Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Những điều kiện nảy sinh và tồn tại bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện môi trường tự nhiên là toàn bộ những điều kiện vật chất bao gồm vị trí địa lý,khí hậu, khoáng sản, động vật, thực vật...sẵn có trong tự nhiên và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí và ý thức của con người. Nó quy
định những điều kiện sinh hoạt vật chất cụ thể của con người và khả năng cho chính con người. Chính sự quy định đó buộc con người phải chống chọi với tự nhiên để thích ứng, tồn tại trên cơ sở đó con người cải tạo tự nhiên nhằm đáp ứng cho nhu cầu sinh tồn của họ. Trong quá trình cải tạo tự nhiên, con người cùng đồng thời hoàn thiện bản thân mình. Cùng với quá trình lao động sáng tạo ra phương tiện vật chất và các tư liệu sống của con người thì các giá trị văn hóa được nảy sinh và tồn tại. Như vậy điều kiện môi trường tự nhiên góp phần rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển bản sắc văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần.
Tỉnh Thanh Hoá nằm ở miền Bắc trung bộ Việt Nam. Từ vĩ độ 19018’
đến 20040’ Bắc. Kinh độ 104022’ đến 106005’ Đông. Cách thủ đô 153km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 11.106km2 chiếm 3,37% diện tích cả nước phía Bắc giáp với 3 tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình, Sơn La. Phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào), phía đông giáp biển Đông.
Thanh Hóa là tỉnh có đủ 3 miền: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển. Vùng núi trung du gắn liền với hệ núi cao phía Tây Bắc, hệ núi Trường Sơn phía Nam bao gồm 3 huyện chiếm 2/3 lãnh thổ. Độ cao trung bình trong vùng núi từ 600 – 700m so với mặt nước biển, độ dốc trên 25 độ.Vùng đồng bằng được bồi tụ bởi các hệ thống sông Mã, sông Chu, sông Yên, bao gồm diện tích của 11 huyện độ cao trung bình 5 – 15m xen kẽ các đồi đá vôi độc lập. Một số nơi địa hình trũng như huyện Hà Trung cao 0 – 1m so với mặt nước biển.
Vùng ven biển chạy dọc theo bờ biển bao gồm vùng sình lầy huyện Nga Sơn và cửa sông Mã, sông Rạng. Diện tích vùng núi chiếm 77,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng trung du và đồng bằng chiếm 21,5% diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là 1587m, điểm thấp nhất cao 0,3m so với mặt nước biển.
Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ngoài ra còn chịu gió lào khô nóng vào mùa hạ, thường gây bất lợi cho sản xuất của đời sống.
Mưa, bão tập trung chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2500mm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá có xảy ra vào tháng 4, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C đến 240C hàng năm có 9 tháng nhiệt độ trung bình trên 200C, tháng lạnh nhất là tháng 11 và tháng 12, sương muối xảy ra vào tháng 1.
Quan Hóa là huyện miền núi nằm phía Tây Thanh Hóa chia thành 4 mùa rõ rệt, mỗi vùng mang những đặc điểm riêng biệt về điều kiện tự nhiên và xã hội. Dân tộc Thái có bản sắc văn hoá dân tộc đậm nét không hoà đồng với bất cứ dân tộc nào khác. Đó là những phong tục tập quán trong hôn nhân, trong lễ, tục thờ cùng người có công khai bản lập mường, những lễ hội cầu an, cầu mùa, lễ xăng khan, đều rất đáng được quan tâm lưu giữ.
- Vị trí địa lý
Quan Hóa là một huyện miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa là một huyện đang gặp nhiều khó khăn, cách trung tâm thành phố 134km theo hướng quốc lộ 47 và quốc lộ 15ê.
Diện tích tự nhiên là 990.13km2, gồm 17 xã và 1 thị trấn, phía Bắc giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp huyện Quan Sơn, phía Đông giáp huyện Bá Thước, phía Tây giáp huyện mường Lát, tỉnh Sơn La và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Với vị trí như vậy, Quan Hóa có thể giao lưu mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội... với các huyện lân cận và nước bạn Lào một cách thuận lợi.
- Đặc điểm địa hình, đất đai.
Địa hình chủ yếu của toàn huyện là đồi núi kéo dài dọc theo dòng sông Đà, địa hình phức tạp, hiểm trở với độ cao so với mặt nước biển khoảng 850m. Có những ngọn núi cao trên 2000m dọc theo đường biên giới Việt – Lào. Đặc biệt xã Nam Xuân có di tích khảo cổ “khu quan tới treo” trên núi đá.
Bên cạnh đó còn có một vài con suối nhỏ chảy qua phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, đặc biệt là việc chăn thả gia cầm rất thuận lợi.
Là vùng có địa hình như vậy nên thuận lợi cho các cây hoang dại phát triển như: rau khắng, rau cút, rau tầm bóp. Bên cạnh đó đáng kể là những cây ăn quả mọc trong rừng đó là: nhãn rừng, muỗm rừng, chuối rừng... luôn tồn tại song song với núi rừng là các loại động vật như: chim, sóc, rượu, hoẵng...
Tài nguyên đất: Hệ thống đất Quan Hoá rất đa dạng, gồm15/32 loại đất toàn tỉnh chiếm 95% diện tích đất tự nhiên. Bao gồm đất phù sa do hệ thống sông bồi đắp 250ha và các loại đất feralit đỏ, feralit vàng, sự đa dạng về các loại đất đã thuận lợi cho Quan Hóa phát triển nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn...
- Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Khí hậu Quan Hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa, trên những vùng núi cao thường có khí hậu ẩm nhiệt đới, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Lào, khí hậu ở đây có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ và lượng mưa đều khác nhau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 (năm sau), nhiệt độ trung bình từ 220C đến 24,30C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2500mm cao nhất vào tháng 8, tháng 9 thấp nhất vào tháng 1 và 2.
Thủy văn: hệ thống sông suối Quan Hóa dày đặc mật độ từ 6 đến 8km/km2, trong đó có sông Mã là con sông lớn nhất, con sông có tầm cỡ cung cấp nước tưới tiêu cho vùng lúa trọng điểm của huyện. Ngoài ra còn có hàng chục con suối, khe lớn nhỏ đan xen nhau thành mạng lưới dẫn nước vào khắp bản làng trong huyện, hệ thống sông nước này cũng là giao thông vận chuyển đường thủy giữa các huyện.
- Thảm thực vật và hệ động vật
Do khí hậu nóng nên kiểu rừng nhiệt đới phát triển mạnh mẽ, dày đặc nhiều tầng, toàn tỉnh có 437.060 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 39,35%. Trong đó rừng tự nhiên là 339.604ha, rừng trồng 97.423ha. Riêng huyện Quan Hóa chiếm một tỷ lệ cũng rất đáng kể, trữ lượng gỗ khoảng 5 triệu m3, trữ lượng
tre nứa, vầu khoảng 10 tỷ cây, luồng trên 135.000cây. Rừng Thanh Hóa là rừng lá rộng có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài có nhiều gỗ quý như lát, pơ mu, trầm hương, lim, sến, táu, nấm hương và động vật quý hiếm như: nai, lợn rừng, nhím, các loài bò sát và các loài chim.
Như vậy, điều kiện môi trường tự nhiên chính là cơ sở nền tảng hình thành nên những bản sắc văn hóa của dân tộc Thái, đồng thời thể hiện sự hòa nhập nương tựa vào thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn của con người nơi đây.
1.2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội - văn hóa
Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng với con người, nhưng khả năng và hiệu quả tạo ra của cải vật chất và cải biến tiềm lực tự nhiên phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tính chất của chế độ xã hội nhất định. Chính lao động sản xuất, chính bản thân phương thức sản xuất quy định phương thức sống của con người. C.Mác cho rằng: Sự phát triển của con người được quy định bởi sự phát triển của xã hội mà trong đó con người sống và hoạt động. Có thể nói, bản sắc văn hóa của dân tộc Thái tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Quan hóa nói riêng được khởi phát trên cơ sở của môi trường xã hội.
Đặc điểm về dân cư, huyện Quan Hoá gồm 15 xã, 1 thị trấn, bao gồm còn dân tộc Kinh, Mường, Thái, Mông cùng sinh sống. “Năm 2005 dân số huyện Quan Hoá là 48.474 người, thu nhập bình quân đầu người 1,02triệu đồng. Trong đó người Thái chiếm 74% dân số toàn huyện..[6; tr.55 ]
Đặc điểm nổi bật trong phân bố dân cư của người Thái là cư trú tập trung, hình thức cư trú xen kẽ với dân tộc Việt (Kinh) dân tộc Mường. Tuy nhiên cư trú xen kẽ đã diễn ra ở mức độ khác nhau. Cư trú xen kẽ trên địa bàn xã nhưng dân cư tập trung thành từng bản riêng biệt, bản người Thái bản người Mường, bản người Kinh (Việt), kiểu cư trú này chủ yếu là những xã ở gần huyện lỵ. Cư trú xen kẽ ngay trong một bản, tức là trong một bản có dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Mường cùng làm ăn sinh sống.
Đời sống kinh tế: Quan Hóa là huyện miền núi nghèo, cũng là một trong 61 huyện nghèo nhất nước. Nhờ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ của nhà nước, trong những năm qua, đồng bào các dân tộc nơi đây đã đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, nỗ lực xóa cái đói, giảm dần cái nghèo. Nghị quyết số 05 – NQ/HU ngày 3 tháng 7 năm 2008 của Ban Thường vụ Huyện ủy “Về thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững”, được quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ trên địa bàn toàn huyện, tỉ lệ hộ nghèo năm 2009 đã giảm xuống còn 41,21%(theo tiêu chí mới). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,1%, năm 2009 đạt 12,9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lâm – nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, xây dựng; năm 2009 tỉ trọng lâm nghiệp chiếm 31,6%, nông nghiệp chiếm 30,8%, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp chiếm 10,6%; Dịch vụ thương mại chiếm 17,9%, xây dựng chiếm 9,1%. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt 4,89 triệu đồng, năm 2009 đạt 5,18 triệu đồng, năm 2014 đạt 11,6 triệu đồng.[17; tr.44].