Để có nội dung thực hiện tiết chào cờ đầu tuần, Ban Giám hiệu và ĐoànThanh niên cần có bảng theo dõi mọi hoạt động trong nhà trường dựa trên lịchcông tác tuần như sau: Minh họa tuần 16 n
Trang 12 Bà Trần Ngọc Thúy - Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên Ngữ văn
trường THPT Nho Quan C
3 Bà Nguyễn Thị Minh Thu - Tổ phó chuyên môn, giáo viên Tiếng Anh
trường THPT Nho Quan C
4 Bà Đoàn Thị Thanh Thủy - Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên GDCD
trường THPT Nho Quan C
5 Bà Đinh Thị Thanh Phương - Giáo viên tiếng Anh trường THPT Nho
Quan C
Trang 2
PHẦN BA: NỘI DUNG SÁNG KIẾN CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIỜ CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN VÀ DẠY HỌC TIẾNG ANH CHÍNH KHÓA TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
I THỰC TRẠNG GIỜ CHÀO ĐẦU TUẦN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỔ CHỨC THEO CÁCH TRUYỀN THỐNG
Tiết học chào cờ là tiết học bắt buộc trong phân phối chương trình của cácnhà trường phổ thông Thông qua tiết học chào cờ giáo, chúng ta giáo dục tưtưởng, đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, xây dựng tinh thần,thái độ học tập, bồi đắp khát vọng hoài bão, làm cho học sinh có ý thức tự hào,tôn trọng Quốc kỳ, Quốc ca – thành quả cách mạng thế hệ đi trước đã hi sinhtrong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
Vì vậy, để đảm bảo toàn thể cán bộ, viên chức và học sinh nhà trườngthực hiện được nội dung giáo dục này, tiết chào cờ được tổ chức theo quy trìnhsau:
I.1 Chuẩn bị
Trong buổi họp Hội đồng Giáo dục, hoặc họp giao ban lãnh đạo mở rộng,nhà trường ây dựng kế hoạch tháng hoặc tuần hoạt động, qua theo dõi các hoạtđộng nhà trường Đoàn trường và Ban giám hiệu phối hợp xây dựng kế hoạchtiết học trong một giờ chào cờ Cụ thể: Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn Thanh niênchịu trách nhiệm tổ chức và triển khai các hoạt động của Đoàn theo chỉ đạo củaBan Chi ủy, Ban Giám hiệu và Đoàn cấp trên Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàntrường là người dẫn chương trình buổi chào cờ Ban giám hiệu là người trực tiếpxây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch tuần, tháng đến toàn thể Hội đồnggiáo dục và học sinh nhà trường
Kế hoạch gồm:
- Nhận xét, đánh giá kết quả các mặt hoạt động tuần qua:
+ Đánh giá hoat động của tuần học Ở đây cơ bản là đánh giá theo quan
sát, nhìn nhận của Ban giám hiệu trực, căn cứ vào sổ thi đua của Đoàn trường,
Trang 3căn cứ vào Sổ đầu bài của lớp học và các kênh thông tin khác Nội dung cụ thểthường là:
+ Đánh giá việc thực hiện nền nếp (trực nhật, về sinh, đầu tóc, trang phục,
xếp xe đạp, ý thức, hành vi,… ) Trong phần đánh giá này, Hiệu trưởng hoặcPhó Hiệu trưởng đánh giá việc thực hiện nền nếp trau dồi đạo đức, lối sống, địnhhướng xây dựng, tuyên truyền về lối sống văn hóa lành mạnh, giá trị thẩm mĩtích cực,…
+ Đánh giá nền nếp chuyên cần của học sinh: Học sinh nghỉ học, có lý do,
không lý do, học sinh đi học muộn, bỏ giờ, trốn tiết, học sinh vi phạm các lỗitrong quy định nhà trường
+ Đánh giá nền nếp, phương pháp học tập của học sinh: Hiệu trưởng hoặc
Phó Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập, kết quả xếp loại giờ học, căn cứ nhậnxét, đánh giá của giáo viên, tổng hợp giờ tốt, khá, trung bình, yếu, kém, điểmcao, điểm thấp… qua sổ ghi đầu bài, để phân tích ưu điểm, nhược điểm trongmối quan hệ so sánh giữa các lớp,
+ Đánh giá kết quả thực hiện các các hoạt động khác: Các chuyên đề, hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động, trực tuần…; các hoạt độngtheo chủ đề năm học: cắm trại kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3; thi báo tường
kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; thi văn nghệ nhân ngày Phụ nữ ViệtNam 20/10; thi cắm hoa nghệ thuật, ngày Quốc tế Phụ nữ mùng 8/3,….(tùy theochủ điểm của từng tuần, từng tháng, gắn với các phong trào thi đua)
+ Thông báo về xếp loại thi đua các lớp: Đây là phần cuối của nội dung
phần đánh giá hoạt động trên Trong phần này, chúng tôi so sánh, biểu dươngnhững nỗ lực của tập thể lớp có tiến bộ, phê bình tập thể còn mắc khuyết điểm,hạn chế dẫn đến thành tích của lớp đi xuống
-Triển khai công tác tuần tiếp theo: Nội dung này được Hiệu trưởng hoặc
Phó hiệu trưởng trình bày Về cơ bản, kết hoạch tuần được triển khai qua nhữngcông việc cụ thể, gắn với kế hoạch tháng, đồng thời bổ sung những công việc có
Trang 4tính chất chủ điểm gắn với sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo;triển khai nội dung công văn của ban ngành có liên quan
Các nội dung được hoạch định trong phần triển khai công tác tuần thường
là: Công tác tư tưởng, chính trị, nền nếp; các hoạt động dạy và học; hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; công tác của Đoàn trường, các tổ chức
đoàn thể trong trường
I.2 Không gian, thời gian
Không gian thường là sân trường, nơi tập trung toàn thể cán bộ, giáo viên,nhân và các em học sinh nhà trường, (nếu thời tiết xấu, như trời mưa thì trường
sử dụng không gian nhà đa chức năng)
Thời gian tổ chức: vào tiết thứ nhất tất cả các buổi sáng thứ hai hằngtuần
I.3 Các bước thực hiện
- Bước 1 (ổn định tổ chức): Tập hợp học sinh, hàng ngũ chỉnh đốn trangphục, học sinh báo cáo sỹ số, chuẩn bị làm lễ chào cờ
- Bước 2 (chào cờ): Chào cờ, toàn thể giáo viên và học sinh hát Quốc catheo Chỉ thị số:1537/CT - BGD&ĐT do Bộ GD – ĐT ban hành ngày 19 tháng 3năm 2015
- Bước 3 (lớp trực tuần nhận xét, đánh giá): Lớp trực tuần nhận xét, đánh
giá, xếp loại thi đua các lớp theo các tiêu chí cụ thể
- Bước 4 (Ban Giám hiệu nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của nhàtrường): Ban Giám hiệu nhận xét, đánh giá chi tiết ư điểm, nhược điểm các mặthoạt động của nhà trường; chỉ ra nguyên nhân của kết quả các mặt hoạt động
- Bước 5 (Ban Giám hiệu triển khai công tác tuần tới): Ban Giám hiệutriển khai công tác tuần tới một cách cụ thể
- Bước 6: Bí thư Đoàn Thanh niên triển khai hoạt động của đoàn
I.4 Nội dung một tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần theo kiểu truyền thống
Trang 5Để có nội dung thực hiện tiết chào cờ đầu tuần, Ban Giám hiệu và ĐoànThanh niên cần có bảng theo dõi mọi hoạt động trong nhà trường dựa trên lịch
công tác tuần như sau: (Minh họa tuần 16 năm học 2010 - 2011)
THEO DÕI TRỰC TUẦN CỦA BAN GIÁM HIỆUTUẦN 16 (Ngày 29/11/2010)
Trực Ban Giám Hiệu: Lê Thành DươngLớp trực 12H – GVCN: Lê Thị Lan
- 10A: Học sinh Đinh Thị Ngađánh nhau với Cao Thị Quỳnh
- Ôn tập khối 12 theo thời khóabiểu
- Tổng hợp sỹ số ( trang sau)
- Đội tuyển TDTT bắt đầu ônluyện
- Họp Chi Bộ xếp loại Đảngviên
- Tổng hợp sỹ số (trang sau)
- Học sinh chơi bóng rổ ảnhhưởng tới lớp học
NĂM
02/12
- Dạy học 3 khối;
- Cô Đoàn Thủy đi công tác; Đ/c
Vũ Thanh đi học tại Trung tâm
- Ôn tập khối 12 theo Thờikhóa biểu; giáo viên đề nghịcho lớp 12K nghỉ ôn;
Trang 6- Học sinh học các giờ thể dục đilại các lớp nhiều.
- Học sinh chuyển ghế đá làmgẫy, hỏng;
- Đội tuyển thể dục thể thao ônluyện
SÁU
03/12
- Dạy học 3 khối
- Đoàn Thủy đi công tác+ Đ/c
Vũ Thanh đi học tại Trung tâmBồi dưỡng Chính trị;
- Cô Dung (văn) nghỉ ốm; CôTấm con ốm (thầy Quách Thắngdạy thay);
- Vệ sinh lớp trực tuần sau nhà 3tầng bẩn
- Ôn tập khối 12 theo thời khóabiểu;
- Tổng hợp sỹ số (trang sau);
- Học sinh tự tổ chức đá bóngvới trường ngoài Bảo vệ +Công an phát hiện học sinhmang mã tấu;
- Thanh Hiếu duyệt bằng tốtnghiệp
- Dự chia tay đồng chí Kỷ vàchúc mừng đồng chí Hằng (GiaViễn A)
BẢY
04/12
- Dạy học 3 khối
- Đoàn Thủy đi công tác
- Một số thầy cô lên chủ nhiệmmôn: Tấm, Thúy, Bùi Dung,Mai
- Ôn tập khối 12 theo Thờikhóa biểu;
BẢNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA LỚP TRỰC TUẦN
(Mẫu bản nhận xét minh họa)
Trang 7Kính thưa các thầy giáo cô giáo, thưa toàn thể các bạn học sinh thân mến Thay mặt cho lớp trực tuần, em xin nhận xét ưu điểm và những tồn tại trong tuần học thứ như sau:
I ¦u ®iÓm
Trong tuần học vừa qua , nhìn chung các khối lớp thực hiện tốt duy trì vàthực hiện tương đối tốt về các mặt về nề nếp như: tỉ lệ chuyên cần, vệ sinh, sinhhoạt giờ chủ nhiệm, tác phong ra vào lớp, thực hiện đồng phục, đầu tóc, nhìnchung tốt
Cụ thể như sau:
+ Về tỷ lệ chuyên cần, có nhiều lớp có tỷ lệ chuyên cần tốt không có học sinh nghỉ học hoặc số lượt nghỉ học rất ít Đặc biệt đã chấm dứt được tình trạng nghỉ học nhiều ở một số lớp :
Trang 8- Một số lớp ký nhận xe và thực hiện giờ chào cờ, thể dục giữ giờ chưađúng giờ, chưa nghiêm túc ……… …………
Ngoài ra, nền nếp khác còn vi phạm nội quy đồng phục, ……… + Trường hợp đặc biệt, có học sinh vi phạm lỗi đặc biệt nghiêm trọng… Yêu cầu các lớp ……… thực hiện nghiêm túc
B Học tập
I Ưu điểm
Nhìn chung, nhiều lớp có tỉ lệ giờ học tốt cao, số giờ học khá giảm Điểmgiỏi, đặc biệt là điểm 10, được duy trì, và số học sinh bị nhận điểm yếu kém đãgiảm rõ rệt
Số giờ học khá trong toàn trường : K12 K11 K10
+ Giờ khá nhiều
Trong tuần qua cả trường có điểm yếu, kém
Ngoài ra còn có một số học sinh tinh thần ý thức học tập chưa cao, làmviệc riêng trong giờ, không học bài, nói chuyện, nên bị ghi tên trong sổ đầu bài
là nguyên nhân chính các lớp bị trừ điểm, cụthể:
Sau đây, lớp trực tuần thông qua bảng xếp loại (đọc theo bảng mẫu);
BẢNG XẾP LOẠI
Trang 9Tập thể lớp bàn giao công việc trực tuần cho tập thể lớp
NHẬN XÉT TUẦN 16 CỦA BAN GIÁM HIỆU
(Minh họa)
* Nền nếp dạy và học:
- Giáo viên: thầy cô nhiệt tình trong công tác dạy học Một bộ phận thầy
cô còn lên lớp muộn, chưa có tìm tòi trong công việc - tiết học còn tẻ nhạt, lớphọc không nghiêm túc, học sinh không có hứng thú học tập
- Học sinh: Nền nếp học sinh duy trì ổn định Khắp phục nhược điểm củanhững tuần trước, 15 phút đầu giờ không còn học sinh ngoài hành lang Coi xe 1lớp chỉ 01 học sinh nhận và bàn giao xe Trống giờ, học sinh có ý thức giữ trật
tự, lớp học nghiêm túc hơn
- Nền nếp học sinh khối 10 chưa quen học buổi sáng Giữa giờ ra ngoài tự
do đầu giờ đã có trống vào tiết học vẫn còn ngoài hành lang
- Học sinh còn đá bóng trong giờ học và giờ nghỉ trưa
- Nhà trường cấm đá bóng đặc biệt đá bóng cá cược ăn tiền
- Học sinh lớp 12K đánh bóng rổ trong giờ ôn tập - Nghiêm cấm
- Mọi sinh hoạt của tập thể của học sinh được sự cho phép của Ban Giámhiệu
- Vẫn còn tình trạng học sinh đi học muộn
- Để xe còn lộn xộn
- Giờ ra chơi còn ra ngoài trường
- Học sinh mang loa tới lớp mở trong giờ học - Nhà trường nghiêm cấm
- Học sinh nữ lớp 10A gây gổ trong trường: nhà trường đã kỷ luật
Trang 10- Học sinh lớp thể dục xin ra ngoài nhiều lớp đi lại nhiều ảnh hưởng lớpkhác.
* Việc duy trì sỹ số:
- Sỹ số lớp học chính khóa: ý thức chuẩn bị thi học kỳ I tương đối tốt
- Khối 12 tỉ lệ học sinh vắng mặt trong các buổi học thêm nhiều Tậptrung ở các lớp : 12G, 12K, 12M, 12B, 12H Mặc dù biết trước thi tập trung, thitốt nghiệp xong lại không có ý thức học tập
- Coi việc nghỉ là tiêu chí để xếp loại đạo đức
* Học tập:
- Học sinh toàn trường có ý thức trong học tập: tích cực ôn tập học kỳ I,
Tỉ lệ giờ học tốt khá, điểm cao nhiều…
- Nhược điểm: nhiều giờ học sinh còn chưa chú ý, học sinh còn ngủ gật:Bình 12M; Điểm kiểm tra thấp, lười học bài cũ vắng nhiều hi học ôn Lớp 12Kthầy cô đề nghị không ôn tập, trong giờ học còn vắng nhiều ra ngoài xem đábóng
Trang 11CÔNG VIỆC TRỌNG TÂM TUẦN TIẾP THEO
(Minh họa)
1 Tổ chức dạy và học chính khóa
2 Ôn tập khối 12
3 Học nghề cho học sinh khối 11- từ tuần 1
4 Tích cực ôn tập thi học kỳ I- Kiểm tra tổng kết học kỳ I, thời gian ngày18,19/01
5 Ôn thi giải toán trên máy Casio cho các môn
6 Đội tuyển TDTT học sinh ôn luyện chuẩn bị thi đấu
7 Hoàn thành các khoản thu nộp theo quy định
8 Lao động theo kế hoạch trường
I.5 Phân tích nhược điểm
Việc thực hiện các bước của một tiết chào cờ đầu tiên như vậy về cơ bản
đã diễn ra trong rất nhiều năm học ở hầu khắp các trường phổ thông trong cảnước
Cách tổ chức giờ chào cờ truyền thống ở các trường THPT trên còn mangtính cứng nhắc, chủ yếu là lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường nhậnxét đánh giá hoạt động của tuần trước, thậm chí còn nặng về kiểm điểm, phêbình, chỉ trích, áp dụng một số biện pháp kỉ luật thiếu tích cực đối với học sinh;phần triển khai kê hoạch tuần tới còn thiên về giáo huấn khô cứng
Cách tổ chức như vậy dẫn đến tâm lý nhàm chán, ít hứng thú đối với giáoviên và học sinh, gây ra hiện tượng học sinh mệt mỏi, thiếu tập trung, mất trật tựtrong giờ chào cờ
Bởi vậy, chúng ta cần có cách thức đổi mới nội dung và hình thức giờchào cờ nhằm khắc phục thực trạng trên
Trang 12II TỔ CHỨC DẠY HỌC TIẾNG ANH CHÍNH KHÓA TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
II.1 Cấu trúc chương trình Tiếng Anh THPT, các kỹ năng cần đạt của học sinh trong việc học tập Tiếng Anh.
Về việc thực hiện kế hoạch và nội dung dạy học, thời lượng thực hiện dạyhọc theo sách giáo khoa (SGK), tổng số tiết quy định trong một năm học chochương trình chuẩn là 105 tiết Cụ thể như sau: học sinh học 19 tuần học kỳ 1,mỗi tuần có 3 tiết, học kỳ 2 có 18 tuần học, mỗi tuần có 3 tiết Sách giáo khoađược biên soạn theo các chủ điểm (theme-based) gồm 16 đơn vị bài học Mỗiđơn vị bài học ứng với một chủ điểm cụ thể và gồm 5 phần: Reading, Speaking,Listening, Writing và Language focus Sau 3 đơn vị bài học, học sinh có một bàikiểm tra một tiết kết hợp kiểm tra các kỹ năng nghe, đọc viết với tỷ lệ khoảng25% cho mỗi phần: (1) kiến thức ngôn ngữ, (2) đọc hiểu, (3) nghe hiểu, (4) viết.Đối với phần nghe hiểu học sinh có thể nghe giáo viên đọc hoặc nghe băng/đĩa
Kỹ năng nói có thể được kiểm tra qua các tiết học hoặc tổ chức riêng Nhằmphát triển toàn diện kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh, giáo viên các trường phổthông được khuyến khích tổ chức thi kỹ năng Nói cho học sinh Ngoài ra, giáoviên đã sử dụng các thiết bị như máy casette/CD, đĩa CD, tranh ảnh, đồ vật thật
và sử dụng thêm các thiết bị dạy học hiện đại có ứng dụng CNTT như bài giảngđiện tử, phần mềm, máy tính, máy chiếu một cách hợp lý
Về đổi mới phương pháp dạy - học, khi giảng dạy, giáo viên cần thiết kế
và tổ chức các hoạt động dạy - học sao cho phù hợp với trình độ của học sinh,không dạy học lệ thuộc sách giáo khoa, coi nội dung sách giáo khoa là giáo án;
sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt hợp lý, hiệu quả; khẩu ngữ tiếng Anh mà giáoviên thường xuyên sử dụng trong các giờ lên lớp cần được hệ thống hóa và giúphọc sinh làm quen ngay từ đầu năm học; việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện
kỹ năng cần tiến hành đồng thời với việc giới thiệu các yếu tố văn hoá; ngữ cảnhhoá các ngữ liệu ngôn ngữ, tạo các điều kiện giao tiếp thuận lợi và khuyến khíchcác hoạt động giao tiếp, không lạm dụng việc sửa lỗi; biết điều khiển học sinh
Trang 13làm việc theo cặp, nhóm; bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng đã được xác địnhtrong Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
Đối với học sinh: rèn luyện phương pháp tự học; tích cực trong việc tìmhiểu kiến thức, thực hành giao tiếp, làm việc cá nhân, làm việc theo cặp và theonhóm
Để có thể đánh giá các kỹ năng cần đạt được của học sinh trong việc học
tập Tiếng Anh, chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn về Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu
Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu (CEFR – CommonEuropean Framework of Reference) được Hội đồng Châu Âu thiết kế nhằm cungcấp các tiêu chuẩn tham chiếu cho việc học tập, giảng dạy và đánh giá cho tất cảcác ngôn ngữ chính của Châu Âu Theo đó, hiểu biết và kỹ năng ngoại ngữ củamột người được đánh giá theo 6 cấp độ chính.Khung tham chiếu xem ngôn ngữnhư là một công cụ mà thông qua đó mỗi người có thể đạt mục tiêu của mình, vìvậy những mô tả về năng lực ngôn ngữ trong Khung này đánh giá học viên có
thể làm và đạt được gì bằng ngôn ngữ đó Khung trình độ chung châu Âu
(CEFR) mô tả năng lực của người học dựa trên 06 mức trình độ cụ
thể: A1, A2, B1, B2, C1 và C2.
A2: Sơ cấp (Tốt nghiệp cấp II)
B1: Trung cấp (Tốt nghiệp cấp III và tốt nghiệp đại học không chuyênngữ)
B2: Trung cao cấp (Tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ)
C1: Cao cấp (Tốt nghiệp đại học chuyên ngữ)
C2: Thành thạo
Xét theo khung trên thì học sinh phổ thông cần có khả năng hiểu những ýchính trong ngôn ngữ thông qua các chủ đề quen thuộc thường gặp trong côngviệc, ở trường học hay khu vui chơi…Có thể xử lý hầu hết các tình huống có thểxảy ra trong giao tiếp Có khả năng sử dụng các câu liên kết đơn giản trong cácchủ đề quen thuộc trong cuộc sống hoặc liên quan đến sở thích cá nhân Có thể
Trang 14miêu tả các sự kiện, các trải nghiệm, giấc mơ, ước ao hay tham vọng của mình
và đưa ra những nguyên nhân, giải thích cho các ý kiến và dự định đó
II.2 Rèn kỹ năng nói cho học sinh
Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng củatiếng Anh trong thời đại ngày nay Là ngôn ngữ sử dụng rộng rãi nhất thế giới,tiếng Anh được sử dụng là ngôn ngữ mẹ đẻ bởi một số lượng lớn người dân từkhắp thế giới tại Liên hiệp Anh, Mỹ, Canada, Cộng hòa Ireland, NewZealand vàmột số quốc đảo trong vùng Caribbean Đây cũng là ngôn ngữ mẹ đẻ được sửdụng nhiều thứ ba trên thế giới, sau Tiếng Hoa và Tiếng Tây Ban Nha Đồngthời là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi và là ngôn ngữ chính thức trongcác tổ chức lớn bao gồm Liên minh châu Âu, Khối Thịnh vượng chung Anh vàđặc biệt là Liên hiệp Quốc Bên cạnh đó, tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờvào ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tinhọc,chính trị và văn hóa
Với xu thế hội nhập hiện nay, việc học Tiếng Anh đã trở thành một nhucầu cấp thiết đối với mọi người đặc biệt là học sinh, những thế hệ tương lai củađất nước Tiếng anh chính là phương tiện giúp người học cải thiện bản thân, cảithiện cuộc sống và tương lai Không chỉ được tiếp cận với những tri thức trênthế giới, người học Tiếng Anh còn có cơ hội thể hiện sự năng động trong môitrường xã hội, tự tin trong giao tiếp Tuy nhiên dù đã có nhiều giải pháp nỗ lựcnhưng việc cải thiện chất lượng dạy và học Tiếng Anh trong trường phổ thôngvẫn gặp rất nhiều khó khăn
Đa số học sinh học Tiếng Anh chỉ học đối phó, để kiểm tra, thi cử Các
em không có môi trường giao tiếp tiếng Anh cũng như động lực để phát huy đầy
đủ các kỹ năng Chính thói quen thụ động học ngoại ngữ của học sinh cũng làrào cản phát triển kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh Ngoài ra, còn có những bấtcập khác: cơ sở vật chất không đảm bảo, giáo viên chưa đủ chuẩn, nội dung sáchgiáo khoa Tiếng Anh lạc hậu …
Trang 15Trong bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc và viết thì kỹ năng nói đóng một vaitrò hết sức quan trọng đối với việc nắm bắt một ngoại ngữ Phương pháp giaotiếp được tiến hành trong thời gian gần đây đã mang lại hiệu quả cao trong việcrèn luyện kỹ năng nói cho học sinh Mặc dù vậy, việc dạy kỹ năng nói cho ngườihọc ở các trường phổ thông nói chung vẫn chưa thực sự được chú trọng Và mộtthực tế là nhiều giáo viên dành phần lớn thời gian trên lớp luyện các kỹ năngđọc viết hơn là kỹ năng nói Vì vậy mà khả năng nói của học sinh nói chung cònhạn chế
Học sinh ở các trường phổ thông nói chung, đặc biệt là các trường miềnnúi thường không có thói quen tự do trao đổi bằng tiếng Anh trong lớp học haycòn thái độ rụt rè, không tự tin khi nói trước lớp học Để phá vỡ rào cản này,nhiều giáo viên đã cố gắng tạo ra một thói quen cho riêng lớp học của mình - nơi
mà việc nói tiếng Anh trong lớp học trở thành chuyện thường ngày, thậm chí làbắt buộc lên lớp
Hơn nữa, giáo viên đã chú trọng việc tổ chức học theo nhóm để tạo điềukiện cho học sinh trao đổi theo nhóm, cặp Tuy nhiên, hiệu quả của những thayđổi đó chưa thực sự rõ nét, nhiều học sinh vẫn thụ động, không có hứng thú thật
sự với môn học tiếng Anh
Từ những khó khăn trên, một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm thế nàovừa phát huy được khả năng ngôn ngữ của học sinh nhưng cũng đồng thời tạođộng lực, hứng thú thật sự cho học sinh Rõ ràng chỉ học tiếng Anh trong lớpthôi là chưa đủ, cần phải lồng ghép với các hoạt động khác của nhà trường, họcsinh không chỉ là giao tiếp với các bạn trong lớp mình mà cần phải mở rộngphạm vi hơn nữa
Trang 16CHƯƠNG II MỘ SỐ CÁCH THỨC BƯỚC ĐẦU ĐỔI MỚI TỔ CHỨC GIỜ CHÀO CỜ CỦA TRƯỜNG THPT NHO QUAN C
I Khái quát
Trước những đòi hỏi khách quan và chủ quan của xã hội đối với ngànhGiáo dục và Đào tạo trong việc dạy học đáp ứng nhu cầu xã hội Việc chuyểnđổi từ cơ chế hành chính, kế hoạch hóa nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa Trước sự hội nhập Quốc tế ở hầu khắp mọi lĩnh vực đời sống xã hội;
sự đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của cánhân người học… đòi hỏi sự thay đổi trong hệ thống giáo dục Quốc dân trong
đó có bậc học phổ thông từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp,phương tiện, cơ sở vật chất, nguồn lực, cách thức tổ chức dậy học…Vì vậy tiếthọc chào cờ cũng cần có những thay đổi căn bản Chúng tôi dẫn ra một số cáchthức đổi mới giờ chào cờ ở các trường THPT nói chung và ở trường THPT NhoQuan C nói riêng
II Một số cách thức đổi mới giờ
II.1 Kết hợp học sinh tham gia đánh giá công tác tuần học
Trong tiết chào cờ một em học sinh lớp trực tuần sẽ lên đánh giá lại tuầnhọc theo kết quả theo dõi thi đua Muốn làm việc này Đoàn trường phải xâydựng hệ thống tiêu chí thi đua Lượng hóa các nội dung hoạt động trong tuầnhọc của học sinh bằng điểm số Nội dung thi đua được triển khai đến các lớphọc, tổ chức thực hiện chấm điểm là đội thanh niên xung kích nhà trường doĐoàn trường phụ trách Đây cũng là đổi mới có tính đột phá theo hướng lấy họcsinh làm trung tâm - học sinh tự tổ chức thực hiện giám sát các hoạt động củachính các em Mục tiêu giáo dục cho học sinh một số kĩ năng như phân tích,tổng hợp, thuyết trình trước tập thể… Tuy nhiên về hình thức chưa sinh động,tiết học chào cờ nặng nề về tổng kết đánh giá, chưa tối ưu hoá tiết học chào cờtrong việc giáo dục toàn diện cho học sinh Mặc dù vậy đến nay hình thức nàyđược xem là một nội dung không thể thiếu trong tiết học chào cờ đầu tuần Việc
Trang 17đổi mới này đã được thực hiện ở các trường THPT từ đầu những năm 1995 vàđược duy trì đến bây giờ.
II.2 Lồng ghép các chủ đề, chủ điểm năm học vào tiết chào cờ đầu tuần
Xuất phát từ nhiệm vụ giáo dục đối với học sinh, Ban giám hiệu xây dựng
kế hoạch, chỉ đạo các bộ phận nhà trường triển khai nội dung tiết chào cờ đầutuần theo hướng lồng ghép cho từng trường học, tuần học Cụ thể:
Chào cờ Đánh giá hoạt động tuần Triển khai công việc tuần học mới Xây dựng hoạt động cho chủ đề: Giáo dục tình bạn, tình yêu, hôn nhân và giađình
Chào cờ Đánh giá hoạt động tuần Triển khai hoạt động tuần học mới
- Tìm hiểu về nhà trường, về ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- Tìm hiểu về truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12)
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- Tìm hiểu về Đảng cộng sản Việt Nam
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- Tìm hiểu về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa và nay trong đời sống xã hộiqua các giai đoạn lịch sử
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- Việc rèn luyện kĩ năng sống trong nhà trường thích ứng địa bàn sinh sống
- Chào cờ - Đánh giá hoạt động tuần - Triển khai hoạt động tuần học mới
- triển khai kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
II.3 Đổi mới chào cờ theo hình thức nói chuyện ngoại khóa và tổ chức các cuộc thi
II.3.1 Đổi mới chào cờ theo hình thức nói chuyện ngoại khóa
Cụ thể: Mời chuyên gia, cựu chiến binh, sĩ quan chính trị về nói chuyệnchuyên đề
Trang 18II.3.2 Đổi mới chào cờ theo hình thức tổ chức các cuộc thi
II.3.2.1 Tổ chức các cuộc thi với quy mô nhỏ
- Biểu diễn văn nghệ
- Tổ chức thi cắm hoa nghệ thuật
- Tổ chức chuyên đề chuyên môn cấp toàn trường
Trên đây là một số hình thức tổ chức giờ chào cờ sinh động, hấp dẫn song
nó chưa thật đáp ứng mục đích yêu cầu của tiết học chào cờ đầu tuần Bởi theochúng tôi, giờ chào cờ đầu tuần phải đảm bảo tính giáo dục theo các nguyên tắc:
Một là: Phải trang nghiêm - trang nghiêm trước quốc kì là đảm bảo tuyệtđối
Hai là: Đảm bảo tính giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, kiếnthức văn hóa, tinh thần thái độ học tập, khát vọng hoài bão…
Ba là: Đảm bảo tính khoa học - các nội dung đưa ra đảm bảo kết cấu hợp
lý, phù hợp không gian, thời gian, nguồn lực và hiệu quả
Bốn là: Đảm bảo tính cấp thiết theo thời gian Đảm bảo định hướng, địnhhướng dư luận trước các vấn đề xã hội đặt ra…
Năm là: Đảm bảo sự hấp dẫn lôi cuốn, phù hợp với trình độ nhận thức,tâm lý lứa tuổi…
II.3.2.1 Tổ chức các cuộc thi với quy mô lớn
Theo chúng tôi, chào cờ là một trong những hoạt động trang trọng nhằmtôn vinh ý thức tự hào dân tộc, trân trọng Quốc kì, thể hiện lòng yêu nước, yêudân tộc, ý thức trách nhiệm với những công việc cụ thể của mỗi người Trongtrường THPT, chào cờ được coi là một tiết học lớn, vừa tổng kết tuần qua, vừa
mở đầu cho một tuần dạy học mới, bắt đầu thực hiện một chủ điểm mới; củng
cố, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh; giúpcho học sinh yêu quý thầy cô, bạn bè, trường lớp,…
Căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng và khả năng của thầy và trò trườngTHPT Nho Quan C từ năm 2010 - 2011 đến nay nhà trường đã không ngừngđổi mới cách thức tổ chức giờ chào cờ đầu tuần Kết quả đã có những thay đổi
Trang 19tích cực đã và đang được đánh giá cao trong giáo dục học sinh theo hướng đổimới Qua nghiên cứu xây dựng kế hoạch, Ban chuyên môn nhà trường nhận thấy
có thể lồng ghép việc học tập của một hay một số môn học nhất định dưới hìnhthức chuyên đề ngoại khóa hay sân khấu hóa việc học tập đó
Một là, tổ chức hội thi kể chuyện tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Để đảm bảo công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, nhànước đến học sinh, Ban Chi ủy, Ban Giám Hiệu của các nhà trường phổ thông
đã sang tạo trong việc lồng ghép nội dung này vào tỏng tiết học chào cờ Cụ thể:Thực hiện chỉ thị số 03/CT-TW ngày 14/5/2011 của Ban Chấp hành Trungương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, nhà trường tổ chức cuộc thi Kể chuyện tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, được thực hiện luân phiên mỗi lớp một lượt/tuần thông qua nhiều
lượt thi, vòng thi Quy trình: Chào cờ - Nhận xét tuần - Triển khai công việctuần mới - các tập thể lớp lần lượt kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, để học tập và làm theo tư tưởng, tác phong đạo đức Hồ chí Minh
Hai là, kể chuyện về tấm gương Người tốt, việc tốt Trong đó việc nhận
xét tuần của đại diện Ban giám hiệu và đại diện lớp trực tuần được thực hiệnngắn gọn trong khoảng 15 phút, còn lại dành thời gian cho thí sinh đại diện chomột lớp thực hiện bài thi kể chuyện tấm gương người tốt, việc tốt đề nêu gương,nhân diện những tấm gương người tốt, việc tốt cho giáo viên, đặc biệt là họcsinh họa tập Các câu chuyện thực tế đã được học sinh kể lại có ý nghĩa giáo dụcthiết thực như chuyện thầy giáo Nguyễn Anh Cương – giáo viên Hóa – trườngTHPT Nho Quan C dũng cảm bắt cướp được Công an tỉnh Ninh Bình tặng Giấykhen; câu chuyện một gia đình dân tộc Mường vượt khó, hiếu học, thành đạt(câu chuyện gia đình thầy Đặng Văn Luân – giáo viên toán của trường), câuchuyện về hai chị em sinh đôi vượt khó học giỏi (là học sinh của trường), Đây
là những câu chuyện đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúngchính thống
Trang 20Sau đó, bài dự thi kê chuyện vào tiết cháo cờ của học sinh sẽ nhận được
sự nhận xét, đánh giá của Ban giám khảo
Với cách thức tổ chức này, trường THPT Nho Quan C đã thực hiện tíchcực trong 2 năm học 2013- 2014, 2014 - 2015, tạo được không khí sinh động,tươi mới trong toàn trường Đồng thời đảm bảo được tiêu chí giáo dục kĩ năngsống, giá trị sống, phát huy được nhiều năng lực và phẩm chất của học sinh
Trang 21CHƯƠNG III ĐỔI MỚI TỔ CHỨC GIỜ CHÀO CỜ THÔNG QUA
CHUYÊN ĐỀ LỒNG GHÉP HỌC TẬP TIẾNG ANH TRONG GIỜ CHÀO
CỜ CỦA TRƯỜNG THPT NHO QUAN C
I Khái quát
I.1 Lí do chọn lồng ghép môn Tiếng Anh trong đổi mới giờ chào cờ
Sở dĩ bước đầu chúng tôi chọn môn Tiếng Anh để lồng ghép học tập, đổimới giờ chào cờ vì đây là môn học mà học sinh ít có cơ hội được thực hànhngoài xã hội Do đó, học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm vững và sửdụng ngôn ngữ Khi ra ngoài thực tế, nhiều học sinh cảm thấy bỡ ngỡ và khôngbiết nói gì trước những tình huống cụ thể, như đi mua sắm, đi tham quan,…
Ngoài ra, giờ học trên lớp lại rất hạn chế, người học phải học nhiều mônhọc nên giờ thực hành ngoại ngữ còn quá ít Vì vậy, hoạt động hùng biện TiếngAnh là hoạt động giúp cho người học bù đắp được những thiếu hụt về mặt thựchành trên lớp và có cơ hội vận dụng được tất cả những kiến thức được học vàocác kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
Với những lý do trên, năm học 2015 – 2016, trường THPT Nho Quan tiếptục đổi mới giờ chào cờ, đồng thời đa dạng hóa việc học tập kiến thức môn tiếng
Anh bằng việc tổ chức hội thi Hùng biện tiếng Anh
I.2 Mục tiêu của đổi mới giờ chào cờ thông qua chuyên đề Lồng ghép học
tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ
Mục tiêu của hội thi được xác định như sau:
- Phát động phong trào học Tiếng Anh trong giờ chào cờ giúp học sinhtăng cường kĩ năng nói tiếng Anh, nâng cao sự tự tin, mạnh dạn khi tiến hànhhoạt động giao tiếp bằng tiếng Anh;
- Đổi mới giờ chào cờ đầu tuần theo hướng thầy cô giáo giao nhiệm vụcho học sinh tự điều hành theo định hướng của Ban giám hiệu và thầy cô giáo;
- Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, giáo dục kĩ năng sống vớinhững nội dung thực tế, phù hợp với hoạt động của nhà trường;
Trang 22- Tận dụng các nguồn lực xã hội để góp phần thực hiện các hoạt độngchuyên đề, ngoại khóa.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã tổng hợp thành chuyên đề lớn Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ, viết thành sáng kiến kinh nghiệm để tham gia
vào diễn đàn phù hợp của các ban ngành và trao đổi cùng đồng nghiệp
II CHUÊN ĐỀ LỒNG GHÉP HỌC TẬP TIẾNG ANH TRONG GIỜ CHÀO
về chuyên đề Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ dưới hình thức cuộc thi Hùng biện tiếng Anh.
II.1.2 Công tác tuyên truyền chuẩn bị cho việc thực hiện chuyên đề lồng ghép học tập tiếng anh trong giờ chào cờ
II.1.2.1 Về phía giáo viên
Cuộc họp hội đồng tháng 8 năm 2015 dự thảo kế hoạch chuyên đề Lồng
ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ dưới hình thức cuộc thi Hùng biện
tiếng Anh được được đưa vào nội dung thảo luận
Trang 23sau khi nghe Ban giám hiệu phân tích và mở ra một số giải pháp cơ bản,đồng thời cũng khích lệ, động viên thì đại đa số giáo viên đã nhất trí và thể hiệntinh thần quyết tâm thực hiện chuyên đề
Đứng trước những mục tiêu, khó khăn và giải pháp của chuyên đề, cácthầy cô tự tin khẳng định: Muốn thành công thì phải biến áp lực thành động lực
Đó cũng là một trong những quan điểm làm việc của các thầy cô trong suốt quá
trình thực hiện chuyên đề Trên cơ sở đó dự thảo kế hoạch chuyên đề Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ dưới hình thức cuộc thi Hùng biện tiếng
Anh được đưa vào nghị quyết kế hoạch năm học 2015 - 2016 Đồng thời giao
nhiệm vụ cho tổ GDCD - Địa - Ngoại Ngữ phối hợp với các bộ phận chức năngtrong nhà, cácmột số giáo viên có kinh nghiệm và năng lực trong nhà trườngthực hiện
II.1.2.2 Về phía học sinh
Để tinh thần của cuộc thi Hùng biện tiếng Anh đến với học sinh một cách
tự nhiên và hấp dẫn, nhà trường tập trung phát huy vai trò tích cực của đội ngũBan cán sự lớp, Ban cán sự đoàn
Trước tiên là việc tổ chức họp các lớp trưởng, bí thư để thông báo kế
hoạch Hùng biện tiếng Anh Nhà trường lắng nghe một số ý kiến đóng góp từ
các em và phân tích rõ nét hơn về mục tiêu và ý nghĩa của cuộc thi
Trên cơ sở đó, giao nhiệm vụ cho các em về lớp truyền đạt lại và nắm bắttinh thần tiếp nhận của các bạn để kịp thời phản ánh cho nhà trường qua hộp thưhoặc góp ý trực tiếp
Bên cạnh đó, mỗi thầy cô giáo lên lớp cũng phát huy vai trò là một tuyêntruyền viên về cuộc thi, động viên các em mạnh dạn, tích cực tham gia Nhómthầy cô giáo dạy tiếng Anh chủ động tập trung học sinh học khá và yêu thích
môn tiếng Anh trang mạng Hội những người yêu thích tiếng Anh gồm cả giáo
viên và học sinh tham gia
Trang 24Từ đó, chúng tôi có thêm điều kiện và thời gian trao đổi về những vấn đềthích hợp mà học sinh quan tâm để làm căn cứ xây dựng những chủ đề hùngbiện thích hợp trong các lượt thi.
II.1.2.3 Về phía phụ huynh
Sau khi công tác tư tưởng về chuyên đề trên đã được thông qua trong hộiđồng giáo dục và 24 lớp học sinh nhà trường tổ chức họp Ban đại diện Hội cha
mẹ học sinh để xin ý kiến và thống nhất một số giải pháp hỗ trợ thực hiện Chủtrì cuộc họp thầy giáo Lê Thành Dương - Hiệu trưởng nhà trường đã nêu kếhoạch chuyên đề và phân tích rõ những mục tiêu tích cực hướng tới sự phát triểnnhiều mặt cho học sinh
Nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu do phụ huynh hỗ trợ Các bậc phụ
huynh tự nguyện chủ động phối hợp với nhà trường, thực hiện chuyên đề Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ.
III Tiến trình và nội dung thực hiện Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ
chào cờ
III.1 Giai đoạn 1 - Chuẩn bị
Trên cơ sở chỉ đạo của BGH về thực hiện kế hoạch chuyên đề, Banchuyên môn nhà trường đã tổ chức cho nhóm giáo viên Tiếng Anh đi dự chuyên
đề, học tập kinh nghiệm của một số trường THPT Yên Khánh A, THPT ĐinhTiên Hoàng, THPT Gia Viễn B; xin ý kiến đóng góp của đ/c Đỗ Thị Mai Chi -chuyên viên Sở GD & ĐT Ninh Bình,
Sau đó, chúng tôi tuyên truyền rộng rãi tới các giáo viên và các lớp họcsinh trong nhà trường đặc biệt là những em học sinh có khả năng, có niềm đam
mê Tiếng Anh để các em có thời gian suy nghĩ, chuẩn bị khiến thức và đăng kítham gia; thống nhất lịch thi và chủ đề tương ứng: Lịch thi được thống nhất thựchiện vào giờ chào cờ đầu tuần sau khi một số nội dung trọng tâm đã được nhậnxét và triển khai
Trang 25Mở màn cho mỗi lượt thi là một đến hai tiết mục văn nghệ cơ bản là bằngtiếng Anh hoặc nền nhạc nước ngoài Toàn bộ cuộc thi gồm 8 lượt thi của vòng
sơ loại, 3 lượt thi của vòng bán kết và 1 lượt thi vòng chung kết
Chủ đề hùng biện của mỗi tuần được tập trung và các vấn đề thiết thực,hấp dẫn, cần thiết đối với học sinh, như: Ích lợi của việc đọc sách, nghề nghiệptrong tương lai, tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, yếu tố tích cực và hạnchế của mạng xã hôi facebook…
Mỗi lớp tham gia thi giáo viên hướng dẫn chọn 3 học sinh và giao chủ đề
để các em chuẩn bị bài hùng biện sau đó chọn 1 em xuất sắc nhất để thể hiện bàithi Theo chúng tôi, với cách thiết kế chương trình như vậy, ở mỗi lớp với mỗilượt thi có 3 em trực tiếp được tham gia học tập tiếng Anh một cách tích cựchơn, các thành viên khác trong lớp cũng khá hào hứng giúp đỡ và cổ vũ cho cácbạn của lớp mình
Những lớp được chọn biểu diễn văn nghệ sẽ được phát huy khả năng nghệthuật, âm nhạc trong môi trường tiếng Anh
Về thành phần Ban giám khảo, chúng tôi chọn lựa ở góc nhìn tổng thể vàkhách quan Là cuộc thi hùng biện nên trước hết phải có giám khảo là một giáoviên dạy môn Ngữ văn để tư vấn và đánh giá cho thí sinh về kĩ năng trình bàyvấn đề, về thể thức câu từ, về mạch lạc, ngữ điệu , có một giám khảo đại diệncho Ban giám hiệu để có cách đánh giá toàn diện về cuộc thi, đồng thời tư vấntạo điều kiện để cuộc ngày càng hấp dẫn hơn Và đương nhiên có một giámkhảo là giáo viên môn tiếng Anh để tư vấn và đánh giá về các kĩ năng tiếng Anh
cơ bản: nghe, nói, đọc, viết Chúng tôi cử một giáo viên làm thư kí để ghi lạitoàn bộ tiến trình thực hiện Bên cạnh đó để điều chỉnh kịp thời những thiếu sóthoặc hạn chế của của hội thi Ban tổ chức, Ban giám khảo cũng xác định cầnthường xuyên lắng nghe và chắt lọc những ý kiến nhận xét, góp ý của giáo viên,học sinh trong và ngoài trường
Trang 26Một số hình ảnh về những buổi luyện tập của thầy và trò
Giờ ra chơi các em cũng tận dụng thời gia để tập văn nghệ
Sau buổi học ôn chiều, các em tranh thủ thời gian lên mạng để sưu tầm tài liệu
Trang 27Không gian trong nhà đa năng là nơi thầy cô và các em học sinh gắn bó để thường
xuyên trao đổi công việc và luyện tập.
III.2 Giai đoạn 2 - Tổ chức các vòng thi sơ loại theo tuần
Theo lịch thi đã xây dựng, nhiệm vụ đã phân công cho giáo viên và cáclớp học sinh, các lượt thi diễn ra từ tháng 9 đến hết tháng 12 năm 2015 vào cácsáng thứ 2 chào cờ đầu tuần Sau mỗi lượt thi, Ban giám khảo chấm điểm vàthống nhất giải nhất, nhì, ba Công bố giải và trao phần thưởng được thực hiện
và trước giờ hùng biện của tuần tiếp theo
Hình thức thi: Mỗi học sinh được chọn đại diện cho 1 lớp thi sẽ trình bàybài thi hùng biện về chủ đề đã được xác định trong khoảng thời gian không quá
7 phút Ban tổ chức khuyến khích thí sinh sử dụng các tư liệu minh họa và tươngtác với khán giả về chủ đề hùng biện của mình Giáo viên tiếng Anh dẫn chươngtrình sẽ nhận xét cơ bản và nhấn mạnh hơn một số nội dung chính trong nộidung của bài thi
Để tạo không khí vui tươi phấn khởi cho người thi và khán giả,
phần thi hùng biện sẽ được chào đón bằng một hoặc hai tiết mục văn nghệ đặcsắc do chính lớp có thành viên thi thể hiện hoặc những lớp đăng kí được Ban tổ
Trang 28chức lựa chọn Các tiết mục văn nghệ đều được thể hiện bằng tiếng Anh hoặcnhảy hiện đại trên nền nhạc nước ngoài có lời tiếng Anh Tương ứng với 8 lượt
thi là 8 chủ đề rất phù hợp và thiết thực đối với học sinh: Tầm quan trọng của việc học tiếng Anh; Ích lợi của việc đọc sách; Học sinh với an toàn giao thông; Lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên; Ước mơ trong tương lai của em; Tình thầy trò Lịch trình thực hiện cụ thể như sau:
8 10H, 11H,
A friend in need is a friends indeed (Người bạn khi cần là một người bạn thực sự)
Sau mỗi lượt tổ chức giờ chào cờ có lồng ghép văn nghệ và thi “Hùngbiện tiếng Anh” , chúng tôi nhận thấy không khí trong nhà trường có nhiều thayđổi tích cực Rõ thấy nhất là sự tươi tắn của cả thầy cô và học trò trong mỗi buổi
dự chào cờ, bởi sau khi nghe ngắn gọn những nội dung gò bó, khuôn mẫu nhưtrước đây thì mọi người đều được thưởng thức những lời ca, tiếng hát, điệu
Trang 29nhảy, điệu múa và háo hức chờ đợi xem hôm nay các thí sinh hùng biện nhưthế nào Giáo viên không dạy tiếng Anh nhưng vào lớp đều được học sinh đónchào “Good morning Teacher!” hay “Good afternoon Teacher!” và thầy côcũng luyện lại vốn tiếng Anh của mình để đáp lời “Good morningClass! Howare you today?” một môi trường học tập tiếng Anh tích cực
Một số hình ảnh ở vòng thi sơ loại
Trang 30Cô giáo Nguyễn Thị Minh Thu - GV tiếng Anh - MC của chương trình ở vòng sơ loại
Trang 31
Thí sinh Bùi Quang Huy - Lớp 11B mạch lạc trong bài thi hùng biện về chủ đề
“Người có tầm ảnh hưởng đến em nhất”
Các bạn cùng lớp hỗ trợ tương tác cùng thí sinh Nguyễn Thị Thương - Lớp 10E trong
bài hùng biện về chủ đề “Học sinh với an toàn giao thông
Trang 32Em Đinh Việt Anh - HS lớp 11G trong bài thi về chủ đề “Tình thầy trò” đã tự tay vẽ
tặng bức chân dung thầy giáo Lê Thành Dương
Thầy giáo Lê Thành Dương - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường trao giải cho các
thí sinh sau mỗi lượt thi của vòng sơ loại
Trang 33Tiết mục Múa truyền thống Ấn Độ của lớp 10G
Trang 34III.3 Giai đoạn 3 - Tổ chức cho học sinh trải nghiệm sáng tạo tại một danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Sau các lượt thi của vòng sơ loại, 8 thí sinh giải nhất và 1 thí sinh giải nhìnhì có số điểm cao nhất sẽ được tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế và thựchành tiếng Anh ở một danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa trên địa bàn tỉnhNinh Bình vào ngày 03/01/2016 Địa điểm mà chúng tôi lựa chọn là Khu bảotồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long , Gia Viễn
Để chuyến đi được chủ động và thuận lợi Ban tổ chức đã cử hai giáo viênlàm công tác liên hệ với Ban Quản lí khu duc lịch vào ngày 26/12/2015
Mỗi học sinh - thí sinh tham gia được chọn hai học sinh cùng lớp để thànhlập đội phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao
Theo kế hoạch, nhiệm vụ của các đội là trải nghiệm để tìm hiểu về 3 chủđề: Cảnh đẹp tự nhiên, sự đa dạng sinh học, hoạt động du lịch của Khu bảo tồnthiên nhiên đất ngập nước Vân Long Có 9 đội tham gia nên Ban tổ chức phâncông 3 đội tập trung vào một chủ đề tương ứng nêu trên Nhiệm vụ đặc biệt hơnnữa là các em sẽ thực hành giao tiếp với khách du lịch nước ngoài để kiểmnghiệm và tự đánh khả năng tiếng Anh của bản thân đồng thời phát huy nhữngnăng lực và phẩm chất của mình Các đội sẽ ghi lại hình ảnh và video trongchuyến đi để về trao đổi cùng thầy cô bạn bè và làm tư liệu cho các phần thi tiếptheo của mình
Để tăng cường công tác hỗ trợ và quản lí học sinh, Ban tổ chức mời 9giáo viên chủ nhiệm lớp có các học sinh thuộc thành phần trên đi cùng Các thầy
cô rất hào hứng và trách nhiệm Bên cạnh đó, nhà trường mời 27 phụ huynh cócon em được tham gia học tập trải nghiệm đến họp để phân tích rõ hơn kế hoạch
và những mục tiêu con em mình sẽ đạt được Các phụ huynh đều nhất quán ủng
hộ chương trình Với tinh thần đó, các chi hội phụ huynh thống nhất tài trợ toàn
bộ kinh phí cho chuyến đi và cử 3 phụ huynh trực tiếp đi cùng để lo công táchậu cần
Trang 35Sau đó, tại sân đền thờ Vua Đinh, đại diện các đội đã báo cáo kết quả họctập bằng song ngữ tiếng Anh - tiếng Việt Đống thời, học sinh được thầy côhướng dẫn, tổ chứcchơi một số trò chơi dân gian
Đặc biệt, trong nội dung thực hành giao tiếp với người nước ngoài, họcsinh đã làm cho thầy cô và phụ huynh thực sự ngỡ ngàng bởi sự hồn nhiên và tựtin để phát huy những năng lực và phẩm chất của mình Điều đó cũng đã để lạitrong lòng những du khách người Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Pháp nhiều ấntượng tốt đẹp về học sinh, về con người Việt Nam
Với cách thức tổ chức học tập và trải nghiệm này, chúng tôi nhận thấy đãgóp phần đi đúng hướng một trong những nội dung cần thiết đổi mới của nềngiáo dục nước nhà Đó là học tập theo hướng mở với nhiều hình thức khác nhautập trung phát huy năng lực và phẩm chất người học, tăng cường các hoạt độnghọc tập ngoại khóa trải nghiệm
Một số hình ảnh về chuyến đi trải nghiệm thực tế
và thực hành tiếng Anh
Hai mươi bảy em học sinh của 09 lớp được tham gia học tập trải nghiệm
Trang 36Từ trong màn sương sớm các thầy cô giáo đã cùng các em bắt đầu cuộc
hành trình
Thầy cô giáo cùng các em học sinh chụp ảnh lưu niệm tại đền Vua Đinh
Trang 37Em Bùi Thị Hiền - HS lớp 10H vui tươi giao tiếp và chụp ảnh lưu niệm
cùng du khách nước ngoài
Em Trần Hương Mai - HS lớp 11D tự tin giao tiếp với du khách nước ngoài
Trang 38
Em Bùi Quang Huy - HS lớp 11B năng động giao tiếp và chụp ảnh lưu niệm cùng du
khách nước ngoài
III.4 Giai đoạn 4 -Tổ chức các vòng thi bán kết
Theo kế hoạch đã xây dựng ,ba lượt thi của vòng bán kết sẽ được tổ chứctrong tháng 01/2016 Hình thức thực hiện tương tự như ở vòng thi sơ loại
Tuy nhiên, để thay đổi không khí cho hội thi và sự thưởng thức của khángiả, Ban tổ chức đã thống nhất một số điểm mới
Trong khi trình bày bài hùng biện của mình, thí sinh nhất thiết phải có sựtương tác với khán giả và sau đó trả lời một số câu hỏi trực tiếp của các thànhviên trong BGK (tập trung vào nội dung các em đã được trải nghiệm) Dẫnchương trình là học sinh để tạo thêm cơ hội cho các em tham gia, bộc lộ và pháthuy năng khiếu của mình Được chọn là em Nguyễn Thị Thu Anh học sinh lớp10D
Ở vòng thi này, thí sinh hùng biện tập trung vào 3 chủ đề: Học sinh với việc bảo vệ môi trường; Học sinh với Kì nghỉ Tết; Học sinh với Kì nghỉ hè
Lịch trình thực hiện cụ thể như sau:
VÒNG BÁN KẾT
1 3 lớp được chọn 04/01/2016 Students and environment
(Học sinh với việc bảo vệ môi trường)
2 3 lớp được chọn 11/01/2016 Students and Tet holiday
Trang 39Phải nói rằng, học sinh đã thể hiện rõ sự hào hứng và chủ động tham giatích cực vào sân chơi này Không khí của cuộc thi ngày càng hấp dẫn và sinhđộng Cả thầy và trò trong nhà trường đều hướng về cuộc thi và mong chờ đếngiờ chào cờ đầu tuần Ngay cả một số thầy cô và học sinh trường bạn cũng đãchia sẻ, gửi lời chúc mừng bằng những điều kiện nhất định.
Một số hình ảnh của vòng thi bán kết
9 thí sinh được chọn vào vòng thi bán kết
Trang 40Thầy giáo Lê Thành Dương- Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường và cô giáo NguyễnThị Minh Thu - GV tiếng Anh trong lễ trao giải thưởng của vòng thi bán kết
III.5 Giai đoạn 5 - Tổ chức thi chung kết và báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề
Vào 13h30, ngày 27 tháng 02, nhà trường tiến hành báo cáo lại với Lãnhđạo Sở GD & ĐT, đại diện lãnh đạo và giáo viên tiếng Anh các trường THPT
trong toàn tỉnh tiến trình đã thực hiện được của chuyên đề Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ gồm 4 giai đoạn trên; đồng thời tỏ chức vòng thi chung kết của cuộc thi Hùng biện tiếng Anh Trên cơ sở đó, chúng tôi tổ chức
đánh giá, tổng kết chuyên đề
Theo kế hoạch, ba thí sinh giành giải nhất ở ba lượt thi của vòng bán kết
sẽ tham gia thi chung kết Điểm mới của vòng thi này là các thí sinh được thànhlập đội để cùng hỗ trợ cho phần thi mình Mỗi đội gồm bản thân thí sinh đã đượcchọn và hai học sinh cùng lớp đã đi trải nghiệm thực tế
Bài thi gồm hai phần: Phần một giới thiệu về đội và thể hiện tài năng;phần hai hùng biện về một điều thú vị nhất, hấp dẫn nhất ở Khu bảo tồn thiênnhiên đất ngập nước Vân Long