PHẦN BỐN: HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Stage 5: Final round Giai đoạn 5: vòng thi chung kết
I.3. Hình thành và phát triển các năng lực của người học
Qua chuyên đề Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ, người học được hình thành và phát triển những năng lực theo yêu cầu đổi mới giáo dục như sau:
I.3.1. Năng lực giải quyết vấn đề
Đây là năng lực chung của người học đã được các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục thừa nhận. Đó là khả năng của học sinh trong việc thu thập thông tin, xử lí thông tin, nhận thức, khám phá, làm chủ, giải quyết những tình huống có vấn đề xảy ra trên thực tiễn. Từ đó, học sinh sẽ biết cách giải quyết các tình huống diễn ra tương tự.
Theo đó, để giải quyết tình huống thực tiễn, chuyên đề giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định vấn đề, học sinh biết cách chuyển vấn đề trong tình huống thực tế thành vấn đề đòi hỏi khám phá, giải quyết;
- Bước 2: Thu thập và phân tích thông tin; đưa ra các phương án giải quyết vấn đề;
- Bước 3: Thực hiện phương án đã chọn và điều chỉnh trong quá trình thực hiện;
- Bước 4:Đánh giá hiệu quả của phương án đã giải quyết, đề xuất vận dụng vào tình huống mới.
I.3.2. Năng lực sáng tạo
Đây là năng suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới thực hiện ý tưởng một cách sáng tạo. Với năng lực này, học sinh sẽ biết cách:
- Đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan đến sự vật, hiện tượng đó từ nhiều nguồn khác nhau.
- Đề xuất được ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến; so sánh và bình luận các giải pháp đề xuất.
- Trình bày suy nghĩ cá nhân; khái quát hóa thành tiến trình khi thực hiện một công việc để áp dụng giải quyết tình huống tương tự.
I.3.3. Năng lực hợp tác
Hùng biện tiếng Anh tổ chức theo lớp, theo nhóm học sinh cùng làm việc để hoàn thành công việc chung. Do đó, các thành viên trong lớp, trong nhóm quan hệ phụ thuộc, tác động qua lại, cùng mục tiêu giải quyết những vấn đề khó khăn chung. Khi đó, học sinh học cách làm việc hợp tác, tương trợ, giải quyết bất đồng,trên tinh thần dân chủ cùng phát triển.
Với việc hướng vào hình thành và phát triển năng lực hợp tác của người học, chuyên đề, sáng kiến Lồng ghép học tập Tiếng Anh trong giờ chào cờ giúp học sinh:
- Chủ động đề xuất mục tiêu hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; phân loại, nhận diện công việc cần đến sự hợp tác của nhóm.
- Có trách nhiệm, xác định vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm ứng với công việc cụ thể được nhóm phân công trên cơ sở phân tích nhiệm vụ của cả nhóm. Mỗi thành viên biết tự đánh giá được hoạt động mình và hoạt động của các thành viên khác.
I.3.4. Năng lực tự quản bản thân
Đây là năng lực kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống xảy ra trong cuộc sống; biết lập kế hoạch và làm việc theo kế hoạch; biết tự điều chỉnh hành vi cá nhân trong các hoàn cảnh khác nhau; từ đó, sống có kỷ luật, biết tôn trọng người khác, tôn trọng chính mình.
Qua chuyên đề, học sinh biết cách:
- Đánh giá được sự ảnh hưởng cua các nhân tố tác động đến hành vi bản thân; từ đó làm chủ được cảm xúc, biết tiết chế hành vi bản thân theo quan điểm đạo đức và pháp luật.
- Biết huy động, sử dụng nguồn lực sẵn có (gia đình, nhà trường, giáo viên,...) để xây dựng, tổ chức và thực hiện kế hoạch cá nhân; biết suy nghĩ và hành động hướng vào mục tiêu nhiệm vụ, hợp với hoàn cảnh.
- Thường xuyên tự đánh giá, tự điều chỉnh được hành vi của bản thân, thích ứng với những tình huống mới.
I.3.5. Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin giữa con người với con người trong cộng đồng nhằm thực hiện một số mục đích nhất đinh, như mục đích tình cảm, nhận thức, hành động,...
Đối với học sinh phổ thông, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ không chỉ diễn ra bằng tiếng Việt, mà theo yêu cầu hội nhập quốc tế, hoạt động này còn được thực hiện bằng ngoại ngữ (tiếng Anh).
Năng lực trong giao tiếp bằng ngôn ngữ là khả năng sử dụng các quy tắc chuẩn mực và sáng tạo các phương tiện diễn đạt phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp,... nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
Do đó, với chuyên đề sáng kiến Lồng ghép học tập tiếng Anh trong giờ chào cờ, học sinh được rèn luyện nâng cao hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong giao tiếp trên thực tế. Cụ thể là, học sinh:
- Xác định được mục đích giao tiếp và vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu giao tiếp;
- Hiểu bối cảnh giao tiếp;
- Hiểu đối tượng giao tiếp để có cách thức sử dụng ngôn ngữ có văn hóa;
Trong giờ chào cờ lồng ghép học tập tiếng Anh qua các bài thi hùng biện, học sinh được rèn kĩ năng giao tiếp đời sống, giao tiếp xã giao, giao tiếp sân khấu. Qua đó, năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh sẽ hướng đến 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết, đặc biệt là kĩ năng nghe và nói – kĩ năng được xem là yếu nhất của học sinh Việt Nam, nhất là học sinh nông thôn.
I.3.6. Năng lực cảm thụ thẩm mỹ
Năng lực cảm thụ thẩm mỹlà sự rung động của mỗi người nhận ra cái đẹp, cái thiện của con người và cuộc sống, từ đó biết hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo những quy chuẩn cái đẹp, cái thiện. Qua chuyên đề, học sinh có khả năng:
- Hiểu cảm xúc của bản thân;
- Làm chủ các cảm xúc của bản thân;
- Nhận biết các cảm xúc của người khác;
- Nhận biết những phương diện của cái đẹp, cái thiện trong mỗi con người và trong cuộc sống;
- Lên án, tố cáo cái xấu, cái ác trong cuộc sống.
- Làm chủ những mối liên hệ, những giá trị của con người và cuộc sống.
- Từ đó, biết hành động vì những điều tốt đẹp.
Năng lực cảm thụ thẩm mỹ được hình thành và phát triển khi học sinh trực tiếp đứng trên sân khấu làm chủ giờ chào cờ, làm chủ tiết học tiếng Anh qua giờ chào cờ. Điều đó thể hiện qua các phương diện cụ thể sau:
- Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Anh trong giao tiếp;
- Nhận ra được những giá trị thẩm mỹ được thể hiện trong các bài hùng biện theo chủ đề từng tuần thi, trong từng tiết mục văn nghệ giới thiệu đội chơi,...
- Cảm, hiểu được những giá trị của bản thân qua việc hiểu biết những vấn đề trình bày trong bài hùng biện; từ đó, biết cảm nhận và rung động trước vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, con người (tình bạn, tình thầy trò, tình cảm gia đình,...).