Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Quan hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY (Trang 33 - 60)

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Quan hóa

Từ khi sinh cơ lập nghiệp trên dải đất phía tây của tỉnh Thanh hóa, người thái Quan hóa đã trải qua một quá trình lao động bền vững biến nó thành một vùng cư dân trù phú. Trên cơ sở đó các loại hình kinh tế đã hình thành để thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên, cải tạo nó nhằm tồn tại và phát triển. Quá trình tạo ra của cải vật chất nuôi sống con người với các phương thức canh tác ruộng nước và nương rẫy, người thái Quan Hóa đã tạo ra hệ thống công cụ phong phú có giá trị, như là những sáng tạo vật chất trong hoạt động kinh tế truyền thống, trước hết là hoạt động kinh tế:

Canh tác ruộng, làm rẫy: cũng như người Thái ở Tây Bắc người Thái ở miền núi Thanh Hóa nói chung và người thái ở Quan hóa nói riêng là những

cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng thung lũng nên đặc trưng cơ bản của người thái nơi này được gọi là cư dân thung lũng và nền văn hóa Thái, dưới góc độ địa – văn hóa có thể gọi là văn hóa thung lũng. Trong sản xuất nông nghiệp, tuy người Thái đã biết sử dụng cày nhưng phương thức canh tác cơ bản vẫn là dùng trâu quần ruộng. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi “làm thay đổi dòng chảy”: mương, phai, lốc,cọn được xây dựng và sử dụng lâu đời. Hệ thống thủy lợi theo phương pháp thủ công này đã đạt đến trình độ cao và trở thành một trong những hệ thống thủy lợi điển hình của khu vực Đông Nam Á,

“chính hệ thống thủy lợi kiểu Thái – Tày đã được dịch chuyển xuống đồng bằng Bắc Bộ khi con người khai khẩn vùng đất rộng lớn này. Từ phai mương của vùng thung lũng hệ thống thủy lợi của vùng đồng bằng Bắc Bộ đã triển khai thành hệ thống đập – kênh – mương” [24, tr.4].

Trong đời sống kinh tế của người Thái Quan Hóa bên cạnh ruộng nước thì rẫy cũng không kém phần quan trọng. Rẫy cùng với ruộng giải quyết nhu cầu thóc gạo, rẫy còn là nơi cung cấp thức ăn có chất bột như các loại khoai, chất dầu(lạc, vừng), sợi bông dệt vải. Trong khi ruộng chỉ có thể cho lúa, rẫy cho phép trồng xen canh nhiều loại cây trồng có ý nghĩa kinh tế quan trọng.

Nghề sông: Do cấu tạo tự nhiên, đồng bào cư trú dọc theo đôi bờ các dòng sông và suối lớn, nếu ví dòng sông Mã là cái xương sống, thì các dòng sông và suối khác là những chiếc xương sườn, đặc điểm ấy đã đi vào câu ca truyền miệng rất phổ biến của người dân vùng này:

“Sông có thuyền Muối cập bến

Sông Mã chảy dưới chân thang Ra đi cưỡi thuyền bè thay ngựa Hái củi không cần dao

Từ vùng cao củi trôi sông đem đến” [7, tr.6]

Tục ngữ, dân ca ở đây không hiếm những câu “khúc sông vụng cá” hoặc

“không đói cơm, đói gạo, không thiếu cá”. Cá đặt ngang hàng với lúa gạo.Vì, từ xa xưa ở đây đã có truyền thuyết kể rằng: Từ khi sinh ra trời, ra đất, ra loài người cho đến khi Ải Lậc Cậc đi bừa sông Mã, nàng A Lạy đi bừa sông Tè thì ở đây đã có 330 giống cá. Chứng tỏ nguồn thủy sản giữ vai trò rất quan trọng của nông dân nơi đây.

Nghề đánh bắt cá sông suối ở Quan Hóa nay(Mường Ca Da xưa) đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa là nơi trao đổi tâm tình, thắt chặt quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người.

“Anh với em cùng nhau trò chuyện Anh dựng chặng

Em đắp bai Anh nhuộm chài Em se tơ, rút sợi Tháng ba đang đợi

Tháng tư đang chờ!” [7, tr.6]

Đánh bắt cá ở vùng này có hai hình thức phổ biến: Hình thức cá nhân như mò, lao, bẫy, quăng chài; hình thức tập thể như làm chặng, làm lồng ngăn sông, suối lớn. Hình thức đánh cá tập thể là nhiều người cùng xuống một khúc suối, đoạn sông đông nhất để đánh bắt. Hiện nay, đánh bắt cá chủ yếu tiến hành dưới hình thức cá nhân, dụng cụ bắt cá gồm có nhiều loại vợt, chài, vó, câu...

Một trong những nghề mang đặc tính nghề nghiệp nổi bật không thể thiếu của cư dân vùng này là nghề xuôi bè. Thời kỳ chống mỹ, mỗi cây luồng, cây nứa miền Tây Thanh Hóa giống như viên đạn, xuôi dòng sông Mã ra mặt trận để làm hầm, lán, công sự cho bộ đội. Thời kỳ hòa bình, phát huy thế mạnh của huyện miền núi, Quan Hoá xác định cây luồng là cây chủ đạo trong nền kinh tế Lâm - Nông nghiệp của huyện.

“Cây luồng đã xua đi cái đói, cái nghèo và mang lại cơm no, áo ấm cho bà con bản Cổi” – Đó là khẳng định của ông Trương Văn Thấn, Trưởng bản Cổi, xã Xuân Phú, huyện Quan Hóa(Thanh Hóa), Người đã mạnh dạn đi đầu trong nghề trồng luồng ở bản Cổi và có một khoảng thời gian khá dài gắn bó với cây luồng. Bản Cổi – xã Xuân Phú là một trong những bản đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hoá. Với diện tích tự nhiên 345ha trong đó diện tích đất có thể trồng một vụ lúa nước chỉ vỏn vẹn 2,3ha, cùng 9ha đất bãi chỉ trồng được ngô, khoai thì cái đói, cái nghèo luôn bủa vây cuộc sống của bà con trong bản. Mãi đến những năm 1980-1990, khi nhà nước có chủ trương giao đất giao rừng, triển khai việc trồng cây luồng thì đời sống của bà con bản Cổi mới dần thay da đổi thịt. Đến nay, cả bản có 73 hộ với hơn 300 nhân khẩu thì hộ nào cũng trồng luồng, nhà ít cũng có 2-3 ha cây luồng, hầu hết diện tích luồng đã khép tán và cho thu hoạch ổn định. Mỗi hecta luồng có trung bình từ 250-300 bụi luồng với khoảng 900 cây luồng đã mang đến nguồn thu nhập đáng kể cho bà con bản Cổi, từ 10-15 triệu đồng/ha/năm. Cũng theo Trưởng bản Trương Văn Thấn, luồng là cây dễ trồng, từ năm thứ 6 trở đi có thể khai thác được, nếu chăm sóc tốt, khai thác đúng kỹ thuật, tuổi thọ của bụi luồng có thể lên đến hàng trăm năm. Nhờ cây luồng, 5 năm trở lại đây, nếp nhà sàn nào của bản Cổi cũng có tivi, 2/3 số hộ trong bản có xe máy, trẻ con được ăn ngon mặc đẹp, được đến trường học cái chữ... Cây luồng quả là cây xoá đói giảm nghèo với bà con nơi này.

Cùng với nghề canh tác ruộng, làm rẫy, đánh bắt cá, nghề sông thì các nghề thủ công truyền thống cũng tương đối phát triển. Trong các nghề thủ công nổi bật là nghề dệt, đan lát. Ở những nghề này nhiều người đã đạt đến trình độ tinh xảo.Tuy vậy, nghề thủ công của tộc người Thái ở đây chỉ đóng vai phụ và phụ thuộc vào nông nghiệp, hoạt động của nghề thủ công mang tính thời vụ, làm lúc nào nông nhàn như mùa vụ đã gặt hái xong, tranh thủ lúc

rỗi nhất trong ngày, chưa đạt tới trình độ chuyên môn hoá. Những sản phẩm của nghề thủ công chỉ đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày nhằm đảm bảo tính tự cấp tự túc trong phạm vi gia đình, làng bản, địa phương.

Ở người Thái các hình thức kinh tế chiếm đoạt từ rừng còn khá phổ biến, đặc biệt là hái lượm vẫn giữ vị trí đáng kể trong sinh hoạt hàng ngày. Hái lượm được tiến hành theo mùa, mỗi mùa có những loại rau khác nhau. Về mùa xuân có khoảng 50 loại rau, mùa hè trên 30 loại, mùa thu khoảng 20 loại, mùa đông có khoảng 10 loại.

Nhìn chung, người Thái có nhiều kinh nghiệm trong hái lượm. Họ nắm vững chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trong rừng là nguồn thực phẩm của người Thái vừa còn bổ trợ phần nào cho sự thiếu hụt thực phẩm nhất là vào dịp giáp hạt. Mặt khác, sản phẩm từ rừng còn là hàng hoá trao đổi như các loại măng khô, mộc nhĩ, nấm hương...Đặc điểm nổi bật trong hái lượm rau rừng là đơn giản không cần công cụ vẫn có thể hái được rau có thể kết hợp hái ngay trong lúc sản xuất, lao động chủ yếu trong thu hái là phụ nữ và trẻ em. Việc kiếm nhặt thức ăn dưới nước như mò cua, bắt ốc... cũng được tiến hành thường xuyên.

Cùng với hái lượm săn bắt cũng góp thêm một phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên săn bắt không được tiến hành thường xuyên, công cụ săn bắt có súng kíp, súng hai nòng, nỏ và các loại bẫy như: bẫy dây thắt chùy để bắt thú lớn, bẫy sập, ngó cặp bẫy thú nhỏ.

Việc trao đổi hàng hoá thông qua các chợ phiên ở người Thái đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên trong cộng đồng người Thái chưa hình thành một tầng lớp thương nhân chuyên nghiệp, người dân đến chợ mang những sản phẩm đã làm ra như thóc, gạo, ngô... còn sản phẩm của nghề thủ công, hái lượm, bán lấy tiền mua các nhu yếu phẩm mà bản thân họ không sản xuất ra được như dầu hoả, muối, vải vóc và nhiều hàng tiêu dùng khác.

Có thể thấy những đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế của người Thái là trong trồng trọt, cấy lúa, giữ vai trò chủ đạo, chăn nuôi là nghề phụ, còn mối quan hệ khăng khít với trồng trọt, quy mô chăn nuôi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình mà có thể lớn hay nhỏ.

Hoạt động thủ công công nghiệp ở mức độ nhỏ, đóng khung trong phạm vi gia đình, người nông dân vừa làm ruộng vừa làm nghề thủ công. Hái lượm và đánh cá vẫn còn giữ vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế, ngược lại vai trò của săn bắt đã giảm đi nhiều.

Đời sống vật chất mà người Thái ở đây còn được thể hiện qua hình thức làng bản, nhà ở và trang phục.

Thiết chế xã hội- bản mường

Thiết chế xã hội cổ truyền của người Thái được vận hành chính thức là hệ thống bản - mường.

+ Bản là một đơn vị quần cư bền vững, có ranh giới, khu vực ruộng đất riêng. Trên khu vực đất đai thiên nhiên ấy, các gia đình đều có quyền khai thác, trồng trọt để đảm bảo cuộc sống gia đình. Bản là một đơn vị xã hội đảm nhiệm chức năng văn hóa, là chỗ dựa kinh tế - xã hội cho mỗi gia đình hạt nhân trong cưới xin, ma chay…

Các bản trung bình thường có từ 15 - 20 nóc nhà nhưng cũng có những bản lớn lên tới hàng trăm nóc nhà… Nhà cửa trong bản bố trí theo lối mật tập nhưng cũng có đôi nơi bố trí theo kiểu đường phố. Tên gọi của bản thường gắn với một sự kiện lịch sử nào đó, người đến lập bản đầu tiên, có khi tên một khúc suối, một cánh đồng, một loại cây… Mỗi bản thường có một nơi nơi thờ cúng và có một nghĩa địa riêng.

Mường: Mường là đơn vị hành chính cao nhất trong tổ chức xã hội truyền thống của người Thái. Mường lớn tương đương châu, huyện, mường nhỏ tương đương tổng, xã. Trung tâm của mường gọi là chiềng với hàm nghĩa

trong sáng, đẹp đẽ. Đứng đầu mường là tạo mường (thường là các dòng họ Lo Khăm, Cầm Bá, Phạm Bá, Hà Công…), giúp việc cho tạo mường là các chức dịch như tạo cai, mụ, pằn, quyên, đội, hé, ho luông, ho cang…

Nhà ở

Nhà ở được cấu tạo theo lối mật tập. Nhà ở của người Thái thường làm bằng gỗ lớn, tốt nên đẹp và rất chắc chắn. ở những vùng giáp ranh với người Mường, nhà của người Thái có ảnh hưởng nhà sàn Mường: “người Thái đã mượn cái chái hồi của ngôi nhà sàn Mường bản địa, cái chái hồi ba cạnh sắc nhọn, vững chãi, đủ sức chống chọi gió núi mưa ngàn, và “khau cút” - nét đặc sắc của nhà sàn Thái từ Tây Bắc vào Thanh Hóa cũng được “giản tiện” hơn, không cầu kỳ như “khau cút” Thái Tây Bắc”[13, tr.36- 37]. Người Thái ở miền núi Thanh Hóa không gọi cái khóa nóc đầu hồi mái nhà là “khau cút”

mà gọi là “hủa méo dủ nộc hươn” (đầu mèo ở hồi nhà), một vài nơi giáp Lào lại gọi là “huống trạng” (vòi voi). ở những vùng gần thị trấn, đường giao thông… ngôi nhà sàn của người Thái có xu hướng chuyển sang kiểu nhà đất của người Kinh.

Áo quần và đồ trang sức

Người Thái ở miền núi Thanh Hoá có một số nét khác biệt so với người Thái ở Tây Bắc. áo của phụ nữ có hai kiểu “áo chui đầu” (xửa khóm) và “áo xẻ ngực” (xửa tà hượt); hoa văn của váy (xỉn) chủ yếu trang trí ở chân váy với các hình thêu quả trám, rồng, hươu… Một số xã thuộc các huyện Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa… bộ nữ phục của người Thái đã có ảnh hưởng từ nữ phục của người Mường: khăn đội đầu là khăn trắng chứ không phải piêu, váy đen không có hoa văn ở chân váy… Hầu hết đàn ông Thái đều mặc theo lối của người Kinh. Những bộ trang phục cổ chỉ xuất hiện trong các dịp lễ tết, ma chay…

Về ăn, uống, hút

Trước đây người Thái trồng lúa nếp và ăn cơm nếp rất phổ biến. Hiện nay đồng bào chuyển sang trồng lúa tẻ và ăn cơm tẻ là chủ yếu. Cách thức làm chín thức ăn chủ yếu bằng cách “nướng”, “đồ” hoặc "lam". Đồ uống có rượu (lau) với hai loại: rượu cất (lau siêu) và rượu cần (lau xà). Đàn ông Thái hút thuốc lào, đàn bà ăn trầu đã trở thành một thói quen mang tính truyền thống trong cuộc sống hàng ngày.

1.2.2.2. Văn hóa tinh thần

Vốn kho tàng văn hóa Thái ở Thanh Hóa có một phần vốn liếng chung của người Thái ở Việt Nam, đồng thời có một phần vốn liếng riêng, được "sản xuất và sử dụng tại chỗ" hoặc cải biên từ cái chung thành cái riêng mang đậm bản sắc địa phương.

Trong lĩnh vực sinh hoạt tín ngưỡng, lễ tục phải kể đến:

Lễ Cưới

Quan niệm về cưới xin.

Trong lịch sử loài người, lễ cưới hỏi chỉ diễn ra khi con người thoát khỏi giai đoạn quần hôn để đi đến chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Từ đó lễ cưới như một dấu ấn của tập thể, cộng đồng để công nhận tình yêu của đôi nam nữ. Dấu ấn này đầu tiên được sự công nhận của già làng, làng bản và sau đó là pháp luật và chính quyền. Ngày nay việc đăng ký kết hôn trước chính quyền địa phương rất quan trọng về mặt pháp lý nhưng bên cạnh đó hầu hết các lễ cưới vẫn phải có sự chứng kiến của cộng đồng. Đó là việc tổ chức các nghi lễ, từ dạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới đến lễ lại mặt. Đây là sự đánh dấu quá trình thực hiện các quy định truyền thống của cộng đồng và sự tìm hiểu kỹ càng của gia đình dòng họ bên trai, bên gái họ kết hôn là để có đôi, có lứa, cùng lao động sản xuất dựng nhà cửa, sinh con đẻ cháu. Trước đây họ quan niệm ai có đông con, nhiều cháu càng tốt, do chế độ hợp tác xã nên ai có

nhiều con cháu vừa được chấm nhiều công điểm để chia lương thực, thực phẩm cũng là để ông bà, bố mẹ, trông cậy lúc tuổi già.

Người Thái cũng như bao dân tộc khác, họ cũng mong muốn có con cháu để nối dõi tông đường, trông nom ông bà tổ tiên, đó không chỉ là chuyện phải lo lắng kiếm tìm của bản thân những người con trai, con gái khi đến tuổi trưởng thành mà còn là mong ước lớn lao của bố mẹ, họ hàng.

Các quy tắc trong cưới xin.

Các quan hệ hôn nhân và gia đình về cơ bản vẫn điều chỉnh theo những phong tục chính bền vững truyền thống trong đời sống hôn lễ được giải thích bằng các nhân tố, có thể do nơi cư trú ở vùng núi rộng lớn, địa hình phức tạp với nhiều nhóm địa phương xa các trung tâm văn hoá lớn, do cuộc sống đòi hỏi phải di cư nơi này đến nơi khác, do còn thiếu phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, báo chí... thậm chí có những làng bản xa xôi hẻo lánh chưa xã hội hoá sức lao động, đã cản trở sự thâm nhập những yếu tố mới vào lối sống gia đình.

Nhìn chung nam nữ Thái lấy chồng, lấy vợ tương đối sớm họ chỉ lấy 1 vợ, 1 chồng trong nhiều trường hợp chồng chết phải sau ba năm, khi đã hết tang người vợ mới được lấy chồng, còn trong trường hợp ly dị thì người vợ được lấy chồng sau đó ba tháng. Người Thái cấm lấy vợ, lấy chồng cùng tộc bao gồm những gia đình có họ hàng với nhau. Cấm có quan hệ hôn nhân trong khuôn khổ dòng tộc là nguyên tắc quan trọng để củng cố sự thống nhất dòng tộc, người đàn ông không được rời khỏi dòng tộc này sang dòng tộc khác. Trong tục lệ sau khi cưới, người con trai ở rể hay người con gái phải sang nhà chồng là do điều kiện từng gia đình, từng giai cấp, tuy vậy họ vẫn cư trú ở nhà chồng sau khi đã cưới xong.

Trong hôn nhân người Thái ở vùng này tiêu chuẩn để chọn một người vợ lý tưởng là những người chịu khó chăm chỉ làm ăn, nói năng nhẹ nhàng, biết

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY (Trang 33 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)