1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

SKKN sáng kiến kinh nghiệm học tốt tiếng anh qua các trò chơi ngôn ngữ

20 334 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 146 KB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tiếng anh thông qua các trò chơi ngon ngữ. Các thầy cô tham khảo Mọi đóng góp xin quý thầy cô email lại cho chúng tôi. Xin cảm ơn. Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tiếng anh thông qua các trò chơi ngon ngữ. Các thầy cô tham khảo Mọi đóng góp xin quý thầy cô email lại cho chúng tôi. Xin cảm ơn. Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tiếng anh thông qua các trò chơi ngon ngữ. Các thầy cô tham khảo Mọi đóng góp xin quý thầy cô email lại cho chúng tôi. Xin cảm ơn.

Trang 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tiếng Anh – một trong những ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới hiện nay,

nó là chìa khóa cho sự phát triển của một quốc gia và đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước tiếng Anh lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Tiếng Anh chính là chìa khóa để chúng ta hội nhập, vươn ra hội nhập toàn cầu

Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đại Không chỉ

là một môn học mà nó dần trở thành công cụ giao tiếp của hàng triệu người trên thế giới Vì vậy, dạy và học tiếng Anh trở nên cấp bách Tiếng Anh đã trở thành một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông cũng như chuyên nghiệp Môn tiếng Anh đối với bậc học trung học sơ sở hiện nay là một trong ba môn tuyển sinh vào trung học phổ thông Vì vậy, việc dạy học tiếng Anh tại các nhà trường trung học cơ sở rất quan trọng – đó là hành trang để các em học sinh vươn tới những bậc học cao hơn

Tuy nhiên việc học tiếng Anh không dễ với các em học sinh không được tiếp cận với những đổi mới trong quá trình dạy học của thầy cô Đây là một môn học độc lập lại là môn học ngôn ngữ, nhưng ngoài giờ học trên lớp các em không thể hoặc rất ít sự giúp đỡ từ phía gia đình Đặc biệt Đồng Tiến là một xã vùng cao thuần nông, hầu hết phụ huynh học sinh không có kiến thức về môn tiếng Anh

Môn tiếng Anh là môn học ngôn ngữ dễ thu hút bởi có nhiều hình ảnh sinh động, vốn từ phong phú lồng ghép với những bài hát vui nhộn nhưng đôi lúc không tránh khỏi sự nhàm chán

Trong những năm học gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang trên bước đường hội nhập với thế giới theo xu hướng lấy người học làm trung tâm Giáo

Trang 2

viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn và là ngưới giúp đỡ các em lĩnh hội kiến thức Dạy học tập trung phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương pháp mới vào nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh Chính vì vậy, trong khi giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS Đồng Tiến, tôi đã nghiên cứu , tìm tòi nhiều cách vận dụng phương pháp mới để tạo sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Có rất nhiều phương pháp để đạt được mục đích trên song việc áp dụng những trò chơi ngôn ngữ vào dạy học là hiệu quả hơn cả Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu : “Một số trò chơi ngôn ngữ trong dạy học tiếng Anh ở trường Trung học cơ sơ” Với chuyên đề này, tôi mong muốn sẽ đóng góp những kinh nghiệm của mình nhằm giúp các em lĩnh hội và vận dụng ngôn ngữ trong giao tiếp dễ dàng và tự tin hơn

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Với việc nghiên cứu và áp dụng thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm

sẽ giúp giáo viên có được những kinh nghiệm sau:

1 Hiểu rõ một số trò chơi trong quá trình dạy học

2 Cách thức tiến hành, thực hiện áp dụng các trò chơi

3 Áp dụng trò chơi sao cho phù hợp với nội dung từng bài học

4 Hướng dẫn học sinh có kỹ năng, kỹ xảo trong việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, giáo viên sẽ tìm ra những trò chơi phù hợp nhất để áp dụng cho phù hợp với mục tiêu bài học, điều kiện cơ sở vật chất phù hợp với quá trình dạy học và phù hợp với học sinh tại trường:

Trang 3

Áp dụng phù hợp trò chơi vào bài học.

Tạo nhiều cơ hội cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lớp học

IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài, sáng kiến kinh nghiệm là 49 em học sinh đang học tại lớp 6A, 6B trường trung học cơ sở Đồng Tiến – Yên Thế - Bắc Giang

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp quan sát:

Người thực hiện đề tài tự tiến hành nghiên cứu, quan sát học sinh trong quá trình thực hiện hoặc tiến hành dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp

2 Phương pháp trao đổi:

Sau khi dự giờ thăm lớp người thực hiện đề tài hoặc người thực hiện đề tài

dự giờ thăm lớp đồng nghiệp tiến hành trao đổi, thảo luận rút kinh nghiệm cho giờ dạy

3 Phương pháp thực nghiệm:

Giáo viên thực hiện đề tài dạy thể nghiệm áp dụng cùng một trò chơi ở 2 lớp khác nhau và sử dụng trò chơi khác nhau ở mỗi lớp

4 Phương pháp điều tra:

Giáo viên thực hiện đề tài sử dụng phiếu điều tra để hỗ trợ đánh giá hiệu quả của trò chơi cũng như sự hứng thú của các em học sinh ở các lớp khác nhau với những trò chơi khác nhau

VI NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Trang 4

Đề tài góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại trường trung học cơ sở Đồng Tiến và góp phần không nhỏ vào mục tiêu chung của việc dạy và học ngoại ngữ huyện nhà

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tiếng Anh Học sinh sau khi hết bậc học trung học cơ sở có thể sử dụng tiếng Anh để tiếp trong cuộc sống hàng ngày

Vì vậy sách giáo khoa tiếng Anh trung học cơ sở hiện nay đều được biên soạn theo đường hướng giao tiếp, đề cao các phương pháp dạy học tích cực chủ động của học sinh, hướng đến mục tiêu học sinh có thể giao tiếp được Học mà chơi, chơi mà học

Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh trung học cơ

sở theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu, mỗi giáo viên dạy môn Tiếng Anh không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn trong sách giáo khoa, trong sách hướng dẫn, và trong sách thiết kế bài giảng một cách rập khuôn máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động Nếu chỉ dạy như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao Trò chơi không phải lúc nào cũng là loại hình giải trí

Nó có thể sử dụng để củng cố ngữ liệu trong bài học theo một phương thức hấp dẫn học sinh Có thể nói rằng trò chơi mang hiệu quả kép Chơi làm thỏa mãn nhu cầu của học sinh Trò chơi phát triển và hình thành nên tính cách Trong khi chơi, các em được phát triển tri giác nhanh, phát triển các thao tác tư duy, phát

Trang 5

triển tưởng tượng và phát triển ngôn ngữ Từ chỗ ý thức của các em hướng tới thao tác chơi rồi dần chuyển sang mục đích, nội dung và yêu cầu khách quan của trò chơi từ đó hình thành động cơ học tập Trò chơi giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó Qua trò chơi học tập, học sinh được khắc sâu nhiều kiến thức Chính vì thế trò chơi học tập là một phương tiện quan trọng trong quá trình dạy học đặc biệt với học sinh trung học cơ sở

II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1 Thuận lợi

Trong những năm gần đây, việc dạy và học môn Tiếng Anh ở bậc trung học cơ sở đã có những chuyển biến theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh Môn Tiếng anh cũng nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của các cấp lãnh đạo, ban ngành, đoàn thể, của Ban giám hiệu các nhà trường và của nhiều bậc phụ huynh bằng cách trang bị đầy đủ những cơ sở vật chất: loa, đài, đĩa CD, máy chiếu, máy tính, tranh ảnh để phục vụ tốt nhất cho học sinh học tập Cùng với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn, nhiệt tình trong công tác, luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm giảng dạy Đặc biệt hơn, trong năm học gần đây môn Tiếng Anh đã được nâng tầm quan trọng, là môn học bắt buộc trong 3 môn thi vào trung học phổ thông.Vì vậy mà các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh quan tâm nhiều hơn

2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên còn có một số khó khăn như:

Số lượng học sinh có ý thức cao chưa nhiều Học sinh còn có thói quen thụ động khi hoạt động nhóm hoặc còn rụt rè trong giao tiếp

Trang 6

Nhiều bậc phụ huynh còn chưa quan tâm đến con em mình, phó mặc cho nhà trường

Nhiều trường còn chưa được trang bị phòng tiếng anh riêng biệt

3 Nguyên nhân:

3.1 Nguyên nhân khách quan:

Do học sinh chủ yếu xuất phát từ nông thôn, bố mẹ các em đi làm ăn xa, hầu hết các em sống với ông bà, nên không có người động viên, thúc giục học tập Nhiều bậc phụ huynh còn cho rằng chỉ cần học Toán và Ngữ Văn, học Tiếng Anh không để làm gì Hơn nữa, đặc trưng của môn học Tiếng Anh là sau khi học trên lớp các em cần môi trường để luyện tập, thực hành Đối với Trường THCS Đồng Tiến, đa số phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, đa phần là dân tộc thiểu số nên ý thức về việc học Tiếng Anh với con em họ còn nhiều hạn chế

Vì là xã miền núi, nên cơ sở vật chất phục vụ các kĩ năng nghe nhìn còn hạn hẹp nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học của các em

3.2 Nguyên nhân chủ quan:

Vì đang trong độ tuổi thiếu niên nên còn ham chơi chưa có ý thức tự học, học còn thụ động, chưa tự giác tự thân vận động đi lên

Từ những nguyên nhân, khó khăn nêu trên việc tìm ra phương pháp mới, phương pháp tích cực giúp các em hăng say học tập Tiếng Anh là rất cần thiết Cụ thể trước khi vận dụng các trò chơi vào việc dạy học tôi đã khảo sát thái độ học tập của 2 lớp: 6A, 6B trường THCS Đồng Tiến

Trang 7

Bảng khảo sát thái độ học tập của học sinh khi chưa áp dụng đề tài

cực

Số học sinh chưa tích cực

4 Biện pháp

Căn cứ vào kết quả khảo sát, tôi thấy số học sinh có thái độ học tập tích cực chưa cao Đây là môn học ngôn ngữ mới nên rất khó cho các em Chính vì thế, tôi đã mạnh dạn đưa trò chơi vào dạy học

Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả trò chơi Trò chơi học tập

là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh ngiệm của bản thân để chơi Thông qua chơi, học sinh được vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào tình huống trò chơi Do

đó học sinh được thực hành, luyện tập củng cố, mở rộng kiến thức và kỹ năng đã học Vì vậy, các kỹ năng học tập của môn Tiếng Anh được đưa vào trò chơi

Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa trò chơi cho phù hợp và đảm bảo các yêu cầu sau:

Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học

Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Hình thức trò chơi phải phong phú đa dạng, và phải được chuẩn bị chu đáo, kĩ càng

Trang 8

Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học sinh

Chương II: MỘT SỐ TRÒ CHƠI CỦNG CỐ VÀ NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG CŨNG NHƯ KỸ NĂNG CHO HỌC SINH

1 Magic box (chiếc hộp thần kỳ):

Trò chơi này giáo viên có thể sử dụng để dạy mới từ vựng hoặc củng cố từ vựng cho học sinh Tất cả các học sinh đều có cơ hội được chơi

* Cách chơi:

Giáo viên chuẩn bị một chiếc hộp (túi) đựng các đồ vật thật hoặc tượng trưng cần được giới thiệu đến học sinh trong tiết học Có thể chia lớp thành các đội (nhóm) số lượng tùy điều kiện từng lớp Giáo viên gợi ý bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt để học sinh đoán từ Đội nào giơ tay trước dành quyền trả lời Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho người khác

* Kết thúc trò chơi: Đội nào trả lời được nhiều hơn đội đó thắng cuộc

* Vai trò: Giúp học sinh gợi mở từ vựng và củng cố từ vựng đã học, rèn luyện khả năng tư duy, kỹ năng nghe của học sinh

2 Lucky number (Con số may mắn)

Trò chơi này thường được sử dụng để củng cố mẫu câu cũng như khả năng phản xạ ngôn ngữ của học sinh Nó thường được áp dụng trong phần production

* Cách chơi: Giáo viên kẻ một bảng gồm 10 (nhiều hay ít tùy thuộc vào nội dung và thời gian) ô số tương ứng với 7 câu hỏi và 3 ô số may mắn (số câu hỏi và ô số may mắn tùy thuộc từng bài hoc) Giáo viên chia lớp thành 2 đội và đặt tên, mỗi đội cử ra 1 bạn nhóm trưởng để oản tù tì xem đội nào được chọn trước Nếu chọn đúng câu hỏi, thì giáo viên đọc câu hỏi và cả nhóm phải thảo luận để trả lời, bất kỳ thành viên nào trong nhóm cũng có quyền trả lời, trả lời

Trang 9

đúng thì đạt 10 điểm, nếu sai đội kia được quyền trả lời Nếu đội nào chọn đúng phải ô may mắn thì không phải trả lời mà vẫn được cộng 10 điểm

* Kết thúc trò chơi: Giáo viên cộng điểm, đội nào nhiều điểm sẽ chiến thắng

* Vai trò: Tạo không khí hào hứng sôi nổi, thảo luận trong nhóm, tập trung cao độ, tư duy để trả lời câu hỏi Giúp học sinh rèn luyện khả năng nghe hiểu và nói tiêng Anh

3 Simon says (Nói theo mệnh lệnh)

Đây là trò chơi mà học sinh phải làm theo mệnh lệnh của giáo viên Chỉ cần một vài phút để thực hiện trò chơi này vì rất đơn giản Trò chơi này phát triển kỹ năng nghe (listening skill) của học sinh và tạo sự chú ý, lôi cuốn học sinh vào bài học mới

* Cách chơi: Giáo viên sử dụng các câu lệnh để nói Nếu câu lệnh đó có

cụm “simon says” đứng trước thì học sinh làm theo Nếu câu lệnh đó không có cụm “simon says” đứng trước thì học sinh không làm.

Ví dụ:

T (teacher): (nói với cả lớp) “Simon says, stand up”

S (student): Cả lớp đứng dậy

T: “Simon says, open your book”

S: Cả lớp mở sách ra

T: Không nói “Simon says” mà chỉ nói “Sit down”

S: Không làm theo mệnh lệnh này vì giáo viên không nói “Simon says”

Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã biết Khi nói mệnh lệnh giáo viên nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học sinh phải chú ý và phản xạ nhanh hơn Giáo viên có thể sử dụng trò chơi cho Unit 2: At school, English 6 (page 21) hoặc khi bắt đầu một bài học bất kỳ

Trang 10

* Kết thúc trò chơi: Học sinh nào làm sai giáo viên và học sinh khác thống nhất một hình thức phạt Ví dụ: yêu cầu học sinh cười một điệu cười, không lặp lại của người trước đó

* Vai trò: giúp học sinh rèn luyện khả năng phản xạ, rèn luyện ngôn ngữ cho học sinh

4 Crosswords ( Ô chữ )

Trò chơi này gần giống như trò chơi “chiếc nón kỳ diệu” Giáo viên thường

áp dụng trò chơi này khi bắt đầu bài học nhằm gây hứng thú cho học sinh với chủ đề của bài học Tuy nhiên cần lưu ý thời gian khi áp dụng trò chơi này

* Cách chơi: Giáo viên đưa ra các hàng ngang tương ứng với các câu hỏi, trong đó có 1 hàng dọc là từ khóa (thường là chủ điểm của bài học) Giáo viên chia lớp thành 2 đội và đặt tên Mỗi đội cử ra 1 đội trưởng để chọn các hàng ngang Sau khi chọn hàng ngang, nhóm sẽ nhận được gợi ý từ giáo viên Sau đó nhóm sẽ thảo luận và tìm ra câu trả lời Tất cả các thành viên trong nhóm đều có

cơ hội trả lời Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm, đội nào tìm ra từ khóa sẽ ghi được 30 điểm

* Kết thúc trò chơi: Đội nào ghi nhiều điểm sẽ chiến thắng

* Vai trò: Giúp học sinh mở rộng thêm về vốn từ vựng của mình Rèn luyện khả năng phản xạ ngôn ngữ cũng như kỹ năng nghe của các em

5 Hangman (người treo cổ):

Gần giống như trò chơi crosswords nhưng trò chơi này chỉ có một ô chữ

* Cách chơi: Giáo viên lấy một từ theo chủ đề đã định (thường là chủ điểm của bài học) kẻ ô tương ứng, mỗi chữ cái của từ đó là 1 ô nhưng không viết vào ô này Học sinh sẽ đoán mỗi lần 1 chữ cái, nếu chữ cái đó có trong ô chữ

Trang 11

giáo viên sẽ viết chữ cái đó đúng ô tương ứng Nếu chữ cái đó không có thì “giá

treo cổ” (xem hình bên dưới) sẽ được thêm một nét của “người treo cổ”

* Kết thúc trò chơi: Trò chơi kết thúc nếu từ khóa được đoán đúng hoặc giá treo cổ có đủ 6 nét của người treo cổ Giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi theo đội, nhóm tùy điều kiện lớp học

* Vai trò: Giúp học sinh được củng cố rèn luyện từ vựng, tạo không khí vui vẻ trong lớp học

6 Car racing (Đua xe):

Đây là một trò chơi rất hay, có tính cạnh tranh cao, giúp học sinh vừa học vừa chơi mà lại là một phương pháp ôn luyện từ vựng hiệu quả Giáo viên có thể làm trên bảng hoặc chuẩn bị ở bảng phụ

* Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội Mỗi đội cử 1 đội trưởng Giáo viên kẻ ba đường thẳng để tạo ra hai đường đua song song và chia đường đua thành những

ô chữ nhật bằng nhau (Học sinh có thể thực hiện trên giấy nháp) để chơi được lâu tùy theo thời gian cho phép giáo viên có thể kẻ thêm nhiều đường đua khác nhau (xem hình dưới đây) Học sinh phải lên viết lần lượt mỗi người 1 từ Người lên trước viết xong xếp vào cuối hàng, người kế tiếp lên viết Các thành viên có thể hỗ trợ người chơi bằng cách nhắc từ cho người chơi Đối với những lớp có

Ngày đăng: 30/01/2018, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w