PHẦN BỐN: HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Stage 5: Final round Giai đoạn 5: vòng thi chung kết
I.4. Hình thành và phát triển những phẩm chất của người học
Theo mục tiêu đổi mới giáo dục, quá trình dạy học cần hướng tới việc hình thành và phát triển những phẩm chất cụ thể cho người học: phẩm chất yêu quê hương, đất nước, yêu gia đình, yêu con người; tôn trọng con người; tự trọng, tự tin, sáng tạo; có trách nhiệm với cộng đồng; nhạy bén, tinh tế, giàu tình cảm,...
Chuyên đề Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ hướng tới hình thành và phát triển những phẩm chất cụ thể trên cho người học.
I.4.1. Yêu gia đình, quê hương, đất nước
- Yêu mến quan tâm giúp đỡ các thành viên trong gia đình; tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, có ý thức tìm hiểu và thực hiện trách nhiệm của thành viên trong gia đình, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
- Chủ động, tích cực, tham gia và vận động người khác tham gia giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương đất nước.
- Tin yêu đất nước Việt Nam, có ý thức tìm hiểu các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc Việt Nam.
I.4.2.Nhân ái, khoan dung
- Chủ động tích cực tham gia, vận động người khác tham gia phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo lực, phê phán thái độ dung túng các hành vi bạo lực.
- Có ý thức tôn trọng và học hỏi các nền văn minh trên thế giới.
- Có lòng yêu thương con người, khoan dung độ lượng.
I.4.3. Trung thực, tự trọng, chí công vô tư
- Luôn luôn là người trung thực, trung thực trong học tập và trong cuộc sống, nhận xét được tính trung thực trong các hành vi của bản thân và người
khác, phê phán lên án các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.
- Tự trọng trong giao tiếp, nếp sống, trong quan hệ với mọi người và thực hiện nhiệm vụ của bản thân, chủ động tích cực và vận động người khác, phát hiện, phê phán những hành vi thiếu tự trọng.
- Có ý thức giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ việc đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiếu công bằng trong giải quyết công việc.
I.4.4. Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó
Học sinh có thể tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tự tạo dựng cuộc sống của mình không trông chờ dựa dẫm phụ thuộc vào người khác; không ngại khó, ngại khổ. Trong học tập, học sinh có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đớch học tập rừ ràng, đỳng đắn. Từ đú, bản thõn mới cú thể tỡm ra phương pháp học tập tốt, bản lĩnh được nâng cao, kiến thức tiếp thu được vững chắc.
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung cũng cần hướng đến việc hình thành phẩm chất tự tin, tự chủ và tinh thần vượt khó của học sinh. Đó là niềm tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành quả mà mình đã đạt được trong quá khứ để từng bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai, tin vào tài năng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình đã theo đuổi; vận động người khác giúp đỡ những người còn thiếu tự tin, chủ động tích cực và vận động người khác phê phán hành động a dua, dao động.
Học sinh tự quản được mọi công việc của bản thân làm chủ được cảm xúc, cách ứng xử của bản thân, có thói quen kiềm chế, chủ động, tích cực phê phán những hành vi trốn tránh trách nhiệm đổi lỗi cho người khác.
Học sinh thường xuyên rèn luyện nâng cao năng lực vượt khó để có thể vượt khó thành công trong học tập trong cuộc sống, giúp đỡ bạn bè và người thân vượt qua khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
I.4.5. Có trách nhiệm với bản thân, công đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên
Trước hết, việc lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ hình thành, phát triển tinh thần trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng,đất nước, môi trường văn hóa dân tộc và môi trường tự nhiên của nhân loại. Cụ thể là:
- Biết đặt ra mục tiêu quyết tâm phấn đấu tự hoàn thiện nhân cách theo các giá trị đạo đức xã hội (biểu hiện qua cách ứng xử của với thầy cô, bạn bè, người thân; rộng hơn là cách ứng xử với cộng đồng dân tộc và quốc tế).
- Có ý thức tìm hiểu, xác định lựa chọn nghề nghiệp; xác định mục tiêu học tập là học suốt đời.
- Tự đánh giá được hành vi, biết chăm sóc, rèn luyện thân thể, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội, tham gia tuyên truyền vận động xã hội hướng tới lối sống lành mạnh.
- Quan tâm đến những sự kiện chính trị có ý nghĩa quan trọng.
- Biết sống hòa hợp với thiên nhiên, sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; lên án những hành vi phá hoại môi trường tự nhiên.
I.4.6. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng chấp hành kỷ luật, pháp luật Chuyên đề hướng học sinh đến mục tiêu:
-Biết đánh giá hành vi của người khác, biết tự đánh giá hành vi của bản thân, từ đó điều chỉnh hành vi cá nhân theo hướng tích cực, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Biết phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức và hành vi trái với quy định của kỷ luật, pháp luật.
- Đánh giá được hành vi chấp hành kỷ luật của bản thân và của người khác; chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chấp hành kỷ luật; lên án, phê phán các hành vi vi phạm kỷ luật.
- Đánh giá được hành vi xử sự của bản thân, của người khác theo quy định của pháp luật; chủ động, tích cực vận động người chấp hành pháp luật; lên án, phê phán các hành vi làm trái quy định của pháp luật.