ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Nguyễn Thị Hương Giang Trong điều kiện đất nước đổi mới và
Trang 1ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nguyễn Thị Hương Giang
Trong điều kiện đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế, việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó có đổi mới ngành triết học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Triết học Mác
- Lênin ở các trường đại học, cao đẳng là cần thiết và hữu ích
Chất lượng giảng dạy Triết học Mác - Lênin ở các trường đại học, cao đẳng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phụ thuộc chủ
yếu vào bốn yếu tố sau: a Đặc trưng của Triết học Mác - Lênin; b Trình độ và năng lực của giảng viên; c Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin (tri thức triết học) của sinh viên; d Chất lượng giáo trình
và tài liệu tham khảo
1 Những yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy, học tập Triết học Mác - Lênin
Triết học Mác - Lênin bắt nguồn từ “cây trí tuệ” của nhân loại, đồng hành phát triển cùng trí tuệ của nhân loại và trở thành tinh hoa tri thức của thời đại Do đó, nó không phải là “giấc mơ huyền thoại”, không phải là “tín điều tôn giáo”, không phải là “khoa học thực nghiệm”; mà chính là hệ thống tri thức lý luận (khoa học luận) phản ánh chân thực thế giới khách quan (giới tự nhiên, đời sống xã hội và con người) dưới dạng các nguyên lý, khái niệm,
Tiến sĩ Triết học, Giàng viên Khoa Triết học, trường Đại học KHXH &
NV, ĐHQG – HCM
Trang 2phạm trù, quy luật được gắn kết hữu cơ với nhau bằng lôgíc khoa học Vì vậy, Triết học Mác - Lênin mang tính hàn lâm, tính trừu tượng và khái quát hóa cao
Với tư cách là hệ thống tri thức khoa học phản ánh chân thực thế giới khách quan, Triết học Mác - Lênin có các chức năng quan
trọng: a Chức năng thế giới quan: trang bị cho người học thế giới
quan duy vật biện chứng làm cơ sở cho việc hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người và mở ra phương hướng cho toàn
bộ hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người; b
Chức năng phương pháp luận biện chứng duy vật chỉ đạo việc hình thành các phương pháp hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người Ngoài hai chức năng cơ bản trên, Triết học Mác - Lênin còn có chức năng phê phán, chức năng dự báo khoa học,…
Triết học Mác - Lênin ra đời không chỉ dựa trên những tiền
đề lý luận (những thành tựu khoa học tự nhiên, tinh hoa văn hóa nhân loại, nhất là tinh hoa của Triết học cổ điển Đức), mà còn dựa trên đời sống thực tiễn của nhân loại Cụ thể là, sự phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa gắn với giai cấp tư sản (mang bản chất bóc lột và chạy theo lợi nhuận) và giai cấp công nhân công nghiệp (mang bản chất cách mạng, là lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại, đại diện cho phương thức sản xuất mới, nhưng đang
bị áp bức, bóc lột…) Nói một cách ngắn gọn, Triết học Mác - Lênin luôn bám sát, phản ánh đời sống thực tiễn của nhân loại và mang hơi thở của thời đại
Vì vậy, khi giảng Triết học Mác - Lênin, giảng viên phải thấu hiểu và thể hiện những đặc trưng trên của Triết học Mác - Lênin thông qua từng bài giảng với mỗi khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của nó Hiện nay, chúng ta đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy Triết học Mác - Lênin, cần phải quán triệt những đặc trưng của nó để tìm ra hình thức và phương pháp đổi mới thích hợp
Trình độ và năng lực của giảng viên Trình độ của giảng viên thể hiện ở sự hiểu biết về Triết học Mác - Lênin, về lịch sử triết học nhân loại, về những lĩnh vực khoa học liên ngành, về con người và đời sống thực tiễn của đất nước và thế giới, nhất là thực tiễn đổi mới
và hội nhập quốc tế của chúng ta hiện nay
Năng lực của giảng viên là tổng hợp tri thức kết hợp với kinh nghiệm, phương pháp, kỹ năng được thể hiện thông qua cách thức
Trang 3và phương pháp tổ chức, giảng dạy và huấn luyện sinh viên nhằm đạt được mục tiêu đề ra Năng lực giảng viên còn thể hiện ở năng lực quản lý, kiểm soát quá trình giảng dạy và học tập, đánh giá một cách đúng đắn, khách quan kết quả giảng dạy, học tập; đồng thời rút
ra những bài học kinh nghiệm hữu ích
Hiện nay, trong các trường đại học, cao đẳng, đa số giảng viên các môn lý luận chính trị (trong đó có giảng viên triết học) đã
có học vị Thạc sĩ trở lên và ở độ tuổi trẻ Kết quả khảo sát tại 302 trường đại học, cao đẳng cả nước cho thấy: trong số 3.041 giảng viên lý luận chính trị có 2 Giáo sư, 41 Phó giáo sư, 309 Tiến sĩ, 982 Thạc sĩ; có 1.391 người dưới 40 tuổi, 821 người ở độ tuổi 41 - 50,
325 người độ tuổi 51 - 60; nam là 1.180 người và nữ là 1.861 người 1
Số giảng viên trẻ có ưu điểm là: sức trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, ham học hỏi, chuyên môn khá; song lại có hạn chế
là thiếu trải nghiệm, thiếu kiến thức xã hội và thực tế, thiếu cả kinh nghiệm, phương pháp và kỹ năng giảng dạy; nói một cách ngắn gọn
là năng lực còn nhiều hạn chế Số giảng viên lớn tuổi có ưu thế là trình độ chuyên môn vững, năng lực khá, từng trải, có phương pháp, kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy, nhưng sức khỏe giảm, ngoại ngữ hạn chế… Những điều trình bày ở trên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy, học tập môn Triết học Mác - Lênin Vì vậy, đổi mới giảng dạy, học tập môn Triết học Mác - Lênin không thể không tính toán kỹ đến các yếu tố trên
Khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin (tri thức triết học) của sinh viên, trước hết thể hiện ở trình độ học vấn, khả năng tư duy, ý chí vượt khó và điều kiện học tập Trong thực tế, đa số sinh viên có
“nền” học vấn phổ thông chưa hoàn thiện, khả năng tư duy còn nhiều hạn chế, thiếu ý chí vượt khó trong học tập và điều kiện sống, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn Những điều đó tác động, làm hạn chế đến khả năng học tập của sinh viên
Sách giáo khoa và giáo trình Triết học Mác - Lênin có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy, học tập Triết học Mác - Lênin Từ năm 2008 đến nay, môn Triết học Mác - Lênin được “lắp ghép” chung với môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin
và Chủ nghĩa xã hội khoa học thành môn “Những nguyên lý cơ bản
1 Nguồn: Bộ Giáo dục và đào tạo
Trang 4của chủ nghĩa Mác - Lênin” “Việc “ghép” ba môn học trước đây thành một môn không chỉ tạo ra sự hiểu lầm về việc xóa bỏ một số
bộ môn khoa học (Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học) mà còn tạo ra sự hoài nghi về nền tảng tư tưởng của Đảng
và trên thực tế trong hệ thống giáo dục quốc dân một số môn này dần bị bỏ Đối với các môn chính trị còn lại, việc chiêu sinh rất khó khăn… Việc phân công giảng viên được đào tạo từng chuyên ngành trong 3 môn trước đây phải đảm nhiệm dạy môn “Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin” làm cho chất lượng bài giảng giảm sút, người giảng e ngại, không tự tin…”2
Như vậy, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập Triết học Mác - Lênin trong các trường đại học, cao đẳng cần phải được khảo sát tỉ mỉ, chuẩn bị chu đáo cả về chương trình, nội dung, phương pháp, cả đội ngũ giảng viên, sinh viên và giáo trình;
và cả lộ trình triển khai thực hiện một cách khoa học
2 Một số giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập Triết học Mác - Lênin
Thứ nhất, phát triển và hoàn thiện đội ngũ giảng viên triết
học cả về tri thức, cả về bản lĩnh chính trị, đạo đức và cả về năng lực giảng dạy và nghiên cứu Trong điều kiện hiện nay, khi cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, toàn cầu hóa mang tính hai mặt đang tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới luôn thay đổi và có diễn biến phức tạp, khó lường; nhất là khi các thế lực thù địch vẫn tăng cường thực hiện “diễn biến hòa bình” đối với nước ta, thì người giảng viên triết học cần phải có hiểu biết thấu đáo về tri thức Triết học Mác - Lênin, Lịch sử triết học, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng
Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng và có hiểu biết rộng
về tri thức khoa học liên ngành, nhất là tri thức hiện đại (về đặc điểm mới của thời đại, toàn cầu hóa, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức, phát triển bền vững, những vấn đề toàn cầu, biến đổi khí hậu…) Đồng thời phải hiểu sâu sắc về thực tiễn cách
2 Ban Tuyên giáo Trung ương, Đề án “Đổi mới giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”, Hà Nội, 2013, tr.9
Trang 5mạng Việt Nam, nhất là thực tiễn đổi mới và hội nhập quốc tế Những tri thức khoa học nói trên phải được thâm nhập và hòa quyện vào bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng của người giảng viên tạo nên một nhà khoa học, một nhà giáo và chuyên gia công tác tư tưởng
Thứ hai, cần đổi mới nội dung giảng dạy Triết học Mác -
Lênin cho đối tượng là sinh viên các ngành khoa học (không chuyên triết học) Với đối tượng này, không cần thiết phải dạy tất cả các nội dung phong phú của Triết học Mác - Lênin và Lịch sử triết học Điều quan trọng là phải chắt lọc những giá trị cơ bản nhất của Triết học Mác - Lênin và Lịch sử triết học để giảng dạy, giúp cho sinh viên hình thành được thế giới quan khoa học duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học biện chứng duy vật, nhân sinh quan cách mạng… Và, trên cơ sở đó, sinh viên có thể tự học tập, rèn luyện, phát triển và hoàn thiện nhân cách để trở thành những công dân có ích cho xã hội
Thứ ba, đổi mới phương pháp giảng dạy Phương pháp giảng
dạy không tự nhiên mà có, cũng không phải do con người tư biện nghĩ ra để áp dụng vào giảng dạy Một phương pháp giảng dạy khoa học, trước hết bắt nguồn từ nội dung Triết học Mác - Lênin với thế giới quan và phương pháp luận của nó, từ mục tiêu của giáo dục - đào tạo, từ khả năng tiếp thu, xử lý thông tin và từ thực tiễn xã hội của đất nước Trên cơ sở đó, giảng viên hình thành các phương pháp giảng dạy Hiện nay, đổi mới phương pháp giảng dạy là phải tổng kết tất cả những giá trị, ưu điểm của những phương pháp đã có; trên
cơ sở đó, sử dụng và phát huy mặt tích cực của nó, đồng thời có thể sáng tạo ra phương pháp mới
Dù là đổi mới phương pháp giảng dạy thế nào đi nữa, thì phương pháp giảng dạy “Thuyết trình khoa học” vẫn là phương pháp thích hợp với giảng dạy Triết học Mác - Lênin Bởi lẽ,
“Thuyết trình khoa học” là: nêu vấn đề, phân tích vấn đề (tìm ra mối liên hệ, mặt đối lập, mâu thuẫn của sự vật), chắt lọc những giá trị, tinh hoa, đối chiếu so sánh với khoa học và thực tiễn để khẳng định chân lý; đồng thời từ chân lý triết học này mà phê phán những quan điểm đối lập, sai trái hoặc những “khập khiễng” trong thực tiễn Đó
là “Thuyết trình khoa học”, trong đó đưa tư duy của giảng viên và sinh viên đi từ cái cụ thể (trong thực tiễn) đến cái trừu tượng và từ cái trừu tượng đến cái cụ thể (trong tư duy, tức khám phá ra chân
Trang 6lý) Đó cũng là quá trình đưa tư duy của giảng viên và sinh viên đi
từ hiện tượng khám phá ra bản chất, rồi từ bàn chất cấp một (vượt
bỏ mâu thuẫn) đến bản chất cấp hai… và mãi xâm nhập vào thế giới vật chất vô cùng vô tận Thuyết trình khoa học như vậy, không thể
là khô khan và lỗi thời được Bởi lẽ, nó đưa chúng ta đến cánh rừng
có những cây cổ thụ quý hiếm, tràn ngập những hoa thơm, cỏ lạ…
Và, tất cả những cái đó kích thích trí tò mò và thúc đẩy tư duy sáng tạo của sinh viên
Tóm lại, đổi mới nâng cao chất lượng giảng day, học tập môn Triết học cho sinh viên không chuyên ngành triết học là cần thiết và cấp bách Công việc này phải dựa vào chính đặc trưng của Triết học Mác - Lênin, trình độ và năng lực của giảng viên, khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của sinh viên và chất lượng của giáo trình và tài liệu tham khảo Việc đổi mới như vậy là rất quan trọng, nên cần được xem xét cẩn trọng và triển khai theo lộ trình nhất định với những bước đi thích hợp