Thực trạng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường cao đẳng hiện nay Mặc dù các tác giả biên soạn giáo trình các môn Lý luận chính trị nói chung đã hết sức cố gắng rút ngắn bằng
Trang 1THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HIỆN NAY
Võ Văn Dũng
Đỗ Thị Thùy Trang
Tóm tắt
Việc nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị trong các trường cao đẳng hiện nay là vấn đề hết sức cấp thiết
Để chứng minh cho điều đó, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát ở 4 trường cao đẳng ở Nha Trang dưới hình thức bảng hỏi về thực trạng dạy và học các môn Lý luận Chính trị hiện nay Qua kết quả số liệu cho thấy, thực trạng dạy và học các môn Lý luận chính trị hiện nay còn nhiều bất cập Những bất cập đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân lớn nhất được xuất phát từ phương pháp giảng dạy của giảng viên Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một vài phương pháp mang tính tham khảo nhằm góp
phần vào việc khắc phục thực trạng trên
1 Dẫn nhập
Giáo dục là một sự rèn luyện con người về cả ba phương diện: trí tuệ, tình cảm và thể chất Tuy nhiên, trong những năm qua, việc dạy và học các môn Lý luận chính trị ở các trường cao đẳng trong
cả nước nói chung đã tồn tại nhiều bất cập Những bất cập này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: nguyên nhân từ sự tích hợp giáo
ThS, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang
Trang 2trình; nguyên nhân từ trang bị cơ sở vật chất; nguyên nhân từ giảng viên và nguyên nhân từ người học Việc nghiên cứu thực trạng để tìm ra những giải pháp để hướng đến mục tiêu là bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, bồi dưỡng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dựng và cũng cố lòng tin vững chắc cho sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là một điều cần thiết trong các trường cao đẳng nói riêng và sinh viên nói chung
2 Nội dung dạy và học các môn Lý luận chính trị trong các trường cao đẳng hiện nay
2.1 Thực trạng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường cao đẳng hiện nay
Mặc dù các tác giả biên soạn giáo trình các môn Lý luận chính trị nói chung đã hết sức cố gắng rút ngắn bằng cách cắt giảm bớt một số phần để làm cho giáo trình ngắn gọn hơn, thế nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng giảng viên chạy đua với bài giảng sao cho khỏi cháy giáo án Quá trình đó làm cho người học tiếp thu bài giảng một cách thụ động, chỉ lo nắm nội dung cốt lõi của bài mà người dạy nhấn mạnh trong quá trình giảng dạy hoặc cho ghi những vấn đề cần thiết, chưa nói đến việc người học có thấm nhuần được nội dung mà giáo trình đặt ra, hay người dạy có thể giúp người học biết liên hệ giữa lý luận với thực tiễn hay không? Việc chạy đua theo nhịp độ của giáo án đã làm cho các môn lý luận chính trị vốn
đã khô khan, khó hiểu nay lại mất sinh động vì giảng viên ngoài việc trình bày kiến thức trong giáo trình ra thì không có thời gian để cho người học thảo luận trên lớp Tuy có một số ý kiến cho rằng, giáo viên chỉ hướng dẫn trên lớp 70% thời lượng, còn lại 30 % thời lượng người học tự nghiên cứu; nhưng trên thực tế giáo viên dùng 100% thời lượng để giảng 70% giáo trình thì vẫn còn gặp khó khăn Tính đặc thù của môn học đối với người mới tiếp cận đã làm cho rất nhiều người học nhận thức rằng, học các môn chính trị cốt yếu chỉ cho qua học phần, đây cũng chỉ là môn học đại cương như những môn khác Sự trừu tượng của môn học cùng sự thiếu thời gian để giải quyết vấn đề đã làm cho quá trình giảng dạy và học ngày càng gặp nhiều khó khăn Thật không đầy đủ khi mọi thứ đều đổ lỗi cho
Trang 3giáo trình mà không chú ý đến nhân tố khác như chất lượng giảng viên
Trước hết, chúng ta phải thừa nhận rằng, trong những năm qua, việc giảng dạy các môn lý luận chính trị ở bậc cao đẳng đã đạt được một số thành tựu nhất định như: chấm dứt được tình trạng thầy đọc, trò ghi; sinh viên đã có khả năng ghi chép tóm tắt bài giảng của thầy Một số giảng viên đã đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực Hình thức kiểm tra, đánh giá đã có những thay đổi
rõ rệt, đánh giá chính xác hơn kiến thức của sinh viên, hạn chế được phần lớn hiện tượng quay cóp trong thi cử Chất lượng đội ngũ giảng dạy cũng đã được nâng lên đáng kể Các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên cũng có nét khởi sắc và mang diện mạo mới về nội dung và hình thức tổ chức Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đang tồn tại ở các trường cao đẳng; thậm chí ở cả đại học,
đó là một giảng viên đảm nhận dạy tất cả các môn lý luận chính trị Chúng tôi không phủ nhận việc có một số ít giảng viên có thể đảm nhận được tất cả các môn lý luận chính trị, nhưng vẫn còn quá nhiều giảng viên không đủ khả năng giảng dạy, nếu có dạy cũng chỉ là sự đọc trước giáo trình rồi lên lớp đọc lại cho sinh viên nghe và ghi
chép lại Hiện nay, một giảng viên dạy môn Những Nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin đồng nghĩa với việc dạy 3 môn tích
hợp trong một cuốn giáo trình Để dạy 3 môn tích hợp này đã khó
kèm với đó là sự đảm nhiệm thêm các môn khác như Tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Việc một giảng viên phải đảm nhận nhiều môn học có nhiều nguyên nhân như: (1) nguyên nhân từ đơn vị chủ quản, (2) nguyên nhân từ giảng viên Nhưng dù có xuất phát từ nguyên nhân nào đi chăng nữa, việc một giảng viên dạy tất cả các môn lí luận chính trị thì sự đầu tư cho giáo án sẽ bị hạn chế, do đó dẫn đến chất lượng bài giảng kém Hiện nay, một số trường cao đẳng ép giảng viên phải dạy mỗi năm 600 tiết, dẫn đến tình trạng giảng viên không có thời gian nghiên cứu khoa học
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiến triển chậm, hiệu quả chưa cao Phương pháp giảng dạy chủ yếu của giảng viên trong các trường cao đẳng hiện nay vẫn dừng lại ở phương pháp truyền thống, diễn giảng, thuyết trình, độc thoại là chủ yếu Cách thức giảng dạy
Trang 4còn thiên về lý luận, chưa tìm ra những phương thức hiệu quả giúp sinh viên chủ động hơn trong tiếp thu kiến thức và sử dụng những kiến thức lĩnh hội được để luận giải các vấn đề của cuộc sống Tất
cả các chuyên ngành, các giảng viên đều giảng một kiểu như nhau nên sinh viên không có hứng thú trong học tập
Phương tiện trợ giúp giảng dạy ở các trường cao đẳng vừa thiếu lại vừa yếu nên không thể ứng dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy, cùng với đó là việc những hình ảnh và các video có tính minh họa cho bài giảng không thể thực hiện được Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ cơ sở vật chất và người thầy thì còn có nguyên nhân xuất phát từ người học
2.2 Thực trạng học các môn lý luận chính trị trong các trường cao đẳng hiện nay
Để phục vụ cho bài nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thái độ học tập của sinh viên ở 4 trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa với số phiếu phát ra là 1000, số phiếu thu vào
là 850 phiếu, số phiếu hợp lệ là 800 Khi hỏi về “Thái độ của bạn
như thế nào khi học các môn lý luận chính trị?” Kết quả thu được:
tỉ lệ sinh viên cảm thấy hứng thú khi học các môn lý luận chính trị chiếm 20,7%; 56% sinh viên có thái độ học đối phó và có 23,3% sinh viên cảm thấy chán nản Theo kết quả trên cho thấy, thái độ sinh viên đối với các môn học lý luận chính trị có hứng thú là rất khiêm tốn, trong khi đó phần chính sinh viên muốn đối phó cho qua các môn này Để xác minh cho tính chính xác của vấn đề này,
chúng tôi đã hỏi “Bạn có thích học các môn lý luận chính trị
không?”, Kết quả thu được là 29,3% trả lời có thích, 41% trả lời là
không thích và 29,7% trả lời tùy vào từng giảng viên dạy mà người học có thái độ khác nhau Ở câu hỏi này cho thấy, sinh viên không thích học các môn lý luận chính trị nhiều hơn là thích học Thái độ học tập của sinh viên tùy thuộc vào người thầy dạy môn đó
Tiếp tục với câu hỏi “Giảng viên lên lớp bạn với phương
pháp gì sau đây?” 59% chọn phương pháp thuyết trình, 31% chọn
phương pháp thuyết trình và thảo luận trên lớp, 10% chọn phương
Trang 5pháp nêu vấn đề và thảo luận nhóm Với câu hỏi “Bạn thích giảng
viên sử dụng phương pháp nào khi giảng dạy các môn lý luận chính trị?” Kết quả như sau: 15% chọn phương pháp thuyết
trình, 48% chọn phương pháp thuyết trình và thảo luận trên lớp, 27% chọn phương pháp nêu vấn đề và thảo luận nhóm 10% thích tất cả các phương pháp trên Qua khảo sát cho thấy, phần lớn giảng viên chọn phương pháp thuyết trình khi lên lớp trong lúc đó sinh viên lại không thích phương pháp này Phương pháp thuyết trình và thảo luận trên lớp lại thu hút được sinh viên
Sự nhàm chán học tập trên lớp của các môn lý luận chính trị nói riêng và các môn học khác nói chung trong các trường cao đẳng đã khiến sinh viên không sử dụng thời gian hợp lý ngoài giờ lên giảng đường Sinh viên dành nhiều thời gian nhàn rỗi của mình vào các trò tiêu khiển, giải trí hơn là vào thư viện đọc sách
và tự nghiên cứu ở nhà Nó được thể hiện ở những vấn đề sau: khi
được hỏi “Ngoài thời gian đi học bạn làm gì?” Kết quả thu được
Ngoài thời gian đi học bạn làm gì?”
Ôn bài cũ,
chuẩn bị bài
mới
Giải trí nghe nhạc, xem phim, Chơi games, lướt web, chát
Đi chơi với bạn
bè
Đi học thêm
Đi làm thêm phụ giúp gia đình
Sử dụng thời gian nhàn rỗi không hợp lý, ôn tập bài cũ, chuẩn bị bài mới chỉ sử dụng 13,1%, đi học thêm chiếm 2,8%, trong lúc đó các hình thức giải trí chiếm số lượng cao nhất là 46,4%, kế tiếp là đi chơi với bạn bè chiếm 33,4% Những số liệu trên chứng minh rằng, một số lượng không nhỏ sinh viên các trường Cao đẳng hiện nay chưa học tập nghiêm túc, không thấy
Trang 6được vai trò của việc tự nghiên cứu Họ không thấy được khoảng thời gian sinh viên là khoảng thời gian tích lũy lý luận và kiến thức để khi ra trường có thể ứng dụng vào thực tiễn Từ những thực trạng trên, chúng tôi mạnh dạn đề ra những phương pháp mang tính tham khảo; sở dĩ chúng tôi nói như vậy là vì mỗi trường
và mỗi ngành có những đặc thù khác nhau, do vậy không có một phương pháp hữu dụng cho tất cả các ngành học hay cho tất cả các trường
3 Một vài phương pháp đề ra cho việc dạy và học các môn
lý luận chính trị trong các trường cao đẳng hiện nay
Để góp phần vào việc khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng dạy và học các môn lý luận chính trị trong các trường cao đẳng trong thời gian tới, chúng tôi mạng dạn đề xuất một vài phương pháp sau:
Thứ nhất, về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm đáp ứng
được sự cân bằng về khối lượng của giáo trình và thời gian giảng dạy, Bộ nên có những chủ trương cụ thể như: tăng thời lượng giảng dạy cho phù hợp với khối lượng của giáo trình, hoặc lược bỏ một số nội dung trong giáo trình để khối lượng và thời gian cho phù hợp Bên cạnh việc điều chỉnh giáo trình, Bộ cũng nên chú trọng đến chất lượng của đội ngũ giảng viên là vô cùng quan trọng Mặc dù trong những năm qua, các trường đã cử không ít lượt giảng viên đi học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ nhưng việc tồn tại không ít giảng viên đi học trái ngành vẫn thường xuyên diễn ra; do vậy, việc quy định giảng viên phải học đúng ngành bằng thứ nhất là một điều cần thiết hiện nay Việc giảng dạy phải gắn với việc nghiên cứu khoa học là một điều hoàn toàn đúng đắn nhưng Bộ phải có hình thức chế tài hiệu quả đối với những trường hợp cố ý làm trái quy định nhằm khuyến khích giảng viên nghiên cứu để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Thứ hai, về phía giảng viên, muốn nâng cao năng lực giảng
dạy, trước hết giảng viên phải không ngừng bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng là một trong những
Trang 7tiêu chuẩn cần thiết của mọi nghề nhưng đối với nghề nhà giáo thì lại cực kỳ cần thiết bởi giảng viên không chỉ truyền đạt tri thức, hướng dẫn sinh viên tiếp cận chân lý và khoa học, mà còn là người giáo dục đạo đức, hình thành lý tưởng, chuẩn mực đạo đức cho sinh viên Bên cạnh đó, giảng viên các môn lý luận chính trị là người tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Để bài giảng đạt chất lượng tốt, hiệu quả và sinh động, giảng viên các môn lý luận chính trị trước hết phải có kiến thức sâu rộng Muốn làm được điều đó cần phải có ý thức tự trau dồi, tích luỹ kiến thức thông qua việc nghiên cứu, nhằm làm giàu tri thức phục vụ chuyên môn Việc cập nhật thông tin chính thống qua các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc làm phong phú các ví dụ cụ thể trong bài giảng Kết hợp nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học sẽ giúp giảng viên tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, góp phần tìm ra những biện pháp thích hợp
để truyền đạt tri thức tới người học
Môn lý luận chính trị là một môn học dành cho tất cả các các ngành; do vậy, giảng viên không thể dùng một giáo án, một phương pháp cho tất cả các ngành học mà phải đa dạng hóa giáo án và phương pháp cho phù hợp với từng ngành và đối tượng Việc tìm kiếm các đoạn video clip cho phù hợp với nội dung bài giảng là một trong những phương pháp tối ưu nhất hiện nay nhằm làm cho sinh viên đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đối với phương pháp này cần phải ứng dụng công nghệ thông tin Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học các môn Lý luận chính trị là điều cần thiết Tuy nhiên, vai trò của người giảng viên
là không thể thiếu Giảng viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, lấy người học là trọng tâm, phải làm cho sinh viên có hứng thú đối với môn học; từ đó buộc sinh viên phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học nhằm giúp hiểu sâu hơn nữa kiến thức Trên giảng đường, cần phải gắn kết các hoạt động của giảng viên với sinh viên, giảng viên là hướng dẫn tri thức còn sinh viên là người tiến cận tri thức một cách sáng tạo Tránh tình trạng giảng viên là người truyền bá tri thức còn sinh viên
là người tiếp thu tri thức một cách thụ động Giảng viên “cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề, đặc
Trang 8biệt chú trọng giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống lịch
sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng Ngăn chặn xu hướng coi nhẹ giáo dục chính trị, tư tưởng, xa rời định hướng xã hội chủ nghĩa, các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động giáo dục…, quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục nhân cách, kỹ năng và phương pháp làm việc; phát triển năng lực, trình độ chuyên môn làm cho thế hệ trẻ có đủ khả năng và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thế giới” [1] Bên cạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy, giảng viên cần phải đổi mới phương pháp đánh giá hiệu quả, chính xác và công bằng Việc đánh giá sinh viên phải kích thích được khả năng sáng tạo trong quá trình đánh giá
Thứ ba, về phía nhà trường, việc đổi mới phương pháp giảng
dạy của giảng viên phải gắn liền với đổi mới phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức lớp học Các yếu tố cần thiết cho một tiết dạy như: máy chiếu, phòng học, số lượng sinh viên hợp lý (khoảng 40 -
50 sinh viên /lớp) Hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất ở các trường cao đẳng chỉ mới chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng được một phần yêu cầu Tài liệu tham khảo của các môn lý luận chính trị trong thư viện các trường Cao đẳng còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu nên cần phải trang bị thêm, phải khai thác thông tin từ Internet, xây dựng và hoàn thiện hệ thống học liệu điện tử, v.v…
Bên cạnh việc trang bị cơ sở vật chất thì cơ chế, chính sách cũng là điều không thể thiếu đối với giảng viên lý luận chính trị hiện nay Một thực tế cho thấy, trong lúc cuộc sống còn khó khăn thì việc nghiên cứu là cả một sự cố gắng Ban giám hiệu nên có một chính sách đãi ngộ xứng đáng với công sức của giảng viên nghiên cứu khoa học, thực hiện đúng và đầy đủ quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo; đồng thời phải có những chính sách riêng của trường mình nhằm khuyến khích giảng viên nghiên cứu khoa học
4 Kết luận
Thông qua việc tìm hiểu thực trạng để đưa ra những giải pháp hữu ích cho việc giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường cao đẳng hiện nay là một yêu cầu bức thiết Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy rằng, để có thể giúp sinh viên hệ cao đẳng hứng
Trang 9thú với các môn học lý luận chính trị thì đòi hỏi giảng viên giảng dạy phải đổi mới tư duy từ việc “lấy người thầy làm trung tâm” sang
“lấy người học làm trung tâm” Việc đổi mới đó bắt buộc giảng viên phải không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình bằng các hình thức như: tự học, học đúng chuyên ngành và nghiên cứu khoa học đúng như quan điểm của Đảng là “xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời”[1] Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như ban lãnh đạo các trường phải có những chính sách hợp lý đối với giảng viên
lý luận chính trị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Chính trị, Thông báo kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết
Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Đổi mới giáo dục Việt Nam, Luật
Giáo dục và các văn bản mới nhất về các đề án giáo dục, quy chế tuyển sinh năm 2010, Nxb Lao động, Hà Nội
3 Đỗ Minh Cương, Nguyễn Thị Doan (2001) phát triển nguồn nhân lực
giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
4 Nguyễn Tiến Cường (1998), Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở
Việt Nam thời phong kiến, Nxb.Giáo dục, Hà Nội
5 Lê Văn Giạng (2001), Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo
dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
6 Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội