Luận văn: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay

24 4.6K 59
Luận văn: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc anh em là 54 màu sắc văn hóa khác nhau tạo nên một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho nên đã hình thành các vùng văn hóa khác nhau. Văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát triển và thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, nghiên cứu đời sống văn hóa của mỗi dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo, phát minh của dân tộc đó trong lịch sử phát triển của xã hội. Từ đó sẽ tìm ra được hệ thống giá trị văn hóa để tôn vinh, kế thừa và phát huy nhằm không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau. Phát triển văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, mỗi vùng miền khác nhau, văn hoá các dân tộc có những đặc trưng và sắc thái khác nhau. Miền núi Thanh Hóa nói chung và huyện Quan hóa nói riêng là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Trong lịch sử cùng tồn tại và phát triển, các dân tộc ở đây đã tạo dựng được nên những giá trị văn hoá hết sức đặc sắc cần phải được bảo tồn và phát huy. Song, cũng phải thừa nhận là bên cạnh những giá trị tốt đẹp, văn hoá truyền thống các dân tộc còn có những yếu tố lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với cuộc sống mới và xu hướng phát triển của thời đại. Mặt khác, trước sự tác động của cơ chế thị trường, của các quá trình giao lưu hội nhập văn hoá nhiều giá trị truyền thống của các dân tộc đang bị mai một, pha trộn, lai căng không còn giữ được bản sắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hoá truyền thống các dân tộc ở miền núi Thanh Hóa nói chung, ở huyện Quan Hóa nói riêng là yêu cầu khách quan khi chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với riêng người Thái, việc nghiên cứu về dân tộc này đã trở thành một vấn đề mang ý nghĩa quốc tế và được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, các Hội nghị về Thái học do Chương trình Thái học thuộc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa (nay là Viện Việt Nam học và khoa học phát triển thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức vào các năm 1991, 1998, 2002, 2006 và 2009; trên thế giới, các Hội nghị quốc tế về Thái học được tổ chức trong những thập kỷ gần đây (năm 1981 ở Ấn Độ, năm 1984 ở Thái Lan, năm 1987 ở Ôxtrâylia, năm 1990 ở Trung Quốc, năm 1993 ở Anh, năm 1996 ở Thái Lan, năm 1999 ở Hà Lan, năm 2002 ở Thái Lan, năm 2005 ở Mỹ và năm 2008 ở Thái Lan) đã chứng minh điều đó.

Lun văn: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc anh em là 54 màu sắc văn hóa khác nhau tạo nên một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho nên đã hình thành các vùng văn hóa khác nhau. Văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể hiện bản sắc của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đo trình độ phát triển và thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, nghiên cứu đời sống văn hóa của mỗi dân tộc là nghiên cứu toàn bộ những sáng tạo, phát minh của dân tộc đó trong lịch sử phát triển của xã hội. Từ đó sẽ tìm ra được hệ thống giá trị văn hóa để tôn vinh, kế thừa và phát huy nhằm không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau. Phát triển văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, mỗi vùng miền khác nhau, văn hoá các dân tộc có những đặc trưng và sắc thái khác nhau. Miền núi Thanh Hóa nói chung và huyện Quan hóa nói riêng là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Trong lịch sử cùng tồn tại và phát triển, các dân tộc ở đây đã tạo dựng được nên những giá trị văn hoá hết sức đặc sắc cần phải được bảo tồn và phát huy. Song, cũng phải thừa nhận là bên cạnh những giá trị tốt đẹp, văn hoá truyền thống các dân tộc còn có những yếu tố lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với cuộc sống mới và xu hướng phát triển của thời đại. Mặt khác, trước sự tác động của cơ chế thị trường, của các quá trình giao lưu hội nhập văn hoá nhiều giá trị truyền thống của các dân tộc đang bị mai một, pha trộn, lai căng không còn giữ được bản sắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hoá truyền thống các dân tộc ở miền núi Thanh Hóa nói chung, ở huyện Quan Hóa nói riêng là yêu cầu khách quan khi chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2 Với riêng người Thái, việc nghiên cứu về dân tộc này đã trở thành một vấn đề mang ý nghĩa quốc tế và được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, các Hội nghị về Thái học do Chương trình Thái học thuộc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa (nay là Viện Việt Nam học và khoa học phát triển thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức vào các năm 1991, 1998, 2002, 2006 và 2009; trên thế giới, các Hội nghị quốc tế về Thái học được tổ chức trong những thập kỷ gần đây (năm 1981 ở Ấn Độ, năm 1984 ở Thái Lan, năm 1987 ở Ôxtrâylia, năm 1990 ở Trung Quốc, năm 1993 ở Anh, năm 1996 ở Thái Lan, năm 1999 ở Hà Lan, năm 2002 ở Thái Lan, năm 2005 ở Mỹ và năm 2008 ở Thái Lan) đã chứng minh điều đó. So với toàn bộ cư dân Thái ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc, người Thái ở Việt Nam không nhiều: 1.328.725 người, nhưng do địa bàn bị chia cắt, lại chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa từ nhiều hướng, cũng như văn hóa của các tộc người cư trú xen kẽ, nên sự khác biệt giữa các nhóm địa phương là điều không tránh khỏi. Nhiệm vụ của giới nghiên cứu khoa học nước ta hiện nay là phải nghiên cứu một cách có hệ thống tất cả các nhóm cư dân Thái trên địa bàn cả nước, cũng như ở các địa phương. So với toàn bộ cư dân Thái ở Việt Nam, người Thái ở miền núi Thanh Hóa và huyện Quan Húa có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt, nên việc nghiên cứu người Thái ở đây vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Là một người con sinh ra và lớn lên ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa với mong muốn vận dụng những kiến thức lý luận đã tiếp thu trong thời gian học tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay " làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Các vấn đề về văn hóa, bản sắc văn hóa cũng như văn hóa các dân tộc đã được nghiên cứu nhiều, dưới những phạm vi và góc độ khác nhau. Nghiên cứu văn hóa dưới góc độ triết học có các công trình: Vũ Đức Khiển(2000):“Văn hóa với tư cách là một khái niệm triết học và vấn đề xác định bản sắc văn hóa dân tộc” (Tạp chí Triết học số 4); Lương Việt Hải(2008): “Văn hóa, 3 triết lý và triết học”(Tạp chí Triết học số 10); Nguyễn Huy Hoàng(2003): “Triết học- văn hóa giá trị và con người”(Viện Văn hóa & Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà nội); Lê Ngọc Trà(2003): “Văn hóa Việt Nam đặc trưng và tiếp cận” ( Nxb Giáo dục Hà Nội); Phan Ngọc(2003):“Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới” (Nxb VHTT, Hà Nội). Trong đó các tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ giữa văn hóa với triết lý, triết học. Nghiên cứu văn hóa với tư cách là trình độ phát triển bản chất người, khẳng định vai trò của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc và quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các nhà nghiên cứu đã công bố những công trình nghiên cứu như: Đỗ Huy- Trường Lưu(1994): “Bản sắc dân tộc của văn hóa” (Viện văn hóa); Huy Cận(1994): “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc”(Nxb CTQG, Hà nội); Lê Ngọc Thắng - Lâm Bá Nam(1993): “Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam” ( Nxb VHDT); Đỗ Thị Minh Thúy ( chủ biên)(2004): “ Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thành tựu và kinh nghiệm” ( Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội). Nhìn chung các công trình đã chỉ ra những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, tính thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên các công trình chủ yếu vẫn triển khai dưới góc độ văn hóa học. Nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái đã có các công trình: Hoàng Anh Nhân(1985) : “Văn hóa truyền thống Mường Ca Da”(Sở văn hóa thông tin Thanh Hóa). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Truyền thuyết và cổ tích; 2. Truyện thơ, trường ca, trò diễn, dân ca; 3. Một số luật lệ của người Thái ở mường Ca Da( nay thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) Vi Văn Biên(2006): “Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An” ( Nxb văn hóa dân tộc). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Khái quát về tộc người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An; 2. Văn hóa ẩm thực; 3. Làng bản- nhà cửa; 4. Trang phục; 5. Công cụ lao động và phương tiện vận chuyển. Lê Huy Dũng(2000): “Tín ngưỡng dân gian của người Thái ở Thường xuân Thanh hóa” (Luận văn Cử nhân Sử học, chuyên ngành Dân tộc học, Đại học KHXH&nhân văn Hà nội). Đây là luận văn cử nhân chuyên nghành dân tộc học, nội 4 dung chính của luận văn trình bày về quan niệm và vai trò của các hình thức tín ngưỡng dân gian trong đời sống của người Thái Cầm Trọng - Phan Hữu Dật(1995): “Văn hóa Thái ở Việt Nam”(Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Văn hóa của người Thái ở Việt Nam; 2. Văn hóa Thái trong cội nguồn Việt Nam và Đông Nam Á; 3. Văn hóa Thái - một loại hình văn hóa thung lũng; 4. Văn hóa Thái - một loại hình văn hóa kỹ thuật tiền công nghiệp; 5. Văn hóa thiết chế xã hội; 6. Hệ thống tư tưởng và tri thức; 7. Mối quan hệ giữa văn hóa Thái với văn hóa các dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me ở Tây Bắc và một số dân tộc ở miền Bắc Việt Nam. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu công phu nghiêm túc, trình bày văn hóa của người Thái. Cuốn sách là một nguồn tư liệu quý, một tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu về người Thái Ngô Đức Thịnh - Cầm Trọng(1999): “Luật tục của người Thái ở Việt Nam” (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Người Thái và luật tục Thái; 2. Các văn bản luật tục Thái ở Tây Bắc. Cuốn sách là một tư liệu quý, một tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu phương thức tổ chức và quản lý xã hội của người Thái. Vương Anh(2001): “Tiếp cận văn hóa bản Thái xứ Thanh”(Sở Văn hóa thông tin Thanh Hóa xuất bản, Thanh Hóa). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Từ cội nguồn tộc người Thái; 2. Vào kho tàng văn hóa phi vật thể; 3. Tiếp tục phát triển đời sống văn hóa xây dựng môi trường xã hội - nhân văn ở bản Thái xứ Thanh. Hoàng Thị Anh(2001): “Tìm hiểu tục lệ cưới xin của người Thái ở xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”(Luận văn cử nhân Sử học chuyên ngành Dân tộc học, Đại học KHXH&nhân văn Hà Nội). Đây là luận văn cử nhân dân tộc học, nội dung chính của luận văn trình bày về quan niệm và các nghi lễ trong hôn nhân của người Thái. Cao Văn Thanh(2005): “Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người Thái vùng núi Bắc Trung Bộ hiện nay”(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội). Nội dung của cuốn sách trình bày: 1. Giới thiệu về người Thái và văn hóa truyền thống của người Thái; 2. Thực trạng văn hóa của người Thái; 3. Bảo tồn và phát huy truyền thống của người Thái 5 Đặng Nghiêm Vạn (và cộng sự)(1987): “Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của người Thái Mai Châu”(Uỷ ban nhân dân huyện Mai Châu, Sở văn hóa thông tin Hà Sơn Bình). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Lịch sử; 2. Bản làng; 3. Phong tục; 4. Hội lễ; 5. Văn học; 6. Nghệ thuật; 7. Phần phụ lục trình bày về lệ mường, truyện cổ, tục ngữ Nhìn chung có nhiều nhà khoa học quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu về người Thái đã được xuất bản. Từ những cuốn sách, luận án, luận văn, các bài viết về người Thái có thể rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, những kết quả nghiên cứu thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc của các tác giả, là tài liệu tham khảo tốt trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạch định chính sách. Thứ hai, hiện nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1.Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, luận văn đưa ra phương hướng, giải pháp góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ấy trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. 3.2.Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu từ góc độ triết học bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá 3.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những nét văn hóa đặc trưng tạo nên giá trị văn hóa người Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ 1986 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp; logic -lịch sử; so sánh, thống kê, phương pháp nghiên cứu liên nghành triết học - văn hóa. 6 5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 5.1. Những luận điểm cơ bản Một là, phân tích các nét văn hóa và chỉ ra bản sắc văn hóa đặc trưng của người Thái ở huyện Quan Hóa, tinht Thanh Hoá. Hai là, khảo sát thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay và chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng đó. Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa người Thái ở huyện Quan Hóa trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 5.2. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần khẳng định các giá trị văn hóa của người Thái trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Xác định các giải pháp giữ gìn và phát huy tốt hơn bản sắc văn hóa dân tộc Thái nói chung và huyện Quan Hóa - Thanh Hóa nói riêng. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy các môn học văn hóa, dân tộc học, văn học địa phương, triết học văn hóa. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA - TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Khái niệm văn hóa Trong lịch sử hình thành và phát triển văn hoá của nhân loại cho đến nay có hàng trăm cách quan niệm, định nghĩa về văn hoá. Tuỳ theo từng giai đoạn, từng quốc gia, dân tộc và dưới các góc độ về động cơ, mục đích, đối tượng, cách tiếp cận văn hoá mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau về văn hoá. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nghiên cứu và có nhiều kiến giải sâu sắc và đặt nền móng cho quan niệm Mác - xít về văn hóa. C.Mác, Ph.Ăngghen đã có công lớn trong việc khẳng định con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của quá trình phát triển văn hóa. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người đã tạo ra văn hóa, đồng thời tạo ra chính bản thân mình, phát triển năng lực tiềm tàng của bản thân. Văn hóa gắn với năng lực sáng tạo của con người và sự sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động hay chính là sự thăng hoa của sản xuất vật chất, hành vi trên của con người là văn hóa, các vật phẩm do con người làm ra đều mang dấu ấn của con người và đến lượt nó, nó tác động trở lại bồi đắp tính người. Quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen về văn hóa đã được V.I.Lênin kế thừa và phát triển. Với V.I.Lê nin, văn hóa luôn gắn liền với phát triển và hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ truyền thống văn hiến ngàn năm của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa về văn hóa như sau: "Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [26;431]. Từ quan điểm này chúng ta có thể thấy văn hóa là toàn bộ những gì do con người tạo ra. Đây là một định nghĩa có nội dung về văn 8 hóa khá đầy đủ, xác thực không chỉ phù hợp với quan điểm của các học giả tiến bộ trên thế giới mà có phần gần gũi với khái niệm mà UNESCO đưa ra. Quan niệm tổng quát của Đảng ta về văn hóa được công bố trong bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” đã khẳng định đường lối văn hóa của Đảng đó là nền văn hóa mang nội dung: dân tộc, khoa học và đại chúng. Đảm bảo tính dân tộc tức là bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong suốt quá trình tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII quan điểm đó được cụ thể hóa trong Nghị quyết "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đến Đại hội XI, Nghị quyết Đại hội một lần nữa khẳng định: "Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội". Qua cách trình bày trên ta thấy khái niệm văn hóa không ngừng được bổ sung, hoàn thiện và phát triển theo sự phát triển của lịch sử xã hội. Bản sắc văn hóa Lịch sử phát triển văn hóa nhân loại cho thấy, nền văn hóa của tất cả các dân tộc đều có bản sắc văn hóa. Các nếp cảm, nếp nghĩ, tâm lý cộng đồng, quan hệ giao tiếp, điều kiện tự nhiên và ngôn ngữ dân tộc… luôn luôn tương tác thành diện mạo văn hóa của mỗi dân tộc. Các đặc điểm về truyền thống đạo đức, các quy chuẩn thẩm mỹ làm thành những nét đặc thù trong văn hóa của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, mỗi nền văn hóa bao giờ cũng tàng chứa những tố chất đặc sắc, tạo nên nét riêng của mình đó là bản sắc. Cái bản sắc đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng ngàn đời của dân tộc, là căn cước để nhận dạng nó trong hàng trăm ngàn nền văn hóa, là bộ gien để di truyền bản sắc truyền thống của mình cho các thế hệ mai sau. Bản sắc văn hóa là cái bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền văn hóa. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Bảo tồn và phát huy là hai hoạt động văn hóa trong thực tiễn. Tuy nhiện, chúng không hề tách rời nhau, mà luôn đi đôi, gắn liền với nhau. Như vây, khái niệm này bao gồm hai nội dung cụ thể là bảo tồn và phát huy. Hiện nay, quan điểm về bảo tồn và phát huy đang chiếm vị trí chủ đạo trong giới học thuật cũng như giới quản lý văn hóa ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Quan 9 điểm này không chú trọng vào việc tranh cãi nên bảo tồn nguyên vẹn như thế nào, hay nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống hiện đại. Trong các văn kiện của Đảng cũng nhấn mạnh về vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Đáng chú ý nhất là trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định: Kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức thẩm mỹ, các di sản văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong điều kiện kinh tế thị trường mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc. Như vậy quan điểm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa được Đảng và Nhà Nước định hướng và phát triển trong suốt thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Theo đó, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không thể dựa vào ý chí chủ quan, mà phải gắn liền với bảo tồn và phát huy với hoàn cảnh cụ thể của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia., nhằm xây dựng và phát triển một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1.1.2. Khái quát về Dân tộc Thái Nguồn gốc dân tộc Theo những ghi chép trong các tập sử thi, người Thái thì họ thiên di cư từ Tây Nam, Vân Nam (Trung Quốc) vào Tây Bắc Việt Nam với nhiều đợt kể từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV. Văn hóa của người Thái Thanh Hóa, Nghệ An cho đến nay là nền văn hóa còn lưu giữ được những truyền thống cổ xưa, ít bị pha trộn với nền văn hóa xung quanh. Người Thái ở Thanh Hóa nói chung, ở huyện Quan Hóa nói riêng, đóng vai trò quan yếu nhất trong khu vực tựa như người Kinh trong toàn quốc. Người Thái ở huyện Quan hóa Ở miền núi Thanh Hóa, người Thái có hai nhóm tự gọi là Tày và Tày Dọ. Nhóm tự gọi là Tày phân bố chủ yếu ở các huyện Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh…; nhóm tự gọi là Tày Dọ tập trung chủ yếu ở các huyện Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh. Lý giải về tên gọi "Tày Dọ" của nhóm Thái ở miền núi 10 [...]... DÂN TỘC THÁI Ở HUY N QUAN HÓA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1 Thực trạng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huy n Quan hóa hiện nay 2.1.1 Những kết quả và hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái 2.1.1.1 Kết quả công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái Về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của các dân tộc nói chung và dân tộc. .. giá trị văn hoá của người Thái ở huy n Quan Hóa hiện nay 2.2.1.1 Bảo đảm thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huy n Quan Hóa - Tỉnh Thanh Hóa hiện nay 2.2.1.2 Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái gắn liền với phát triển toàn diện kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng ở huy n Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay 20 2.2.1.3... hiện nay 20 2.2.1.3 Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái gắn liền với việc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới ở huy n Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay 2.2.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở huy n Quan Hóa hiện nay 2.2.2.1 Giải pháp về kinh tế - xã hội - Phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào người Thái - Đẩy mạnh xây dựng... còn chậm Sở Văn hoá-Thông tin tỉnh Thanh Hóa cũng đã rất nỗ lực trong công tác bảo tồn di sản văn hoá các dân tộc ít người Tuy nhiên, mục tiêu của các dự án bảo tồn di sản văn hoá các dân tộc của tỉnh phục vụ cho du lịch là chủ yếu 2.2 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huy n Quan Hóa hiện nay 2.2.1 Phương hướng bảo tồn và phát huy các... bảo tồn bản sắc văn hóa của người Thái như: Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở nhằm kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống của tộc người, tạo nên đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận văn hóa, văn minh hiện đại Ngành Văn hóa - Thể Thao và Du lịch Thanh Hóa đặc biệt quan tâm đến việc sưu tầm, bảo tồn. .. kinh tế của huy n Quan Hóa nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung trong giai đoạn hiện nay 12 1.2.3 Sự cần thiết bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huy n Quan Hóa hiện nay Mọi sự phát triển về văn hóa xã hội, dù là tiệm tiến hay đột biến đều mang tính kế thừa Nhất là văn hóa tinh thần, đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nhân cách và sự phát triển nhân cách đến mỗi cá nhân và của cộng... ngũ cán bộ văn hoá và cán bộ quản lý văn hoá có trình độ chuyên môn, am hiểu văn hoá dân tộc ` 2.2.2.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện - Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả các lực lượng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Thái - Đẩy mạnh công tác bảo tồn các di sản văn hoá 21 Kết luận chương 2 Qua khảo sát thực trạng của việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huy n Quan Hóa hiện nay, chúng... phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc thái ở huy n Quan hóa nói riêng và toàn tỉnh Thanh hóa nói chung 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Những điều kiện nảy sinh và tồn tại bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huy n Quan hóa Điều kiện môi trường tự nhiên là toàn bộ những điều kiện vật chất bao gồm vị trí địa lý,khí hậu, khoáng sản, động vật, thực vật sẵn có trong tự nhiên và tồn tại 11 không phụ thuộc vào ý chí và. .. khai các hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái 22 KẾT LUẬN Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái nói riêng, của các dân tộc thiểu số nói chung là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước cùng nhân dân đã phấn đấu thực hiện trong suốt mấy thập kỷ qua Trên con đường xây dựng một nền văn hoá mới - văn hoá xã hội chủ nghĩa mà trong đó bản sắc dân tộc vừa mang tính đậm... chúng và nhân dân lao động, đặc biệt là tầng lớp thanh niên phân biện được những cơn gió lành và những cơn gió độc mà vẫn miễn dịch? Lịch sử của các quốc gia phát triển đã chứng 13 minh, để giải quyết vấn đề này, bảo tồn phải gắn liền với phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái chính là phát huy sức mạnh của dân tộc Việt Nam Kết luận chương 1 Văn hóa . HUY N QUAN HÓA - TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Khái niệm văn hóa Trong lịch sử hình thành và phát. hóa Việt Nam phát triển bền vững. 14 Chương 2 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUY N QUAN HÓA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1 Thực trạng bảo tồn và phát huy bản sắc văn. Lun văn: Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Huy n Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa hiện nay 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc anh

Ngày đăng: 05/09/2015, 10:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan