- Anh xan ước nên yêu thêm đất nước
2.4.1 Hôn gữ dùng để gọi đối tượng khác
Khi muốn lời thơ của mình hướng đến một đối tượng cụ thể và muốn đối tượng ấy lắng nghe mình, nhà thơ sử dụng hô ngữ. Thông qua hô gọi, nhà thơ muốn kéo độc giả vào cùng tâm thế, cùng trạng thái cảm xúc cụ thể trong bài thơ. "Với hô ngữ gọi ra đối tượng trữ tình, tiếng thơđược định hướng" [124,tr.277].Lời hô gọi của
nhà thơ hướng vào nhiều đối tượng khác nhau: người mẹ, người thân, người yêu, quê hương, đất nước… Đối với những bài thơ viết để tuyên truyền cổ động thì lời gọi thường dành cho tất cả mọi người.
Về cấu tạo, hô ngữ trong Tiếng Việt gồm các loại tiểu từ: bớ, kìa, ê, a, à, nhỉ, nhé, hỡi, hả (hở), này, nè, ơi… kết hợp với đại từ hoặc danh từ. Các tiểu từ trong hô ngữ Tiếng Việt không phân biệt giới tính của người được gọi nhưng chức năng của chúng thì khác nhau. Tiểu từ "ơi" có hai chức năng vừa để gọi, cũng vừa để đáp. Khi sáng tác, nhà thơ thường sử dụng chức năng thứ nhất: dùng tiểu từ"ơi"
để gọi đối phương, gọi và chia sẻ cùng họ những cảm xúc cụ thể. Giá trị tác động của tiểu từ"ơi"ở mức độ cao, nó khiến đối tượng được gọi phải lắng nghe:
- Anh ơi, bom đạn bốn bề
Thân anh đi lính mong về nữa đâu
Đời em mang vết thương sầu
Đời anh nào để mai sau những gì? Chao ôi, anh chết thảm thê!
Chết vì ai thế Chết vì theo Tây! [Xuân Thủy - Thơ xuân vợ lính gửi chồng, 179, tr.745]
- Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống [Hoàng Cầm - Bên kia sông Đuống, 147, tr.218]
Tiểu từ "ơi" đặt người nghe ở thế trực diện, nên sức tác động của nó cao. Mặc dù không phải lúc nào nhà thơ cũng "ra lệnh" mà đôi khi nhà thơ dùng "ơi"để gọi lên nhân vật trữ tình như một cách bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của mình với đối tượng :
- Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, emơi! [Giang Nam - Quê hương, 147, tr.456]
- Ngủđi em ơi, trời xanh sau lá thưa
Trưa đã sẫm rồi, cửa ngỏ sương sa [Lưu QuangVũ - Thơ ru em ngủ, 168, tr.100]
Và cũng có khi nhà thơ dùng hô ngữ này để gọi thiên nhiên, vạn vật:
- Sông ơi! Dài sao