Biết đời chẳng có gì là thực

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA THƠCA NHÌN TỪGÓC ĐỘTÁC ĐỘNG (Trang 57 - 58)

- Người nằm dưới mả ai ai đó

Biết có quê đây hay vùng xa? (…)

Suối vàng sâu thẳm biết là ai? [Tản Đà - Thăm mả cũ bên đường, 188, tr.124, 126]

Nếu lược bỏ "biết", "biết là" thì các câu hỏi trên sẽ là: Hoa trôi vềđâu? Giờ làm sao cầm được hoa? Anh có chơi không? Ai ở dưới suối vàng? Chúng trở về kiểu cấu tạo của những câu hỏi thuần túy và cần được trả lời. Kiểu câu hỏi có từ

"biết", "biết là" tuy có sử dụng hình thức hỏi nhưng lại tạo nên sắc thái mơ hồ và không nhất thiết phải trả lời. Nó là dạng thức hỏi không xác định rõ phạm vi đối tượng nhưng lại biểu lộ ra những băn khoăn của nhân vật trữ tình. Nếu dùng loại câu hỏi này, câu thơ sẽ hướng đến khả năng bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ và tác động vào cảm xúc độc giả.

Ngoài ra, thường thấy trong thơ dạng câu hỏi có mô hình kết cấu: "Đâu + nòng cốt câu?" hoặc: "Nòng cốt câu + đâu?". Trong thực tế, "Đâu" là loại từ được dùng nhiều trong thơ ca bởi khả năng biểu thị những nỗi buồn, nỗi đau, nỗi tiếc nuối… rất cao độ về một cái gì tốt đẹp đã qua rồi, đã mất đi, đã không bao giờ tìm lại được nữa. Phụ từ dùng để hỏi này có xu hướng tác động mạnh đến cảm xúc của con người nên được nhiều nhà thơ thường xuyên vận dụng như một phương tiện biểu đạt và tác động cảm xúc hiệu quả. Từ nỗi buồn nhớ da diết về những vàng son, oanh liệt thuở xa xưa, Thế Lữ tạo nên sức lây lan, ám ảnh mãnh liệt vào tâm hồn người đọc bằng một loạt các câu hỏi :

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP CỦA THƠCA NHÌN TỪGÓC ĐỘTÁC ĐỘNG (Trang 57 - 58)