Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN
2.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huyện
2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của người Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay
2.1.1.1. Những yếu tố khách quan
Huyện Quan Hóa là huyện miền núi có số người Thái đông thứ ba của toàn tỉnh. Quan Hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trên những vùng núi cao thường có khí hậu ẩm nhiệt đới, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Lào khô và nóng. Địa hình bị cắt xẻ mạnh, nên Quan Hóa có hệ sông suối dày đặc và được phân bố đều khắp. Sông, suối ở đây không những là nơi cung cấp nguồn nước, phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, mà còn có tiềm năng thủy điện dồi dào. Điển hình là 3 con sông lớn: Sông Mã, Sông Luồng và Sông Lò. Ngoài 3 con Sông lớn trên địa bàn huyện còn có Suối Si, Suối Quanh, Suối Xia... đều là những nhánh của Sông Mã có chiều dài từ 25 – 41 km. Điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông lâm- ngư nghiệp, thủy điện.. . Qua khảo sát sơ bộ về điều kiện tự nhiên cho ta thấy người Thái đã lựa chọn nơi định cư lâu dài hoàn toàn có ý thức, có tính toán, thể hiện đã có tập quán sống của dân tộc mình. Họ quen chọn sống vùng đồi núi, ven sông và các thung lũng ven núi có điều kiện tốt để sản xuất lúa nước, giao thông thuận lợi.
Việc lựa chọn những khu vực có đặc điểm tự nhiên thuận lợi một mặt giúp cho sản xuất phát triển, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao nhưng mặt khác tạo ra sự giao lưu khá mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn
văn hoá truyền thống dân tộc. Không có sự cách xa nhiều về khu vực sống giữa người Thái và người Kinh. Không gian hoạt động của họ là không gian mở. Tập quán sống, hoạt động văn hoá cộng đồng của người Thái chịu sự tác động rất nhanh, mạnh của những thay đổi về kinh tế, chính trị.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có những tác động đến đời sống văn hoá người Thái. Cùng với chủ trương phát triển kinh tế nói chung, các Dự án phát triển miền núi như chương trình 135, chương trình Nghị Quyết 30A, Chương trình nông Thôn mới về cải thiện tình hình kinh tế – xã hội cho các họ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo…đã có tác động lớn đến đời sống kinh tế của người dân Thái nơi đây. Các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Điện-Đường-Trường-Trạm đã làm bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thay đổi. Trong toàn huyện hiện nay có 100% số xã và Thị trấn có điện lưới Quốc gia, số hộ dùng điện lưới Quốc gia là 8.802 hộ, 16 xã có đường ô tô đến trung tâm xã.(số: 184/BC- UBND, “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện năm 2014; mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015”). Hệ thống kênh mương được xây dựng kiên cố dẫn nước phục vụ tưới tiêu ruộng đồng. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế làm thay đổi lớn hoạt động sản xuất truyền thống của bà con Thái. Các xã có nhiều người Thái sinh sống đều là những xã có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên và nhân lực nên thường được chọn thử nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến và được người Thái tiếp thu rất nhanh. Không còn sản xuất tự cung tự cấp trong các làng bản khép kín như trước, người Thái trong thời kỳ đổi mới đã chuyển sang sản xuất theo hướng kinh tế hàng hoá. Cơ cấu sản xuất của người Thái đa dạng. Ngoài trồng lúa truyền thống, dân tộc Thái ủng hộ tích cực chủ trương trồng rừng phát triển kinh tế vườn rừng, trồng cây công nghiệp. Việc thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại đang làm chuyển biến căn bản
trong hoạt động sản xuất truyền thống của người Thái. Các sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng bị mai một. Không còn thực hiện các nghi lễ mang dấu ấn của nền sản xuất lúa nước như: lễ hội cầu mưa....Việc lo làm ăn, chạy theo lợi ích kinh tế đã làm cho sự kết nối giữa các thành viên trong cộng đồng giảm đi, các sinh hoạt văn hoá truyền thống mang tính cộng đồng bị pha tạp chứa đựng nhiều yếu tố hiện đại của nền kinh tế thị trường khiến cho mất đi những nét thuần phong mĩ tục cổ mang vẻ đẹp tự nhiên.
Trong thời kỳ phát triển kinh tế hàng hoá việc thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá là điều tất yếu nhưng quá trình này đã tác động không nhỏ đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của người Thái ở huyện Quan Hóa.
Để thực hiện công trình thuỷ điện được làm ở các xã như xã Phú lệ... Quá trình chuyển đổi kinh tế này đã tác động lớn đến kết cấu làng cổ truyền của người Thái. Họ vốn đã chọn sống gần vùng đồi núi thấp, gần đường giao thông. Hiện nay, với sự tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quá trình đô thị hoá làm cho cấu trúc làng bản đã thay đổi theo kết cấu giống đô thị. Từ đường làng được bê tông hoá, cảnh quan tự nhiên làng bản mất dần, các khu sinh hoạt cộng đồng bị thu hẹp lại, những bãi chăn trâu, những con suối để bắt cá…vốn là môi trường sống tự nhiên nay không còn nhiều. Việc giải toả đất, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư phục vụ cho công nghiệp và lập các khu tái định cư đã tạo ra các khu dân cư mới.
Nhiều hộ bán đất lấy tiền làm nhà xây, mở cửa hàng buôn bán, mua sắm tiện nghi hiện đại sinh hoạt. Nếp sinh hoạt hiện đại đang xâm nhập vào đời sống thường ngày của họ. Có những thôn người Thái chiếm quá nửa nhưng nhìn bề ngoài vào không thể nghĩ rằng họ thuộc dân tộc Thái. Nhiều nét sinh hoạt văn hoá bản sắc không được duy trì. Nhiều em bé Thái lớn lên không biết nói tiếng mẹ đẻ, không biết gì về văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Người Thái bị “Kinh hoá” thường gọi đùa nhau là “Thái mất gốc”. Tính không thuần
nhất về tộc người sinh sống trong các bản làng đưa đến việc giao tiếp giữa những người Thái khó khăn đặc biệt là những người trẻ. Tiếng Kinh là ngôn ngữ phổ thông để kết nối các cộng đồng dân tộc khác nhau. Luật lệ làng truyền thống đã không được ủng hộ, không được thực hiện đầy đủ và không có sức tác động mạnh như trước đến tất cả những người sống trong cùng không gian bản làng. Làng vốn là không gian duy trì các sinh hoạt văn hoá dân tộc nay không còn có sự thuần nhất nên ảnh hưởng rất lớn đến tính cộng đồng và các sinh hoạt văn hoá cộng đồng.
Người Thái cũng như nhiều dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam vận động theo dòng chảy của xã hội nói chung. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Có điện sinh hoạt, có các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, người Thái có điều kiện tiếp xúc nhiều với thế giới hiện đại. Không thể phủ nhận những mặt tích cực mà các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi, đặc biệt là Internet đem lại, nhưng mặt trái của nó đang len lỏi vào cuộc sống thường ngày của họ. Lối sống hiện đại, hưởng thụ, tiện dụng tuyên truyền nhanh chóng được tiếp nhận.
Ngôi nhà sàn truyền thống nhưng không tiện nghi lại chỉ có người già thích sống trong đó chủ yếu người trên 60 tuổi. Xã hội hiện đại luôn đem lại cho thế hệ trẻ những khám phá xuất phát từ những nhu cầu chính đáng cần giao lưu học tập, công tác đến thoả mãn những nhu cầu cá nhân. Tính hấp dẫn của xã hội hiện đại đã làm cho một bộ phận không nhỏ những người trẻ tuổi chối từ văn hoá cổ truyền để chạy theo lối sống hiện đại. Bản sắc văn hoá bị phai nhạt dần. Những phong tục truyền thống tốt đẹp lại bị coi là rườm rà, cổ hủ.
Học tập giao lưu mở rộng cũng là một nhu cầu tất yếu của cuộc sống hiện đại. Do có nhiều dân tộc khác sống xen kẽ với người Thái nên người Thái cũng buộc phải hạn chế biểu hiện những tập quán của mình để hoà nhập với môi trường xung quanh. Nhiều nơi trẻ em sinh ra không được dạy tiếng
mẹ đẻ mà học nói tiếng kinh để đi học chữ quốc ngữ. Ngôn ngữ nói hàng ngày bị “kinh hoá” nhiều. Các lễ hội đậm bản sắc dân tộc đã bị pha trộn bởi những yếu tố hiện đại. Xen lẫn những sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp trong ngày lễ hội là những hoạt động thương mại, mất trật tự trị an, mất vệ sinh khiến cho không gian lễ hội bị thô tục hoá.
Các yếu tố của xã hội hiện đại tác động đến giữ gìn văn hoá Thái còn phải kể đến yếu tố chính trị -xã hội. Trước cách mạng tháng 8/1945, các bản làng người Thái rất rộng, sống biệt lập với các cộng đồng khác và tự đưa ra những hương ước để duy trì trật tự xã hội. Sau khi giành được chính quyền và kháng chiến chống đế quốc thống nhất đất nước, hệ thống chính trị và bộ máy chính quyền được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Các làng Thái cổ chỉ còn là sự tự quy ước. Làng, bản là đơn vị hành chính tương ứng với thôn, xóm, tổ dân phố được chia cắt lại. Việc chia cắt này dựa trên những tiêu chí về số hộ gia đình, diện tích…không dựa trên yếu tố văn hoá và tộc người. Vì thế không còn những làng người Thái thuần nhất. Những nét văn hoá truyền thống gắn với bản làng như đã không còn được thực hiện kéo theo những sinh hoạt cộng đồng thưa dần, dần bị mai một. Việc cải cách hành chính này không làm cho hoạt động quản lý xã hội được tốt hơn mà còn làm mất đi tên gọi mang nhiều ý nghĩa đã gắn bó với đồng bào từ tâu. Không còn chế độ sở hữu ruộng đất theo dòng họ như trong truyền thống, mỗi hộ gia đình được nhà nước giao đất cho có chứng nhận sở hữu đất đai. Cơ sở kinh tế của tính cộng đồng người Thái bị mất đi. Kết nối gia đình – dòng họ trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay cũng lỏng lẻo hơn. Nhiều kiêng kỵ có tính chất giáo dục đạo đức bị phai nhạt, lãng quên.
Một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến bản sắc văn hoá không phát huy được đó là mất đi các di sản văn hoá vật thể, người Thái khó khôi phục lại nét văn hoá cổ truyền. Sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng của người Thái đều gắn với ngôi Nhà sàn truyền thống. Ngôi nhà sàn như là biểu
tượng cội nguồn. Một phần do chiến tranh, một phần do thời gian và những tác động hoàn cảnh mà ngôi nhà sàn ở nhiều nơi bị phá bỏ thay bằng nhà sàn mái ngói hoặc thay thế bằng nhà đất. Cùng với đó là các sách ghi chép gia phả của đình, sách cúng, sách ghi chép lại các quy định của người Thái…chứa đựng bản sắc văn hoá bị mất di . Nhiều người Thái yêu văn hoá dân tộc mình muốn khôi phục lại lễ hội cổ truyền, các sinh hoạt cộng đồng dân tộc nhưng không còn cơ sở. Điều này làm cho hiểu biết của người Thái về văn hoá của chính dân tộc mình rất mơ hồ, lâu dần trở thành “mất gốc”. Những di vật mang giá trị văn hoá của thế hệ trước để lại như tranh thờ, sách cúng, sách hát, trang phục, vòng bạc…theo thời gian đã hỏng hoặc bị mất muốn khôi phục lại cũng không còn mẫu. Không còn ngôi nhà sàn lớn, nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng mà hiện nay là nhà văn hoá thôn. Các nhà văn hoá thôn thường là nhỏ, không có quỹ đất để tổ chức các sinh hoạt cộng đồng ngoài trời. Các hoạt động văn hoá ở các nhà văn hoá thôn còn mang tính hình thức, không mang tính quần chúng cao.
2.1.1.2. Những yếu tố chủ quan
Nhận thức về bản sắc văn hoá truyền thống của người Thái còn hạn chế.
Người Thái vốn có tâm lý ưa thích cái mới lạ, giao lưu tìm hiểu, kế thừa văn hoá của các dân tộc khác. Nhưng do nhận thức hạn chế mà họ tiếp nhận không chọn lọc khiến cho sự lai tạp ngày càng nhiều. Giao lưu văn hoá là điều tất yếu, đặc biệt trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nhận thức của người Thái về văn hoá của mình còn hạn chế. Điều này phần lớn do trình độ dân trí thấp.
Đời sống vật chất, tinh thần của người Thái ở huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa vẫn còn rất khó khăn, người dân không thấy văn hoá dân tộc đem lại trực tiếp những lợi ích kinh tế nên văn hoá bị coi nhẹ. Cũng như phần đa các dân tộc ít người, hoạt động chính của người Thái ở huyện Quan Hóa là sản xuất nông nghiệp, lao động chân tay là chính, họ chưa chăm chỉ học tập nâng cao
nhận thức. Một mặt, họ nhanh chóng bị hấp dẫn bởi lối sống hiện đại, thực dụng. Mặt khác, lối suy nghĩ và tập quán sống bảo thủ vẫn bám sâu vào tinh thần họ. Từ thực trạng giữ gìn văn hoá dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa cho thấy, thái độ với văn hoá truyền thống dân tộc khá khác nhau giữa 2 thế hệ trên 40 tuổi và dưới 40 tuổi. Một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ học đòi lối sống hiện đại, ham muốn vật chất hưởng thụ xa rời văn hoá dân tộc. Gia đình là môi trường đầu tiên và tác động lâu dài nhất đến giáo dục văn hoá cội nguồn của tổ tiên. Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục văn hoá dân tộc mà người già đã không định hướng cho con cháu, không tích cực truyền lại văn hoá truyền thống, lâu dần qua các thế hệ bị mất gốc.
Mặc cảm tự ti cũng làm một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người Thái không còn trân trọng giá trị văn hoá dân tộc mình. Người Thái ở Quan Hóa sống ở các thung lũng, gần đường, gần trung tâm. Tuy vậy, so với người Kinh trình độ sản xuất, dân trí, hiểu biết xã hội vẫn còn thấp. Hầu hết các trường học đều có số đông là người Kinh. Ngay từ còn nhỏ đi học các em đã cảm nhận được sự chênh lệch giữa người dân tộc với người Kinh từ giọng nói tiếng Kinh không chuẩn, sự ngây ngô, nhận biết thế giới xung quanh hạn chế hơn… các em nhỏ bị trêu đùa, bị coi nhẹ nên đã hình thành mặc cảm.
Kỳ thị dân tộc do chênh lệch về kinh tế, nhận thức làm cho trẻ con đi học bị mặc cảm. Thực tế diễn khá phổ biến ở huyện Quan Hóa hiện nay là trẻ em sinh ra không được dạy tiếng mẹ đẻ ngay mà phải học nói tiếng Kinh trước.
Mặc cảm tự ti là cảm xúc khó tránh khỏi của các dân tộc ít người kém phát triển. Phần đa các dân tộc ít người ở tỉnh Thanh Hóa sống ở vùng núi cao, vùng sâu vùng xa trung tâm nên họ ít cảm nhận thấy sự cách biệt về đời sống giữa các bộ phận dân cư trong xã hội. Đối với người Thái họ sống gần trung tâm, tiếp xúc nhiều hơn nên cảm xúc mặc cảm tự ti mạnh hơn. Không ít người xấu hổ khi mặc váy áo của dân tộc mình, e ngại nói tiếng mẹ đẻ…
Hạn chế của công tác văn hoá dân tộc tại đại phương cũng là một nguyên nhân dẫn đến các giá trị văn hoá dân tộc nói chung và văn hoá Thái bị mai một. Hiện nay, nhiều sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Thái đều có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng tại địa phương, sự quản lý, giúp đỡ của các cơ quan chức năng. Sự quan tâm của chính quyền và cơ quan văn hoá cũng đã góp phần vào làm cho ngày lễ hội của người Thái thêm tưng bừng. Những lễ hội tiêu biểu như lễ hội Mường Ca Da nhiều năm đã có sự hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất, kỹ năng tổ chức…Tuy nhiên, việc giữ gìn văn hoá không chỉ làm mỗi năm một lần trong mùa lễ hội. Các hoạt động văn hoá truyền thống theo hướng hiện đại cần có sự hướng dẫn của cán bộ văn hoá xã, thôn bản.
Tại các vùng có người dân tộc sinh sống, cán bộ văn hoá xã là người gần gũi nhất với đồng bào. Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đồng bào, tình hình hoạt động văn hoá, tổ chức định hướng các hoạt động, đồng thời cũng đề xuất kiến nghị với cấp trên để công tác văn hoá tốt hơn. Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay hầu hết các xã đều có cán bộ văn hoá-xã hội. Trong đó, số lượng cán bộ là người dân tộc thiểu số chiếm 40,4%.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ văn hoá-xã hội xã chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Công tác văn hoá ở các vùng người dân tộc thiểu số rất khó khăn. Cán bộ cần có hiểu biết về văn hoá dân tộc tại địa phương và phải có nhiều kinh nghiệm mới động viên, giáo dục đồng bào nhận thức được giá trị văn hoá của dân tộc mình. Đối với người dân tộc nói chung và người Thái ở Quan Hóa nói riêng có đặc điểm ít hiểu biết, tin tưởng nghe theo những người có uy tín mà không cần có cơ sở khoa học. Trong thực tế, đội ngũ cán bộ văn hoá-xã hội xã dưới 35 tuổi chiếm 95,7%. Trong số các chủ nhiệm nhà văn hoá xã thì số chủ nhiệm nhà văn hoá mới được phân công phụ trách dưới 3 năm chiếm đến 92,6%..(số: 184/BC- UBND, “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện năm 2014; mục