- Anh xan ước nên yêu thêm đất nước
2.3.1 Hình ảnh phóng đại và cường điệu
Bielinsky từng viết: "Nhà thơ được vũ trang bằng các hình vẽ sống động và sắc sảo về hiện thực, trình bày trong một bức tranh trung thực để tác động vào trí tưởng tượng của người đọc" [92, tr.129]. Với vũ khí lợi hại đó, nhà thơ có khả năng khiến người đọc phải cảm động, tê mê, phải sợ hãi, kinh hoàng, run rẩy, rơi lệ hay căm hờn (chữ dùng theo Diderot). Bằng cách sử dụng những hình ảnh một cách hiệu quả, nhà thơ có thêm một cách tác động ấn tượng đến độc giả.
Bằng hình ảnh, phải làm sao khêu gợi vào cảm xúc, đánh vào tư tưởng, lý trí của độc giảđể họ nghĩ, họ nhớ, họ ám ảnh không quên. Nghĩa là, nhà thơ phải miêu tả hình ảnh vừa là nó, vừa không phải là nó, vừa gợi ra một cái gì đó lớn lao hơn, mạnh mẽ hơn. Hình ảnh trong nghệ thuật và thơ ca không bó hẹp, lạnh lùng chính xác như khách thể trong cuộc sống, vì thế nó cho phép nhà thơ vượt ra ngoài ranh giới đó, có thể cường điệu, phóng đại để gây sững sờ, gây căm phẫn cho độc giả. Trong lịch sử thơ ca Việt Nam, không ít các thời kỳ thơ ca phát triển rực rỡ từ giữa lúc dân tộc đang ngùn ngụt khí thế tiến công vào kẻ thù xâm lược. Lúc ấy, thơ ca ngợi tình yêu nước, khơi dậy lòng căm thù giặc trong nhân dân, hình ảnh trong thơ vì thế cũng mạnh mẽ như bão táp thời đại. Có thể nói, không ở dòng thơ nào hình ảnh phóng đại được sử dụng nhiều như trong thơ ca yêu nước. Từ cổ chí kim, tùy thể loại khác nhau, ngôn ngữ và giọng điệu, cấu trúc câu thơ có thể thay đổi nhưng kiểu hình ảnh để ngợi ca, để khẳng định sức mạnh của dân tộc trong cuộc chiến với kẻ thù thì vẫn được các nhà thơ tái hiện theo phương thức phóng đại, cường điệu. Nó có tác dụng tô đậm thêm vẻ đẹp ấy, nó thúc mạnh vào lòng người những cảm xúc tự hào về dân tộc và thương mến đồng bào.
Trong thơ trung đại, các nhà thơ thường tô đậm vẻđẹp những dáng vóc hiên ngang của tráng sĩ và sức mạnh vũ bão của toàn quân:
- Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
- Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói Trận đánh được thua chửa phân
Chiến lũy Bắc Nam chống đối Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ
Bầu trời đất chừ sắp đổi…[Trương Hán Siêu Bạch Đằng Giang phú, 89, tr.5]
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng từng tác động mạnh vào trái tim người dân Việt Nam bằng những hình ảnh ấn tượng về nỗi cơ khổ của nhân dân:
- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế, Gây binh kết oán trải hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cảđất trời
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.[Bình Ngô đại cáo, 89, tr.17]
Cuộc tiến công thần thánh của quân dân ta lẫn sự thất bại thảm hại của quân thù được Nguyễn Trãi khắc đậm vào lòng người bằng những hình ảnh ấn tượng:
- Trận BồĐằng sấm vang chớp giật Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay Sĩ khí đã hăng
Quân thanh càng mạnh
(…) Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm... [Bình Ngô đại cáo, 89, tr.19]
Trong thơ hiện đại, truyền thống ấy càng được phát huy mạnh mẽ. Những mất mát hy sinh trong cuộc chiến là vô số kể, là vô cùng. Những bài thơ ngợi ca, biểu dương những người dân Việt Nam hiền lành nhưng bất khuất hiên ngang hầu hết không phải là những bản tuyên dương thành tích một cách trang trọng. Các nhà thơ thời kỳ này đã kịp ghi lại những hình ảnh ấn tượng nhất, gợi cảm nhất về họ. Nhiều nhà thơ không ngần ngại khẳng định, ngợi ca bằng những hình ảnh thơ hừng hực lửa tiến công. Điều này tạo nên một lực không nhỏ, cuốn người đọc vào cùng cái cảm giác mạnh mẽđó. Có nghĩa là nó có thể khiến người đọc mạnh theo với khí thếđó, vui theo niềm vui đó, đi theo đường đi đó:
- Chúng con đi những dòng sông chảy xiết Chúng con đi rung từng trận gió rừng Cả thế hệ xoay trần đánh giặc
Mặc quần đùi khiêng pháo lội qua bưng[Thanh Thảo - Những ngôi sao của mẹ, 66, tr.179]
Nó tác động mạnh đến độc giả bởi độ mãnh liệt, cũng tác động đến độc giả những cảm xúc về một điều gì đó lớn lao, cao cả, thiêng liêng trong từng hành động, từng suy nghĩ của con người trong thơ:
- Dậy sấm sét rung rinh bè quân chủ
Sóng cách mạng ào ào trong vũ trụ
Chớp lửa lòng sáng rực ánh tương lai![Nguyễn Nghiêm - Hãy xốc tới, 179, tr.73]
- Mỗi bài thơ cả một rừng biểu ngữ
Vạn lời hô cứu nước dội non sông [Hoàng Văn Trương - Dòng máu đỏ, 153,tr.356]
- Đường con đi Tổ Quốc mai sau
Ngày độc lập phương Đông hồng một cõi Dưới bóng cờ hiên ngang con của Mẹ
Cùng anh em đi dựng mặt trời [Lê Gành - Mười năm, con đã lớn, 153, tr. 113]
- Cuộc đời tôi, không! Cuộc đời chung! Nở khắp đường đi những đóa hồng
Đường nở tương lai tràn ánh sáng
Như ánh sao vàng đăm đắm trông. [Trần Quang Long - Huếơi, 103,tr.216]
Và đôi khi, từ một hình ảnh khác thường trong cuộc sống, nhà thơ đã tạo nên những vần thơ có sức mạnh phi thường:
- Bé vào tù ngày chưa được nằm nôi Như chú chuột con đỏ lòm trong tay Mẹ
Ngục tù bắt em sống đời nô lệ
Mẹ dạy em sức mạnh của quê hương
Bằng bài ca xé nát những bức tường [Võ Quê - Cho người bạn tù sơ sinh, 153, tr.262]
Trong đời sống, hình ảnh tồn tại khách quan nên mức độ tác động của chúng tùy thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người, nhưng khi đi vào thơ, thông qua cách thể hiện độc đáo của nhà thơ, các hình ảnh ấy như được chắp thêm sức mạnh. Bởi vì khi sáng tác, nhà thơ luôn có xu hướng tạo nên những hình ảnh giàu tính biểu cảm để tác động đến độc giả. Xu thế này càng khiến cho thơ tăng thêm khả năng lay động lòng người.