VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG Lưu Thị Kim Hoa * Chúng ta đang giảng dạy lý luận
Trang 1VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN ĐỐI VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP
CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
Lưu Thị Kim Hoa *
Chúng ta đang giảng dạy lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin ở thế kỷ 21
Thế kỷ của cách mạng khoa học – công nghệ phát triển ngày càng nhanh, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành vấn đề sống còn của mọi quốc gia Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Các nước trên thế giới, kể cả những nước đang phát triển, đều coi giáo dục là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia
Vai trò quan trọng nhất của giáo dục – đào tạo là phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên một bình diện xã hội rộng lớn và đáp ứng nhu cầu học tập không ngừng của con người Rất nhiều các nguyên thủ quốc gia đã khẳng định: thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về kinh tế Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế tri thức đang hình thành, các quốc gia đã chuyển đổi từ chiến lược coi trọng phát triển giáo dục phổ thông sang chiến lược coi trọng phát triển giáo dục đại
* Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Lý luận chính trị, Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Trang 2học nhằm nhanh chóng thúc đẩy quá trình phát triển nguồn nhân lực trình độ đại học – nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia mình Hoạt động chính trong nền kinh tế tri thức là tạo ra, truyền bá
và sử dụng tri thức Tạo ra tri thức là mục đích của các hoạt động nghiên cứu sáng tạo do những người được đào tạo bậc đại học tiến hành Truyền bá tri thức, làm cho vốn tri thức xã hội tăng lên nhanh chóng đó chính là nhiệm vụ chủ yếu của nguồn nhân lực được đào tạo ở trình độ đại học Giáo dục đại học góp phần chủ yếu vào việc tạo ra tri thức đồng thời góp phần quảng bá tri thức Do đó, giáo dục nói chung và giáo dục đại học được coi là ngành sản xuất quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức Như vậy, ở Việt Nam hiện nay phải tìm ra cách thức đổi mới triệt để giáo dục đại học theo hướng hiện đại, làm cho giáo dục đại học đi trước một bước so với trình độ phát triển kinh tế của đất nước, thực sự đảm nhiệm được vai trò phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng nền kinh tế tri thức
ở nước ta
Tình hình trên đòi hỏi giảng dạy, học tập lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay phải đổi mới theo hướng hiện đại cả về nội dung và phương pháp
(1) Về nội dung: cần tiến hành ngay những nghiên cứu cơ bản,
có hệ thống về học thuyết; làm sáng tỏ chân giá trị của nó, vạch ra những vấn đề, những tư tưởng, luận điểm, nguyên lý đã từng bị hiểu sai, bị cắt xén, xuyên tạc làm cho nó bị biến dạng, cần thiết phải phục hồi lại diện mạo đích thực của học thuyết trong tư duy ý thức
xã hội và trong hành động
Thực tế, suốt trong một thời gian dài, lý luận Mác - Lênin bị đẩy tới thành những chân lý tuyệt đối và nghiên cứu lý luận, hoạt động lý luận đã không diễn ra với tư cách là nghiên cứu khoa học, không gắn với thực tiễn Vì vậy, không những phải phục hồi tính chân thực, mà còn phải nghiên cứu, bổ sung, phát triển lý luận Mác
- Lênin trên trình độ hiện đại Khắc phục tình trạng chính trị hóa lý luận cũng đồng thời là từng bước thực hiện lý luận hóa, khoa học hóa chính trị, làm cho chính trị trở thành khoa học và chính trị học thực sự là một khoa học không thể thiếu vắng trong phát triển kinh
tế xã hội Mọi hoạt động lý luận chính trị phải được thực hiện trên
cơ sở nền tảng khoa học mới bền vững
Trang 3Như vậy, về nội dung vừa phải đảm bảo giá trị trung thực vừa phải gắn với thực tiễn phát triển của đất nước và thế giới, cần liên hệ thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận bằng những nêu vấn đề
và xây dựng tình huống trong học tập, nghiên cứu
Quá trình giảng dạy cần phải giảm tải cho sinh viên, không nên học nhồi nhét, học rất nhiều nhưng không hiểu gì cả Hiện nay môn Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin số tiết lên lớp ít, nhưng nội dung so với số tiết lại quá nhiều, giảng viên lên lớp chỉ giới thiệu hết các dàn ý và khái niệm cơ bản là hết thời gian Đặc thù của môn khoa học này là tính lý luận, tính logic, tính trừu tượng rất cao, không phải dễ hiểu, nếu chúng ta nói qua loa, đại khái, để mặc sinh viên tự hiểu, sinh viên không biết hiểu theo hướng nào, họ
sẽ hiểu qua loa, đại khái và chán học Hơn nữa, do cuộc sống, sinh viên thường chú ý học chuyên môn trước, coi nhẹ các môn lý luận chính trị Vậy, nên sắp xếp chương trình cho gọn lại so với số tiết để bớt nặng về nội dung, mới có thời gian để lấy ví dụ, liên hệ thực tiễn, định hướng cho sinh viên
Chúng ta có đào tạo sau đại học như thạc sỹ, tiến sỹ về khoa học kinh tế chính trị, nhưng ngay ở các cơ sở đào tạo lại không có môn học kinh tế chính trị, bộ môn kinh tế chính trị, không đào tạo cử nhân kinh tế chính trị, điều đó liệu có đảm bảo chất lượng không? (2) Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, đổi mới phương pháp trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu, thuộc về bản chất Giáo dục lý luận cho người học cần hướng chủ yếu vào trau dồi phương pháp, nó có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục lý luận chính trị
Đổi mới phương pháp giảng dạy là đổi mới cách thức làm việc giữa giảng viên và sinh viên theo hướng phát huy vai trò chủ thể của sinh viên, đặt sinh viên vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, giúp sinh viên đạt được những mục tiêu học tập bằng các hoạt động của chính họ, tạo điều kiện và môi trường hoạt động cho sinh viên
Một số định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên:
Trang 4- Một là, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sinh viên tự học hỏi, tự phát huy sáng kiến, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn Đây là quan điểm dạy học được đa số các nước có nền giáo dục tiên tiến quan tâm Thực hiện tốt phương pháp này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng
về giáo dục Vai trò của người giảng là cố vấn, hỗ trợ và động viên người học, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học Trách nhiệm của người giảng là giúp người học xác định được mục tiêu của việc học, hướng dẫn họ lập kế hoạch học tập, theo dõi việc thực hiện kế hoạch và tự đánh giá kết quả đạt được của việc học, từ
đó giúp người học điều chỉnh thái độ học tập sao cho hiệu quả hơn
- Hai là, đổi mới theo phương pháp dạy học tích cực Phương pháp này có đặc trưng cơ bản là: người học tập trung cao độ trong học tập, chủ động tìm tòi khám phá nội dung học tập, chủ động giải quyết các vấn đề phù hợp với khả năng hiểu biết của mình, đề xuất các ý tưởng sáng tạo Người dạy linh hoạt, mềm dẻo, luôn tạo cơ hội
để người học tham gia và làm chủ hoạt động nhận thức, lấy tự học
là chính Giảng viên xây dựng được những môi trường có khả năng thúc đẩy người học tự điều khiển hoạt động học tập, cung cấp những nhiệm vụ học tập có mức độ phù hợp với từng sinh viên, tạo điều kiện cho từng sinh viên được phép lựa chọn, tự lập kế hoạch, tự đưa ra mục đích hoạt động, tự mình hoặc hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập, cuối cùng tự nhận xét đánh giá kết quả học tập của bản thân Người dạy chỉ là người tổ chức và hướng dẫn quá trình nhận thức
Có rất nhiều phương pháp để phát huy vai trò trung tâm và tính tích cực của sinh viên trong học tập:
- Dạy học nêu vấn đề: là phương pháp giảng dạy dễ áp dụng nhất trong việc giảng dạy các môn lý luận chính trị hiện nay Đây là hoạt động có chủ đích của giảng viên bằng cách đặt vấn đề học tập
và tạo ra các tình huống có vấn đề, hướng dẫn sinh viên học tập nhằm giải quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện cho việc lĩnh hội tri thức mới và hành động mới, hình thành năng lực sáng tạo cho sinh viên
Trang 5- Dạy và học theo nhóm hợp tác(nhóm nhỏ): là phương pháp mà các sinh viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập, tập trung những mặt mạnh của từng người, bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu Nhóm có thể làm việc ở trong
và ngoài giờ học, sẽ bổ sung cho bài giảng, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm và áp dụng vào các tình huống, đào sâu vấn đề
- Tổ chức cho sinh viên thuyết trình: giúp cho sinh viên bộc lộ khả năng nghiên cứu khoa học và khả năng diễn giải, sinh viên thảo luận các vấn đề khoa học đã tự tìm hiểu được dưới sự hướng dẫn của giảng viên am hiểu về lĩnh vực đó Trong thuyết trình tính năng động, tích cực của sinh viên được phát huy rất cao
- Thuyết giảng kết hợp với giáo án điện tử: nếu giảng viên chỉ thuyết giảng đơn thuần sẽ làm cho sinh viên rất thụ động, vì vậy, cần kết hợp với nhiều phương pháp khác như: nêu vấn đề, thảo luận nhóm, giảng dạy theo giáo án điện tử
Để thực hiện thuyết giảng kết hợp với việc sử dụng giáo án điện
tử tốt, cần thực hiện hai yêu cầu:(i) xây dựng giáo án điện tử đảm bảo tính khoa học và sư phạm; (ii) giảng viên cần phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp giảng dạy thuyết giảng với giáo án điện tử: kết hợp trình chiếu bằng phương tiện hiện đại với nhận thức thấu đáo nội dung bài giảng, có khả năng khái quát cao
Việc đổi mới phương pháp dạy - học cần được coi là nhiệm
vụ trọng tâm, không thể tiến hành đơn độc, muốn đạt hiệu quả cao cho giáo dục - đào tạo, đổi mới cần mang tính tập thể và thường xuyên Mọi phương pháp dù hiện đại đến đâu cũng không thể tự thân vận động được, phương pháp chỉ mang lại hiệu quả khi người giảng viên biết lựa chọn và sử dụng phù hợp, được gắn kết với nội dung nhuần nhuyễn
Lời kết
Đây là môn học khó Muốn có một bài giảng sinh động, chất lượng, giảng viên cần đầu tư nhiều Hơn nữa, hoạt động giảng dạy
là hoạt động sáng tạo, có cảm hứng, không thể gò ép, máy móc Đã
là giảng viên, ai cũng muốn cho sinh viên hiểu bài, hứng thú với
Trang 6môn học Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học các môn
lý luận chính trị, thiết nghĩ, người giảng viên cần:
- Thứ nhất, yêu nghề, yêu quý sinh viên, luôn vì sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đến lớp giảng có hưng phấn nghề nghiệp, có sức khỏe tốt
- Thứ hai, nắm vững chuyên môn, tích cực trau dồi nghề nghiệp, nâng cao trình độ kiến thức chuyên ngành và liên ngành
- Thứ ba, trong giảng dạy, luôn lấy người học là trung tâm Luôn tìm hiểu người học muốn gì, cần gì để giảng dạy
- Thứ tư, đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm thường xuyên, nhưng vận dụng phương pháp phải phù hợp với từng đối tượng giảng dạy, hãy hỏi ngay chính người học - họ mong muốn phương pháp nào?
- Thứ năm, tích cực thúc đẩy người học chủ động, tự học, tự nghiên cứu, tham gia thảo luận tại lớp; nhưng những phần trọng tâm, cốt lõi, giảng viên cần thuyết giảng cho "ra hồn", phải có kết luận rõ ràng cho người học, tránh tình trạng muốn hiểu sao thì hiểu
- Thứ sáu, giảng dạy phải sát đối tượng, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn
- Thứ bảy, vận dụng tổng hợp nhiều hình thức, phương pháp, sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy
- Thứ tám, tiến hành đánh giá kết quả những hoạt động của sinh viên trong quá trình tham gia môn học một cách nghiêm túc, sẽ có tác dụng kích thích người học tích cực tham gia học tập, nghiên cứu
- Thứ chín, đề thi phải có tác dụng kích thích sinh viên tích cực học tập, nghiên cứu, liên hệ thực tế; nếu đề thi quá dễ, lại chỉ tập trung ở một vài phần của chương trình, hay có vài đề cứ sử dụng hoài thì mọi cố gắng của giảng viên cũng chẳng mang lại hiệu quả
gì
Trang 7- Thứ mười, thi và chấm thi nghiêm túc, mọi sự dễ dãi khi cho điểm cũng làm cho người học không tích cực
TÀI LIỆU THAM KHẢO
lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam( Một số vấn đề lý luận và thực tiễn), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội
luận của Đảng từ năm 1986 đến nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
pháp dạy học ở đại học, www.ier.edu.vn
giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học và cao đẳng
môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
chính trị trong giai đoạn hiện nay