Thơ và hoạt động giao tiếp

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA THƠCA NHÌN TỪGÓC ĐỘTÁC ĐỘNG (Trang 37 - 43)

Thơ vốn là một hình thức đối thoại trữ tình trực tiếp và không ngừng của nhà thơ với cuộc đời. Nếu nói rằng “nghệ thuật có ý nghĩa giao tiếp rất sâu sắc” [157, tr.117] thì ý nghĩa này cũng chính là một trong những thuộc tính thể loại quan trọng nhất của thơ. Hoạt động sáng tác của nhà thơ bao hàm cả mục đích tìm tri âm, mong muốn được chia sẻ hoặc giải tỏa một cảm xúc nào đó của nhà thơ đến độc giả. Cũng như bao nhiêu người khác, nhà thơ cần trò chuyện, cần đối thoại với người xung quanh, bên cạnh nhu cầu bộc lộ, giải bày tâm trạng để tìm sự giải thoát, nhà thơ còn có nhu cầu được lắng nghe, được cảm thông. Bên cạnh những phương thức đối thoại thông thường, nhà thơ còn đối thoại bằng nghệ thuật vì “ở mức cao hơn, nghệ thuật là lời nhắn nhủ, yêu cầu sự chia sẻ của số đông, sự thông cảm của nhiều người” [157, tr.10]. Một tác phẩm viết ra không chỉ là của một người dành cho một người, mà còn cho cả cộng đồng, nó là một trong những phương tiện thể hiện mối đồng cảm giữa con người với con người. Cần hiểu rằng thơ “không phải chỉ là tiếng thì thầm, là lời nhắn gửi mà còn là tiếng nói của những tình cảm lớn, những tư tưởng lớn, những quan niệm về cuộc sống, về con người” [157, tr.13]. Thật ra, sáng tác và tiếp nhận là hai quá trình tương tác của hoạt động giao tiếp bằng nghệ thuật theo cách “tác động qua lại giữa người viết và người đọc” [40, tr.140]. Bằng con đường này, nhà thơ có thể giao tiếp với độc giả của mình và đó cũng là một nhu cầu chính đáng trong mọi nhu cầu khác của hoạt động sáng tạo. Về phía người đọc, đời sống tâm hồn phong phú của họ với những nhu cầu tiếp nhận đa dạng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sáng tác của nhà thơ, buộc nhà thơ phải sáng tác ra những tác phẩm thật sự hữu ích. Hơn nữa, không dễ lường trước mọi số phận của mỗi tác phẩm, không ai có thể chắc chắn rằng một bài thơ nào đó sẽ được công chúng nhiệt liệt hưởng ứng, hoặc khi đã hưởng ứng lần này thì sẽ hưởng ứng những lần sau và chính sự không chắc chắn này "cho phép mọi khả năng kết hợp giữa tác phẩm và người đọc, từ chán ghét cho đến tôn sùng; nó cho phép số phận tác phẩm tham gia vào những thất thường, say mê và thay đổi trong đời tư của mỗi người",

cho nên, cũng có "những người yêu thơ đến mức phát ghen và rất đau khổ khi có người cũng cùng yêu một tác phẩm" [167, tr.28].

Trong mối quan hệ giữa người đọc và người viết, bắt đầu từ biết đến hiểu, từ hiểu sâu sắc đến hiểu tuyệt đối, mức độđó gọi là tri âm. Tri âm là một quan niệm thuộc về lý thuyết tiếp nhận, nhưng tri âm cũng là nhu cầu đáng kể của nhà thơ trong quá trình sáng tác, vì ngay từ trong nguồn cội, thơ chính là sự đồng điệu tự nhiên, mật thiết giữa nhà thơ và người đọc. "Đốt cháy mình trong ngọn lửa sáng tạo, người viết chỉ hướng đến mục đích duy nhất là giá trị tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm" [111, tr.141], chỉ muốn ai đó sẽ đọc thơ mình, sẽ hiểu những suy nghĩ của mình và đồng cảm với những nỗi niềm đang dào dạt trong lòng mình. Bao giờ cũng vậy, nhu cầu hướng đến độc giả trở thành nhu cầu thường trực trong lòng mỗi nhà thơ. Cho nên, Raphaen Anbecti - nhà thơ nổi tiếng của Tây Ban Nha từng mong có một thứ “thơ đường phố”, còn Cơlôđê Côlinhông thì mong có một “thi pháp tiếng kêu”. Khi sáng tạo ra một bài thơ, nhà thơ nhưđẻ cho mình một đứa con tinh thần đồng thời cũng mang đến cho loài người một giá trị tinh thần, bài thơấy là tiếng nói của quần chúng và vì quần chúng. Không phải tự bản thân nhà thơ truyền bài thơ ấy đi, không chỉ mỗi một mình nhà thơ hiểu mà chính độc giả là những người tiếp nhận, lưu giữ truyền tụng thơ anh khiến thơ trở thành tiếng nói chung của nhiều trái tim đồng điệu, trở thành tài sản chung của nhân loại. Một nhà thơ Phương Tây đã viết: “Một giọt nước hòa muôn giọt nước, Sẽ biến thành biển nước mênh mông”...

[56, tr 26]. Điều đó khiến ta liên tưởng thơ như là những con thuyền chở tâm hồn của một người đến với muôn người, rồi thơ lại cũng như những cánh chim bằng, chở tất cả mọi người những đến chân trời mới lạ. Nơi đó, họ sẽđược gặp nhau.

Về phía nhà thơ, tâm thếđối thoại với độc giả có khi là những trực cảm bất chợt nhưng cũng có khi là những suy niệm từ trong chiều sâu văn hóa mà nhà thơ đã tích lũy. Trước mỗi cơn đau của tâm hồn mình hoặc của người đời, thơ viết ra lại càng nồng nàn, đau đáu yêu thương. Sự phức hợp nhiều chiều của cuộc sống kéo nhà thơ đến những biên độ tinh vi của cảm giác, di dịch theo khoảng không gian khi thì hạn hẹp khi lại rộng lớn không cùng, theo chiều thời gian của những sớm nắng

chiều mưa, của những sợi tóc xanh dần dần hóa bạc, của những vầng trán đếm thời gian bằng những nếp ưu tư... Rất phong phú, rất đa dạng. Nhưng miễn làm sao mà thơ của họ không hề xa lạ với con người, vẫn có đủ sức mạnh để hích vào cuộc đời, vào lòng người những suy tư da diết và thăm thẳm về cuộc sống. Có thể khẳng định rằng, từ xưa nay thơ chưa bao giờ xa lạ với con người, thơ luôn được người đọc đón nhận. Có thể đời sống của mỗi bài thơ khác nhau về độ dài ngắn theo thời gian, khác nhau về mức độ nồng nhiệt hưởng ứng của công chúng khi chào đời nhưng những nhà thơ chân chính bao giờ cũng hướng về độc giả với nhu cầu được giao tiếp, được đón nhận và niềm khắc khoải tìm một mối tri âm.

Bên cạnh ý nghĩa chủ quan, tác phẩm còn có ý nghĩa khách quan khi phải rời tác giảđể đến với độc giả trong khi độc giả còn phải chịu sự chi phối của nhiều hệ tư tưởng khác nhau khiến cho mọi sự áp đặt chủ quan của nhà thơ không thể là yếu tố quan trọng nhất để thuyết phục được độc giả. Nói như vậy không phải để phủ nhận khả năng tác động của thơ mà là để hiểu thêm rằng nếu muốn tác động vào người đọc, thơ phải có quy luật riêng của nó. Đâu có phải ngẫu nhiên mà một bài thơ có sức mạnh lay động tâm hồn người đọc, nó có một nguyên nhân sâu xa mà lý luận văn học gọi là tiền đề xã hội. Xúc cảm của nhà thơ, nội dung và nghệ thuật của bài thơ là những yếu tố không nhỏ góp phần làm tạo nên chất lửa, thắp sáng nhận thức người đọc và thôi thúc trái tim họ. Một khi tác phẩm non yếu, thiếu khả năng thuyết phục thì dù người đọc có tiếp xúc tác phẩm cũng không bị ảnh hưởng gì. Vì vậy, khi đặt ngòi bút xuống trang giấy trắng, các nhà thơ thường tự vấn: “viết cho ai", "viết để làm gì", "viết như thế nào". Ngày xưa Đỗ Phủ cho rằng nhà thơ cần có thái độ nghiêm túc, khổ luyện “Sách đọc vỡ muôn quyển, Hạ bút như có thần” để đạt đến bút lực mà người đọc "Đọc chẳng kinh người, chẳng chịu thôi” [184, tr.528].

Nói như Chế Lan Viên, khi nhà thơ có được ý thức sâu sắc rằng thơ muốn làm người khác khóc, trước tiên mình phải khóc; muốn cho người khác cười trước hết mình phải cười, thì thiết nghĩ, họ đã đạt đến một nửa của sự thành công trên con đường nghệ thuật.

Vậy mà chúng ta đã thường có thói quen nghĩ về lý luận sáng tác thơ văn nhiều hơn là nghĩ đến đời sống của tác phẩm sau khi nó rời khỏi bàn viết của nhà thơ đểđến với người đọc. Thực tế thì hai mặt ấy song hành nhau trong đời sống của văn học, một tác phẩm được viết ra cũng là để cho người đọc thưởng thức, tiếp nhận. Nói như các quan hệ xã hội khác, quan hệ giữa nhà thơ và công chúng là quan hệ cung và cầu, và sản phẩm trao đổi thuộc về lĩnh vực tinh thần: bài thơ. Không thể có thơ khi không có nhà thơ, nhưng thơ sẽ không có giá trị nếu không được độc giả tiếp nhận, bài thơ là chiếc cầu nối giữa thi nhân và độc giả, giúp họ đến gần nhau hơn và cùng hướng về những giá trị nhân văn. Điều đó hiển nhiên vì rằng qua những những biến cố thăng trầm trong xã hội, người ta vẫn làm thơ và thơ vẫn được tiếp nhận, thơ không hề vắng bóng trong đời sống tinh thần của con người.

Đã và đang có ý kiến thừa nhận sáng tạo và tiếp nhận văn học là một trong hai vấn đề cốt lõi của văn học khiến người ta đi đến những quan niệm thấu đáo hơn. H. R. Jauss khẳng định: "Sựđổi mới văn học sửđòi hỏi chúng ta phải vứt bỏ những định kiến của chủ nghĩa khách quan lịch sử, xây dựng mỹ học sáng tạo và mô tả truyền thống thành mỹ học tiếp nhận và tác động" [62, tr.86]. M. B. Khrapchenko thì cho rằng "đặc điểm quan trọng nhất của những tác phẩm văn học và nghệ thuật có giá trị là ở chỗ chúng không chỉ bao hàm những đặc điểm của thời đại đã làm chúng xuất hiện mà còn có sự liên hệ sinh động với những thời đại tiếp sau" [67, tr.289], và ông cho rằng khi nghiên cứu cuộc sống của tác phẩm, cần phải chú ý đến những hình thức tiếp nhận khác nhau của độc giả đối với chúng. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu lý luận cũng quan tâm đến vấn đề tiếp nhận thơ ca. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Vân, Lê Ngọc Trà, Trương Đăng Dung, Huỳnh Như Phương, Nguyễn Văn Dân… lần lượt soạn dịch hoặc trình bày những kiến giải của mình về các công trình thuộc lý thuyết tiếp nhận của các trường phái lý luận ở phương Tây. Trong thực tế, tiếp nhận chiếm một phần căn bản trong hoạt động giao tiếp văn học và bản thân "sự sáng tạo là linh hồn của tính năng động tiếp nhận" [26, tr.201], hai hoạt động ấy gắn bó và ảnh hưởng đến nhau mật thiết.

Với nhà thơ, “thơ ca giống như tình yêu. Tình yêu bị chúa trời chia làm đôi, và con người luôn phải khắc khoải đi tìm cái nửa còn lại của đời mình..., đó là sự tìm nhau và giao cảm không ngừng giữa người viết và bạn đọc. Đó là bản chất và cuộc sống vĩnh cửu của thơ" [159, tr.26]. Ít nhà thơ nói rằng “tôi viết cho tôi”, và nhiều nhà thơ vẫn xem nhu cầu được tri âm là điều quan trọng. Nguyễn Du là một trường hợp cụ thể. Cả cuộc đời viết thơ “bằng máu” và “nước mắt" (chữ dùng của Mộng Liên Đường), rốt cuộc, điều mà ông vẫn khắc khoải đến cuối cuộc đời là “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” [23, tr.160]. Trong thực tế, khi sáng tác, nhà thơ thường vận dụng năng lực đồng cảm của mình để kéo người khác đồng cảm với mình, và khi ấy thơ trở thành những sợi dây tình cảm ràng buộc mọi người. Thơ là nơi nhà thơ chia sẻ cho nhân loại những nhận thức mới mẻ về cuộc sống, là nơi lan truyền từ người này sang người khác những xúc cảm yêu thương, trong sáng, lành mạnh. Thơ không chỉ tri âm với tâm trạng mà thơ còn tri âm với cái đẹp. Cái đẹp trong thơ không chỉ bắt nguồn từ thiên nhiên, từ hiện thực cuộc sống xung quanh ta mà cái đẹp còn khởi thủy từ trong hồn người nghệ sĩ. Nhưng cái đẹp ấy vẫn mới chỉ là một nửa, nó tồn tại ở trạng thái khao khát và khắc khoải được tìm đến với một nửa còn lại trong tâm hồn độc giả. Thông qua lăng kính sáng tạo của nhà thơ, người đọc thêm một lần được nhìn thấy cái đẹp trong cuộc đời ở góc độ khác. Trong ý nghĩa này, nhà thơ là người có công tạo nên một thế giới tinh thần lung linh kỳ diệu, đem lại cho con người niềm hứng khởi mỗi khi được chiêm ngưỡng. Giữa hai niềm hạnh phúc cho và nhận, nhà thơ chọn hạnh phúc được cho đi, nhưng nếu một bài thơ được viết ra mà không ai đọc, không ai hiểu thì khác nào một đóa hoa nở trong bụi rậm, khác nào một tiếng chim hót giữa rừng hoang. Xưa Bá Nha đã đập vỡ cây đàn khi biết Chung Tử Kỳđã chết, Nguyễn Khuyến than thở: “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa?” [186, tr.376]khi Dương Khuê lìa trần cũng vì họ cần một tri kỷ, tri âm.

Tuy về phía lý luận tiếp nhận, chúng ta thấy rằng tri âm là một quan niệm lý tưởng, tuyệt đối hóa vấn đề. Tri âm yêu cầu người đọc phải có năng lực cảm và hiểu cuộc sống được gợi lên trong tác phẩm như chính sự cảm nhận của tác giả, có nghĩa

là tiếp nhận hết những điều tác giả muốn gửi gấm thông qua hình tượng nghệ thuật. Thế nên người đọc tri âm là một chuyện rất hiếm hoi. Nhưng về phía lý luận sáng tác, tri âm vẫn là một trạng thái, một nhu cầu phổ biến, không hề bị giảm đi. Nhà thơ vẫn sáng tác trong tâm thế khao khát tri âm, khao khát được người đọc lắng nghe, hiểu và chia sẻ với mình. Thường trực trong nhà thơ là nhu cầu tự thể hiện mình để giao cảm với đời, với thế giới, với cuộc sống hiện tại và với muôn đời sau. Nhiều nhà thơ, đôi lúc cũng muốn làm cho thơ mình lớn lên bằng cách cố gắng viết thật nhiều. Nhưng thơ lớn hay không, trước hết là do tấm lòng và sự suy nghĩ của nhà thơ có bao hàm được tấm lòng và sự suy nghĩ của thật nhiều người hay không, chứ không phải cứ viết nhiều thì trở thành nhà thơ lớn. Không thể gượng ép mình và cũng không thể gượng ép người. Làm thơ đã khó mà làm thơ hay để có được tri âm càng không dễ chút nào, cảm xúc của mình không thật “chín”, lý tưởng của mình chưa thật “say” thì không thể được độc giả chấp nhận, huống chi mong cầu một mối tri âm. Nhà thơ cần phải viết khi không còn đủ sức kiềm giữ hoặc không còn muốn kiềm giữ những xúc cảm, những ý tưởng của riêng mình, những bí mật của hồn mình, ấy là lúc thơ bật ra như một nhu cầu chia sẻ tuyệt vời nhất, nó cứu thi nhân thoát khỏi trạng thái cô đơn.

Tóm lại, nếu quy luật của cuộc sống là đi từđơn giản đến phong phú, từ lạc hậu đến văn minh, từ thấp đến cao thì quy luật của nghệ thuật là đi từ trái tim một người đến trái tim người khác rồi hòa vào nhịp đập của muôn người. Ý thức về cuộc sống càng tinh nhạy càng giúp cho nhà thơ có thêm nhiều cảm hứng sáng tạo, đồng thời thơ anh cũng nói hộđược cho đông đảo độc giả những số phận éo le, những nỗi niềm cay đắng mà họ phải gánh chịu. Càng nói được cho nhiều người, anh càng đến được với nhiều người, là anh đã "mở tâm hồn mình ra", "vươn tới sựđồng cảm với tha nhân"[40, tr.140]. Bàn về số phận của thơ, có người cho rằng thơ hay tựa như một chú chim trời tự do, có thể bay khỏi cành cây về một phương vô định với muôn vàn độc giả. Ở phương xa đó, nó sẽ có một cuộc sống mới, với những điều tốt đẹp, với những sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người. Điều đó cũng lý giải nguyên nhân vì sao mà dân gian ta lại có sở thích "bói Kiều", mặc dù Truyện Kiều có đến 1348

câu thơ lục bát. Dù xã hội ngày nay có tân tiến, khoa học kỹ thuật tinh vi đến thế nào cũng không thể giết chết thơ ca, như lời nhà thơ Hainơ từng nói: “Xã hội tương lai là bánh mì, hoa hồng và thơ ca”. Những khi bị gió bụi cuộc đời xô đẩy khiến trái

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA THƠCA NHÌN TỪGÓC ĐỘTÁC ĐỘNG (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)