Khả năng phổ biến của sáng kiến

Một phần của tài liệu Sáng kiến lồng ghép học tập tiếng anh trong giờ chào cờ (Trang 77 - 83)

PHẦN NĂM: ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN SÁNG KIẾN

II. Khả năng phổ biến của sáng kiến

Với kết quả đạt được của việc tổ chức lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ dưới hình thức cuộc thi hùng biện, chúng tôi nhận định: sáng kiến được phổ biến rộng rãi, có thể thực hiện được trong cả năm học và các năm học tiếp theo.

Một là, sáng kiến áp dụng phù hợp mọi đối tượng học sinh, các cấp học:

tiểu học, THCS, THPT, bậc đại học (tùy theo mức độ vận dụng của các trường các vùng miền). Mỗi nhóm học sinh khi đã được phân loại theo nhóm đối tượng, đều tham gia vào nhiệm vụ cụ thể tùy theo sở thích, năng lực cá nhân.

Hai là, áp dụng cho tất cả các loại trường (từ dân lập đến công lập, Dân tộc Nội trú, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, trường chuyên, trường chuyên biệt).

Ba là, áp dụng cho các môn học (Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Ngoại ngữ,... HS tiến hành học tập dưới hình thức trải nghiệm thực tế, ngoại khóa). Chẳng hạn: môn Giáo dục công dân: HS thi hiểu biết vè pháp luật bằng việc dựng tình huống giao tiếp, dựng các câu chuyện đạo đức - pháp luật thông qua một tiểu phẩm diễn trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa, chào cờ.

Bốn là, đối với các học sinh có nguyện vọng thi tuyển vào các khoa, các trường năng khiếu nghệ thuật, thì đây là điều kiện để làm quen, rèn luyện khả năng diễn xuất, bản lĩnh sân khấu, khả năng biên kịch, khả năng đạo diễn, ...

Với thành công thiết thực của chuyên đề Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ, trường THPT Nho Quan C tiếp tục áp dụng đổi mới giờ chào cờ và lồng ghép học tập nhiều môn học khác nhau như môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Quốc phòng Sinh học, Hóa học, Toán học... trong chuyên đề mới Hành trình về miền di sản. Chuyên đề này chúng tôi đã được chuẩn bị từ giữa năm học 2015 - 2016 và đã chính thức thực hiện dưới hình thức hội thi của các tập thể lớp học sinh trong toàn trường, bắt đầu vào giờ chào cờ đầu tuần 35 ngày 25/4/2016. Ban chuyên môn nhà trường dự kiến sẽ hoàn thành chuyên đề vào cuối năm học 2016 - 2017.

Một số hình ảnh về lượt thi đầu tiên của “Hành trình về miền di sản”:

Toàn cảnh giờ chào cờ được đổi mới với hội thi“Hành trình về miền di sản”

Màn chào hỏi, giới thiệu đội chơi - thể hiện tài năng của lớp 10A

Lớp 10A dự thi với chủ đề “Hành trình về miền đất Tổ”, báo cáo song ngữ.

Tiết mục múa của lớp 10E cổ vũ cho hội thi.

Kết luận chung:

Viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm thiết thực đối với mỗi giáo viên.

Trên thực tế, việc đổi mới tổ chức giờ chào cờ, đổi mới tổ chức học tập môn Tiếng Anh và các môn học khác còn chưa hấp dẫn, chưa đạt hiệu quả cao đối với người học. Vì vậy, với thành công của sáng kiến, chúng tôi mong muốn tiếp tục đổi mới giáo dục dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn khác, nhằm phát huy năng lực, phẩm chất người học theo tinh thần của Bộ GD và ĐT Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng.

Dạy học là cả một nghệ thuật. Sản phẩm của quá trình dạy học là nhân cách. Vì vậy, với ý thức cầu thị, qua sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi rất mong được các đồng chí lãnh đạo ngành và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến, chia sẻ.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn !

Nho Quan, tháng 4 năm 2016 NHểM TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo:

1. Bộ giáo dục và đào tạo (2012). Thông tư 05/2012/TT-BGDDT.

2. Council of Europe, www.coe.int

3. University of Cambridge: ESOL Examinations (2011). Using the CEFR:

The principles of good practice.

4. Một số trang mạng xã hội

MỤC LỤC

Số TT Phần/chương Trang

1 Phần một: Tên đề tài 1

2 Phần hai: Tên tác giả/nhóm tác giả 1

3 Phần ba: Nội dung sáng kiến

Chương I: Thực trạng tổ chức giờ chào cờ đầu tuần cà

Một phần của tài liệu Sáng kiến lồng ghép học tập tiếng anh trong giờ chào cờ (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w