Tiếng thơ là tiếng gọ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA THƠCA NHÌN TỪGÓC ĐỘTÁC ĐỘNG (Trang 43 - 49)

Marx đã nói: "Triết học cũng như các khoa học xã hội khác không chỉ giải thích thế giới, mà còn cải tạo thế giới" [162, tr.185]. Nguyên lý đó rất quan trọng đối với thơ ca.

Như một nhiệm vụ quan trọng mà lịch sửđã giao phó, nghệ thuật nói chung và thơ, văn nói riêng hiển nhiên trở thành phương tiện để biểu hiện một cách có ý thức thái độ, cảm xúc của con người trước những biến thái của cuộc sống. Nếu mọi nhận thức và phản ánh của nhà thơ không nhằm đến mục đích cải tạo cuộc sống thì thơ cũng trở thành vô nghĩa. Từ xưa, Horace đã quan tâm đến mục đích xã hội của tác phẩm, ông cho rằng một tác phẩm không chỉ cần phải đẹp, không chỉ cần phải hay, mà cốt yếu là “cần có ma lực nữa, cần lay động tâm linh của bạn đọc theo mong muốn của tác giả” [93, tập 2, tr.484]. Muốn được như vậy, nhà thơ phải hướng đến độc giả với niềm ưu ái và sáng tác trong tâm thế làm sao cho thơ đến với mọi người, sống lâu bền trong lòng mọi người, tác động và tập hợp mọi người. Mặc dù xã hội loài người trải qua nhiều hệ tư tưởng khác nhau, nhưng ý nghĩa tác động của thơ vẫn không thay đổi. Thơ ca của các nhà truyền giáo, thơ của các vị vua chúa, tướng lĩnh, thơ của những vị Nho sĩ tiết tháo và cho đến thơ của các nhà thơ cách mạng… đều rất giàu âm vang, đều có khả năng thu phục lòng dân, tập hợp mọi người. Sức mạnh đó được truyền đi theo con đường từ trái tim một người đến trái tim của muôn người; nó không khiên cưỡng, ép buộc theo kiểu các luật lệ hà khắc mà nó động viên, thuyết phục, kêu gọi, giúp người ta "sáng tâm", "sáng trí" mà tự nguyện nghe theo, làm theo. Đại thi hào Goethe cũng cho rằng “Thơ phải làm sao

cho: nghĩ thì thấy sâu xa, nghe thì xúc động” [185, tập 2, tr.1344]. Cái sâu xa của thơ góp phần nâng cao tầm nhận thức, tư tưởng của độc giả; và cái "xúc động" của thơ khiến người ta mê say, yêu thích. Từ tư duy lý tính đến tư duy cảm tính, từ những ý tưởng tiến bộ trong trang viết đến những hành động cụ thể ngoài cuộc đời, thơđã đi qua một chặng đường dài, một hành trình trọn vẹn và hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình đối với con người. Từ lâu, thơ đã đường hoàng sánh vai với những hình thái ý thức khác trong xã hội trong vai trò cải tạo thế giới.

Trên thực tế, mặc dù đã có một thời gian, người ta coi thơ ca là món “trà dư tửu hậu" nhưng xã hội hôm nay đã thay đổi, nhịp sống văn minh năng động khiến nhu cầu thưởng thức nghệ thuật càng khắt khe hơn vì vậy thơ càng cần những người viết thật sự mạnh mẽ, những người chấp nhận dấn thân, chấp nhận hy sinh. Nhiệm vụ cổ vũ, bênh vực, lên án, đả kích hình thành trong tâm thức người viết ý thức tác động đến độc giả mạnh mẽ hơn nên nhiều nhà thơđã không còn ngần ngại bày tỏ tư tưởng, thái độ của mình khi sáng tác. Nhà thơ trong thời đại mới đã dám mạnh dạn bộc bạch tâm sự, bày tỏ thái độ của mình đối với cuộc đời, dám mạnh dạn động viên, kêu gọi người đọc hướng đến những lý tưởng cao đẹp, vì lợi ích của cộng đồng. Bằng những hành động đó, họđã trực tiếp nâng thơ lên một tầm cao mới: tác động đến công chúng, kêu gọi công chúng đi theo những lý tưởng cao cả của dân tộc. Tiếng thơ không chỉ là tiếng lòng, tiếng buồn thương cho thân phận con người mà tiếng thơ - với sức mạnh vốn có của nó, còn là tiếng chim gọi đàn, là tiếng kèn tập hợp, là tiếng trống thúc quân.

Bàn về sức mạnh của văn chương, Lê Ngọc Trà từng nhấn mạnh khả năng "giáo dục", "tác động" và "cải tạo thế giới" của chúng. Theo ông, "khả năng tác động của nghệ thuật rất lớn” và từ lâu nó đã “trở thành một phương tiện tác động quan trọng và có hiệu quả”[157, tr.107, 109, 111]. Từ cái nhìn sâu sắc về bản chất của văn học và đặc trưng sáng tạo của người nghệ sĩ, quan niệm “tác động” của Lê Ngọc Trà mở ra nhiều chiều: văn học tác động đến người đọc theo con đường từ trái tim đến trái tim, bằng tiếng nói nhẹ nhàng và sự rung động mãnh liệt trong tâm hồn người cầm bút. Theo cách đó, những “quan niệm sống, quan niệm triết học về xã

hội và tự nhiên, những chính kiến của con người” [157, tr.107] được truyền đi, lây lan trong mênh mông biển người. Như vậy là tác động tuyên truyền bằng nghệ thuật, là sự hòa hợp mà không làm nhòe đi trong nhau tính nghệ thuật và chức năng xã hội của tác phẩm. Trên thực tế thì thông qua hình thức nghệ thuật, thông qua các vẻđẹp và sức mạnh vốn có của nghệ thuật, thơ có khả năng gợi ra những tiềm lực trong đời sống tinh thần, kích thích sức mạnh ở các tình cảm và khiến nguồn đam mê của con người thêm cuồng nhiệt hơn. Tiếng gọi của thơ cao đẹp và thiêng liêng, khiến công chúng vì yêu mà làm, vì ngưỡng mộ mà nghe. Trong hành động của họ, ta thấy có sự kết hợp giữa lý trí và cảm xúc, giữa nhận thức lý tưởng và say mê lý tưởng, giữa phục tùng lời hiệu triệu và yêu thương người cất lời hiệu triệu…

Thơ hiệu triệu, kêu gọi, tập hợp nhưng trước hết, thơ phải là thơ. Tác động bằng thơ khác với kiểu tuyên truyền áp phích, cũng khác với sự cưỡng chế của pháp luật. Đã qua rồi cái thời nhân dân dốt chữ nên nhà thơ không thể viết ra vần ra điệu một ý tưởng, một tuyên bố nào đó rồi muốn người khác nghe theo mình. Bây giờ, nói đến thơ, người ta nghĩ ngay đến cái đẹp - cái đẹp của tâm hồn con người bộc bạch qua những ngôn từ đẹp. Thơ là miền đất của cái đẹp, của tài năng, thơ chứa đựng những khát vọng cao cả của loài người. Khi người ta nói “rất thơ”, “rất nên thơ” có nghĩa là người ta đang cảm nhận một sự vật, một hiện tượng nào đó đẹp, hài hòa, dịu dàng và mang lại cho họ cảm giác dễ chịu, sung sướng. Như vậy, vô hình chung chúng ta ngày càng khẳng định vững chắc yêu cầu cái đẹp như một thuộc tính của thơ. Những giá trị nhân văn và sức hấp dẫn từ trong đặc trưng thể loại đã biến thơ thành những trận cuồng phong tư tưởng khi gặp phải những vướng vấp của chính trị, xã hội. Khi được lịch sử trao nhiệm vụ, nhà thơ lập tức trở thành những chiến sĩ tiên phong và tiếng thơ của họ cũng trở thành những lời tâm huyết tràn đầy nghĩa khí, dẫn đường cho nhân dân bước theo. “Một nhà thơ trữ tình lớn phải nói lên được nguyện vọng của quần chúng, phải là phát ngôn nhân của thời đại” [30, tr.484]. Một tiếng thơ có ý nghĩa phải hướng đến những lý tưởng đẹp, những tình cảm trong sáng, thiêng liêng, phải khiến cho lòng người hoặc phấn chấn, hoặc cảm phục, yêu thương. So với các loại hình nghệ thuật khác, thơ ca là một nghệ thuật có

khả năng kích thích sức tưởng tượng một cách mạnh mẽ nhất, và tác động mạnh mẽ nhất đến độc giả. Thơ có khả năng “vừa khơi gợi khoái cảm, mở mang trí tuệ, dạy khôn con người, vừa thức tỉnh lương tri, dạy con người biết yêu thương, căm giận…” [125, tr.216], thơ “tác động vào đời sống tinh thần lý trí, tình cảm con người”

[91, tr.221] và thật sựđã “tác động mạnh mẽ… khi nhà thơ lấy tư cách công dân cổ vũ và ca ngợi, lên án và đấu tranh” [91, tr.364].

Cao hơn một mức so với nhu cầu tri âm, nhu cầu tác động của nhà thơ thể hiện ý nghĩa của thơ ca đối với xã hội, ý nghĩa của tài năng đối với nhân loại. Nó không bó hẹp trong phạm vi được hiểu, được nghe mà còn vươn tới việc nâng cao cuộc sống lên một tầm cao mới, tùy vào điều kiện và yêu cầu cụ thể của môi trường, của dân tộc. Mỗi một nhà thơ có những sở trường và ý tưởng khác nhau nhưng họ cùng có được trong tay mình một công cụđắc lực để góp phần vào bước tiến của xã hội. Bên cạnh đó, thơ có ý nghĩa hay không, độc giả có thái độ tiếp nhận thơ như thế nào còn phụ thuộc vào thái độ của nhà thơ trong tác phẩm. Bởi vì, khi đọc thơ anh, độc giả sẽ cảm nhận được thái độ của anh đối với cuộc đời. Nếu anh nhỏ vào thơ một giọt mực hằn học thì anh sẽ nhận thấy nơi độc giả nỗi thờ ơ hoặc khinh bỉ; còn khi anh trân trọng cài lên thơ mình một đóa tin yêu, anh sẽ nhận lại sự nồng nhiệt tin yêu nơi độc giả. Khi ấy, người ta sẽ theo anh, sẽ nghe anh vì lý tưởng trong thơ anh có sức thuyết phục họ, cuốn họđi. Những nhà thơ Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Sóng Hồng, Tố Hữu… đã làm được điều này cho thơ họ và cho dân tộc ta. Thơ của họ đã vực nhân dân vươn lên những lẽ sống cao đẹp, gọi nhân dân đứng lên chiến đấu vì nền hòa bình, độc lập, tự do.

Những nhà thơ có tâm, có tài luôn ý thức rõ rằng thơ có sức mạnh khiến người ta say mê, nó "bắt làm nô lệ, làm cho mê mẩn và làm một cách kín đáo, nhưng với sức mạnh không gì sánh nổi nâng cao con người, đưa nó tới gần trạng thái khi con người thực sự trở thành vật tô điểm cho trái đất" [113, tr.352]. Những nhận thức sâu sắc về cuộc sống và những thành bại, vinh quang, tủi nhục của thời đại mình khiến tiếng thơ của những nhà thơ lớn giàu ý nghĩa nhân sinh và có khả năng gọi đàn mạnh mẽ hơn. Lịch sử thơ ca Việt Nam từ mấy ngàn năm nay trải qua

những tên tuổi lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu... đã chứng minh cho ta rõ điều đó. Họ tự hiểu rằng phải dẫn thơđi đến tận cái đích cuối cùng, phải truyền cho thơ một sức mạnh để thơ nâng cuộc sống lên, để động viên con người không ngừng đấu tranh, lao động và hòa nhịp cùng xã hội. Họ tự hiểu trọng trách của người nghệ sĩ đối với nền văn hóa của dân tộc và phấn đấu sáng tạo nên những tác phẩm có sức tác động vào công chúng mạnh mẽ như những tiếng gọi đàn. Vì vậy tiếng gọi của thơ càng phải vang vọng mà cũng càng phải bền bỉ. Bởi lẽ, “ngoài việc tác động vào lòng người như một sức mạnh vật chất, thơ còn có tác dụng lưu giữ những biến động của đất nước, những buồn vui lo nghĩ, những niềm tin và hy vọng của dân tộc trong từng giai đoạn và cả một thời” [35, tr.54]. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nhiều nhà thơ dù trực tiếp bị gông cùm, nhiều người cầm súng lăn lộn giữa chiến trường, nhiều người ở miền Bắc ngóng tin Nam đau như đứt từng đoạn ruột… nhưng họ vẫn can trường dấn thân. Họ đi vào cuộc chiến, ngày cầm súng với chiến sĩ hoặc cầm cuốc với nhân dân rồi đêm về thao thức với thơ. Sáng tác và kêu gọi đã trở thành vấn đề máu thịt của nhà thơ như người nông dân sống chết trên thửa ruộng cày của họ. Nhà thơ miệt mài "cày" trên trang giấy bằng tài năng, trí tuệ và tất cả các cung bậc tình cảm sôi sục trong lòng họ: yêu thương - căm thù, buồn - vui, sum họp - chia xa, hi sinh, mất mát... Và khi những con người đầy ắp lý tưởng ấy quyết tâm “nói ra bằng lời, bằng nhạc, bằng thơ... những điều cảm nhận về thế giới” [41, tr.148]thì lý tưởng của họ thắp sáng lòng nhân dân, nỗi đau của họ hòa cùng nỗi đau dân tộc làm nên những tiếng thơ vang vọng tận đáy lòng người. Những cảm nhận sâu xa, mãnh liệt ấy sẽ trở thành những bức thông điệp kỳ diệu đối với mọi người và có ý nghĩa lớn lao đối với xã hội. Chính ý thức đó đã giúp các nhà thơ sáng tác những bài thơ giục giã, tác động đến đông đảo đồng bào, vực họđứng lên, cuốn họ theo mình. Với những hành động thực tiễn ấy, họ xứng đáng vinh danh những nhà thơ cách mạng, thơ của họ xứng đáng là những tiếng gọi đàn.

Trước trọng trách mà xã hội dành riêng cho những người làm nghệ thuật, hơn bao giờ hết, nhà thơ càng hiểu rõ ý nghĩa của thơ và có thái độ lao động tích

cực hơn vì thơ. Hiện nay, khi cái bóng của chiến tranh đã nhòa dần vào quá khứ, xã hội phát triển, trình độ văn hóa của mỗi dân tộc càng ngày càng được nâng cao lên thì trình độ thẩm mỹ của công chúng dĩ nhiên cũng cao hơn. Điều đó buộc nhà thơ phải có năng lực cảm nhận nhạy bén và tinh tế trước cuộc sống muôn sắc muôn màu, phải thu vào tinh vi và phát ra thành thơ cũng phải thật ấn tượng. Có như vậy, "tần số phát sóng" của thơ mới cao hơn và tìm thấy sự cộng hưởng nhiều hơn ở tâm hồn đông đảo bạn đọc.Trước nhu cầu của xã hội, nhà thơ cần đem thơ mình "góp phần phát hiện và bảo vệ chân lý, giữ cho ngọn lửa lương tâm của mỗi con người không những không bị lụi tắt mà càng chói sáng lên ngay trong những cơn cuồng phong dữ dội nhất của lịch sử” [117, tr.7], để thơ luôn vững bước trước những biến động của lịch sử và trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho nhân dân.

Một tác phẩm ra đời, đến tay người đọc thì không còn là của riêng nhà thơ, dù họ vẫn phải chịu trách nhiệm về những khả năng tác động mà tác phẩm gây ra. Với nhà thơ, một bài thơ thành công phải làm xúc động lòng người, hướng họ đến những gì thanh cao hoặc kéo họ ra khỏi những gì xấu xa thấp hèn thông qua việc thể hiện những tình cảm lớn, mở ra những vinh quang, kích thích những hân hoan trong trái tim họ. Ý nghĩa và mức độ tác động của thơ còn tùy thuộc vào năng lực nhận thức thế giới, quan điểm, lập trường của người viết, đó có thể là tiếng nói đồng điệu với tư tưởng thời đại, nhưng cũng có thể là những tiếng nói lạc nhịp. Trong tất cả các yếu tố tạo nên một tác phẩm thơ: ngôn ngữ, nhạc điệu, ý tứ... thì cái lắng đọng lại trong tâm trí người đọc chính là cái “tình” của người viết. Cái tình - cái cảm xúc của người viết thật sự chân thành sẽ có đủ sức lay động trái tim người đọc. Mỗi “bài thơ là một sợi dây truyền tình cảm cho người đọc” [145, tr.3], tuy nhiên, thơ còn khiến người ta say mê bằng sự mẫn tiệp của trí tuệ, của chiều sâu suy tưởng. Những vần thơ được hun đúc nên từ những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ từ tình yêu Tổ Quốc, từ lẽ tồn vong của dân tộc và cả những mất mát chia lìa của tình yêu lứa đôi thường mang lại cho độc giả niềm hân hoan, lòng ngưỡng mộ và xúc động sâu xa khi thưởng thức. Cũng chính vì thế mà ta thấy, có rất nhiều phong cách thơ khác nhau, nhiều vẻ đẹp khác nhau để cuốn hút con người. Đó là những Tố Hữu, Xuân

Diệu đậm đà tình thương mến và những Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm giàu triết lý… Mỗi phong cách đó đã đến được với những luồng tiếp nhận khác nhau tùy vào trình độ, sở thích của độc giả. Mỗi tiếng thơ góp vào một thanh âm cao vút để tạo nên bản hùng ca giục giã nhân dân làm nên cuộc cách mạng thần thánh, giữ vững một Việt Nam độc lập, hạnh phúc, tự do.

Cuối cùng, theo chúng tôi, nhà thơ một khi đã xác định được việc làm thơ của mình như một thiên chức nghệ sĩ, như một trách nhiệm quan trọng đối với xã

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA THƠCA NHÌN TỪGÓC ĐỘTÁC ĐỘNG (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)