LUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAYMỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 11. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 12. Tình hình nghiên cứu của đề tài.................................................................... 33. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................ 64. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 65. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn.............................. 66. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 7NỘI DUNG....................................................................................................... 8Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒNVÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆNQUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY ......................................... 81.1. Cơ sở lý luận............................................................................................... 81.1.1. Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắcvăn hóa .............................................................................................................. 81.1.2. Khái quát về Dân tộc Thái .................................................................... 201.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 241.2.1.Những điều kiện nảy sinh và tồn tại bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyệnQuan hóa.......................................................................................................................241.2.2. Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Quan hóa ......................... 291.2.3. Sự cần thiết bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ởhuyện Quan Hóa hiện nay............................................................................... 56Kết luận chương 1.......................................................................................... 58Chương 2. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘCTHÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢIPHÁP .............................................................................................................. 602.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huyệnQuan hóa hiện nay........................................................................................... 602.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát huy bản sắc vănhoá của người Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay........................................... 122.1.2. Những kết quả và hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc vănhoá dân tộc Thái.............................................................................................. 822.2. Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay ............................ 882.2.1. Phương hướng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của người Thái ởhuyện Quan Hóa hiện nay............................................................................... 892.2.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở huyệnQuan Hóa hiện nay ......................................................................................... 94Kết luận chương 2........................................................................................ 107KẾT LUẬN .................................................................................................. 108DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 1131PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiViệt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc anh em là 54 màu sắcvăn hóa khác nhau tạo nên một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộcViệt Nam. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho nên đãhình thành các vùng văn hóa khác nhau. Văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộcsống và sự phát triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ vănhóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thểhiện bản sắc của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đotrình độ phát triển và thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Chính vìvậy, nghiên cứu đời sống văn hóa của mỗi dân tộc là nghiên cứu toàn bộnhững sáng tạo, phát minh của dân tộc đó trong lịch sử phát triển của xã hội.Từ đó sẽ tìm ra được hệ thống giá trị văn hóa để tôn vinh, kế thừa và pháthuy nhằm không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nayvà mai sau. Phát triển văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thựchiện các chính sách kinh tế xã hội.Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, mỗi vùng miền khác nhau, văn hoá các dântộc có những đặc trưng và sắc thái khác nhau. Miền núi Thanh Hóa nói chungvà huyện Quan hóa nói riêng là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinhsống. Trong lịch sử cùng tồn tại và phát triển, các dân tộc ở đây đã tạo dựngđược nên những giá trị văn hoá hết sức đặc sắc cần phải được bảo tồn và pháthuy. Song, cũng phải thừa nhận là bên cạnh những giá trị tốt đẹp, văn hoátruyền thống các dân tộc còn có những yếu tố lạc hậu, lỗi thời không còn phùhợp với cuộc sống mới và xu hướng phát triển của thời đại. Mặt khác, trướcsự tác động của cơ chế thị trường, của các quá trình giao lưu hội nhập văn hoánhiều giá trị truyền thống của các dân tộc đang bị mai một, pha trộn, lai căngkhông còn giữ được bản sắc.2Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hoá truyền thống các dân tộc ở miềnnúi Thanh Hóa nói chung, ở huyện Quan Hóa nói riêng là yêu cầu khách quankhi chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Với riêng người Thái, việc nghiên cứu về dân tộc này đã trở thành mộtvấn đề mang ý nghĩa quốc tế và được nhiều nhà khoa học trên thế giới quantâm. Ở Việt Nam, các Hội nghị về Thái học do Chương trình Thái học thuộcTrung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa (nay là Viện Việt Namhọc và khoa học phát triển thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức vào cácnăm 1991, 1998, 2002, 2006 và 2009; trên thế giới, các Hội nghị quốc tế vềThái học được tổ chức trong những thập kỷ gần đây (năm 1981 ở Ấn Độ, năm1984 ở Thái Lan, năm 1987 ở Ôxtrâylia, năm 1990 ở Trung Quốc, năm 1993ở Anh, năm 1996 ở Thái Lan, năm 1999 ở Hà Lan, năm 2002 ở Thái Lan,năm 2005 ở Mỹ và năm 2008 ở Thái Lan) đã chứng minh điều đó.So với toàn bộ cư dân Thái ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc, ngườiThái ở Việt Nam không nhiều: 1.328.725 người, nhưng do địa bàn bị chia cắt,lại chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa từ nhiều hướng, cũng như vănhóa của các tộc người cư trú xen kẽ, nên sự khác biệt giữa các nhóm địaphương là điều không tránh khỏi. Nhiệm vụ của giới nghiên cứu khoa họcnước ta hiện nay là phải nghiên cứu một cách có hệ thống tất cả các nhóm cưdân Thái trên địa bàn cả nước, cũng như ở các địa phương. So với toàn bộ cưdân Thái ở Việt Nam, người Thái ở miền núi Thanh Hóa và huyện Quan Hóacó nhiều nét tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt, nên việc nghiêncứu người Thái ở đây vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.Là một người con sinh ra và lớn lên ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóavới mong muốn vận dụng những kiến thức lý luận đã tiếp thu trong thời gianhọc tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi chọn đề tài: “Bảo tồn vàphát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Huyện Quan Hóa tỉnh ThanhHóa hiện nay làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Triết học.32. Tình hình nghiên cứu của đề tàiCác vấn đề về văn hóa, bản sắc văn hóa cũng như văn hóa các dân tộc đãđược nghiên cứu nhiều, dưới những phạm vi và góc độ khác nhau.Nghiên cứu văn hóa dưới góc độ triết học có các công trình: Vũ ĐứcKhiển(2000):“Văn hóa với tư cách là một khái niệm triết học và vấn đề xácđịnh bản sắc văn hóa dân tộc” (Tạp chí Triết học số 4); Lương ViệtHải(2008): “Văn hóa, triết lý và triết học”(Tạp chí Triết học số 10); NguyễnHuy Hoàng(2003): “Triết học văn hóa giá trị và con người”(Viện Văn hóa Nxb Văn hóa Thông tin, Hà nội); Lê Ngọc Trà(2003): “Văn hóa Việt Namđặc trưng và tiếp cận” ( Nxb Giáo dục Hà Nội); Phan Ngọc(2003):“Văn hóaViệt Nam và cách tiếp cận mới” (Nxb VHTT, Hà Nội). Trong đó các tác giảđã chỉ ra được mối quan hệ giữa văn hóa với triết lý, triết học. Nghiên cứuvăn hóa với tư cách là trình độ phát triển bản chất ngLUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAYLUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAYLUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAYLUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAYLUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAYLUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY LUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY LUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY LUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY LUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY LUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRƯƠNG THỊ THÙY
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở
HUYỆN QUAN HÓA -TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60220301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đăng Sinh
Hà Nội - 2015
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Trần Đăng Sinh - Người thầy đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn
Em xin cảm ơn bác Cao Bằng Nghĩa – Thành viên mạng lưới Bảo tồn văn hóa Thái Thanh Hóa đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn
Em xin cảm ơn quý lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Triết học trường Đại học sư phạm Hà Nội, toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và ủng hộ em trong suốt thời gian hoc tập và nghiên cứu để em hoàn thành luận văn này
Hà Nội, tháng 09 năm 2015
Tác giả
Trương Thị Thùy
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 3
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 6
6 Kết cấu của đề tài 7
NỘI DUNG 8
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA - TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY 8
1.1 Cơ sở lý luận 8
1.1.1 Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa 8
1.1.2 Khái quát về Dân tộc Thái 20
1.2 Cơ sở thực tiễn 24
1.2.1.Những điều kiện nảy sinh và tồn tại bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quan hóa 24
1.2.2 Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Quan hóa 29
1.2.3 Sự cần thiết bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay 56
Kết luận chương 1 58
Trang 4Chương 2 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP 60
2.1 Thực trạng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huyện Quan hóa hiện nay 60
2.1.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của người Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay 12
2.1.2 Những kết quả và hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái 82
2.2 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay 88
2.2.1 Phương hướng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của người Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay 89
2.2.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay 94
Kết luận chương 2 107
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc anh em là 54 màu sắc văn hóa khác nhau tạo nên một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho nên đã hình thành các vùng văn hóa khác nhau Văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự phát triển của xã hội Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc của dân tộc ấy Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát triển và thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc Chính vì vậy, nghiên cứu đời sống văn hóa của mỗi dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo, phát minh của dân tộc đó trong lịch sử phát triển của xã hội
Từ đó sẽ tìm ra được hệ thống giá trị văn hóa để tôn vinh, kế thừa và phát huy nhằm không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay
và mai sau Phát triển văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội
Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, mỗi vùng miền khác nhau, văn hoá các dân tộc có những đặc trưng và sắc thái khác nhau Miền núi Thanh Hóa nói chung
và huyện Quan hóa nói riêng là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống Trong lịch sử cùng tồn tại và phát triển, các dân tộc ở đây đã tạo dựng được nên những giá trị văn hoá hết sức đặc sắc cần phải được bảo tồn và phát huy Song, cũng phải thừa nhận là bên cạnh những giá trị tốt đẹp, văn hoá truyền thống các dân tộc còn có những yếu tố lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với cuộc sống mới và xu hướng phát triển của thời đại Mặt khác, trước
sự tác động của cơ chế thị trường, của các quá trình giao lưu hội nhập văn hoá nhiều giá trị truyền thống của các dân tộc đang bị mai một, pha trộn, lai căng
không còn giữ được bản sắc
Trang 6Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hoá truyền thống các dân tộc ở miền núi Thanh Hóa nói chung, ở huyện Quan Hóa nói riêng là yêu cầu khách quan khi chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Với riêng người Thái, việc nghiên cứu về dân tộc này đã trở thành một vấn đề mang ý nghĩa quốc tế và được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm Ở Việt Nam, các Hội nghị về Thái học do Chương trình Thái học thuộc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa (nay là Viện Việt Nam học và khoa học phát triển thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức vào các năm 1991, 1998, 2002, 2006 và 2009; trên thế giới, các Hội nghị quốc tế về Thái học được tổ chức trong những thập kỷ gần đây (năm 1981 ở Ấn Độ, năm
1984 ở Thái Lan, năm 1987 ở Ôxtrâylia, năm 1990 ở Trung Quốc, năm 1993
ở Anh, năm 1996 ở Thái Lan, năm 1999 ở Hà Lan, năm 2002 ở Thái Lan, năm 2005 ở Mỹ và năm 2008 ở Thái Lan) đã chứng minh điều đó
So với toàn bộ cư dân Thái ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc, người Thái ở Việt Nam không nhiều: 1.328.725 người, nhưngdo địa bàn bị chia cắt, lại chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa từ nhiều hướng, cũng như văn hóa của các tộc người cư trú xen kẽ, nên sự khác biệt giữa các nhóm địa phương là điều không tránh khỏi Nhiệm vụ của giới nghiên cứu khoa học nước ta hiện nay là phải nghiên cứu một cách có hệ thống tất cả các nhóm cư dân Thái trên địa bàn cả nước, cũng như ở các địa phương So với toàn bộ cư dân Thái ở Việt Nam, người Thái ở miền núi Thanh Hóa và huyện Quan Hóa
có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt, nên việc nghiên cứu người Thái ở đây vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn
Là một người con sinh ra và lớn lên ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa với mong muốn vận dụng những kiến thức lý luận đã tiếp thu trong thời gian
học tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay " làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Triết học
Trang 72 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Các vấn đề về văn hóa, bản sắc văn hóa cũng như văn hóa các dân tộc đã được nghiên cứu nhiều, dưới những phạm vi và góc độ khác nhau
Nghiên cứu văn hóa dưới góc độ triết học có các công trình: Vũ Đức
Khiển(2000):“Văn hóa với tư cách là một khái niệm triết học và vấn đề xác
định bản sắc văn hóa dân tộc” (Tạp chí Triết học số 4); Lương Việt
Hải(2008): “Văn hóa, triết lý và triết học”(Tạp chí Triết học số 10); Nguyễn Huy Hoàng(2003): “Triết học- văn hóa giá trị và con người”(Viện Văn hóa & Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà nội); Lê Ngọc Trà(2003): “Văn hóa Việt Nam
đặc trưng và tiếp cận” ( Nxb Giáo dục Hà Nội); Phan Ngọc(2003):“Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới” (Nxb VHTT, Hà Nội) Trong đó các tác giả
đã chỉ ra được mối quan hệ giữa văn hóa với triết lý, triết học Nghiên cứu văn hóa với tư cách là trình độ phát triển bản chất người, khẳng định vai trò của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội
Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc và quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các nhà nghiên cứu đã công bố những công
trình nghiên cứu như: Đỗ Huy- Trường Lưu(1994): “Bản sắc dân tộc của văn
hóa” (Viện văn hóa); Huy Cận(1994): “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc”(Nxb CTQG, Hà nội); Lê Ngọc Thắng - Lâm Bá Nam(1993): “Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam” ( Nxb VHDT); Đỗ Thị Minh Thúy ( chủ
biên)(2004): “ Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thành tựu và kinh nghiệm” ( Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội) Nhìn chung các
công trình đã chỉ ra những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, tính thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam Tuy nhiên các công trình chủ yếu vẫn triển khai dưới góc độ văn hóa học
Nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái đã có các công trình:
Hoàng Anh Nhân(1985) : “Văn hóa truyền thống Mường Ca Da”(Sở văn
hóa thông tin Thanh Hóa) Nội dung cuốn sách trình bày: 1 Truyền thuyết và
Trang 8cổ tích; 2 Truyện thơ, trường ca, trò diễn, dân ca; 3 Một số luật lệ của người Thái ở mường Ca Da( nay thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa)
Vi Văn Biên(2006): “Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa và
Nghệ An” ( Nxb văn hóa dân tộc) Nội dung cuốn sách trình bày: 1 Khái quát
về tộc người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An; 2 Văn hóa ẩm thực; 3 Làng bản- nhà cửa; 4 Trang phục; 5 Công cụ lao động và phương tiện vận chuyển
Lê Huy Dũng(2000): “Tín ngưỡng dân gian của người Thái ở Thường
xuân Thanh hóa” (Luận văn Cử nhân Sử học, chuyên ngành Dân tộc học, Đại
học KHXH&nhân văn Hà nội) Đây là luận văn cử nhân chuyên nghành dân
tộc học, nội dung chính của luận văn trình bày về quan niệm và vai trò của các hình thức tín ngưỡng dân gian trong đời sống của người Thái
Cầm Trọng - Phan Hữu Dật (1995): “Văn hóa Thái ở Việt Nam”(Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội) Nội dung cuốn sách trình bày: 1 Văn hóa của
người Thái ở Việt Nam; 2 Văn hóa Thái trong cội nguồn Việt Nam và Đông Nam Á; 3 Văn hóa Thái - một loại hình văn hóa thung lũng; 4 Văn hóa Thái
- một loại hình văn hóa kỹ thuật tiền công nghiệp; 5 Văn hóa thiết chế xã hội;
6 Hệ thống tư tưởng và tri thức; 7 Mối quan hệ giữa văn hóa Thái với văn hóa các dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me ở Tây Bắc và một số dân tộc ở miền Bắc Việt Nam Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu công phu nghiêm túc, trình bày văn hóa của người Thái Cuốn sách là một nguồn tư liệu quý, một tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu về người Thái
Ngô Đức Thịnh - Cầm Trọng(1999): “Luật tục của người Thái ở Việt
Nam”(Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội) Nội dung cuốn sách trình bày: 1 Người
Thái và luật tục Thái; 2 Các văn bản luật tục Thái ở Tây Bắc Cuốn sách là một tư liệu quý, một tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu phương thức
tổ chức và quản lý xã hội của người Thái
Trang 9Vương Anh (2001): “Tiếp cận văn hóa bản Thái xứ Thanh”(Sở Văn hóa
thông tin Thanh Hóa xuất bản, Thanh Hóa) Nội dung cuốn sách trình bày: 1
Từ cội nguồn tộc người Thái; 2 Vào kho tàng văn hóa phi vật thể; 3 Tiếp tục phát triển đời sống văn hóa xây dựng môi trường xã hội - nhân văn ở bản Thái
xứ Thanh
Hoàng Thị Anh (2001): “Tìm hiểu tục lệ cưới xin của người Thái ở xã
Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”(Luận văn cử nhân Sử học
chuyên ngành Dân tộc học, Đại học KHXH&nhân văn Hà Nội) Đây là luận văn cử nhân dân tộc học, nội dung chính của luận văn trình bày về quan niệm
và các nghi lễ trong hôn nhân của người Thái
Cao Văn Thanh (2005): “Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của
người Thái vùng núi Bắc Trung Bộ hiện nay”(Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội) Nội dung của cuốn sách trình bày: 1 Giới thiệu về người Thái và văn hóa truyền thống của người Thái; 2 Thực trạng văn hóa của người Thái; 3 Bảo tồn và phát huy truyền thống của người Thái
Đặng Nghiêm Vạn (và cộng sự)(1987): “Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của
người Thái Mai Châu”(Uỷ ban nhân dân huyện Mai Châu, Sở văn hóa thông
tin Hà Sơn Bình) Nội dung cuốn sách trình bày: 1 Lịch sử; 2 Bản làng; 3 Phong tục; 4 Hội lễ; 5 Văn học; 6 Nghệ thuật; 7 Phần phụ lục trình bày về
lệ mường, truyện cổ, tục ngữ
Nhìn chung có nhiều nhà khoa học quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu về người Thái đã được xuất bản Từ những cuốn sách, luận án, luận văn, các bài viết về người Thái có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, những kết quả nghiên cứu thể hiện tinh thần làm việc nghiêm
túc của các tác giả, là tài liệu tham khảo tốt trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạch định chính sách
Trang 10Thứ hai, hiện nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu
về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, luận văn đưa ra phương hướng, giải pháp góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ấy trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu từ góc độ triết học bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những nét văn hóa đặc trưng tạo nên giá trị văn hóa người Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ 1986 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp; logic -lịch sử; so sánh, thống kê, phương pháp nghiên cứu liên nghành triết học - văn hóa
Trên cơ sở nghiên cứu về bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, phân tích thực trạng và từ đó đưa ra phương hướng giải pháp góp phần giữ gìn và phát huy tốt hơn nữa bản sắc văn hóa ấy trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
5 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
5.1 Những luận điểm cơ bản
Một là, phân tích các nét văn hóa của người Thái ở huyện Quan Hóa và
chỉ ra bản sắc văn hóa đặc trưng của người Thái ở huyện Quan Hóa
Trang 11Hai là, khảo sát thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay và chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng đó
Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa người Thái ở huyện Quan Hóa trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
5.2 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần khẳng định các giá trị văn hóa của người Thái trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xác định các giải pháp giữ gìn và phát huy tốt hơn bản sắc văn hóa dân tộc Thái nói chung và huyện Quan Hóa - Thanh Hóa nói riêng
Do vậy luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy các môn học văn hóa, dân tộc học, văn học địa phương, triết học văn hóa
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2 chương , 4 tiết
Trang 12NỘI DUNG
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN
QUAN HÓA - TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
Khái niệm văn hóa
Trong lịch sử hình thành và phát triển văn hoá của nhân loại cho đến nay
có hàng trăm cách quan niệm, định nghĩa về văn hoá Tuỳ theo từng giai đoạn, từng quốc gia, dân tộc và dưới các góc độ về động cơ, mục đích, đối tượng, cách tiếp cận văn hoá mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau
về văn hoá
Thuật ngữ "văn hóa" xuất hiện từ rất sớm trong ngôn ngữ nhân loại (xuất phát từ gốc chữ La tinh "Cultura" - có nghĩa là trồng trọt, canh tác) Về sau được vận dụng và chuyển thành "vun trồng trí tuệ" Như vậy, có thể hiểu
từ "Cultura" theo nghĩa bóng, đó là chăm nom, giáo dục, đào tạo khả năng con người về mọi mặt Tuy nhiên, đến nửa sau thế kỷ XVIII, thuật ngữ
"Cultura" mới thực sự trở thành một quan niệm, một thuật ngữ với tính cách khoa học Xuất phát từ những góc độ tiếp cận, nghiên cứu khác nhau, những quan niệm ấy cũng có sự biến đổi theo thời gian và theo tiến trình lịch sử xã hội C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nghiên cứu và có nhiều kiến giải sâu sắc và đặt nền móng cho quan niệm Mác - xít về văn hóa C.Mác, Ph.Ăngghen đã có công lớn trong việc khẳng định con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của quá trình phát triển văn hóa Thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã tạo ra văn hóa, đồng thời tạo ra chính bản thân mình, phát
Trang 13triển năng lực tiềm tàng của bản thân Văn hóa gắn với năng lực sáng tạo của con người và sự sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động hay chính là sự thăng hoa của sản xuất vật chất, hành vi trên của con người là văn hóa, các vật phẩm do con người làm ra đều mang dấu ấn của con người và đến lượt nó, nó tác động trở lại bồi đắp tính người C.Mác viết: "Một tác phẩm nghệ thuật, cũng như mọi sản phẩm khác tạo một công chúng nghệ thuật và có khả năng thưởng thức cái đẹp Bởi vậy, sản xuất không chỉ sản xuất ra vật phẩm cho chủ thể
mà còn sản xuất ra chủ thể vật phẩm" [5, tr.50] Trong triết học, mỹ học Mác
- xít, khái niệm văn hóa được xác định trong mối quan hệ biện chứng với con người và xã hội Văn hóa là tổng hòa các giá trị mà con người, xã hội đã sáng tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử bằng các hoạt động vật chất và tinh thần của mình Văn hóa là sự thể hiện những năng lực bản chất của con người, là sự kết tinh những giá trị tinh thần của con người, là kết quả của các hoạt động sáng tạo, tự do của con người trong quá trình không ngừng nhận thức, khám phá, biến đổi tự nhiên
Bàn đến văn hóa và sự phát triển của văn hóa, chủ nghĩa Mác còn thừa nhận, với tư cách là một hệ giá trị, văn hóa bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử, bởi năng lực thực hiện "lực lượng bản chất người" Vì vậy, mỗi bước tiến của lịch sử là một bước tiến tương ứng của văn hóa Mặc dù hệ giá trị văn hóa rất đa dạng, luôn luôn biến đổi cùng lịch sử nhưng hệ giá trị đó bao giờ cũng dịch chuyển về phía chủ nghĩa nhân đạo mà hằng số là chân - thiện - mỹ
V.I.Lênin là người đặc biệt coi trọng vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, V.I.Lênin có nhiều đóng góp, cống hiến cho lĩnh vực này Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, bảo vệ và phát triển các nguyên lý của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng, V.I.Lênin đã phân tích sâu sắc thêm về mặt xã hội của văn hóa với cách tiếp cận từ hình thái kinh tế - xã hội Chính V.I.Lênin đã đề ra nguyên tắc
Trang 14quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới Đó là nguyên tắc về tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại trong văn hóa; xác định sự nghiệp văn hóa là một bộ phận trong guồng máy cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Ông khẳng định tính kế thừa biện chứng của sự phát triển văn hóa, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong văn hóa V.I.Lênin viết: "Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản phát minh ra Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc Văn hóa vô sản phải là
sự phát triển phù hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan liêu" [35, tr361]
Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ truyền thống văn hiến ngàn năm của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã định nghĩa về văn hóa như sau: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở, và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó gọi là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [28, tr 431] Từ quan điểm này chúng ta có thể thấy văn hóa là toàn bộ những gì do con người tạo ra
Văn hóa vật chất bao gồm các đồ vật, công nghệ và cả một bộ phận nghệ thuật
Văn hóa tinh thần bao gồm ngôn ngữ, các kiến thức, kĩ năng, giá trị, tín ngưỡng và phong tục tập quán
Có thể nói, về bản chất văn hóa thể hiện trình độ phát triển của con người Văn hóa chính là dấu ấn cộng đồng được ghi lại, được lưu truyền vào
Trang 15những phong tục tập quán, nghi lễ, tôn giáo, cách ứng xử, các mối quan hệ và
cả ở những công trình hay các sản phẩm vật chất, cũng như các tác phẩm nghệ thuật do chính con người ở cộng đồng hay dân tộc đó sáng tạo ra trong những giai đoạn lịch sử khác nhau
Trong diễn văn khai mạc lễ phát động “ thập niên quốc tế phát triển văn
hóa” tại Pháp(21/01/1998) Tổng thư kí UNESCO định nghĩa: “Văn hóa phản
ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của đời sống ( của mỗi
cá nhân hay cộng đồng ) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [43, tr 16] UNESCO đã thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của sự phát triển xã hội, có vai trò điều tiết xã hội Nó không những là yếu tố nội sinh của sự phát triển, mà còn là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội Văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, nó quyết định tính cách riêng của một xã hội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác
Nghiên cứu về văn hóa, các nhà văn hóa Việt Nam cũng có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau
Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998 định nghĩa: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần
do con người sáng tạo ra trong lịch sử"
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, cho rằng: "Văn hóa - vô sở bất tại" nghĩa là "Văn hóa - không nơi nào không có" Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa, nơi nào
có con người, nơi đó có văn hóa
Trang 16Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [40, tr.10] Trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, trực tiếp là quan niệm về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn lịch sử phát triển của dân tộc, Đảng ta luôn gắn sự nghiệp xây dựng nền văn hóa với cách mạng trong giai đoạn cụ thể và luôn hướng tới xây dựng một nền văn hóa phục vụ nhân dân Cuốn Đề cương văn hóa của Đảng ra đời năm 1943 đã khẳng định đường lối văn hóa của Đảng đó là nền văn hóa mang nội dung: dân tộc, khoa học và đại chúng Đảm bảo tính dân tộc tức là bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong suốt quá trình tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa Tại Hội nghị Trung ương
5 khóa VIII quan điểm đó được cụ thể hóa trong Nghị quyết "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" Đến Đại hội XI, Nghị quyết Đại hội một lần nữa khẳng định: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội"
Như vậy, văn hóa của dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa, hai cấp
độ khác nhau: Ở phạm vi hẹp, văn hóa của dân tộc đồng nghĩa với văn hóa của một tộc người, văn hóa dân tộc hoặc văn hóa tộc người là một phạm vi của văn hóa nói chung Phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóa chung của
cả cộng đồng người sống trong cùng một quốc gia
Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, cũng như những quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tụ của một tộc người, phản ánh những nhận thức, tâm lý, tình cảm, tập quán riêng biệt được hình thành trong lịch sử của tộc người đó Ở các quốc gia đa
Trang 17dân tộc, văn hóa các tộc người đan xen, hấp thụ lẫn nhau nên nét chung của văn hóa quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc, và mỗi nền văn hóa đều có những giá trị riêng của nó
Giá trị văn hóa “ là cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, so
sánh nền văn hóa của dân tộc này với nền văn hóa của dân tộc khác, là cái để xác định bản sắc văn hóa của một dân tộc, những nét đặc thù về truyền thống, phong tục tập quán, lối sống của một dân tộc trên nền tảng các giá trị chân, thiện, ích, mỹ” [34, tr.19]
Bản chất đặc trưng của giá trị văn hóa là chiều cạnh trí tuệ, năng lực sáng tạo, khát vọng nhân văn biểu hiện ở hoạt động sống của mỗi cá nhân, cộng đồng, dân tộc Mục đích của giá trị văn hóa nhằm hướng tới các giá trị nhân bản, hướng tới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân và cộng đồng dân tộc Mặc dù, tiêu chuẩn của các giá trị văn hóa của các cộng đồng, dân tộc là không như nhau Giá trị văn hóa còn mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bất cứ cái gì bên ngoài áp đặt để trở thành văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc Không thể căn cứ vào văn hóa của một dân tộc nào để làm tiêu chí xem xét, đánh giá nền văn hóa của các dân tộc còn lại là cao hay thấp, phát triển hay không… điều đó sẽ rơi vào bệnh chủ quan, tạo nên sự nô dịch hay sự áp đạt
về văn hóa Điều này rất có ý nghĩa khi nghiên cứu văn hóa tộc người trong văn hóa chung của nhân loại, của khu vực hay trong một nước
Có thể nói, giá trị văn hóa của một cộng đồng, dân tộc như là “ mật mã di truyền giá trị xã hội” của tất cả các thành viên sống trong cộng đồng, dân tộc đó, được tích lũy lắng đọng trong quá trình hoạt động của mình Chính quá trình đó
đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc họ Quan hệ văn hóa với dân tộc là quan hệ quyết định nhất của một nền văn hóa cũng là của một dân tộc bởi vì : “ nói đến văn hóa là nói đến dân tộc, một dân tộc mất đi truyền thống văn
hóa và bản sắc văn hóa, dân tộc ấy đã đánh mất chính mình” [44, tr.31]
Trang 18Bản sắc văn hóa
Lịch sử phát triển văn hóa nhân loại cho thấy, nền văn hóa của tất cả các dân tộc đều có bản sắc văn hóa Các nếp cảm, nếp nghĩ, tâm lý cộng đồng, quan hệ giao tiếp, điều kiện tự nhiên và ngôn ngữ dân tộc… luôn luôn tương tác thành diện mạo văn hóa của mỗi dân tộc Các đặc điểm về truyền thống đạo đức, các quy chuẩn thẩm mỹ làm thành những nét đặc thù trong văn hóa của mỗi dân tộc Chính vì vậy, mỗi nền văn hóa bao giờ cũng tàng chứa những tố chất đặc sắc, tạo nên nét riêng của mình đó là bản sắc Cái bản sắc
đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng ngàn đời của dân tộc, là căn cước
để nhận dạng nó trong hàng trăm ngàn nền văn hóa, là bộ gien để di truyền bản sắc truyền thống của mình cho các thế hệ mai sau Bản sắc văn hóa là cái bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền văn hóa
Như vậy, có thể hiểu bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của một nền văn hóa riêng vốn có của một nền văn hóa của một dân tộc Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính điều kiện môi sinh mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn khác nhau của một dân tộc Những giá trị văn hóa ấy, cho dù có trải qua những thăng trầm biến cố của lịch sử nó cũng không những không mất đi, mà cùng với thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho dân tộc mình, làm cho nó luôn là nó chứ không phải cái khác
Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc Nó là hạt nhân bền vững nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này sang đời khác Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc luôn là chính mình Bởi vậy, khi đề cập đến vấn đề bản sắc văn hóa của một dân tộc, một quốc gia nào
đó chúng ta cần phải nhận thấy nó ở sự thống nhất giữa cái đặc thù và cái phổ
Trang 19biến, cái chung và sắc thái riêng trong tiến trình phát triển lịch sử Bản sắc văn hóa cũng là mối liên hệ thường xuyên, có định hướng của cái riêng( văn hóa dân tộc) và cái chung (văn hóa nhân loại) Mỗi dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa sẽ cống hiến những gì là đặc sắc của mình vào kho tàng văn hóa chung Đồng thời tiếp nhận có lựa chọn, nhào nặn thành giá trị của mình, tạo ra sự khác biệt trong cái chung, hình thành nên bản sắc văn hóa của một dân tộc Bản sắc văn hóa của một dân tộc không phải là biểu hiện nhất thời
mà là kết quả của các mối liên hệ lâu dài, sâu sắc và bền vững trong lịch sử và đời sống văn hóa dân tộc
Văn hóa là cái đánh giá sự phát triển của con người với tư cách một sinh vật xã hội Theo đó “ bản sắc dân tộc của văn hóa” phải biểu thị những nét đặc thù trong sự phát triển con người, của một dân tộc nào đó Để xác định được một “ bản sắc dân tộc của văn hóa” chúng ta phải chỉ ra được sự phát triển của con người trong nền văn hóa ấy và những biểu hiện cụ thể của sự phát triển ấy Do vậy chỉ có những yếu tố đặc thù, giữ vai trò tích cực trong sự phát triển con người thì mới tạo nên “ bản sắc dân tộc của một nền văn hóa” Một dân tộc có bản sắc đậm đà, giá trị truyền thống mạnh mẽ, sẽ không bao giờ bị thôn tính, bị hòa tan hay xóa nhòa, dù nó có bị những lực lượng xâm lược mạnh hơn nó về kinh tế hay quân sự Với sức mạnh nội sinh đó, tiếp thu các giá trị hợp lý từ bên ngoài, bổ sung cho những cái bên trong, cái mà
nó đang thiếu hụt, giá trị truyền thống sẽ là cơ sở vững chắc cho sự vận động của xã hội, cho sự phát triển của đất nước và dân tộc
Bản sắc dân tộc luôn gắn liền với văn hóa và thường được biểu hiện thông qua văn hóa Tuy nhiên “ bản sắc chính là văn hóa, nhưng không phải yếu tố văn hóa nào cũng được coi là bản sắc Người ta chỉ coi những yếu tố văn hóa nào giúp phân biệt cộng đồng văn hóa này với cộng đồng văn hóa khác là bản sắc” [ 45, tr.83]
Trang 20“ Bản sắc văn hóa dân tộc” là tổng hòa những khuynh hướng cơ bản trong sáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên
hệ thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các
hệ tư tưởng… trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc ấy
Nguồn gốc tạo thành bản sắc văn hóa có thể do nhiều yếu tố như: hoàn cảnh địa lý, nguồn gốc chủng tộc, đặc trưng tâm lý, phương thức hoạt động kinh tế Vì thế, hiểu khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc phải hiểu như một khái niệm mở và phát triển Nó không chỉ là hình thức mà còn là nội dung đời sống cộng đồng, gắn với bản lĩnh các thế hệ, các dân tộc Việt Nam Nghị quyết hội nghị BCHTW khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ:“ Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”[19, tr.90]
Bản sắc văn hóa là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sứ sống của từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa Truyền thống văn hóa là các giá trị do lịch sử để lại được thế hệ sau tiếp nối, khai thác và phát huy trong thời đại của họ để tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa các dân tộc Khi đã được hình thành và trở thành truyền thống bản sắc văn hóa mang tính bền vững và có chức năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh hành vi của cá nhân và của cộng đồng Tuy nhiên, khái niệm bản sắc văn hóa không phải là bất biến, cố định, hoặc khép kín mà nó luôn vận động và mang tính lịch sử cụ thể Bản sắc cũng vận động như bất cứ một hiện tượng nào, nó không đứng im trong thời gian mà sẽ bổ sung những yếu tố nào đó một cách rất tự nhiên Do đó, ta bảo vệ bản sắc nhưng cũng không bảo thủ với bản sắc
Trang 21Trong quá trình này nó luôn đào thải những yếu tố bảo thủ, lạc hậu để tạo lập những yếu tố mới để thích nghi với đòi hỏi của thời đại Truyền thống cũng không phải chỉ bao hàm các giá trị do dân tộc sáng tạo nên, mà còn bao hàm
cả các giá trị từ bên ngoài được tiếp nhận một cách sáng tạo và đồng hóa nó, biến nó thành nguồn lực nội sinh của dân tộc
Như vậy, có thể nói rằng bản sắc văn hóa là tổng thể những tính chất,
tính cách, đường nét, màu sắc, biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán của mình trong lịch sử phát triển Bản sắc dân tộc là một động thái, một sức sống bên trong của một dân tộc, một quá trình thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự tái tạo mình và từ sự tiếp nhận bởi chính mình
Bởi thế, bản sắc là thẻ căn cước của mỗi nền văn hóa dân tộc, là những đặc trưng cơ bản quy định diện mạo của nền văn hóa đó
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
Bảo tồn và phát huy là hai hoạt động văn hóa trong thực tiễn Tuy nhiên, chúng không hề tách rời nhau, mà luôn đi đôi, gắn liền với nhau Như vậy, khái niệm này bao gồm hai nội dung cụ thể là bảo tồn và phát huy
Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa: “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”, còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái” Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển” Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị văn hóa vật
Trang 22thể và phi vật thể) cần thỏa mãn hai điều kiện: - Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi - Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu dài trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
Hiện nay, quan điểm về bảo tồn và phát huy đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng như giới quản lý văn hóa ở nhiều nước phát triển trên thế giới Các quan điểm không chú trọng vào việc tranh cãi nên bảo tồn nguyên vẹn như thế nào, hay nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống hiện đại
Những phân tích trên cho thấy bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa là mối quan tâm chung của toàn nhân loại Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, với Chủ tịch Hồ Chí Minh việc bảo tồn và phát huy không chỉ đơn giản là lưu giữ lại không để mất đi giá trị văn hóa dân tộc mà còn phải là
sự kế thừa, phát huy cái cũ mà tốt đồng thời loại bỏ cái cũ mà xấu: “Cái gì cũ
mà xấu thì phải bỏ; cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý; cái gì mà tốt thì phải phát triển thêm; cái gì mới mà hay thì phải làm thế nào để cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn” [3, tr.15 – 17] Như vậy, trong vấn đề bảo tồn và phát huy luôn nảy sinh mối quan hệ giữa cái “cũ” và cái “mới” Muốn làm tốt công tác này cần phải tránh việc
“phục cổ”, “nệ cổ” mà phát triển cái mới, hớp lý trên cơ sở kế thừa những cái
cũ mà tốt thì mới có thể xây dựng một nền kinh tế vững chắc, một nền tảng văn hóa bền vững
Từ năm 1943 cho đến Đại Hội IX và Đại Hội X, với chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa Dân tộc – Khoa học – Đại chúng Đảng ta đã thực hiện một cách nhất quán đường lối văn hóa và luôn đề cao tính chất dân
Trang 23tộc của văn hóa Điều đó thể hiện rõ trong các văn bản được ban hành về vấn
đề nội dung bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc
Ngay từ năm 1948, trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam” đồng chí Trường Chinh đã viết trong văn học cổ nước ta, có nhiều hạt ngọc bị che phủ lớp thời gian, mà bổn phận của chúng ta phải tiếp thu, đặng tìm tòi, lượm lặt, nghiên cứu, không để bỏ sót một hạt Có thể nói, ngay từ đầu khi đưa ra vấn đề về văn hóa, Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc của thế hệ kế tiếp
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sác lệnh số 65 - SL ấn định cho Đông Dương – Bác Cổ học viện nhiệm vụ:
“Bảo tồn cả cổ tích toàn cõi Việt Nam” Trong sắc lệnh này, thuật ngữ ”cổ tích” được hiểu là di sản văn hóa, bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
Trong các văn kiện của Đảng cũng nhấn mạnh về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Đáng chú ý nhất là trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định: Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức thẩm mỹ, các di sản văn hóa nghệ thuật của dân tộc Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước Trong điều kiện kinh tế thị trường mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc
Như vậy quan điểm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa được Đảng và Nhà Nước định hướng và phát triển trong suốt thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước Theo đó, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không thể dựa vào ý chí chủ quan, mà phải gắn liền với bảo tồn và phát huy với hoàn cảnh cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia., nhằm xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trang 241.1.2 Khái quát về Dân tộc Thái
Lò là "quê cha đất tổ" Đến thế kỷ thứ XII, thủ lĩnh Lạng Chương, cháu Tạo Xuông đưa quân từ Mường Lò tràn qua lưu vực sông Đà, sông Mã và sông Nặm U, đánh chiếm và làm chủ Mường Thanh Trong thời kỳ này, trung tâm Thái Đen Mường Muổi (Thuận Châu) cũng phát triển quy tụ hai thế lực Thái, Mường Lay và Mường Sang Bắt đầu từ thế kỷ XV - XVI, vùng Tây Bắc đã có 16 Châu Mường, nên được mang tên là "mười sáu
Châu Thái" (xíp hốc chụ tay) Sau hiệp ước Pháp - Thanh năm 1884, 6
Châu Mường đã bị cắt và nhập vào tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chỉ còn
lại 10 Châu Mường, nên xuất hiện tên gọi "thập châu" (xíp chụ tay)
Về tên gọi, người Thái tự gọi mình là Phủ tay hay Côn Tay đều có nghĩa
là người Thái Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Thái ở Việt Nam có 1.550.423 người chiếm 1,8% dân số cả nước, riêng tỉnh Thanh Hóa tính đến
Trang 25tháng 4 năm 2009 có 223.165 người chiếm 35,6 % trong các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thanh Hóa Địa bàn cư trú của người Thái trải dài suốt từ miền Tây Bắc, qua Hòa Bình cho đến tận phía Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An Những năm gần đây, người Thái còn có mặt tại một số tỉnh Tây Nguyên Ngoài ra, còn
có khoảng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại Pháp, Hoa Kỳ
Trải qua hàng ngàn năm sinh sống trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Thái đã cùng các dân tộc anh em khác tham gia dựng nước và giữ nước Đây cũng chính là quá trình hình thành tộc người để phát triển đến ngày nay Người Thái được chia thành hai ngành, mỗi ngành lại chia thành nhiều nhóm khác nhau:
Thái Đen (Tay Đăm): cư trú chủ yếu ở các tỉnh Sơn La (hầu khắp địa bàn
toàn tỉnh), Nghĩa Lộ (Mường Lò) thuộc tỉnh Yên Bái, tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu
và một số ở phía Tây Nam tỉnh Lào Cai
Thái Trắng (Tay Đón hoặc Tay Khao): tập trung ở Mường Lay, Mường
So (Phong Thổ - Lai Châu), Mường Chiến (Quỳnh Nhai), một số khác tự xưng là Thái Trắng nhưng có nhiều điểm giống Thái Đen sống tập trung ở Mường Tấc (Phù Yên) và Bắc Yên, Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La)
Nhóm Thái ở huyện Mai Châu, Đà Bắc tỉnh Hòa Bình có nhiều nét giống nhóm Thái ở tỉnh Thanh Hóa Nhóm Thái ở Thanh Hóa cư trú ở Mường Một,
Mường Đeng tự nhận mình thuộc ngành Đen (Tay Thanh), ngành Trắng (Tay
Mường - Hàng Tổng, Tay Dọ) Nhóm Thái Nghệ An với việc chia ngành Đen,
ngành Trắng đã mờ nhạt, họ chỉ quan tâm đến thời gian và quê hương xuất xứ của mình khi đến nơi này
Người Thái ở Việt Nam không theo một tôn giáo chính thống nào trên
thế giới mà theo một trong những tục có nghi thức thờ Nước (nặm) và Đất gọi là Cạn (bốc) Nước có biểu tượng thần chủ là con Rồng (tô Luông) mang tên chủ nước (chảu nặm), và đất có biểu tượng thần chủ là loài Chim
Trang 26ở núi mang tên chủ đất (chảu đin) Hai biểu tượng thần chủ Rồng, Chim
cũng là Mẹ, Cha của Mường và tục thờ này nằm trong toàn bộ nghi lễ cúng
mường (xên mương)
Theo truyền thống, Thái Đen và Thái Trắng có tục thờ Mẹ - Cha gắn với biểu tượng thần linh Rồng - Nước và Chim - Cạn trong cúng mường cho ngược như sau:
MườngThái Đen thờ: Mẹ - Rồng - Nước >< Cha - Chim - Cạn
Mường Thái Trắng thờ: Mẹ - Chim - Cạn >< Cha - Rồng - Nước
Như vậy, người Thái có nguồn gốc từ Trung Quốc, qua các con sông
đã thiên di vào vùng Tây Bắc Việt Nam và đã định cư ở khu vực này từ thế kỷ thứ IX Văn hóa của người Thái Thanh Hóa, Nghệ An cho đến nay
là nền văn hóa còn lưu giữ được những truyền thống cổ xưa, ít bị pha trộn với nền văn hóa xung quanh Người Thái ở Thanh Hóa nói chung, ở huyện Quan Hóa nói riêng, đóng vai trò quan yếu nhất trong khu vực tựa như người Kinh trong toàn quốc
Người Thái ở huyện Quan hóa
Theo tổng điều tra dân số ngày 1 - 4 - 2009, miền núi Thanh Hoá có các tộc người thiểu số là Mường, Thái, Hmông, Thổ, Dao và Khơ mú cư trú Dân số của tộc Thái là 223.165 người, cư trú tập trung ở 8 huyện miền núi và một số xã miền núi, trung du của các huyện đồng bằng Tại huyện Quan Hóa, dân số của tộc Thái là 26.719 người, cư trú chủ yếu tại các xã: Phú Nghiêm; Hồi Xuân, Trung Xuân, Phú Xuân, Nam Xuân
Trang 27B¶ng 1: D©n sè c¸c téc ng-êi thiÓu sè ë miÒn nói Thanh Hãa
Nguån: Sè liÖu cña Ban d©n téc Thanh Hãa
ë miền núi Thanh Hóa, người Thái có hai nhóm tự gọi là Tày và Tày Dọ Nhóm tự gọi là Tày phân bố chủ yếu ở các huyện Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh…; nhóm tự gọi là Tày Dọ tập trung chủ yếu ở các huyện Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh Lý giải về tên gọi
"Tày Dọ" của nhóm Thái ở miền núi Thanh Hóa, PGS - TS Lê Sỹ Giáo cho rằng “Danh xưng Tày Dọ có thể có mối liên hệ với các địa danh Mường Xo (Lai Châu), Mường Do (Vân Nam - Trung Quốc) xưa kia” [23, tr.41] TS Vi Văn An cho rằng “Dọ” có nghĩ là tạm, chẳng hạn “dú dọ” (ở tạm) Rất có thể
“Dọ” là để chỉ những bộ phận Thái mới chuyển cư đến, lúc đầu chỉ xin ở tạm, sau đó mới định cư lâu dài” [3, tr.52-56] Sau này, trong quá trình nghiên cứu
Trang 28chuyên sâu về người Thái ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, so sánh với tư liệu sưu tầm ở vùng Trung và Bắc Lào, TS Vi Văn An đính chính lại: "Dọ" là
cố định, "Nhài" là di chuyển
Cùng với tên gọi, nguồn gốc và lịch sử cư trú của người Thái ở miền núi Thanh Hóa cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, PGS - TS Lê Sỹ Giáo cho rằng người Thái ở mường Ca Da đã từ Tây Bắc Việt Nam, từ Lào đi dọc sông Mã mà xuống vùng Quan Hóa Khi đã định cư vững chắc, người Thái
Ca Da lại tiếp nhận nhiều đợt di cư sau này của những người đồng tộc theo con đường truyền thống mà cha ông họ đã đi
Mường Ca – Da là một trong những mường lớn của người Thái ở miền núi Thanh Hóa, là một vùng rừng núi thuộc 5 xã: Phú Nghiêm, Hồi Xuân, Nam Xuân, Trung Xuân và Phú Xuân huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa Ngày xưa mường này được chia làm 5 poọng dựa trên các dòng sông và suối lớn là Poọng Xộp Ngòn, Poọng Chiềng, Poọng Bút mướp, Poọng Éo, Poọng Đung Mặc dù hệ thống tổ chức xã hội và một số luật lệ cũ không phù hợp đã
bị xóa bỏ, thậm chí một số địa dư hành chính cũng đã được sắp xếp lại cho phù hợp với quan hệ sản xuất mới Nhưng văn hóa truyền thống của mường này vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục chi phối tinh thần của nhân và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thái ở huyện Quan hóa nói riêng và toàn tỉnh Thanh hóa nói chung
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1.Những điều kiện nảy sinh và tồn tại bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quan hóa
1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Điều kiện môi trường tự nhiên là toàn bộ những điều kiện vật chất bao gồm vị trí địa lý,khí hậu, khoáng sản, động vật, thực vật sẵn có trong tự nhiên và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của con người Nó quy
Trang 29định những điều kiện sinh hoạt vật chất cụ thể của con người và khả năng cho chính con người Chính sự quy định đó buộc con người phải chống chọi với
tự nhiên để thích ứng, tồn tại trên cơ sở đó con người cải tạo tự nhiên nhằm đáp ứng cho nhu cầu sinh tồn của họ Trong quá trình cải tạo tự nhiên, con người cùng đồng thời hoàn thiện bản thân mình Cùng với quá trình lao động sáng tạo ra phương tiện vật chất và các tư liệu sống của con người thì các giá trị văn hóa được nảy sinh và tồn tại Như vậy điều kiện môi trường tự nhiên góp phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển bản sắc văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần
Tỉnh Thanh Hoá nằm ở miền Bắc trung bộ Việt Nam Từ vĩ độ 19018’ đến 20040’ Bắc Kinh độ 104022’ đến 106005’ Đông Cách thủ đô 153km Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 11.106km2
chiếm 3,37% diện tích cả nước phía Bắc giáp với 3 tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình, Sơn La Phía nam giáp tỉnh Nghệ An,
phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), phía đông giáp biển Đông
Thanh Hóa là tỉnh có đủ 3 miền: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển Vùng núi trung du gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc, hệ núi Trường Sơn phía Nam bao gồm 3 huyện chiếm 2/3 lãnh thổ Độ cao trung bình trong vùng núi từ 600 – 700m so với mặt nước biển, độ dốc trên 25 độ.Vùng đồng bằng được bồi tụ bởi các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên, bao gồm diện tích của 11 huyện độ cao trung bình 5 – 15m xen kẽ các đồi đá vôi độc lập Một
số nơi địa hình trũng như huyện Hà Trung cao 0 – 1m so với mặt nước biển Vùng ven biển chạy dọc theo bờ biển bao gồm vùng sình lầy huyện Nga Sơn
và cửa sông Mã, sông Rạng Diện tích vùng núi chiếm 77,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng trung du và đồng bằng chiếm 21,5% diện tích toàn tỉnh Điểm cao nhất là 1587m, điểm thấp nhất cao 0,3m so với mặt nước biển
Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ngoài ra còn chịu gió lào khô nóng vào mùa hạ, thường gây bất lợi cho sản xuất của đời sống
Trang 30Mưa, bão tập trung chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2500mm Các hiện tượng gió lốc, mưa đá có xảy ra vào tháng 4, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C đến 240
C hàng năm có 9 tháng nhiệt độ trung bình trên 200C, tháng lạnh nhất là tháng 11 và tháng 12, sương muối xảy ra vào tháng 1
Quan Hóa là huyện miền núi nằm phía Tây Thanh Hóa chia thành 4 mùa
rõ rệt, mỗi vùng mang những đặc điểm riêng biệt về điều kiện tự nhiên và xã hội Dân tộc Thái có bản sắc văn hoá dân tộc đậm nét không hoà đồng với bất
cứ dân tộc nào khác Đó là những phong tục tập quán trong hôn nhân, trong
lễ, tục thờ cùng người có công khai bản lập mường, những lễ hội cầu an, cầu mùa, lễ xăng khan, đều rất đáng được quan tâm lưu giữ
- Vị trí địa lý
Quan Hóa là một huyện miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa là một huyện đang gặp nhiều khó khăn, cách trung tâm thành phố 134km theo hướng quốc lộ 47 và quốc lộ 15ª
Diện tích tự nhiên là 990.13km2, gồm 17 xã và 1 thị trấn, phía Bắc giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp huyện Quan Sơn, phía Đông giáp huyện Bá Thước, phía Tây giáp huyện mường Lát, tỉnh Sơn La và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
Với vị trí như vậy, Quan Hóa có thể giao lưu mọi mặt kinh tế, văn hoá,
xã hội với các huyện lân cận và nước bạn Lào một cách thuận lợi
- Đặc điểm địa hình, đất đai
Địa hình chủ yếu của toàn huyện là đồi núi kéo dài dọc theo dòng sông
Đà, địa hình phức tạp, hiểm trở với độ cao so với mặt nước biển khoảng 850m Có những ngọn núi cao trên 2000m dọc theo đường biên giới Việt – Lào Đặc biệt xã Nam Xuân có di tích khảo cổ “khu quan tới treo” trên núi đá Bên cạnh đó còn có một vài con suối nhỏ chảy qua phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, đặc biệt là việc chăn thả gia cầm rất thuận lợi
Trang 31Là vùng có địa hình như vậy nên thuận lợi cho các cây hoang dại phát triển như: rau khắng, rau cút, rau tầm bóp Bên cạnh đó đáng kể là những cây
ăn quả mọc trong rừng đó là: nhãn rừng, muỗm rừng, chuối rừng luôn tồn tại song song với núi rừng là các loại động vật như: chim, sóc, rượu, hoẵng Tài nguyên đất: Hệ thống đất Quan Hoá rất đa dạng, gồm15/32 loại đất toàn tỉnh chiếm 95% diện tích đất tự nhiên Bao gồm đất phù sa do hệ thống sông bồi đắp 250ha và các loại đất feralit đỏ, feralit vàng, sự đa dạng về các loại đất đã thuận lợi cho Quan Hóa phát triển nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn
- Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu Quan Hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trên những vùng núi cao thường có khí hậu ẩm nhiệt đới, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Lào, khí hậu ở đây có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ và lượng mưa đều khác nhau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 (năm sau), nhiệt độ trung bình từ 220C đến 24,30C Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2500mm cao nhất vào tháng
8, tháng 9 thấp nhất vào tháng 1 và 2
Thủy văn: hệ thống sông suối Quan Hóa dày đặc mật độ từ 6 đến 8km/km2, trong đó có sông Mã là con sông lớn nhất, con sông có tầm cỡ cung cấp nước tưới tiêu cho vùng lúa trọng điểm của huyện Ngoài ra còn có hàng chục con suối, khe lớn nhỏ đan xen nhau thành mạng lưới dẫn nước vào khắp bản làng trong huyện, hệ thống sông nước này cũng là giao thông vận chuyển đường thủy giữa các huyện
- Thảm thực vật và hệ động vật
Do khí hậu nóng nên kiểu rừng nhiệt đới phát triển mạnh mẽ, dày đặc nhiều tầng, toàn tỉnh có 437.060 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 39,35% Trong đó rừng tự nhiên là 339.604ha, rừng trồng 97.423ha Riêng huyện Quan Hóa chiếm một tỷ lệ cũng rất đáng kể, trữ lượng gỗ khoảng 5 triệu m3, trữ lượng
Trang 32tre nứa, vầu khoảng 10 tỷ cây, luồng trên 135.000cây Rừng Thanh Hóa là rừng lá rộng có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài có nhiều gỗ quý như lát, pơ mu, trầm hương, lim, sến, táu, nấm hương và động vật quý hiếm như: nai, lợn rừng, nhím, các loài bò sát và các loài chim
Như vậy, điều kiện môi trường tự nhiên chính là cơ sở nền tảng hình thành nên những bản sắc văn hóa của dân tộc Thái, đồng thời thể hiện sự hòa nhập nương tựa vào thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn của con người nơi đây
1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội - văn hóa
Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng với con người, nhưng khả năng và hiệu quả tạo ra của cải vật chất và cải biến tiềm lực tự nhiên phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tính chất của chế độ xã hội nhất định Chính lao động sản xuất, chính bản thân phương thức sản xuất quy định phương thức sống của con người C.Mác cho rằng: Sự phát triển của con người được quy định bởi sự phát triển của xã hội mà trong đó con người sống và hoạt động Có thể nói, bản sắc văn hóa của dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Quan hóa nói riêng được khởi phát trên cơ sở của môi trường xã hội
Đặc điểm về dân cư, huyện Quan Hoá gồm 15 xã, 1 thị trấn, bao gồm
còn dân tộc Kinh, Mường, Thái, Mông cùng sinh sống “Năm 2005 dân số huyện Quan Hoá là 48.474 người, thu nhập bình quân đầu người 1,02triệu
đồng Trong đó người Thái chiếm 74% dân số toàn huyện [6; tr.55 ]
Đặc điểm nổi bật trong phân bố dân cư của người Thái là cư trú tập trung, hình thức cư trú xen kẽ với dân tộc Việt (Kinh) dân tộc Mường Tuy nhiên cư trú xen kẽ đã diễn ra ở mức độ khác nhau Cư trú xen kẽ trên địa bàn
xã nhưng dân cư tập trung thành từng bản riêng biệt, bản người Thái bản người Mường, bản người Kinh (Việt), kiểu cư trú này chủ yếu là những xã ở gần huyện lỵ Cư trú xen kẽ ngay trong một bản, tức là trong một bản có dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Mường cùng làm ăn sinh sống
Trang 33Đời sống kinh tế: Quan Hóa là huyện miền núi nghèo, cũng là một trong
61 huyện nghèo nhất nước Nhờ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của nhà nước, trong những năm qua, đồng bào các dân tộc nơi đây đã đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, nỗ lực xóa cái đói, giảm dần cái nghèo Nghị quyết số 05 – NQ/HU ngày 3 tháng 7 năm 2008 của Ban Thường vụ Huyện
ủy “Về thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững”, được quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ trên địa bàn toàn huyện, tỉ lệ hộ nghèo năm
2009 đã giảm xuống còn 41,21%(theo tiêu chí mới) Tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân hàng năm đạt 12,1%, năm 2009 đạt 12,9% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lâm – nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, xây dựng; năm 2009 tỉ trọng lâm nghiệp chiếm 31,6%, nông nghiệp chiếm 30,8%, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chiếm 10,6%; Dịch vụ thương mại chiếm 17,9%, xây dựng chiếm 9,1% Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt 4,89 triệu đồng, năm 2009 đạt 5,18 triệu đồng, năm 2014 đạt 11,6 triệu đồng.[17; tr.44]
1.2.2 Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Quan hóa
1.2.2.1.Văn hóa vật chất
Từ khi sinh cơ lập nghiệp trên dải đất phía tây của tỉnh Thanh hóa, người thái Quan hóa đã trải qua một quá trình lao động bền vững biến nó thành một vùng cư dân trù phú Trên cơ sở đó các loại hình kinh tế đã hình thành để thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên, cải tạo nó nhằm tồn tại và phát triển Quá trình tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người với các phương thức canh tác ruộng nước và nương rẫy, người thái Quan Hóa đã tạo ra hệ thống công cụ phong phú có giá trị, như là những sáng tạo vật chất trong hoạt động kinh tế truyền thống, trước hết là hoạt động kinh tế:
Canh tác ruộng, làm rẫy: cũng như người Thái ở Tây Bắc người Thái ở
miền núi Thanh Hóa nói chung và người thái ở Quan hóa nói riêng là những
Trang 34cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng thung lũng nên đặc trưng cơ bản của người thái nơi này được gọi là cư dân thung lũng và nền văn hóa Thái, dưới góc độ địa – văn hóa có thể gọi là văn hóa thung lũng Trong sản xuất nông nghiệp, tuy người Thái đã biết sử dụng cày nhưng phương thức canh tác cơ bản vẫn là dùng trâu quần ruộng Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi “làm thay đổi dòng chảy”: mương, phai, lốc,cọn được xây dựng và sử dụng lâu đời Hệ thống thủy lợi theo phương pháp thủ công này đã đạt đến trình độ cao và trở thành một trong những hệ thống thủy lợi điển hình của khu vực Đông Nam Á,
“chính hệ thống thủy lợi kiểu Thái – Tày đã được dịch chuyển xuống đồng bằng Bắc Bộ khi con người khai khẩn vùng đất rộng lớn này Từ phai mương của vùng thung lũng hệ thống thủy lợi của vùng đồng bằng Bắc Bộ đã triển khai thành hệ thống đập – kênh – mương” [24, tr.4]
Trong đời sống kinh tế của người Thái Quan Hóa bên cạnh ruộng nước thì rẫy cũng không kém phần quan trọng Rẫy cùng với ruộng giải quyết nhu cầu thóc gạo, rẫy còn là nơi cung cấp thức ăn có chất bột như các loại khoai, chất dầu(lạc, vừng), sợi bông dệt vải Trong khi ruộng chỉ có thể cho lúa, rẫy cho phép trồng xen canh nhiều loại cây trồng có ý nghĩa kinh tế quan trọng
Nghề sông: Do cấu tạo tự nhiên, đồng bào cư trú dọc theo đôi bờ các
dòng sông và suối lớn, nếu ví dòng sông Mã là cái xương sống, thì các dòng sông và suối khác là những chiếc xương sườn, đặc điểm ấy đã đi vào câu ca truyền miệng rất phổ biến của người dân vùng này:
“Sông có thuyền Muối cập bến Sông Mã chảy dưới chân thang
Ra đi cưỡi thuyền bè thay ngựa Hái củi không cần dao
Từ vùng cao củi trôi sông đem đến” [7, tr.6]
Trang 35Tục ngữ, dân ca ở đây không hiếm những câu “khúc sông vụng cá” hoặc
“không đói cơm, đói gạo, không thiếu cá” Cá đặt ngang hàng với lúa gạo.Vì,
từ xa xưa ở đây đã có truyền thuyết kể rằng: Từ khi sinh ra trời, ra đất, ra loài người cho đến khi Ải Lậc Cậc đi bừa sông Mã, nàng A Lạy đi bừa sông Tè thì
ở đây đã có 330 giống cá Chứng tỏ nguồn thủy sản giữ vai trò rất quan trọng của nông dân nơi đây
Nghề đánh bắt cá sông suối ở Quan Hóa nay(Mường Ca Da xưa) đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa là nơi trao đổi tâm tình, thắt chặt quan
hệ tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người
“Anh với em cùng nhau trò chuyện Anh dựng chặng
Em đắp bai Anh nhuộm chài
Em se tơ, rút sợi Tháng ba đang đợi Tháng tư đang chờ!” [7, tr.6]
Đánh bắt cá ở vùng này có hai hình thức phổ biến: Hình thức cá nhân như mò, lao, bẫy, quăng chài; hình thức tập thể như làm chặng, làm lồng ngăn sông, suối lớn Hình thức đánh cá tập thể là nhiều người cùng xuống một khúc suối, đoạn sông đông nhất để đánh bắt Hiện nay, đánh bắt cá chủ yếu tiến hành dưới hình thức cá nhân, dụng cụ bắt cá gồm có nhiều loại vợt, chài, vó, câu
Một trong những nghề mang đặc tính nghề nghiệp nổi bật không thể thiếu của cư dân vùng này là nghề xuôi bè Thời kỳ chống mỹ, mỗi cây
luồng, cây nứa miền Tây Thanh Hóa giống như viên đạn, xuôi dòng sông Mã
ra mặt trận để làm hầm, lán, công sự cho bộ đội Thời kỳ hòa bình, phát huy thế mạnh của huyện miền núi, Quan Hoá xác định cây luồng là cây chủ đạo trong nền kinh tế Lâm - Nông nghiệp của huyện
Trang 36“Cây luồng đã xua đi cái đói, cái nghèo và mang lại cơm no, áo ấm cho
bà con bản Cổi” – Đó là khẳng định của ông Trương Văn Thấn, Trưởng bản Cổi, xã Xuân Phú, huyện Quan Hóa(Thanh Hóa), Người đã mạnh dạn đi đầu trong nghề trồng luồng ở bản Cổi và có một khoảng thời gian khá dài gắn bó với cây luồng Bản Cổi – xã Xuân Phú là một trong những bản đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hoá Với diện tích tự nhiên 345ha trong đó diện tích đất có thể trồng một vụ lúa nước chỉ vỏn vẹn 2,3ha, cùng 9ha đất bãi chỉ trồng được ngô, khoai thì cái đói, cái nghèo luôn bủa vây cuộc sống của bà con trong bản Mãi đến những năm 1980-1990, khi nhà nước có chủ trương giao đất giao rừng, triển khai việc trồng cây luồng thì đời sống của bà con bản Cổi mới dần thay da đổi thịt Đến nay, cả bản có 73 hộ với hơn 300 nhân khẩu thì
hộ nào cũng trồng luồng, nhà ít cũng có 2-3 ha cây luồng, hầu hết diện tích luồng đã khép tán và cho thu hoạch ổn định Mỗi hecta luồng có trung bình từ 250-300 bụi luồng với khoảng 900 cây luồng đã mang đến nguồn thu nhập đáng kể cho bà con bản Cổi, từ 10-15 triệu đồng/ha/năm Cũng theo Trưởng bản Trương Văn Thấn, luồng là cây dễ trồng, từ năm thứ 6 trở đi có thể khai thác được, nếu chăm sóc tốt, khai thác đúng kỹ thuật, tuổi thọ của bụi luồng
có thể lên đến hàng trăm năm Nhờ cây luồng, 5 năm trở lại đây, nếp nhà sàn nào của bản Cổi cũng có tivi, 2/3 số hộ trong bản có xe máy, trẻ con được ăn ngon mặc đẹp, được đến trường học cái chữ Cây luồng quả là cây xoá đói giảm nghèo với bà con nơi này
Cùng với nghề canh tác ruộng, làm rẫy, đánh bắt cá, nghề sông thì các nghề thủ công truyền thống cũng tương đối phát triển Trong các nghề thủ công nổi bật là nghề dệt, đan lát Ở những nghề này nhiều người đã đạt đến trình độ tinh xảo.Tuy vậy, nghề thủ công của tộc người Thái ở đây chỉ đóng vai phụ và phụ thuộc vào nông nghiệp, hoạt động của nghề thủ công mang tính thời vụ, làm lúc nào nông nhàn như mùa vụ đã gặt hái xong, tranh thủ lúc
Trang 37rỗi nhất trong ngày, chưa đạt tới trình độ chuyên môn hoá Những sản phẩm của nghề thủ công chỉ đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày nhằm đảm bảo tính tự cấp tự túc trong phạm vi gia đình, làng bản, địa phương
Ở người Thái các hình thức kinh tế chiếm đoạt từ rừng còn khá phổ biến, đặc biệt là hái lượm vẫn giữ vị trí đáng kể trong sinh hoạt hàng ngày Hái lượm được tiến hành theo mùa, mỗi mùa có những loại rau khác nhau Về mùa xuân có khoảng 50 loại rau, mùa hè trên 30 loại, mùa thu khoảng 20 loại, mùa đông có khoảng 10 loại
Nhìn chung, người Thái có nhiều kinh nghiệm trong hái lượm Họ nắm vững chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trong rừng là nguồn thực phẩm của người Thái vừa còn bổ trợ phần nào cho sự thiếu hụt thực phẩm nhất là vào dịp giáp hạt Mặt khác, sản phẩm từ rừng còn là hàng hoá trao đổi như các loại măng khô, mộc nhĩ, nấm hương Đặc điểm nổi bật trong hái lượm rau rừng là đơn giản không cần công cụ vẫn có thể hái được rau có thể kết hợp hái ngay trong lúc sản xuất, lao động chủ yếu trong thu hái là phụ
nữ và trẻ em Việc kiếm nhặt thức ăn dưới nước như mò cua, bắt ốc cũng được tiến hành thường xuyên
Cùng với hái lượm săn bắt cũng góp thêm một phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày Tuy nhiên săn bắt không được tiến hành thường xuyên, công cụ săn bắt có súng kíp, súng hai nòng, nỏ và các loại bẫy như: bẫy dây thắt chùy để bắt thú lớn, bẫy sập, ngó cặp bẫy thú nhỏ
Việc trao đổi hàng hoá thông qua các chợ phiên ở người Thái đã xuất hiện từ lâu Tuy nhiên trong cộng đồng người Thái chưa hình thành một tầng lớp thương nhân chuyên nghiệp, người dân đến chợ mang những sản phẩm
đã làm ra như thóc, gạo, ngô còn sản phẩm của nghề thủ công, hái lượm, bán lấy tiền mua các nhu yếu phẩm mà bản thân họ không sản xuất ra được như dầu hoả, muối, vải vóc và nhiều hàng tiêu dùng khác
Trang 38Có thể thấy những đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế của người Thái là trong trồng trọt, cấy lúa, giữ vai trò chủ đạo, chăn nuôi là nghề phụ, còn mối quan hệ khăng khít với trồng trọt, quy mô chăn nuôi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình mà có thể lớn hay nhỏ
Hoạt động thủ công công nghiệp ở mức độ nhỏ, đóng khung trong phạm
vi gia đình, người nông dân vừa làm ruộng vừa làm nghề thủ công Hái lượm
và đánh cá vẫn còn giữ vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế, ngược lại vai trò của săn bắt đã giảm đi nhiều
Đời sống vật chất mà người Thái ở đây còn được thể hiện qua hình thức làng bản, nhà ở và trang phục
Thiết chế xã hội- bản mường
Thiết chế xã hội cổ truyền của người Thái được vận hành chính thức là
hệ thống bản - mường
+ Bản là một đơn vị quần cư bền vững, có ranh giới, khu vực ruộng đất riêng Trên khu vực đất đai thiên nhiên ấy, các gia đình đều có quyền khai thác, trồng trọt để đảm bảo cuộc sống gia đình Bản là một đơn vị xã hội đảm nhiệm chức năng văn hóa, là chỗ dựa kinh tế - xã hội cho mỗi gia đình hạt nhân trong cưới xin, ma chay…
Các bản trung bình thường có từ 15 - 20 nóc nhà nhưng cũng có những bản lớn lên tới hàng trăm nóc nhà… Nhà cửa trong bản bố trí theo lối mật tập nhưng cũng có đôi nơi bố trí theo kiểu đường phố Tên gọi của bản thường gắn với một sự kiện lịch sử nào đó, người đến lập bản đầu tiên, có khi tên một khúc suối, một cánh đồng, một loại cây… Mỗi bản thường có một nơi nơi thờ cúng và có một nghĩa địa riêng
Mường: Mường là đơn vị hành chính cao nhất trong tổ chức xã hội truyền thống của người Thái Mường lớn tương đương châu, huyện, mường nhỏ tương đương tổng, xã Trung tâm của mường gọi là chiềng với hàm nghĩa
Trang 39trong sáng, đẹp đẽ Đứng đầu mường là tạo mường (thường là các dòng họ Lo Khăm, Cầm Bá, Phạm Bá, Hà Công…), giúp việc cho tạo mường là các chức dịch như tạo cai, mụ, pằn, quyên, đội, hé, ho luông, ho cang…
Nhà ở
Nhà ở được cấu tạo theo lối mật tập Nhà ở của người Thái thường làm bằng gỗ lớn, tốt nên đẹp và rất chắc chắn ở những vùng giáp ranh với người Mường, nhà của người Thái có ảnh hưởng nhà sàn Mường: “người Thái đã mượn cái chái hồi của ngôi nhà sàn Mường bản địa, cái chái hồi ba cạnh sắc nhọn, vững chãi, đủ sức chống chọi gió núi mưa ngàn, và “khau cút” - nét đặc sắc của nhà sàn Thái từ Tây Bắc vào Thanh Hóa cũng được “giản tiện” hơn, không cầu kỳ như “khau cút” Thái Tây Bắc”[13, tr.36- 37] Người Thái ở miền núi Thanh Hóa không gọi cái khóa nóc đầu hồi mái nhà là “khau cút”
mà gọi là “hủa méo dủ nộc hươn” (đầu mèo ở hồi nhà), một vài nơi giáp Lào lại gọi là “huống trạng” (vòi voi) ở những vùng gần thị trấn, đường giao thông… ngôi nhà sàn của người Thái có xu hướng chuyển sang kiểu nhà đất của người Kinh
Áo quần và đồ trang sức
Người Thái ở miền núi Thanh Hoá có một số nét khác biệt so với người Thái ở Tây Bắc áo của phụ nữ có hai kiểu “áo chui đầu” (xửa khóm) và “áo xẻ ngực” (xửa tà hượt); hoa văn của váy (xỉn) chủ yếu trang trí ở chân váy với các hình thêu quả trám, rồng, hươu… Một số xã thuộc các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa… bộ nữ phục của người Thái đã có ảnh hưởng
từ nữ phục của người Mường: khăn đội đầu là khăn trắng chứ không phải piêu, váy đen không có hoa văn ở chân váy… Hầu hết đàn ông Thái đều mặc theo lối của người Kinh Những bộ trang phục cổ chỉ xuất hiện trong các dịp
lễ tết, ma chay…
Trang 40Về ăn, uống, hút
Trước đây người Thái trồng lúa nếp và ăn cơm nếp rất phổ biến Hiện nay đồng bào chuyển sang trồng lúa tẻ và ăn cơm tẻ là chủ yếu Cách thức làm chín thức ăn chủ yếu bằng cách “nướng”, “đồ” hoặc "lam" Đồ uống có rượu (lau) với hai loại: rượu cất (lau siêu) và rượu cần (lau xà) Đàn ông Thái hút thuốc lào, đàn bà ăn trầu đã trở thành một thói quen mang tính truyền
thống trong cuộc sống hàng ngày
1.2.2.2 Văn hóa tinh thần
Vốn kho tàng văn hóa Thái ở Thanh Hóa có một phần vốn liếng chung của người Thái ở Việt Nam, đồng thời có một phần vốn liếng riêng, được "sản xuất và sử dụng tại chỗ" hoặc cải biên từ cái chung thành cái riêng mang đậm bản sắc địa phương
Trong lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng, lễ tục phải kể đến:
Lễ Cưới
Quan niệm về cưới xin
Trong lịch sử loài người, lễ cưới hỏi chỉ diễn ra khi con người thoát khỏi giai đoạn quần hôn để đi đến chế độ hôn nhân một vợ một chồng Từ đó lễ cưới như một dấu ấn của tập thể, cộng đồng để công nhận tình yêu của đôi nam nữ Dấu ấn này đầu tiên được sự công nhận của già làng, làng bản và sau
đó là pháp luật và chính quyền Ngày nay việc đăng ký kết hôn trước chính quyền địa phương rất quan trọng về mặt pháp lý nhưng bên cạnh đó hầu hết các lễ cưới vẫn phải có sự chứng kiến của cộng đồng Đó là việc tổ chức các nghi lễ, từ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới đến lễ lại mặt Đây là sự đánh dấu quá trình thực hiện các quy định truyền thống của cộng đồng và sự tìm hiểu kỹ càng của gia đình dòng họ bên trai, bên gái họ kết hôn là để có đôi, có lứa, cùng lao động sản xuất dựng nhà cửa, sinh con đẻ cháu Trước đây họ quan niệm ai có đông con, nhiều cháu càng tốt, do chế độ hợp tác xã nên ai có