời Vãn Trần là cảm xúc bi tráng, tiếng than đầy bi phẫn của những anh hùng thất cơ

lỡ vận

c Phân tích, chứng minh (6,0 điểm)

* Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão

- Hoàn cảnh đất nước lâm nguy trước nạn ngoại xâm nhưng nhìn chung quyền lợi của nhân dân và quyền lợi của triều đình còn thống nhất Bài thơ là bản hùng ca đầy tự hào của dân tộc trong tư thế chiến đấu

- Hình ảnh quân đội nhà Trần khí thế dũng mãnh sánh ngang tầm vũ trụ

- Hình ảnh của người anh hùng bảo vệ tổ quốc: tầm vóc hoành tráng, nổi trội giữa

ba quân, khí thế ngất trời

- Ý chí hoài bão của người anh hùng: lý tưởng đền nợ nước, khát vọng được giúp dân giúp nước

- Ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của kẻ làm trai trong lúc đất nước lâm nguy

=> Bài thơ ngợi ca người anh hùng lí tưởng mang hoài bão cao đẹp, có tính khái quát tiêu biểu cho thế hệ thanh niên như Phạm Ngũ Lão lúc bấy giờ

- Nghệ thuật dùng hình ảnh biểu tượng hàm súc, có ý nghĩa sâu xa

* Cảm hoài của Đặng Dung

- Ra đời trong cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc đang thất bại, vì vậy cảm xúc bao

trùm lên bài thơ là cảm xúc trữ tình bi tráng của người anh hùng lỡ thời, sa cơ Đây chính là hiện thực thời đại mà tác giả đang sống

- Những lời ca bi ai thống thiết, than thở về tuổi già, sức kiệt và vô phương xoay chuyển tình thế của một người anh hùng lỡ vận chỉ còn biết ngậm đắng nuốt cay

- Con người vẫn giữ vững tư thế hiên ngang, ý chí sắt thép của một trang nam nhi, một tráng sĩ trong thời khó khăn, vô vọng bị đẩy vào hoàn cảnh nguy nan nhưng vẫn tiếp tục diệt thù cứu nước Đó là hình ảnh của tráng sĩ mài gươm dưới ánh trăng

Trang 5

- Bài thơ sử dụng những hình ảnh kì vĩ có sức diễn tả mãnh mẽ tình cảm, khát vọng của tác giả

3 Một số yêu cầu và mức điểm khác (3,0 điểm)

- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài Các phần được triển khai hợp lý, liên kết chặt chẽ, làm sáng tỏ vấn đề

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trải

nghiệm bản thân về sự thử thách trong cuộc sống

- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, thể hiện rõ trải nghiệm

của người viết

- Chính tả, dùng từ đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.

Lưu ý: Giám khảo vận dụng linh hoạt HD chấm; khuyến khích những bài làm sáng

tạo./.

……….HẾT………

Ngày đăng: 30/09/2016, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w