Khái quát về Dân tộc Thái

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY (Trang 24 - 28)

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.2. Khái quát về Dân tộc Thái

Theo những ghi chép trong các tập sử thi, người Thái thì họ thiên di cư từ Tây Nam, Vân Nam (Trung Quốc) vào Tây Bắc Việt Nam với nhiều đợt kể từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV. Trong đó, có ba đợt thiên di lớn vào thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ XI.

Có ý kiến cho rằng, ngành Thái Trắng và bộ phận Thái Đen ở Mường Thanh có nguồn gốc bản địa, tổ tiên của họ là người Tày - Thái cổ. Vào đầu thế kỷ I sau công nguyên, tổ tiên của người Tày - Thái cổ đã từng tham gia vào việc xây dựng quốc gia Âu Lạc của Thục An Dương Vương, sau đó một bộ phận di cư sang phía Tây, tách khỏi bộ phận gốc là người Tày hiện nay.

Còn bộ phận Thái đen có mặt đầu tiên tại Mường Lò (Văn Chấn - Yên Bái), là con cháu của Tạo Xuông, Tạo Ngần, gốc từ Vân Nam (Trung Quốc) di cư sang. Vì vậy, người Thái Đen ở Thuận Châu luôn coi Mường Lò là "quê cha đất tổ". Đến thế kỷ thứ XII, thủ lĩnh Lạng Chương, cháu Tạo Xuông đưa quân từ Mường Lò tràn qua lưu vực sông Đà, sông Mã và sông Nặm U, đánh chiếm và làm chủ Mường Thanh. Trong thời kỳ này, trung tâm Thái Đen Mường Muổi (Thuận Châu) cũng phát triển quy tụ hai thế lực Thái, Mường Lay và Mường Sang. Bắt đầu từ thế kỷ XV - XVI, vùng Tây Bắc đã có 16 Châu Mường, nên được mang tên là "mười sáu Châu Thái" (xíp hốc chụ tay). Sau hiệp ước Pháp - Thanh năm 1884, 6 Châu Mường đã bị cắt và nhập vào tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chỉ còn lại 10 Châu Mường, nên xuất hiện tên gọi "thập châu" (xíp chụ tay).

Về tên gọi, người Thái tự gọi mình là Phủ tay hay Côn Tay đều có nghĩa là người Thái. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Thái ở Việt Nam có 1.550.423 người chiếm 1,8% dân số cả nước, riêng tỉnh Thanh Hóa tính đến

tháng 4 năm 2009 có 223.165 người chiếm 35,6 % trong các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thanh Hóa. Địa bàn cư trú của người Thái trải dài suốt từ miền Tây Bắc, qua Hòa Bình cho đến tận phía Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Những năm gần đây, người Thái còn có mặt tại một số tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, còn có khoảng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại Pháp, Hoa Kỳ.

Trải qua hàng ngàn năm sinh sống trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Thái đã cùng các dân tộc anh em khác tham gia dựng nước và giữ nước. Đây cũng chính là quá trình hình thành tộc người để phát triển đến ngày nay. Người Thái được chia thành hai ngành, mỗi ngành lại chia thành nhiều nhóm khác nhau:

Thái Đen (Tay Đăm): cư trú chủ yếu ở các tỉnh Sơn La (hầu khắp địa bàn toàn tỉnh), Nghĩa Lộ (Mường Lò) thuộc tỉnh Yên Bái, tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu và một số ở phía Tây Nam tỉnh Lào Cai.

Thái Trắng (Tay Đón hoặc Tay Khao): tập trung ở Mường Lay, Mường So (Phong Thổ - Lai Châu), Mường Chiến (Quỳnh Nhai), một số khác tự xưng là Thái Trắng nhưng có nhiều điểm giống Thái Đen sống tập trung ở Mường Tấc (Phù Yên) và Bắc Yên, Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La).

Nhóm Thái ở huyện Mai Châu, Đà Bắc tỉnh Hòa Bình có nhiều nét giống nhóm Thái ở tỉnh Thanh Hóa. Nhóm Thái ở Thanh Hóa cư trú ở Mường Một, Mường Đeng tự nhận mình thuộc ngành Đen (Tay Thanh), ngành Trắng (Tay Mường - Hàng Tổng, Tay Dọ). Nhóm Thái Nghệ An với việc chia ngành Đen, ngành Trắng đã mờ nhạt, họ chỉ quan tâm đến thời gian và quê hương xuất xứ của mình khi đến nơi này.

Người Thái ở Việt Nam không theo một tôn giáo chính thống nào trên thế giới mà theo một trong những tục có nghi thức thờ Nước (nặm) và Đất gọi là Cạn (bốc). Nước có biểu tượng thần chủ là con Rồng (tô Luông) mang tên chủ nước (chảu nặm), và đất có biểu tượng thần chủ là loài Chim

ở núi mang tên chủ đất (chảu đin). Hai biểu tượng thần chủ Rồng, Chim cũng là Mẹ, Cha của Mường và tục thờ này nằm trong toàn bộ nghi lễ cúng mường (xên mương).

Theo truyền thống, Thái Đen và Thái Trắng có tục thờ Mẹ - Cha gắn với biểu tượng thần linh Rồng - Nước và Chim - Cạn trong cúng mường cho ngược như sau:

MườngThái Đen thờ: Mẹ - Rồng - Nước >< Cha - Chim - Cạn Mường Thái Trắng thờ: Mẹ - Chim - Cạn >< Cha - Rồng - Nước

Như vậy, người Thái có nguồn gốc từ Trung Quốc, qua các con sông đã thiên di vào vùng Tây Bắc Việt Nam và đã định cư ở khu vực này từ thế kỷ thứ IX. Văn hóa của người Thái Thanh Hóa, Nghệ An cho đến nay là nền văn hóa còn lưu giữ được những truyền thống cổ xưa, ít bị pha trộn với nền văn hóa xung quanh. Người Thái ở Thanh Hóa nói chung, ở huyện Quan Hóa nói riêng, đóng vai trò quan yếu nhất trong khu vực tựa như người Kinh trong toàn quốc.

Người Thái ở huyện Quan hóa

Theo tổng điều tra dân số ngày 1 - 4 - 2009, miền núi Thanh Hoá có các tộc người thiểu số là Mường, Thái, Hmông, Thổ, Dao và Khơ mú cư trú. Dân số của tộc Thái là 223.165 người, cư trú tập trung ở 8 huyện miền núi và một số xã miền núi, trung du của các huyện đồng bằng. Tại huyện Quan Hóa, dân số của tộc Thái là 26.719 người, cư trú chủ yếu tại các xã: Phú Nghiêm; Hồi Xuân, Trung Xuân, Phú Xuân, Nam Xuân...

Bảng 1: Dân số các tộc ng-ời thiểu số ở miền núi Thanh Hóa

TT Huyện Dân tộc

M-ờng Thái Thổ Hmông Dao Khơ mú

1 M-ờng Lát 681 13.621 11.562 546 642

2 Quan Hãa 9.618 26.719 1.444

3 Quan Sơn 1.046 27.321 832

4 Bá Th-ớc 49.958 31.444 7 9 8

5 Lang Chánh 13.087 22.578

6 Ngọc Lạc 83.927 246 1.246

7 Th-êng Xu©n 3.075 47.496 10 2 1 8 Nh- Xu©n 3.568 22.505 9.251

9 Nh- Thanh 17.259 12.204 189

10 CÈm Thuû 56.306 12.260 3.213

11 Thạch Thành 68.342 25 2 14 17

12 Tĩnh Gia 725

13 Triệu Sơn 4.563 4.510 14 Thọ Xuân 8.485 407 5 15 Hà Trung 1.774

16 Yên Định 1.190 5

Tổng cộng 328.744 223.165 8.980 13.325 5.077 642

Nguồn: Số liệu của Ban dân tộc Thanh Hóa

ở miền nỳi Thanh Húa, người Thỏi cú hai nhúm tự gọi là Tày và Tày Dọ.

Nhóm tự gọi là Tày phân bố chủ yếu ở các huyện Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh…; nhóm tự gọi là Tày Dọ tập trung chủ yếu ở các huyện Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh. Lý giải về tên gọi

"Tày Dọ" của nhóm Thái ở miền núi Thanh Hóa, PGS - TS Lê Sỹ Giáo cho rằng “Danh xưng Tày Dọ có thể có mối liên hệ với các địa danh Mường Xo (Lai Châu), Mường Do (Vân Nam - Trung Quốc) xưa kia” [23, tr.41]. TS Vi Văn An cho rằng “Dọ” có nghĩ là tạm, chẳng hạn “dú dọ” (ở tạm). Rất có thể

“Dọ” là để chỉ những bộ phận Thái mới chuyển cư đến, lúc đầu chỉ xin ở tạm, sau đó mới định cư lâu dài” [3, tr.52-56]. Sau này, trong quá trình nghiên cứu

chuyên sâu về người Thái ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An, so sánh với tư liệu sưu tầm ở vùng Trung và Bắc Lào, TS Vi Văn An đính chính lại: "Dọ" là cố định, "Nhài" là di chuyển.

Cùng với tên gọi, nguồn gốc và lịch sử cư trú của người Thái ở miền núi Thanh Hóa cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, PGS - TS Lê Sỹ Giáo cho rằng người Thái ở mường Ca Da đã từ Tây Bắc Việt Nam, từ Lào đi dọc sông Mã mà xuống vùng Quan Hóa. Khi đã định cư vững chắc, người Thái Ca Da lại tiếp nhận nhiều đợt di cư sau này của những người đồng tộc theo con đường truyền thống mà cha ông họ đã đi.

Mường Ca – Da là một trong những mường lớn của người Thái ở miền núi Thanh Hóa, là một vùng rừng núi thuộc 5 xã: Phú Nghiêm, Hồi Xuân, Nam Xuân, Trung Xuân và Phú Xuân huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Ngày xưa mường này được chia làm 5 poọng dựa trên các dòng sông và suối lớn là Poọng Xộp Ngòn, Poọng Chiềng, Poọng Bút mướp, Poọng Éo, Poọng Đung. Mặc dù hệ thống tổ chức xã hội và một số luật lệ cũ không phù hợp đã bị xóa bỏ, thậm chí một số địa dư hành chính cũng đã được sắp xếp lại cho phù hợp với quan hệ sản xuất mới. Nhưng văn hóa truyền thống của mường này vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục chi phối tinh thần của nhân và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thái ở huyện Quan hóa nói riêng và toàn tỉnh Thanh hóa nói chung.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)