1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

GIẢI PHÁP góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG dạy các môn lý LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG các TRƯỜNG đại học và CAO ĐẲNG

10 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 337,59 KB

Nội dung

Nội dung: Để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học và cao đẳng, chúng tôi xin nêu lên bốn giải pháp sau đây mang tính tổng thể của một quy trì

Trang 1

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG

Nguyễn Thị Tĩnh *

Đặt vấn đề:

Phát triển nhận thức đã nêu ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã có quan điểm chỉ đạo:

“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội” [1, 119] Giáo dục và Đào tạo có vai trò quan trọng trong bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, để tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân thì việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các

trường đại học và cao đẳng có ý nghĩa chiến lược, trở thành một

mục tiêu dạy học Bởi lẽ, Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí

* Thạc sĩ, NCS, Phó trường Khoa Lý luận chính trị -Trưởng Bộ môn Đường lối CM của Đảng, Trường ĐH Tây Nguyên

Trang 2

Minh là hệ tư tưởng của xã hội Việt Nam, chính vì vậy có ý nghĩa định hướng cho hành động, là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn Hiện nay, chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học và cao đẳng đã đạt được những thành quả bước đầu Tuy vậy, chất lượng thực cũng là một vấn đề thực sự cần quan tâm để có những định hướng chỉ đạo, những giải pháp cụ thể và kịp thời nhằm thực hiện một cách có hiệu quả sự nghiệp giáo dục, đào tạo nói chung và hiệu quả của công tác giảng dạy lý luận chính trị nói riêng

Nội dung:

Để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học và cao đẳng, chúng tôi xin nêu lên bốn giải pháp sau đây mang tính tổng thể của một quy trình thực hiện:

Một là, Đổi mới ngay nội dung chương trình và phương pháp đào tạo giảng viên lý luận chính trị ở các học viện và các trường đại học ở tất cả các hệ đào tạo, trong đó có môn học bắt buộc phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh

Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt nguyên tắc cho việc thiết kế chương trình và tổ chức biên soạn giáo trình mới đó là “Tích hợp cao ở lớp và cấp học dưới; Tự chọn và phân hóa cao ở lớp và cấp học trên”

Thực hiện chủ trương của Đảng cùng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2008 đến năm nay (năm 2014), chương trình học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng đã được thiết kế theo hướng tích hợp từ 5 môn học (Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) thành 3 môn học đó là Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin;

Tư tưởng Hồ chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản

Trang 3

Việt Nam Đây là một hướng đi đúng của một khâu đầu tiên trong chuỗi các khâu thực hiện của một quá trình nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học và cao

đẳng Do vậy, các cơ sở đào tạo giảng viên lý luận chính trị phải

thay đổi ngay nội dung chương trình đào tạo đại học, cao học và nghiên cứu sinh theo hướng đã tích hợp Điều đó đồng nghĩa với việc cần có mã ngành đào tạo mới cho các ngành sau khi đã được tích hợp

Trong xây dựng nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo

được ba khối kiến thức: một là, khối kiến thức đại cương của ngành; hai là, khối kiến thức có tính hệ thống xuyên suốt của ngành; ba là,

khối kiến thức chuyên ngành có tính chuyên sâu tương ứng với các nội dung của ba môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo biên

soạn trong giáo trình chuẩn Khối kiến thức thứ ba là quan trọng

nhất cần đặc biệt chú trọng để người học có được những tri thức về ngành một cách chuyên sâu và hệ thống

Cùng với việc trang bị lý luận chính trị chuyên sâu về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho người học, một vấn đề rất quan trọng có ý nghĩa là một nội dung học nhưng đồng thời cũng là phương pháp dạy đó là môn học phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh phải là môn học bắt buộc có trong chương trình đào tạo với số tín chỉ cao Hiện nay, có tình trạng chú ý nhiều đến việc trang bị lý luận chính trị chuyên sâu về Chủ nghĩa Mác-Lênin,

Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam chưa thực sự chú trọng việc rèn nghề, mà đặc biệt là chưa thực hiện rèn nghề cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị theo phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh nên hiện tại môn học phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh không

có trong chương trình đào tạo

Nội dung chương trình của các ngành đào tạo khối lý luận chính trị hiện nay, số tín chỉ dành cho thảo luận, thực hành, thực tập phải đạt được tỷ lệ về khối lượng kiến thức từ 35-40% tổng số tín chỉ trong toàn bộ nội dung chương trình đào tạo Điều đó đòi hỏi

Trang 4

sinh viên không chỉ học tại lớp mà còn phải học tại nhà, tại các nơi được đi thực tập, thực tế môn học và ngành học Làm được điều đó

sẽ thay đổi thực trạng vẫn diễn ra lâu nay là đào tạo suông, chú trọng dạy lý thuyết, lơ là thực hành đồng thời thúc đẩy được sinh viên tự thân vận động, tìm hiểu nhu cầu kỹ năng thực tế của công việc, hướng đến rèn luyện để từng bước hoàn thiện nghề ngay khi còn đang học tại các học viện, các trường đại học

Hai là, hàng năm có những hoạt động thường xuyên nhằm bồi dưỡng, tập huấn cho giảng viên các môn lý luận chính trị

Đào tạo giảng viên lý luận chính trị tại các học viện và các trường đại học là một quy trình đào tạo khép kín theo khóa học Người học được học một lần duy nhất ở đại học, cao học và nghiên cứu sinh chưa thể đủ và chuẩn được nội dung kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy để sử dụng cho cả quá trình công tác sau này Do vậy, việc học để giảng dạy không phải là dừng lại sau khi

đã tốt nghiệp đại học, cao học và nghiên cứu sinh Chính vì thế, hàng năm cần có những hoạt động thường xuyên nhằm bồi dưỡng, tập huấn cho giảng viên các môn lý luận chính trị với nhiều hình

thức tổ chức khác nhau

Hiện nay, định kỳ mỗi năm một lần, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương có tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị tại các trường đại học và cao đẳng, đó chính là sự chú trọng về bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho giảng viên lý luận chính trị Trong các đợt bồi dưỡng, tập huấn đó, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị được cập nhật những kiến thức thời sự quan trọng góp phần làm cho nội dung bài giảng ngày càng phong phú, hấp dẫn và gắn với thực tiễn hơn Tuy nhiên, nội dung chương trình của các đợt bồi dưỡng, tập huấn chưa thực sự chú trọng đến việc phát triển phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị thực sự cần được nghe chuyên đề về phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh để vận dụng vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị Vì vậy, nội dung chương trình bồi dưỡng, tập huấn hàng năm cần bổ sung chuyên đề học tập

phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh

Trang 5

Thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động nhiều hoạt động chung cho toàn ngành giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam mà còn là một người thầy vĩ đại, là người đã đi trước thời đại với phương pháp tuyên truyền cách mạng Vì vậy hiện nay cần phát động phong trào

“Vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp tuyên truyền cách mạng

Hồ Chí Minh vào giảng dạy các môn lý luận chính trị”, phát động

phong trào này vừa là để nâng cao chất lượng giảng dạy, vừa là một việc làm thiết thực trong cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vừa là một hoạt động mang tính riêng của khối lý luận chính trị Trên cơ sở phát động phong trào đó, có thể tổ chức hội thi giảng dạy lý luận chính trị theo phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh thay cho hội thi lâu nay vẫn thực hiện đó là hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi các cấp

Ngoài ra, nên phổ biến nội dung phương pháp tuyên truyền

cách mạng Hồ Chí Minh trên mạng Internet, báo chí, sách, giáo

trình Đó là những hình thức nhằm truyền tải những thông tin, yêu cầu, nội dung về phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh để đội ngũ giảng viên lý luận chính trị biết, hiểu và vận dụng

vào công tác giảng dạy

Ba là, Vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh vào giảng dạy các môn lý luận chính trị

Sau khi được đào tạo đạt chuẩn giảng dạy ở các hệ đào tạo và được bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên hàng năm, giảng viên hành nghề của mình thông qua hoạt động giảng dạy tại nơi mình công tác nhất thiết cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo những nội dung phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh cụ thể như sau:

Không áp đặt theo kiểu bề trên mà thuyết phục bằng nghệ thuật xưng hô; Ít sử dụng thuật ngữ như phải, hãy … mà thường là mong, cố gắng

Trang 6

Trong quan hệ với đối tượng, chủ tịch Hồ Chí Minh xưng hô bằng nhiều cách: là Tôi, là Cụ Hồ, là Người Già, là Bác, là Anh, thậm chí là Cháu … Đây không phải đơn thuần chỉ là cách xưng hô,

là phép lịch sự mà chính là nghệ thuật lựa chọn, sử dụng từ ngữ trong giao tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh biết đứng ở vị trí thích hợp

để nhân dân ai cũng thấy gần và tin tưởng Vì thế, khi nghe Bác nói, khi đọc các bài viết của Bác, nhân dân có cảm xúc như Bác đang sống giữa đời thường, sống cuộc sống của nhân dân, không còn đâu

là khoảng cách giữa lãnh tụ và nhân dân, là vì Bác nói tiếng nói của nhân dân, nên họ dễ dàng tiếp thu nội dung tuyên truyền Chẳng hạn như đối với học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người nói: “Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang … Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần

lớn ở công học tập của các em” [3, 119]

Dùng cách so sánh ví von để biến các khái niệm trừu tượng, xa

lạ, khó hiểu trở thành cụ thể, dễ hiểu

Cách tuyên truyền này phù hợp với đặc điểm quá trình nhận thức của đối tượng mà vẫn không xa rời yêu cầu khoa học, đồng thời đây chính là sự kế thừa sáng tạo cách nói ví von của người Việt Nam Ví dụ như, Biết tin thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một pháo đài “Bất khả xâm phạm” và chọn Điện Biên Phủ tiến hành trận chiến quyết định, Bác Hồ bỏ ngay chiếc mũ trên đầu đặt lên bàn chỉ thẳng vào chiếc mũ đang lật ngửa - ví như một thung lũng sâu và rộng, Bác nói: “Quân Pháp sẽ bị chôn sống ở đây”

Diễn đạt ngắn gọn nhưng sâu sắc; Nói câu ngắn, viết câu ngắn, thiết thực đi thẳng vào vấn đề

Diễn đạt ngắn gọn là luôn luôn đảm bảo: gọn gàng, rõ ràng,

có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực và phải cô đọng, hàm xúc, không có lời thừa, chữ thừa Nói ít nhưng nói cho thấm thía, cho chắc chắn Những nội dung tuyên truyền trong các tác phẩm nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy ngắn gọn nhưng sâu sắc và lột tả

Trang 7

được bản chất của sự vật làm cho đối tượng dễ hiểu, dễ nhớ, dễ hành động theo mục đích tuyên truyền

Hồ Chí Minh đã nhiều lần gạch bỏ cụm từ “trở đi” sau cụm

từ “từ nay” bởi lẽ thời gian chỉ vận động theo một chiều cho nên cụm từ “từ nay” không cần phải dùng cụm từ “trở đi” nếu như không có dụng ý nhấn mạnh Trong Bản thảo Thư khen ngợi bộ đội

đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh viết: “Chúng

ta không nên vì thắng lợi mà kiêu căng” Sau đó người lại gạch bỏ

đi từ “lợi” và từ “kiêu” là những từ dư thừa không cần thiết để câu văn ngắn lại thành câu “Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu”

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo tục ngữ, thành ngữ; Lồng ghép nội dung thơ văn để chuyển tải nội dung chính trị

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định văn hoá nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị Người hiểu rõ thành ngữ, tục ngữ mang tính đại chúng, nội dung xúc tích và giàu tính gợi cảm nên việc sử dụng chúng không chỉ phù hợp với tâm hồn, tình cảm của nhân dân mà còn gợi ra những hình ảnh sinh động và làm cho lời văn ngắn gọn, giản dị mà dễ hiểu

Đi làm ruộng với nông dân, Bác hỏi các cô thanh niên có biết hát đối không, rồi Bác lẩy Kiều “Trăm năm trong cõi người ta, chống úng thắng lợi mới là người ngoan” Bác nói: “Muốn lao động

đỡ mệt và có sức mạnh thanh niên nên tổ chức văn nghệ”

Vận dụng linh hoạt, sinh động loại câu hỏi; Có những câu hỏi dùng để kết luận vấn đề

Phương pháp đặt câu hỏi ngoài tác dụng gợi mở, kích thích

tư duy, đạt được phản hồi của người được tuyên truyền, phương pháp này còn có tác dụng tốt trong bồi dưỡng khả năng biểu đạt của người được tuyên truyền Thông qua các câu hỏi khéo léo, thú vị, mang tính gợi mở, khuyến khích quần chúng làm chủ ngôn ngữ, tư duy của mình

Trang 8

Thông thường câu hỏi dùng để nêu ra điều mình muốn biết, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng câu hỏi để dẫn dắt, khêu gợi vấn

đề nhằm khích lệ tư duy của đối tượng tham gia vào quá trình tuyên truyền Hỏi mà cũng là nêu vấn đề kêu gọi đối tượng suy nghĩ để tìm ra chân lý Câu hỏi đó có thể do Người tự đặt ra, cũng có thể Người dẫn câu hỏi của người khác Chẳng hạn Bác nói: Tôi già, các bác cũng già cả Tôi làm cách mạng được, các bác có nên làm cách mạng không?

Bốn là, Đánh giá sinh viên bằng “hiểu” chứ không phải bằng “nhớ”

Các nhà giáo dục học và thần kinh học trên thế giới đã làm nhiều phân tích và thí nghiệm cho thấy, khi bộ óc con người “hiểu” một cái gì đó (tức là có thể “make sense” cái đó, liên tưởng được với những kiến thức và thông tin khác đã có sẵn trong não) thì dễ nhớ nó (do thiết lập được nhiều “dây nối” liên quan đến kiến thức

đó trong mạng thần kinh của não - một neuron thần kinh có thể có hàng chục nghìn dây nối đến các neuron khác) Còn khi chỉ cố nhồi nhét các thông tin riêng lẻ vào não (kiểu học vẹt) mà không liên hệ được với các kiến thức khác đã có trong não, thì thông tin đó rất khó nhớ, dễ bị não đào thải

Hiện tượng rất phổ biến là sinh viên học thuộc lòng các kiến thức trước mỗi kỳ kiểm tra, kỳ thi rồi sau khi kiểm tra, thi xong thì

“chữ thầy trả thầy” Lỗi chính không phải tại sinh viên mà có lẽ tại

hệ thống giáo dục Chúng ta rất cần cải cách nội dung chương trình giáo dục theo hướng tăng sự “hiểu” lên, và giảm sự “học gạo”, “nhớ như con vẹt”

Cùng với nội dung chương trình học thì kiểu dạy, kiểm tra và chấm thi nặng về “nhớ” mà nhẹ về “hiểu” Nhiều thầy cô giáo không dám và không chịu sáng tạo mà chỉ giảng y nguyên câu chữ trong khuôn khổ giáo trình của Bộ Giáo dục, hài lòng với việc sinh viên làm bài kiểm tra, bài thi giống hệt bài giảng của mình, chứ làm kiểu khác đi, tuy có thể thú vị hơn cách của thầy thì có khi lại không

có điểm vì không giống đáp án Kiểu dạy và chấm điểm như thế chỉ khuyến khích sinh viên học vẹt chứ không khuyến khích được sự sáng tạo hiểu biết

Trang 9

Sinh viên ngày nay có thể tra cứu rất nhanh mọi kiến thức thông qua internet nhưng để hiểu chúng thì vẫn phải học và tự hiểu, không có máy móc nào hiểu hộ được Trước đây và hiện nay vẫn còn, theo thông lệ của những người dạy thường không cho phép sinh viên mang tài liệu vào phòng thi trong các kỳ thi cuối học kỳ và

đề thi thường là câu hỏi lý thuyết như trình bày quan điểm nào đó thì được điểm Nhưng trong thời đại mới, việc nhớ y nguyên các quan điểm có ít giá trị, mà cái chính là phải hiểu để mà sử dụng được chúng Bởi vậy nên chăng, trong các kỳ thi dần dần đề thi không còn các câu hỏi “trình bày quan điểm” nữa Thay vào đó là những câu hỏi ở dạng vận dụng tương đối đơn giản và thường nội dung câu hỏi gần giống các câu hỏi có trong các tài liệu nhưng đã được thay đổi phần nào câu chữ để kiểm tra xem sinh viên có hiểu

và sử dụng được các kiến thức cơ bản không Và đó chính là đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng chú trọng đánh giá năng lực phân tích, sáng tạo, giải quyết vấn đề

và thái độ nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học

- công nghệ, năng lực thực hành tương xứng với trình độ đào tạo

Kết luận:

Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường đại học và cao đẳng hiện nay có thể gọi là một cuộc cách mạng riêng của ngành giáo dục Một cuộc cách mạng không thể đến từ bên ngoài, mà nó phải do ý muốn và quyết tâm thực hiện của những người trong cuộc Nhà trường nơi đào tạo ra đội ngũ giảng viên lý luận chính trị phải đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, đây là khâu đầu tiên trong quy trình thực hiện việc đảm bảo chất lượng giảng dạy lý luận chính trị Tiếp đến là các cơ quan ban ngành cùng tham gia trong công tác này chỉ đạo, hỗ trợ, phối hợp cùng thực hiện Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị, tận tụy, giàu lương tâm, tâm huyết với nghề, thay đổi cách đánh giá người học và học tập theo phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh Thực hiện được đồng bộ, liên tục theo đúng quy trình bốn giải pháp nêu trên, chúng tôi thiết nghĩ sẽ thay đổi được thực trạng hiện nay của công tác giảng dạy lý luận chính trị theo hướng tích cực

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị Quyết

Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Văn

phòng Trung ương Đảng, Hà Nội 2013

[2] Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội

nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, Hà Nội, ngày 1 tháng 8

năm 2007

[3] Hoàng Quốc Bảo, Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ

Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006

[4] Lương Gia Ban (chủ biên), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy

và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập mô hình hóa kiến thức cơ bản của giáo

trình các bộ môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh tập I-II, Hà Nội 2005

[6] Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh-Trung tâm Lý luận chính trị, Tổng

kết thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà

Nội 2014

Ngày đăng: 08/09/2016, 17:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị Quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị Quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
[2] Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới
[3] Hoàng Quốc Bảo, Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
[4] Lương Gia Ban (chủ biên), Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập mô hình hóa kiến thức cơ bản của giáo trình các bộ môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh tập I-II, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập mô hình hóa kiến thức cơ bản của giáo trình các bộ môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh tập I-II
[6] Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh-Trung tâm Lý luận chính trị, Tổng kết thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết thực hiện Nghị quyết 01-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia-Sự thật

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w